intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

53
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên việc phân tích, đánh giá về thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh Nhơn Trạch trong thời gian tới từ đó góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ------------------------------ HUỲNH THỊ TÂM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ------------------------------ HUỲNH THỊ TÂM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Lê Kiều Oanh TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài luận văn “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trường đại học nào. Không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn./. Học viên thực hiện luận văn Huỳnh Thị Tâm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ với đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch” là kết quả nghiên cứu của bản thân và sự giúp đỡ động viên của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt thời gian qua, những kiến thức ấy là nền tảng quan trọng giúp tôi có thể nghiên cứu và làm việc tốt hơn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới TS. Đào Lê Kiều Oanh, người đã tận tình giúp tôi định hướng và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bảy tỏ lòng cám ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, gia đình luôn khuyến khích, động viên tôi để tôi có thêm nghị lực và quyết tâm trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sỹ. Tác giả Huỳnh Thị Tâm
  5. iii TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đã trở thành xu thế tất yếu cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới cũng như Việt Nam. Điều này xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM trong nước và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đem lại nguồn doanh thu cao, chắc chắn và nâng tầm thương hiệu cho ngân hàng. Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng ở lĩnh vực này ngày càng nhiều. So với các NHTM khác ở địa bàn Nhơn Trạch thì tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn còn mới mẻ và đầy tiềm năng phát triển do đặc thù dân cư, địa bàn hoạt động và trình độ văn hoá xã hội. Xuất phát từ những vấn đều nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch” làm Luận văn Thạc sỹ. Những đóng góp của luận văn, Luận văn đã làm rõ các nội dung như: Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ các nghiên cứu trước đây. Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch trong giai đoạn 2014 – 2017, thông qua đó ghi nhận những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh. Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị đồng bộ nhằm phát triển dịch vụ kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.
  6. iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN ...................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ..................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÔ ...................................................................................x GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ......................................................................................11 1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................11 1.2. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................12 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................1 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................1 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................1 1.6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................2 1.7. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................2 1.8. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................5 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử .........................................................5 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử ...............................................................5 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ...................6 1.1.3. Đặc trưng của dịch vụ ngân hàng điện tử .........................................................8 1.1.4. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử ..............................................................9 1.1.5. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử .........................................................11 1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử .............................................................13 1.2.1. Quan niệm về sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ............................13 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử .................14
  7. v 1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng............................................................................14 1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính ...............................................................................15 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại ................................................................................................................18 1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan .................................................................18 1.2.3.2. Nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng ..............................................20 1.3. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...................................................................................................................23 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank .............23 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Citibank Việt Nam ...........................................................................................................................24 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ......................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH .......................................................29 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch ...........................................................................................29 2.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức ..........................................................29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ........................................................30 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ ..............................32 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch .................................................................33 2.1.5. Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch ....................................................................35 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nhơn Trạch .............................36 2.2.1. Giới thiệu về các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank..............................36 2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – chi nhánh Nhơn
  8. vi Trạch giai đoạn 2014 – 2017 .....................................................................................38 2.2.2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch theo các chỉ tiêu định tính ...............................................39 2.2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch theo các chỉ tiêu định lượng............................................42 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dich vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nhơn Trạch ......47 2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................47 2.3.2. Những tồn tại hạn chế trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch .............50 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................................52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH .............................58 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................................58 3.1.1. Định hướng, mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank từ nay đến năm 2025 .................................................................................59 3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch ...................................63 3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch .............................63 3.2.1. Nguồn nhân lực ...............................................................................................64 3.2.2. Xây dựng cơ chế động lực để khuyến khích nhân viên ..................................65 3.2.3. Giữ khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng mới...................................65 3.2.4. Tăng cường sự linh hoạt trong việc triển khai sản phẩm dịch vụ ...................66 3.2.5. Tăng cường công tác Marketing .....................................................................67 3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước ...................................................68 3.3.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .........................68 3.3.2. Đối với Chính phủ ...........................................................................................71
  9. vii 3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước .........................................................................72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................78
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Vietnam bank for Agricuture Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Agribank and Rural development triển Nông thôn Việt Nam E -Banbanking Electronic Banking Dịch vụ ngân hàng điện tử KH Khách hàng ATM Automatic transfer machine Máy rút tiền tự động POS Point of Sale Điểm chấp nhận thẻ NHĐT Ngân hàng điện tử NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại PGD Phòng giao dịch BSMS Dịch vụ nhắn tin
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch năm 2017 ....................................................................................................................36 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch (cấp 2) thuộc Nam Đồng Nai ........................................................................................36 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo phòng ban chức năng tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch .................................................................................................36 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nhơn Trạch giai đoạn 2014 – 2017 ...............................................................................................38 Bảng 2.5: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank .................................47 Bảng 2.6: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS, Agribank - E Mobile banking, Atranfer tại chi nhánh Nhơn Trạch ..........................48 Bảng 2.7: Thống kê số lượng thẻ phát hành của Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch giai đoạn 2014 – 2017 .....................................................................................49 Bảng 2.8: Số lượng POS và doanh số giao dịch giai đoạn 2014 – 2017 tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch .................................................................................................50 ̣ vu ̣ ngân hàng điện tử và tổ ng thu dich Bảng 2.9:Thu từ dich ̣ vu ̣ ta ̣i Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch.....................................................................................................51
  12. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÔ Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn thu hoạt động kinh doanh thẻ năm 2017 của Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch ..........................................Error! Bookmark not defined.49
  13. 11 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin (CNTT), đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT) là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Về mặt xã hội - kinh tế, NHĐT góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới. Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử phát triển. Ưu điểm của NHĐT là có khả năng thu hút trên phạm vi rộng về khách hàng bất kỳ thời điểm nào (24/24h/ngày) với mọi khoảng cách về không gian, thời gian. Chính điều này giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí giao dịch... Ngân hàng điện tử là xu thế hiện tại, đặc biệt sẽ càng đóng vai trò chủ chốt trong tương lai không xa. Giờ đây, việc trao đổi thông tin giữa khách hàng với ngân hàng có thể thực hiện nhanh chóng chỉ bằng một cái nhấp chuột, gõ bàn phím thông qua mạng internet. Trong thời gian vừa qua, các ngân hàng tại Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, củng cố chất lượng ngân hàng điện tử của mình. Tất cả ngân hàng đều cố gắng bổ sung những tiện ích, tính năng mới nhằm giúp khách hàng đỡ phải đến trực tiếp văn phòng đại diện để thực hiện một giao dịch nào đó. Bên cạnh đó, những ngân hàng trên đều dùng ngôn ngữ tiếng Việt, hỗ trợ những phần giải đáp rất chi tiết cho từng tiện ích mà khách hàng đang quan tâm và mong muốn sử dụng. Trong xu hướng hội nhập và phát triển, ngân hàng điện tử là một trong những xu hướng mới quan trọng nhất của ngành ngân hàng. Hơn nữa, khi thương mại điện tử phát triển nhanh đến mức chóng mặt thì dịch vụ ngân hàng điện tử lại càng được cọi trọng hơn. Và trong tương lai không xa, dịch vụ ngân hàng điện sẽ trở thành
  14. 12 vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Đứng trước cơ hội và các thách thức như thế, ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng ý thức được tầm quan trọng của việc tự đánh giá các sản phẩm dịch vụ của mình và qua đó tìm các giải pháp để khắc phục những khó khăn hạn chế còn tồn tại trong hệ thống sản phẩm dịch vụ cũng như con người tại Agribank. Agribank – Chí nhánh Nhơn Trạch cũng nhận định được sứ mệnh của mình trong quá trình triển khai sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Agribank trên địa bàn Nhơn Trạch. Với những đặc thù riêng, Agribank Nhơn Trạch không chỉ áp dụng các đối sách do Agribank Hội Sở đề xuất mà còn những giải pháp cụ thể dành riêng cho địa bàn mình. Trong số các nhóm giải pháp riêng đặc thù, Agribank Nhơn Trạch nên chú trọng lấy việc đào tạo, phát triển nguồn cán bộ công nhân viên làm nền tảng cho các giải pháp khác để đảm bảo sự phát triển bền vững của chi nhánh. So với các chi nhánh lớn tại các địa bàn Hà Nội và TP.HCM thì tại Chi nhánh Nhơn Trạch dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn còn mới mẻ và đầy tiềm năng phát triển do đặc thù dân cư, địa bàn hoạt động và trình độ văn hóa xã hội. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Nhơn Trạch” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu của đề tài ➢ Mục tiêu tổng quát Dựa trên việc phân tích, đánh giá về thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh Nhơn Trạch trong thời gian tới từ đó góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ.
  15. 1 ➢ Mục tiêu cụ thể ✓ Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch. ✓ Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ✓ Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch giai đoạn 2014 – 2017 như thế nào? ✓ Giải pháp và kiến nghị nào sẽ góp phần làm dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch phát triển trong thời gian tới. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch. Thời gian: trong khoảng thời gian 2014 – 2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau: Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp các cơ sở lý thuyết để hệ thống hóa các khái niệm, nội dung liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phương pháp thu thập lại các bài báo, công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài để làm cơ sở tham khảo. Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, mô tả, phân tích định tính dựa trên số liệu thống kê, các báo cáo của Agribank – CN Nhơn Trạch , các tài liệu tham khảo
  16. 2 trong các công trình nghiên cứu để đánh giá dịch vụ ngân hàng điện tử. Kết hợp với phương pháp quy nạp, diễn dịch để đưa ra những giải pháp phù hơp, hiệu quả góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – Chi nhánh Nhơn Trạch nói riêng và cho hệ thống Agribank nói chung. 1.6. Đóng góp của đề tài Trong xu thế toàn cầu thương mại điện tử, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật công nghệ. Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra hướng đi cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank, là một trong những chiến lược quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Đề tài đã tổng thuật lại những lý thuyết liên quan đến dịch vụ NHĐT, thông qua đó tìm hiểu thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank – chi nhánh Nhơn Trạch về quy mô, hiệu quả và chất lượng dịch vụ NHĐT. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị có giá trị tham khảo cho Ban lãnh đạo chi nhánh về việc phát triển dịch vụ NHĐT tại Agribank Nhơn Trạch. 1.7. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử, một số nghiên cứu tiêu biểu như: Dương Thị Hồng Lợi (2015), trong luận văn: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập Khẩu Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích thực trạng và nêu ra những định hướng, chiến lược của ngân hàng cho từng giai đoạn nhưng nhìn chung, chưa cụ thể do vậy rất khó triển khai trong thực tế. Nguyễn Thị Hương (2015), trong nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai”, đã khái quát sự hình thành và phát triển hệ thống thanh toán vốn giữa các ngân hàng và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, nhưng chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Lê Thị Hồng Thủy (2013), trong nghiên cứu “Ngân hàng điện tử Việt Nam” đã giới thiệu khái quát các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số ngân hàng tiêu
  17. 3 biểu, nhưng chưa làm rõ được thực trạng của việc phát triển dịch vụ NHĐT ở những ngân hàng này và có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển dịch vụ NHĐT ở Việt Nam. Trần Thị Thu Hiền (2013), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, đã giới thiệu được tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử, nhưng chưa làm rõ được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam để đưa ra giải pháp triển khai trong thực tế. Nguyễn Khánh Ngọc và Vũ Đức Toàn, Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 21 (01/11/2011), trang 26-30 trong bài viết “Phát triển của ngân hàng điện tử - Xu thế trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam” đã khái quát được sự hình thành và phát triển của ngân hàng điện tử và thực trạng triển khai hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam nhưng chưa đánh giá được những hạn chế về ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Mặc dù có không ít những nghiên cứu trong thời gian gần đây liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử, tuy nhiên, những nghiên cứu này, một mặt, đề cập đến dịch vụ NHĐT nói chung, mặt khác, chỉ nghiên cứu trong những phạm vi riêng, chưa có những nghiên cứu cụ thể, thực tiễn tại Agribank - Chi Nhánh Nhơn Trạch, do vậy chưa giúp giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển loại hình dịch vụ này cho Agribank-Chi Nhánh Nhơn Trạch. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn vấn đề này nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành tài chính – ngân hàng sẽ góp phần giải quyết khoảng trống đặt ra trong thực tiễn của một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng này tại Agribank-Chi Nhánh Nhơn Trạch. 1.8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: ✓ Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại. ✓ Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch. ✓ Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
  18. 4 hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch.
  19. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng điện tử (internet banking) được cung ứng từ khá sớm, năm 1980 dịch vụ này được cung ứng bởi một ngân hàng ở Scotland (Tait, Fand Davis, 1989). Tuy nhiên, vào năm 1990 dịch vụ này mới chính thức được cung ứng bởi các ngân hàng (Daniel, 1998), sau đó ngày càng phát triển. Hiện nay có nhiều cách định nghĩa về internet banking, khái niệm chung nhất có thể hiểu: Internet banking là một dịch vụ ngân hàng điện tử, là kênh phân phối từ xa các dịch vụ ngân hàng, với máy tính kết nối internet, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi. Lưu Thanh Thảo (2008): Dịch vụ ngân hàng điện tử hiểu theo nghĩa trực quan nhất là sự kết hợp của hoạt động ngân hàng với phương tiện điện tử. Đây là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trương Đức Bảo (2003): Có quan niệm cho rằng dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ của ngân hàng cho phép khách hàng có khả năng truy nhập từ xa nhằm: thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. Trần Thị Thu Hiền (2013): Ngân hàng điện tử là một dạng của thương mại điện tử ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đây chính là sự kết hợp giữa một số dịch vụ ngân hàng truyền thống với CNTT và điện tử viễn thông. Khi có nhu cầu giao dịch, khách hàng không nhất thiết phải đến ngân hàng mà vẫn phải thực hiện một cách nhanh chóng qua các kênh phân phối điện tử. Theo Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 có đề cập đến khái niệm giao dịch điện tử và phương tiện điện tử: Điều 4: Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điệntử. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, kỹ thuật
  20. 6 số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Theo quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 07 năm 2006: Hoạt động ngân hàng điện tử là hoạt động ngân hàng được thực hiện qua các kênh phân phối điện tử. Kênh phân phối điện tử là hệ thống các phương tiện điện tử và quy trình tự động xử lý dịch vụ được các tổ chức tín dụng sử dụng để giao tiếp với khách hàng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm tất cả các dạng của giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã định nghĩa về dịch vụ NHĐT. Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại và đa tiện ích được phân phối đến khách hàng bán buôn và bán lẻ một cách nhanh chóng (trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời gian) thông qua kênh phân phối: Internet và các thiết bị truy nhập đầu cuối khác như máy tính, máy ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di động…được gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử. Tóm lại, hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử Có thể nói dịch vụ NHĐT ra đời vào năm 1989 khi ngân hàng Well Fargo của Mỹ lần đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng. Cho đến nay qua rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng, hệ thống ngân hàng điện tử đã trở nên hoàn thiện, hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Nhìn chung, hệ thống NH ĐT phát triển trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1 (Brochure-ware): Mục đích ứng dụng mạng internet để quảng cáo, đây là giai đoạn ở hình thái đơn giản nhất và hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2