Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
lượt xem 6
download
Vấn đề nghiên cứu trong luận văn này là thực trạng RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp Agribank hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH BỬU ĐỨC RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH BỬU ĐỨC RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT TP. Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. . Cần Thơ, ngày 19 tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Huỳnh Bửu Đức
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 1 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.5. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu..................................................... 3 1.6. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ........................................................................ 4 1.7. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 4 1.8. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 4 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG VÀ DẤU HIỆU RỦI RO TÍN DỤNG ........................................................................................................... 6 2.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ............................ 6 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 6 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ........................................................................................................................... 8
- 2.2. Những dấu hiệu rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .............................................................................. 11 2.2.1. Từ phía khách hàng ......................................................................................... 12 2.2.2. Từ phía ngân hàng ........................................................................................... 12 Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 13 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TÍN DỤNG................................................................................................................ 13 3.1. Tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng............................................................... 14 3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng .............................................................. 14 3.1.2. Đặc trưng rủi ro của tín dụng .......................................................................... 15 3.1.3. Các loại hình RRTD ngân hàng ...................................................................... 16 3.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .............................................................. 18 3.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng .............................................................. 21 3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ........................................................................ 22 3.3. Xác định phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 24 3.3.2. Phương pháp tính toán số liệu ......................................................................... 24 3.3.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 24 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 25 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG ................................ 25 4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .............................................................................................. 26 4.1.1. Tình hình cung cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ......................................................................................... 26 4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ......................................................................................... 28
- 4.2. Đánh giá chung thực trạng, rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank, Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ..................................... 48 4.2.1. Thành tựu đạt được ......................................................................................... 48 4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 49 Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 52 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG .................... 52 5.1. Phương hướng hoạt động của Agribank- Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang53 5.1.1. Định hướng kinh doanh................................................................................... 53 5.1.2. Mục tiêu kinh doanh........................................................................................ 54 5.1.3. Định hướng về công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp ............................................................................................................... 54 5.2. Một số giải pháp ................................................................................................. 56 5.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nông nghiệp ............................ 56 5.2.2. Tăng cường hiệu quả việc xử lý nợ xấu .......................................................... 57 5.2.3. Sử dụng tài sản đảm bảo một cách hiệu quả ................................................... 58 5.2.4. Đa dạng hóa hình thức cho vay ....................................................................... 58 5.2.5. Kiểm soát, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay ............................................................................................................................. 60 5.2.6. Nâng cao đạo đức và trình độ cán bộ .............................................................. 61 5.3. Các kiến nghị khác ............................................................................................. 62 5.3.1. Kiến nghị với Agribank - Chi nhánh Vị Thanh .............................................. 62 5.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành ..................................................... 62 5.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước .......................................................... 63 5.4. Hạn chế của đề tài và gọi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 64 Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................... 65 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 68
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank- Chi nhánh Vị Thanh năm 2013-2018 ........................................................................ 27 Bảng 4.2. Tình hình nợ quá hạn đối với đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh ................................................................................................ 28 Bảng 4.3. Tình hình phân loại nợ, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trong đầu tư nông nghiệp của ngân hàng NN&PTNT- Vị Thanh tỉnh Hậu Giang ................................................... 30 Bảng 4.4. Tình hình trích lập dự phòng .................................................................... 32 (đơn vị tính: triệu đồng) ............................................................................................ 32 Bảng 4.5. Tình hình thu hồi nợ xấu sau xử lý bằng DPRR của NHNN&PTNT Vị Thanh ......................................................................................................................... 33 Bảng 4.6: Thế chấp đối với các dự án nông nghiệp tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ......................................................................................................................... 37 Bảng 4.7: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đối với đầu tư nông nghiệp tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ......................................................................... 38 Bảng 4.8: Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với đầu tư nông nghiệp tại Agribank Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .................................................................... 39 Bảng 4.9. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh45
- DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 4.1. Quy trình xử lý các khoản vay có dấu hiệu bất thường; xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh ...................................43
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn AGRIBANK Việt Nam CBCNV Cán bộ công nhân viên ĐBTV Đảm bảo tiền vay NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NQH Nợ quá hạn NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TDNH Tín dụng ngân hàng TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiếng việt Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng. Tại ngân hàng Agribank chi nhánh Vị Thanh, việc cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp luôn được chú trọng. Vì đây là một trong các hoạt động tín dụng quan trọng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề mà ngân hàng đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Vấn đề này gây ra tổn thất về mặt tài chính, làm giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, đồng thời có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ nặng, thậm chí là bị phá sản. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về rủi ro tín dụng cho đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, và giải pháp để hạn chế các rủi ro đó để khai thác mọi lợi thế, tận dụng các cơ hội, hạn chế những thách thức để đẩy mạnh hiệu quả từ đầu tư nông nghiệp. Từ thực tiễn trên đã thúc đẩy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu làm luận văn cao học. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là phân tích, làm rõ các vấn đề còn tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank chi nhánh thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng áp dụng các phương pháp nghiên như: phương pháp thu thập, xử lý thông tin, số liệu, thống kê toán, mổ ta, phán đoán, xử lý logic, đánh giá, phân tích, so sánh. Từ cơ sở lý thuyết về RRTD, luận văn đã làm rõ thực trạng RRTD, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu này giúp ngân hàng Agribank chi nhánh Vị Thanh nhận ra được các thiếu sót trong hoạt động cấp tín dụng cho đầu tư nông nghiệp. Đồng thời cũng là kinh nghiệm cho các ngân hàng khác và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai.
- Tiếng Anh Credit is one of the main business activities that bring the big profits to the banks. However, it causes many risks to the bank. At Agribank Vi Thanh branch, the credit extension for agricultural investment is always focused. This is because this is one of the important credit activities, providing the main source of income for the bank. However, the problem that banks are facing with is credit risk. This problem causes financial loss, reduces the market value of bank capital, and may cause the bank's business operations to suffer from heavy losses or even go bankrupt. So far, there has not been any specific study on credit risks for agricultural investment at Agribank Vi Thanh branch, and the solution to limit those risks to exploit all benefits, taking advantage of opportunities and limiting challenges to promote efficiency from agricultural investment. From the above practice, the author has selected the research topic: "Credit risks in agricultural investment at the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam Vi Thanh branch, Hau Giang province" to study postgraduate research. The research objective of this thesis is to analyze and clarify outstanding issues and propose solutions to limit credit risks in agricultural investment at Agribank branch in Vi Thanh city, Hau Giang province. Besides, in this study, the author also applied research methods such as: methods of collecting and processing information, data, statistical statistics, dissecting, judging, logical processing, evaluating, analysis, comparison. From the theoretical basis of credit risk, the thesis clarifies the reality of credit risk, offers solutions to limit credit risk in agricultural investment at Agribank Vi Thanh branch, Hau Giang province. The results of this study help Agribank branch Vi Thanh identify the shortcomings of credit operations for agricultural investment. It is also an experience for other banks and a reference for future research.
- 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại lợi ích chính cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Thực tế cho thấy, doanh thu của NHTM chủ yếu từ tín dụng với mức doanh thu chiếm từ 70 - 80% trở lên. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nền kinh tế có cơ hội phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng cũng gia tăng mạnh mẽ nhưng rủi ro tín dụng cũng ngày càng phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động. RRTD tại một ngân hàng có diễn ra hay không hay xảy ra ở mức độ nào liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý rủi ro của các dự án đã vay vốn tại ngân hàng. Do đó, để hạn chế xảy ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, nâng cao sự cạnh tranh, các ngân hàng thương mại phải cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư mà ngân hàng đang là nguồn tài trợ vốn chính cho dự án đó. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vẫn đang tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường nông nghiệp, nông thôn và luôn đồng hành cùng giai cấp Nông dân Việt Nam. Nhận thức được rằng giai cấp nông dân chiếm vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, từ năm 1997 đến nay, Agribank đã chủ động quan hệ hợp tác với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc phối hợp thực hiện chính sách tín dụng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tính đến thời điểm hiện tại, Agribank đã và đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của đất nước. Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó thành phố Vị Thanh là thành phố trung tâm của tỉnh này. Hậu Giang có diện tích trồng lúa khá lớn, với 80.000 ha, sản lượng 1,2 triệu tấn/năm. Lúa là cây trồng chủ lực của địa phương này. Ngoài ra, Hậu Giang cũng hình thành một vùng tập trung cây ăn quả nhiệt đới với gần 21.000 ha, cho sản lượng 150.000 tấn/năm. Trong
- 2 những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang nói chung và của thành phố Vị Thanh nói riêng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ với sự chuyển đổi tích cực cả về sản lượng và chất lượng. Có được kết quả đáng mừng này là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ người dân địa phương, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đặc biệt là sự hỗ trợ vốn của Agribank. Nhờ có sự hỗ trợ vốn, nông dân nơi đây mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng. Năm 2016, Hậu Giang là tỉnh có sản lượng lúa lớn ở châu thổ sông Mê Kông. Đối với các hộ dân đầu tư vào lĩnh vực cây căn quả nhiệt đới, họ tập trung vào các giống cây ăn trái đã được cải thiện, có nguồn gen quý hiếm như cam, quýt, bưởi năm roi Phú Hữu, nhãn, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, chôm chôm, xoài, dâu,.... Ngoài ra, người dân thành phố Vị Thanh còn tập trung vào trồng mía và khóm (thơm) lớn trong cả nước và thành phố đã quy hoạch vùng chuyên canh khóm với giống mới năng suất, đạt tiêu chuẩn chế biến nước khóm cô đặc xuất khẩu. Thương hiệu “khóm Cầu Đúc” đã được xây dựng để quảng bá đặc sản của địa phương này. Hơn nữa, hiện tại nhiều nông hộ thành phố Vị Thanh cũng đang phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo cung ứng cho thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong các dự án đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố Vị Thanh. Nhiều nông hộ thấy được tiềm năng lớn khi đầu tư vào các dự án nông nghiệp theo hướng đổi mới nhưng do chưa tìm hiểu kỹ phương thức hoạt động nên họ nhanh chóng thất bại. Do đó, việc trả nợ ngân hàng số tiền đã vay trở nên khó khăn. Hơn nữa, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn đang xảy ra với người dân nơi đây khiến cho ngân hàng không thể thu hồi được số vốn vay ban đầu. Nếu hiện trạng này tiếp tục xảy ra, Agribank Chi nhánh Vị Thanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, và lâu dài, không thể tồn tại và phát triển được. Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn với
- 3 mong muốn giúp Agribank có thể hạn chế được rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng một cách tốt hơn. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu trong luận văn này là thực trạng RRTD trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp Agribank hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu tổng quát của của đề tài: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. + Mục tiêu cụ thể của đề tài: từ thực trạng đã phân tích, luận văn chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn thành được mục tiêu đó, luận văn tập trung trả lời những câu hỏi sau: + Thực trạng rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đang diễn ra như thế nào? + Các giải pháp nào có thể đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang? 1.5. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- 4 + Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 – 2018 và đề xuất phương hướng, giải pháp đến năm 2025. 1.6. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận +Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê, các báo cáo và thông tư trên trang web của Agribank (Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tài chính, Ngoại giao, Tổng cục Hải quan Việt Nam,.. +Phương pháp thông kê, mô tả Phương pháp thống kê; tổng hợp số liệu; mô tả, xử lý logic; phân tích các số liệu thu thập được nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá chuẩn xác nhất. 1.6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn làm sáng tỏ vai trò của tín dụng đối với các hoạt động của ngân hàng thương mại; các rủi ro thường gặp; đặc biệt đi sâu vào phân tích rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp dưới góc nhìn của các bên tham gia trong quá trình đầu tư nông nghiệp. Căn cứ vào những tổng hợp rủi ro, cơ sở lý luận đã xây dựng và thực tiễn nghiên cứu, đề ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang một cách hiệu quả hơn. 1.7. Kết cấu luận văn Luận văn được chia làm năm chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chương 3: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu về rủi ro tín dụng Chương 4: Rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- 5 Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong đầu tư nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tóm tắt chương 1 Trong chương 1 này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, xác định các mục tiêu, vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, xác định các đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, và trình bày kết cấu luận văn. Từ nội dung của Chương 1, tác giả sẽ có cơ sở, định hướng, phân tích cho các chương tiếp theo.
- 6 CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG VÀ DẤU HIỆU RỦI RO TÍN DỤNG 2.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Đến nay, Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBCNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Vị thế đó được khẳng định trên nhiều phương diện như tổng tài sản đạt trên 1.300 nghìn tỷ đồng, tổng nguồn vốn đạt trên 1.100 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 34 nghìn tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. Agribank hiện có hơn 2.233 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc, trải đều từ Bắc xuống Nam, từ miền núi hẻo lánh đến các vùng hải đảo xa xôi và với gần 30.000 CBCNV. Thực hiện Quyết định số 198/QĐ-NHNN ký ngày 02/06/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Agribank Chi nhánh Vị Thanh là một chi nhánh trực thuộc Agribank. Khi thành lập, chi nhánh phải đối mặt với những thử thách, như khách hàng chủ yếu là những hợp tác xã, đơn vị xí nghiệp quốc doanh lớn hầu như không có mà chỉ có những đơn vị trực thuộc huyện hoạt động đơn lẻ trên địa bàn có sự cạnh tranh lớn của các ngân hàng khác như ngân hàng BIDV, Vietcombank,... Khi chưa có chỉ thị 202/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hình thức cho vay, nhận nợ và trả nợ
- 7 ngân hàng, người dân hầu như không biết và không quan tâm đến việc vay vốn ngân hàng; đội ngũ cán bộ chỉ gồm có 25 người với trình độ chuyên môn chưa thực sự cao,... Nhưng với ý chí phấn đấu vươn lên và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, và trình độ nghiệp vụ ngân hàng của toàn thể CBCNV, các hộ nông dân đã mạnh dạn vay vốn nhiều hơn của ngân hàng. Agribank Chi nhánh Vị Thanh thực sự chuyển dịch cơ cấu cho vay chủ yếu là quốc doanh, tập thể sang cho vay nhiều thành phần kinh tế, trong đó cho vay hộ nông dân sản xuất ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt có thêm một đối tượng vay mới là hộ nông dân nghèo. Sau gần 10 năm thành lập và phát triển, Agribank Chi nhánh Vị Thanh gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ban đầu của quá trình suy thoái kinh tế. Nhưng đến nay, Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã từng bước trưởng thành, ngày càng càng phát triển vững mạnh, và đạt được những thành công đáng kể, khẳng định được vị trí, uy tín và thương hiệu của ngân hàng nông nghiệp trên nền kinh tế thị trường, duy trì thị phần, xếp hàng đầu tiên trong khu vực nông thôn, nông nghiệp, dân cư và được xem là một trong những tổ chức xuất sắc nhất trong hệ thống Agribank. Với mạng lưới một trụ sở chính trung tâm và 03 chi nhánh và phòng giao dịch. Agribank Chi nhánh Vị Thanh có thể hoạt động kinh doanh đa chức năng liên quan đến tín dụng, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng không những giúp đáp ứng được nhu cầu liên quan đến các dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế trong khu vực và cả thành phần kinh tế trong nước cũng như ngoài nước. Ngày 12/12/2018, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và Tạp chí Nhà Quản lý đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Xanh 2018 với chủ đề “Hậu Giang xây dựng chuỗi giá trị nông sản định hướng thị trường trên tảng Logistics”. Diễn đàn thu hút hơn 400 đại biểu là các doanh nhân, nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà kinh tế trong và ngoài nước tham gia. Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Xanh 2018 – Hậu Giang xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp định hướng thị trường trên nền tảng Logictics, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã ký kết 11 thỏa thuận hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất, chế biến và xuất
- 8 khẩu nông sản với các công ty, doanh nghiệp trong nước cùng 2 đơn vị đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Tham gia Diễn đàn này, Agribank Chi nhánh tỉnh Hậu Giang đã thực hiện ký thỏa thuận hợp tác về tín dụng, thanh toán và các lĩnh vực khác với lãnh đạo 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Ngân hàng NN&PTNT Vị Thanh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, có chức năng kinh doanh đa năng về tín dụng, tiền tệ, và các dịch vụ khác của ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang. Các hoạt động kinh doanh trong 20 năm qua của ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển. Để tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trong kinh doanh, ngân hàng NN&PTNN Vị Thanh đã thực hiện các chính sách tiền tệ - tín dụng. Các dịch vụ Ngân hàng mềm dẻo, linh hoạt và có hiệu quả. ● Về hoạt động huy động vốn Trong những năm qua, thị trường vốn có nhiều sự thay đổi. Điều này dẫn đến tình trạng thanh toán kém tại nhiều ngân hàng. Năm 2016, nguồn vốn rất đắt đỏ và khan hiếm, đồng thời thị trường mở và liên ngân hàng lên tới 35%/ năm. Tình trạng này tác động tiêu cực đến dến việc huy động vốn của ngân hàng. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã đưa ra 36 quyết định về việc điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý nhằm phù hợp với tình hình của thị trường. Bên cạnh đó, đơn vị cũng triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, chẳng hạn như: tiết kiệm điện tử, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp hay đại lý, tiền gửi lĩnh lãi linh hoạt, tiền gửi rút gốc linh hoạt, tiến hành các chương trình khuyến mãi và tiếp thị. Vì vậy, vốn huy động của chi nhánh từ nền kinh tế gia tăng đạt 38.832 tỷ đồng năm 2018, tăng 153 % so với cuối năm 2017, và cao hơn mức tăng trường là 16.2 % của hệ toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 12.345 tỷ đồng, tăng 49.3%, và tổng nguồn huy động từ dân cư chiếm 23.434
- 9 tỷ đồng, tăng 34.4% (theo báo cáo từ phòng quản lý sản phẩm 2018 tại Agribank Chi nhánh Vị Thanh). Ngoài sự tăng trưởng về nguồn vốn, trong năm 2018 Agribank Chi nhánh Vị Thanh đã tăng được một lượng khách hàng khá lớn, tính đến 30/12/2018, so với năm 2017 thì tỷ lệ khách hàng gửi tiền tại chí nhánh tăng 30%. ● Về hoạt động đầu tư Trong giai đoạn 2016 - 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đang giảm dần đều, VN-index giảm còn 60% so với năm 2016. Nhân tố này tác động tiêu cực tới danh mục đầu tư, và làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức giảm xuống. Bên cạnh đó, bộ phận đầu tư cũng đã xây dựng quy trình về hoạt động đầu tư. Hơn nữa, quy trình này có đặc điểm là đã tách biệt khỏi các bộ phận, phục vụ cho việc đầu tư, bao gồm Back Office, Maketrisk và Front Office; trích lập dự phòng, kiểm tra, kiểm soát việc giám sát đầu tư, tổng số trích lập dự phòng dành cho hoạt động này là 70.32 tỷ đồng . Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Vị Thanh năm 2017, trong 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh lên tới 1,1 tỷ đồng, tăng 201% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là kết quả của việc doanh thu ròng đạt 2,6 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. Với chất lượng tín dụng đang ngày được cải thiện, chi phí dự phòng ở mức thấp nhất là 220 tỷ đồng. ● Về phát triển dịch vụ và sản phẩm (giai đoạn 2016-2018) Với điều kiện kinh doanh không thuận lợi, ngoài việc duy trì các hoạt động kinh doanh, Agribank Chi nhánh Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vẫn chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới với mục đích đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Trung tâm Công nghệ Thông tin Agribank đã chú trọng vào việc thực hiện vận hành hệ thống CNTT, giúp hệ thồng hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt, đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, nhanh chóng, xử lý kịp thời lỗi phát sinh; góp phần gia tăng năng suất lao động, giảm giá thành giao dịch thông qua việc tự động hóa xử lý giao dịch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn