Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang
lượt xem 5
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý tài chính và chất lượng quản lý tài chính ở đơn vị dự toán Quân đội; Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018; Đề xuất một số giải pháp quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ HUỲNH NGỌC NHÂN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ HUỲNH NGỌC NHÂN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Thị Hồng Long An, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài là hoàn toàn trung thực và khách quan. Đề tài nghiên cứu là kết quả của riêng tôi và không sao chép của bất kỳ đề tài nghiên cứu nào, các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Tác giả luận văn Huỳnh Ngọc Nhân
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của quý thầy cô. Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đã cho chúng tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu những vấn đề mới mẻ với những kiến thức sâu hơn, thiết thực hơn. Đặc biệt là sự hướng dẫn khoa học của TS Đoàn Thị Hồng xuyên suốt trong thời gian thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn Thủ trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang và các đồng chí trong Ban tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Tác giả Huỳnh Ngọc Nhân
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Trong những năm qua Ban tài chính thuộc Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang đã thực hiện xây dựng dự toán ngân sách đúng định hướng, đảm bảo chất lượng, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, trước hết, cấp ủy, chỉ huy các ngành, làm tốt công tác tham mưu, hiệp đồng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện; có biện pháp đôn đốc, kiểm tra công tác lập, phân bổ dự toán ngân sách chặt chẽ, sát đúng. Tuy nhiên hoạt động tài chính trong những năm qua còn những hạn chế như: một số đơn vị quán triệt và thực hiện quy chế, quy định, nguyên tắc công tác tài chính chưa nghiêm; công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công còn thiếu chặt chẽ; công tác kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị chưa chuyên nghiệp,… Từ đó đã đề ra những phương hướng, giải pháp, mục tiêu, nội dung quản lý Tài chính giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách, quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động có thu. Phát huy vai trò kế toán, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, phát triển đồng bộ trong quản lý tài chính cùng với thực hiện nghiêm chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt” càng trở nên cần thiết. Đề tài Luận văn “Quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang” được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề cấp bách hiện nay tại Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu đề ra, Luận văn đã thực hiện: - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại đơn vị dự toán Quân đội; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018; - Đề xuất một số giải pháp quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang.
- iv ABSTRACT In the past years, the Finance Committee of the Military Command of Tien Giang province has made a budget plan in the right direction, ensuring the quality, meeting the set objectives and requirements, firstly, the Party Committee and the mobilizing all branches, doing well the work of advising, coordinating, guiding and organizing the implementation; take measures to urge and inspect the making and allocation of budget estimates closely and strictly. However, financial work in recent years has been limited such as: some units have thoroughly grasped and implemented financial regulations, regulations and principles not strictly; the management and use of finance and public assets are still incomplete; the control of recurrent expenditures at unprofessional units, ... Since then, there have been directions, solutions, goals and contents to improve financial management in the period of 2019-2020 and the following years in order to improve the quality of budget expenditure management and strict control management. revenue-generating activity. Promoting the role of accounting, strengthening the application of science and technology, developing synchronously in financial management along with strictly implementing the instructions of the Central Military Commission, the Ministry of Defense, the continued promotion of style the emulation movement "Building a good financial management unit" became even more necessary. The dissertation topic "Financial management at Military Command of Tien Giang Province" was selected to research to solve one of the current urgent issues at the Military Command of Tien Giang Province. Compared with the research objectives, the thesis has implemented: ¬ - Systematize the basic theory of financial management and financial management quality in the Military estimation unit; - Analyze and evaluate financial management at the Military Command of Tien Giang province in the period of 2016 - 2018; - Proposing some solutions to improve the effectiveness of financial management at the Military Command of Tien Giang Province.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2 5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 2 6. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................... 2 7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ............................................................ 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN QUÂN ĐỘI.............................................................................................. 4 1.1. Tài chính đơn vị dự toán quân đội ..................................................................... 4 1.1.1. Những quy định chung................................................................................ 4 1.1.2. Vai trò, vị trí của công tác Tài chính Quân đội ............................................. 5 1.1.3. Nhiệm vụ Tài chính của đơn vị dự toán ....................................................... 7 1.2. Quản lý Tài chính đối với đơn vị dự toán Quân đội. ....................................... 10 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 10 1.2.2. Quản lý chu trình Ngân sách nhà nước....................................................... 11 1.2.3. Nguyên tắc, nội dung quản lý Tài chính đối với đơn vị dự toán Quân đội .. 16 1.3. Quản lý Tài chính đối với đơn vị dự toán quân đội ......................................... 22 1.3.1. Khái niệm quản lý tài chính ....................................................................... 22 1.3.2.Các yêu cầu quản lý Tài chính .................................................................... 23 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng .............................................................................. 26 1.3.4. Nâng cao quản lý Tài chính ....................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 29
- vi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH TIỀN GIANG ......................................................................................... 30 2.1. Tổng quan về Bộ Chỉ Huy quân sự tỉnh Tiền Giang ....................................... 30 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang............. 30 2.1.2. Tổ chức biên chế........................................................................................ 33 2.1.3. Cơ chế quản lý Tài chính ........................................................................... 33 2.2. Thực trạng quản lý tài chính ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang ............ 34 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý Tài chính................................. 34 2.2.2. Lập dự toán ngân sách ............................................................................... 35 2.2.3. Chấp hành ngân sách ................................................................................. 37 2.2.4. Quyết toán ngân sách ................................................................................. 40 2.2.5. Quản lý tài chính đối với các hoạt động có thu........................................... 44 2.2.6. Kiểm tra tài chính tại đơn vị ...................................................................... 46 2.3. Đánh giá chung về quản lý Tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang .................................................................................................................................. 49 2.3.1.Kết quả đạt được......................................................................................... 49 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại. .......................................................................... 51 2.3.3. Nguyên nhân của những nhược điểm ......................................................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH TIỀN GIANG ............................................................................................... 53 3.1. Phương hướng, mục tiêu, nội dung quản lý Tài chính ở Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019-2020 ..................................................................... 53 3.1.1. Phương hướng quản lý Tài chính ở Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang 53 3.1.2. Mục tiêu quản lý Tài chính ở Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang .......... 54 3.2. Giải pháp quản lý Tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo ................................................................ 57 3.2.1. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và Chỉ huy các cấp về quản lý tài chính ......................................................................................................... 57 3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách............................................... 62 3.2.3. Quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động có thu ............................................. 64
- vii 3.2.4. Tăng cường các mối quan hệ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong quản lý Tài chính ............................................................................. 67 3.2.5. Phát huy vai trò kế toán, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, phát triển đồng bộ trong quản lý tài chính ........................................... 68 3.2.6. Xây dựng ngành Tài chính vững mạng toàn diện , phát huy phong trào xây dựng đơn vị “ Quản lý tài chính tốt” ......................................................... 69 3.3. Các kiến nghị ..................................................................................................... 72 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 73
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung diễn giải BCHQS Bộ chỉ huy quân sự BTC Ban tài chính XDCB Xây dựng cơ bản NSQP Ngân sách quốc phòng QLTC Quản lý tài chính NSNN Ngân sách nhà nước
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý tài chính ................................. 35 Bảng 2.1: Số liệu thu nộp ngân sách từ năm 2016 -2018 ............................................ 39 Bảng 2.2: Số liệu quyết toán kinh phí thực hiện của đơn vị từ 2016-2018 .................. 41 Bảng 2.3: Số liệu về sử dụng, thu nộp từ hoạt động có thu năm 2016-2018 ............... 45
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 9 là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc, là địa bàn trung chuyển giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, có vị trí quan trọng trong thế chiến lược chung đối với thành phố Hồ Chí Minh và hướng Đông Bắc Quân khu 9. Với diện tích tự nhiên 2.508 km2, chiếm khoảng 6% diện tích đồng bằng sông Cửu Long; Dân số hơn 1,83 triệu người. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có 11 Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực thuộc (8 huyện, 01 thành phố là đô thị loại I và 02 thị xã), 173 Ban chỉ huy quân sự xã (144 xã, 22 phường, 7 thị trấn); Có 32 km bờ biển, có đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đoạn qua địa bàn tỉnh dài 12 km, Quốc lộ 1A dài 73,34 km nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Có hệ thống sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo… nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền,… Những năm gần đây, nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có sự phát triển cả về yêu cầu tính chất nhiệm vụ. Quản lý tài chính là nhiệm vụ tất yếu xuất phát từ chức năng của tài chính Quân đội, từ yêu cầu khách quan của quá trình điều hành hoạt động của hệ thống tài chính Quân đội, cũng như kịp thời bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và khi có tình huống đột xuất xảy ra. Thông qua công tác quản lý tài chính, các ngành, các đơn vị nắm được thực trạng tình hình tài chính và những thông tin cần thiết; Trên cơ sở đó có những biện pháp tác động tích cực tới các đối tượng quản lý, làm cho quá trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính và các nguồn khác đạt hiệu quả tốt; chức năng của tài chính được thực hiện và phát huy vai trò trong thực tiễn; góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Nhằm quản lý tài chính cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý tài chính ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang” thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế.
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong giai đoạn mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý tài chính và chất lượng quản lý tài chính ở đơn vị dự toán Quân đội; - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018; - Đề xuất một số giải pháp quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang. 3. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tài chính tại đơn vị dự toán Quân đội. 4. Phạm vi nghiên cứu Tại Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 -2018. 5. Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết những mục tiêu đã đề ra, đề tài đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: - Thực trạng quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang như thế nào? - Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang có những giải pháp gì để quản lý tài chính tại đơn vị? 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1. Đóng góp về phương diện khoa học Tổng hợp cơ sở lý luận, tham khảo thực trạng và giải pháp những nghiên cứu trước đó về tài chính đơn vị dự toán, quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội. Từ việc nghiên cứu, phân tích lý luận, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang và các đơn vị dự toán trong Quân đội. 6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn Qua phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018, đã nêu rõ kết quả đạt được, các vấn đề còn
- 3 tồn tại và làm rõ những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý tài chính tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang thuộc đơn vị dự toán trong Quân đội. Luận văn là tài liệu tham khảo đối với những ai quan tâm đến đề tài “Quản lý tài chính tại đơn vị dự toán quân đội”. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính bao gồm các phương pháp: - Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản. - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế. - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả. - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước Thiếu tướng, TS Lưu Sỹ Quý - Cục trưởng Cục Tài chính, Bộ quốc phòng. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật ngân sách nhà nước năm 2015. Đăng trên Tạp chí Tài chính Quân đội, số 05/2018; Nội dung cuộc tọa đàm giữa: Cục tài chính (Bộ quốc phòng) và Báo Quân đội nhân dân tổ chức về “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả”. Đăng trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử, ngày 22/11/2018; Đại tá, ThS Đinh Công Quân - Phòng Kế hoạch Ngân sách/CTC. Chấp hành nghiêm tiến độ chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN năm 2015. Đăng trên Tạp chí Tài chính Quân đội, số 05/2018; Đại tá Nguyễn Hồng Hải - Phòng Quản lý Ngân sách sử dụng/CTC. Tăng cường quản lý kinh phí thường xuyên. Đăng trên Tạp chí Tài chính Quân đội, số 05/2018; Đại tá Đàm Văn Toán - Phòng Quản lý Ngân sách sử dụng/CTC. Khai thác và sử dụng hiệu quản Ngân sách địa phương. Đăng trên Tạp chí Tài chính Quân đội, số 05/2018; Qua nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trước tác giả kế thừa cơ sở lý luận tham khảo thực trạng và giải pháp. Đến tháng 9 năm 2019 tại Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang chưa có trường hợp nào nghiên cứu về Quản lý tài chính, do đó không có sự trùng lắp, sự khác biệt của tác giả về mặt không gian và thời gian so với các công trình nghiên cứu trước. Từ đó tác giả tìm ra những giải pháp thích hợp tại Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Tiền Giang
- 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN QUÂN ĐỘI 1.1. Tài chính đơn vị dự toán quân đội: 1.1.1. Những quy định chung Trích Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BQP ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Một là, công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước, các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ này và những quy định của Bộ Quốc phòng có liên quan đến công tác tài chính. Hai là, công tác Tài chính Quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương, sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đảng ủy, chỉ huy đơn vị các cấp chịu trách nhiệm trước đảng ủy, chỉ huy đơn vị cấp trên về công tác tài chính của đơn vị mình. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm làm tham mưu và giúp chỉ huy đơn vị thực hiện công tác tài chính của đơn vị, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên. Ba là, nhiệm vụ chủ yếu của công tác Tài chính Quân đội gồm: Lập dự toán ngân sách nhà nước; Chấp hành ngân sách nhà nước; Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước; Tổ chức quản lý vốn và tài sản, quản lý giá và thực hiện nghiệp vụ về kho bạc, ngân hàng có liên quan; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với hoạt động tài chính của các ngành, các đơn vị và các tổ chức kinh tế trong Quân đội. Bốn là, hệ thống tổ chức Ngành Tài chính Quân đội: Hệ thống tổ chức Ngành Tài chính Quân đội được xây dựng theo hệ thống tổ chức của Quân đội, từ Bộ Quốc phòng đến đơn vị cơ sở, gồm:Bộ Quốc phòng là đơn vị dự toán cấp 1; Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và các đơn vị tương đương là đơn vị dự toán cấp 2; Sư đoàn và đơn vị tương đương là đơn vị dự toán cấp 3; Trung đoàn và đơn vị tương đương là đơn vị dự toán cấp 4. Cơ quan, đơn vị không tổ chức cơ quan tài chính, nhưng nếu được cấp sử dụng kinh phí, phải bố trí người làm công tác tài chính. Các doanh nghiệp, ban quản
- 5 lý dự án trong Quân đội tổ chức bộ máy tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước. 1.1.2. Vai trò, vị trí của Tài chính Quân đội Quân đội ta là công cụ bạo lực của Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Tài chính Quân đội là một mặt công tác quan trọng của Quân đội, có nhiệm vụ huy động, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực tài chính, vốn và tài sản của Quân đội theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân đội để xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 1.1.2.1. Vai trò của Tài chính Quân đội Vai trò của Tài chính Quân đội thể hiện ở chức năng tác dụng của nó đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quân đội. a) Vai trò của Tài chính Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng lực lượng quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Vai trò của Tài chính Quân đội trước hết được thể hiện ở tác dụng của nó đối với yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Quân đội, thông qua việc lập dự toán ngân sách, phân phối sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính và các nguồn lực khác đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bảo đảm đời sống của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng; mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; chính sách đối với Quân đội và hậu phương Quân đội. Để xây dựng Quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đòi hỏi khối lượng kinh phí ngày càng lớn. Đối với mỗi đơn vị, để thực hiện các nhiệm vụ được giao phải được bảo đảm kinh phí đầy đủ, kịp thời. Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu bảo đảm đúng chế độ chính sách, tiêu chuẩn, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Với vai trò quan trọng của tài chính đối với việc thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, mà chi quân sự nói chung được coi là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện tiềm lực quân sự của một quốc gia. b) Vai trò của Tài chính Quân đội trong sự nghiệp xây dựng đất nước
- 6 Vai trò của Tài chính Quân đội trong lĩnh vực này là thông qua việc bảo đảm tài chính tạo điều kiện để Quân đội thực hiện tốt nhiệm vụ lao động sản xuất, làm kinh tế, tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của Quân đội và của xã hội, trong đó có các công trình có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước. Tạo điều kiện để các đơn vị Quân đội thực hiện tốt việc kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Mặt khác, bằng kết quả hoạt động sản xuất, làm kinh tế của Quân đội, Tài chính Quân đội có được nguồn khác bổ sung vào ngân sách quốc phòng, giảm chi ngân sách nhà nước, từ đó tạo điệu kiện phát triển kinh tế - xã hội nói chung. c) Vai trò của Tài chính Quân đội trong việc bảo đảm cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ “Đội quân công tác” Quân đội ta không chỉ là đội quân chiến đấu, sản xuất mà còn là đội quân công tác. Trong các nhiệm vụ công tác quan trọng như: Xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, giúp đỡ nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; tích cực tham gia công tác dân vận, phòng chống thiên tai, bão lụt, cứu hộ cứu nạn, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương, củng cố quốc phòng, an ninh ở các địa bàn chiến lược...các đơn vị Quân đội luôn là lực lượng thường trực và có vai trò rất quan trọng. Để các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên cần có sự bảo đảm kịp thời đầy đủ nhu cầu về tài chính. d) Vai trò của Tài chính Quân đội đối với việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn gắn với trách nhiệm, quyền lợi của tập thể và cá nhân đòi hỏi phải được thực hiện đúng trong thực tiễn hoạt động của Quân đội. Tài chính Quân đội thông qua việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính có vai trò bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết nhằm thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện chức năng giám đốc - kiểm tra của Tài chính Quân đội cũng có ý nghĩa tác dụng quan trọng nhằm hạn chế, ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực, tăng cường kỷ luật tài chính, chấp hành nghiêm chủ trương chính sách, pháp luật. Nắm vững vai trò của Tài chính Quân đội, người chủ huy đơn vị có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để công tác Tài
- 7 chính Quân đội phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng trong thực hiễn hoạt động của đơn vị, góp phần bảo đảm cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. 1.1.2.2 - Vị trí của Tài chính Quân đội Thứ nhất, Tài chính Quân đội là một mặt hoạt động quan trọng, liên quan đến mọi lĩnh vực, mọi cấp, mọi ngành và mọi người. Các mặt hoạt động về quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật...của các cấp, các ngành cũng như quá trình công tác, học tập, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội đều trực tiếp hoặc gián tiếp cần sự bảo đảm của Tài chính Quân đội. Thứ hai, Tài chính Quân đội đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng và chỉ huy đơn vị, cơ quan Tài chính Quân đội được tiến hành trên cơ sở đường lối. Chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính của Nhà nước và những quy định của Bộ Quốc phòng; là lĩnh vực công tác nhạy cảm, có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, chiến sĩ. Do đó, công tác Tài chính Quân đội đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng và chỉ huy đơn vị, cơ quan là một nguyên tắc cơ bản. Thực hiện tốt nguyên tắc này bảo đảm cho công tác Tài chính Quân đội phát huy tốt vai trò đối với việc xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. 1.1.3. Nhiệm vụ Tài chính của đơn vị dự toán Nhiệm vụ của Tài chính Quân đội được xác định dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Tài chính Nhà nước và nhiệm vụ của Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.3.1. Nắm vững các nguồn tài chính trong Quân đội, khai thác động viên mọi tiềm năng và nguồn lực, thực hiện cân đối tài chính tích cực Nắm vững các nguồn tài chính là một nhiệm vụ rất quan trọng. Chỉ có trên cơ sở nắm vững các nguồn tài chính mới thực hiện phân phối tài chính một cách chủ động, có kế hoạch và linh hoạt, đáp ứng tính kịp thời trong bảo đảm tài chính cho hoạt động của Quân đội, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. Thực hiện cân đối tài chính tích cực là một yêu cầu quan trọng của quản lý tài chính. Yêu cầu nhiệm vụ này được thực hiện trên cơ sở nắm vững các nguồn tài chính, đồng thời tích cực khai thác, động viên mọi tiềm năng và nguồn lực khác để có được khả năng bảo đảm cao nhất cho yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
- 8 Để thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên, trước hết, mỗi ngành, mỗi đơn vị tùy theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình quan hệ chặt chẽ với cơ quan, đơn vị cấp trên nhằm nắm vững nội dung, cơ cấu, chỉ tiêu kế hoạch phân phối đối với nguồn tài chính do ngân sách nhà nước hoặc do tài chính cơ quan, đơn vị cấp trên bảo đảm. Thứ hai, phải nắm vững tiềm năng về lao động, vật tư, trang thiết bị, khoa học công nghệ của ngành, của đơn vị; xác định hình thức tổ chức, kế hoạch, biện pháp thích hợp để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, chủ động tạo nguồn thu nội bộ phù hợp chế độ quy định. Thứ ba, các ngành, các đơn vị phải thực hiện tốt các chế độ quản lý, chế độ kế toán thống kê nhằm nắm được kịp thời, đầy đủ, chính xác nội dung, cơ cấu và sự biến động của các nguồn tài chính; phân tích đúng đắn sự chênh lệch giữa nhu cầu bảo đảm tài chính và khả năng đáp ứng của các nguồn để có biện pháp cân đối tích cực. Trong điều kiện ngân sách nhà nước vẫn còn bội chi, ngân sách quốc phòng có hạn, tiềm năng của Quân đội tuy còn nhiều nhưng khả năng khai thác, phát huy hiệu quả những tiềm năng ấy cũng có khó khăn nên đòi hỏi chỉ huy các ngành, các đơn vị phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên. 1.1.3.2. Bảo đảm tài chính đúng, đủ và kịp thời cho các nhu cầu của Quân đội, phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ Bảo đảm tài chính là biểu hiện cụ thể của chức năng phân phối trong hoạt động thực tiễn của Tài chính Quân đội. Việc bảo đảm tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của Quân đội. Do vậy, bảo đảm tài chính đúng, đủ, kịp thời cho các nhu cầu của Quân đội là một nhiệm vụ cơ bản hàng đầu của công tác Tài chính Quân đội. Nhiệm vụ này đòi hỏi việc bảo đảm tài chính phải đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chỉ tiêu kế hoạch, đúng chế độ, tiêu chuẩn...; chỉ tiêu bảo đảm tài chính phải tương xứng với nhu cầu thực tế cần thiết (không thừa, không thiếu); bảo đảm tài chính phải đáp ứng đúng thời gian điểm phát sinh nhu cầu (không sớm, không muộn). Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm tài chính, các cơ quan Tài chính Quân đội trước hết cần quán triệt sâu sắc nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy Đảng, mệnh lệnh chỉ thị của chỉ huy đơn vị; nắm vững tình hình nhiệm vụ của đơn vị; nắm vững các
- 9 chính sách, chế độ, tiêu chuẩn hiện hành và những chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan tài chính đơn vị cấp trên. Trên cơ sở đó cơ quan tài chính phối hợp với các ngành, các đơn vị có liên quan lập dự toán ngân sách và tổ chức bảo đảm tài chính đúng, đủ và kịp thời cho các nhu cầu của đơn vị. 1.1.3.3. Thực hiện quản lý tài chính, bảo đảm cho các nguồn tài chính và các nguồn lực khác được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, các hoạt động tài chính được thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách Quản lý tài chính là một nhiệm vụ tất yếu xuất phát từ chức năng của Tài chính Quân đội. Thông qua công tác quản lý tài chính, các ngành, các đơn vị nắm được thực trạng tình hình hoạt động tài chính, trên cơ sở đó có những biện pháp tác động tới các đối tượng quản lý làm cho quá trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính và các nguồn lực khác đạt hiệu quả, tiết kiệm; hoạt động tài chính được thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, hạn chế, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính cần chú trọng đáp ứng một số yêu cầu cơ bản là: Hoạt động quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính trên cơ sở chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chế độ quy định của Quân đội; bảo đảm thống nhất chỉ đạo, điều hành và phát huy hiệu quả phân cấp quản lý phát huy vai trò quản lý chuyên trách và thực hiện dân chủ, công khai; kết hợp, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục, hành chính, kinh tế và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quản lý. Để thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm nêu trên, trước hết cần phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chỉ huy các ngành, các đơn vị đối với công tác quản lý tài chính; nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên tài chính; tạo điều kiện phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý tài chính. Việc không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, tác phong, phương pháp công tác đối với người thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính cần được coi là vấn đề có tính quyết định để hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Các nhiệm vụ cơ bản của Tài chính Quân đội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để phát huy vai trò, tác dụng của Tài chính Quân đội cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, không thể xem nhẹ một nhiệm vụ nào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn