intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về thực trạng sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường VMĐT tại Phường 4 qua phân tích việc thực hiện chính phủ mở và các nhân tố tác động đến chính phủ mở tại địa phương. Để từ đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng sự tham gia của người dân từ sự tương tác giữa chính quyền với người dân thông qua thực hiện chính phủ mở trong thực hiện xây dựng Phường VMĐT tại Phường 4.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ TUẤN PHƢƠNG SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN THÔNG QUA CHÍNH PHỦ MỞ TRONG XÂY DỰNG PHƢỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI PHƢỜNG 4 QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC HÀ TUẤN PHƢƠNG SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN THÔNG QUA CHÍNH PHỦ MỞ TRONG XÂY DỰNG PHƢỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI PHƢỜNG 4 QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU LAM TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ Quản lý công với đề tài nghiên cứu “Sự tham gia của người dân thông qua Chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình học tập nghiêm túc, làm việc với tinh thần nỗ lực và tích cực của bản thân. Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp pháp, trung thực. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện này đã được tác giả cảm ơn. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Hà Tuấn Phƣơng
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin cho phép tôi được gởi lời cảm ơn chân thành đối với Ban Lãnh đạo và toàn thể giáo viên của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là đối với những Thầy, Cô của Khoa Quản lý Nhà nước là những người đã trực tiếp xây dựng nên Chương trình giảng dạy Quản lý công đã cho tôi có một môi trường tuyệt vời để học tập và trải nghiệm. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam đã tận tình truyền thụ những kiến thức và những lời khuyên bổ ích để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình của mình và đối với các đồng chí Lãnh đạo, đồng nghiệp tại cơ quan UBND Phường 4 Quận 10 là những người luôn bên cạnh ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia khóa học. Và sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp Quản lý công K26 đã cùng đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. TÓM TẮT LUẬN VĂN Mô hình “Chính phủ mở” là mô hình đầy quyền lực, thiết thực và rõ ràng để chuyển giao quyền lực từ chính phủ sang dân chúng; là mô hình hiệu quả để mang những giá trị tốt đẹp từ sự minh bạch, sự hợp tác giữa chính quyền với người dân; là mô hình hiện đại theo xu hướng thế giới đang hướng tới. Bên cạnh đó, thực tiễn tại địa phương cũng đã cho thấy công tác vận động người dân tham gia vào các phong trào địa phương còn nhiều hạn chế. Chính vì thế, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu về sự tham gia của người dân, tư duy thiết kế, đóng góp từ công dân, chính phủ mở và đồng thời được tham vấn ý kiến từ 04 chuyên gia. Nghiên cứu sử dụng phầm mềm SPSS-20 với các phương pháp phân tích phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội, xác định sự khác biệt bằng phương pháp T-Test và ANOVA. Kết quả phân tích hồi quy đã khẳng định mô hình công dân tham gia quản trị nhà nước là phù hợp và có thể được áp dụng tại Phường 4. Qua đó, 03 nhân tố là quản trị hợp tác (QT), ý tưởng công dân và sự đổi mới (YT) và dân chủ hợp tác (DC) đều có ảnh hưởng tới chính phủ mở (CP) và có quan hệ tuyến tính thuận, tác động tích cực đến chính phủ mở. Trong đó, nhân tố quản trị hợp tác có tác động lớn nhất đến chính phủ mở ( = 0,456), kế đến là nhân tố ý tưởng công dân và sự đổi mới ( = 0,362) và cuối cùng là nhân tố dân chủ hợp tác ( = 0,268). Kết quả kiểm định ANOVA cũng đã xác định là có sự khác biệt đối với sự tham gia chính phủ mở theo biến định tính cá nhân ở từng nhóm có độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau. Bên cạnh đó, các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm luận cứ khoa học, thực tiễn và tác giả đã đề xuất 03 nhóm giải pháp cụ thể để giúp cho Lãnh đạo UBND Phường 4 tham khảo thêm trong quá trình xây dựng Phường VMĐT nhằm đạt thực chất và hiệu quả.
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 01 1.1. Tên đề tài ........................................................................................................... 01 1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 01 1.3. Bối cảnh nghiên cứu.......................................................................................... 04 1.3.1. Đặc điểm của địa bàn Phường 4 Quận 10 ...................................................... 04 1.3.2. Những thuận lợi trong xây dựng Phường văn minh đô thị ............................ 05 1.3.3. Những khó khăn trong xây dựng Phường văn minh đô thị ............................ 05 1.3.4. Công tác xây dựng Phường văn minh đô thị từ năm 2006 đến 2016............. 05 1.4. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 06 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 07 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 07 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 07 1.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 08 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................... 08
  7. 1.8. Cấu trúc dự kiến của luận văn ........................................................................... 09 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 10 2.1. Các khái niệm, nghiên cứu trước đây ............................................................... 10 2.1.1. Dân chủ tham gia tại Việt Nam ...................................................................... 10 2.1.2. Sự tham gia của người dân ..............................................................................................11 2.1.3. Đóng góp từ đám đông và đóng góp từ công dân .......................................... 15 2.1.4. Chính phủ mở ................................................................................................. 16 2.1.5. Tư duy thiết kế ............................................................................................... 19 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ................................................. 20 Chƣơng 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 26 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 26 3.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 27 3.3. Thang đo............................................................................................................ 28 3.4. Chọn mẫu .......................................................................................................... 30 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 30 3.5.1. Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) .................. 30 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................ 31 3.5.3. Phân tích hệ số tương quan Pearson............................................................... 31 3.5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính .......................................................................... 32 3.5.5. Kiểm định sự khác biệt .................................................................................. 32 Chƣơng 4. KẾT QUẢ ............................................................................................ 34 4.1. Thống kê mô tả các biến quan sát định tính cá nhân ........................................ 34 4.2. Phân tích thang đo ............................................................................................. 36
  8. 4.2.1. Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) ........................................ 36 4.2.2. Phân tích nhân tố (EFA) ................................................................................. 40 4.3. Mô hình nghiên cứu tổng quát .......................................................................... 43 4.3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 43 4.3.2. Các giả thuyết ................................................................................................. 44 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu ......................................................................... 44 4.4.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson............................................................... 44 4.4.2. Phân tích hồi quy ............................................................................................ 45 4.4.3. Phân tích sự khác biệt T-Test và ANOVA .................................................... 49 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 57 Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 63 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 63 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................... 64 5.3. Khuyến nghị ...................................................................................................... 65 5.3.1. Khuyến nghị liên quan đến quản trị hợp tác .................................................. 65 5.3.2. Khuyến nghị liên quan đến ý tưởng công dân và sự đổi mới ........................ 68 5.3.3. Khuyến nghị liên quan đến dân chủ hợp tác .................................................. 70 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu kế tiếp ..................................... 71
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 ANOVA Analysis of variance 2 EFA Exploratory factor analysis 3 KMO Kaiser-Meyer-Olkin 4 Phường 4 Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh 5 Phường VMĐT Phường văn minh đô thị Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng 6 Phong trào “TDĐKXDĐSVH” đời sống văn hóa” 7 SPSS Statistical package for the social sciences 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 VIF
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diễn giải mô hình các mức độ tham gia của người dân .......................... 14 Bảng 3.1. Thang đo và mã hóa thang đo .................................................................. 28 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu. .......................................................... 34 Bảng 4.2. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố ý tưởng công dân và sự đổi mới ................................................................................................................. 36 Bảng 4.3. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố quản trị hợp tác ...... 37 Bảng 4.4. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố dân chủ hợp tác lần thứ nhất ..................................................................................................................... 38 Bảng 4.5. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố dân chủ hợp tác lần thứ hai sau khi loại biến DC1 ................................................................................... 39 Bảng 4.6. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố chính phủ mở ......... 39 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định KMO – Phân tích EFA các nhân tố độc lập .............. 40 Bảng 4.8. Phương sai trích các nhân tố – Phân tích EFA các nhân tố độc lập ........ 40 Bảng 4.9. Các nhân tố và trọng số nhân tố các biến quan sát – Phân tích EFA ...... 41 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO – Phân tích EFA nhân tố phụ thuộc .............. 42 Bảng 4.11. Phương sai trích nhân tố – Phân tích EFA nhân tố phụ thuộc............... 42 Bảng 4.12. Các nhân tố và trọng số nhân tố các biến quan sát – Phân tích EFA .... 43 Bảng 4.13. Kết quả phân tích mối tương quan về các nhân tố ................................ 44 Bảng 4.14. Phân tích hồi quy đánh giá về sự phù hợp của mô hình ........................ 45 Bảng 4.15. Phân tích hồi quy kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .................. 46 Bảng 4.16. Phân tích hồi quy kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và phương trình hồi quy ...................................................................................................................... 46 Bảng 4.17. Xác định sự khác biệt bằng T-Test theo giới tính ................................. 49
  11. Bảng 4.18. Xác định sự khác biệt bằng T-Test theo diện chính sách ...................... 50 Bảng 4.19. Kiểm định Levene giữa độ tuổi và chính phủ mở ................................. 51 Bảng 4.20. Kiểm định ANOVA giữa độ tuổi và chính phủ mở............................... 51 Bảng 4.21. Kiểm định Post Hoc giữa các nhóm tuổi và chính phủ mở ................... 52 Bảng 4.22. Thống kê mô tả cho từng nhóm độ tuổi ảnh hưởng khác biệt đến đánh giá hoạt động chính phủ mở ..................................................................................... 53 Bảng 4.23. Kiểm định Levene trình độ học vấn và chính phủ mở .......................... 53 Bảng 4.24. Kiểm định Welch trình độ học vấn và chính phủ mở ............................ 54 Bảng 4.25. Kiểm định Post Hoc giữa các nhóm trình độ học vấn và hoạt động chính phủ mở ...................................................................................................................... 54 Bảng 4.26. Thống kê mô tả cho từng nhóm trình độ học vấn ảnh hưởng khác biệt đến đánh giá chính phủ mở ...................................................................................... 56 Bảng 4.27. Kiểm định Levene nghề nghiệp và chính phủ mở ................................. 56 Bảng 4.28. Kiểm định ANOVA giữa nghề nghiệp và chính phủ mở ...................... 57 Bảng 4.29. Điểm trung bình của mức độ đồng ý đối với từng nhân tố .................... 61
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Các mức độ tham gia của người dân ........................................................ 13 Hình 2.2. Các mức độ tham gia của người dân ........................................................ 14 Hình 2.3. Mô hình công dân tham gia quản trị nhà nước ........................................ 22 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu tổng quát ................................................................. 43 Hình 4.2. Đồ thị tần số Histogram ........................................................................... 47 Hình 4.3. Đồ thị P – P Plot mô hình hồi quy ........................................................... 48 Hình 4.4. Đồ thị phân tán Scatter Plot ..................................................................... 48 Hình 4.5. Mô hình sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị .................................................................................. 58
  13. 1 Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Chương 1 nhằm mục đích giới thiệu bối cảnh vấn đề nghiên cứu. Chương này bao gồm các phần sau: (1) Tên đề tài, (2) Lý do chọn đề tài, (3) Bối cảnh nghiên cứu đề tài, (4) Mục tiêu nghiên cứu, (5) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (6) Phương pháp nghiên cứu, (7) Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, (8) Kết cấu luận văn. 1.1. Tên đề tài “Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2. Lý do chọn đề tài Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Nhà nước đã nhận thức về vai trò của văn hóa trong đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 05 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bắt đầu vào năm 1995, dựa trên nền tảng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, cho đến năm 2006 theo sự chỉ đạo của Trung ương phong trào chính thức mang tên là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (“TDĐKXDĐSVH”). Phong trào đã được triển khai sâu rộng từ trung ương đến cơ sở và giao cho ngành Văn hóa – Thông tin (nay là ngành Văn hóa – Thể thao – Du lịch) làm Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” ở địa phương. Trong 15 năm qua (từ năm 2000 đến 2015), phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn Thành phố đã không ngừng nâng cao chất lượng và lan tỏa đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn khác nhau; đã khơi dậy tiềm năng và sức mạnh của mỗi con người trong cộng đồng dân cư tạo thành sức mạnh, để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết các vấn đề dân sinh, dân chủ, góp phần đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Thành phố có chất lượng cuộc sống tốt hơn (Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” Thành phố Hồ Chí Minh, 2017).
  14. 2 Vì vậy, thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” tại địa bàn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó công tác xây dựng Phường văn minh đô thị (Phường VMĐT) là nội dung rất quan trọng của phong trào này tại cơ sở. Nếu như địa phương xây dựng thành công Phường VMĐT thì sẽ góp phần ổn định quốc phòng - an ninh, sự phát triển mọi mặt về đời sống kinh tế - văn hóa xã hội tại địa phương. Chính vì thế, chính quyền ở cơ sở đã và đang phấn đấu, nỗ lực để xây dựng thành công Phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Trên cơ sở đó, vào năm 2006, Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” Quận 10 chọn Phường 4 làm thí điểm trên địa bàn 15 Phường của Quận để xây dựng Phường văn hóa (tên gọi trước kia của Phường VMĐT). Phường 4 triển khai đề án và được công nhận đạt chuẩn Phường văn hóa vào năm 2008. Cho tới năm 2014, Phường bị mất danh hiệu và hiện nay Phường đang trong quá trình xây dựng lại Phường VMĐT giai đoạn 2015 – 2019. Do vậy, công tác xây dựng Phường VMĐT tại địa phương trong thời gian vừa qua còn nhiều hạn chế và chưa bền vững. Trải qua quá trình xây dựng Phường VMĐT, Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” Phường tự nhận xét và đánh giá là công tác tổ chức và triển khai các tiêu chuẩn xây dựng Phường VMĐT chưa hiệu quả, chưa thực chất, chưa được đại đa số người dân đồng tình hưởng ứng thực hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng Phường VMĐT do cơ quan Nhà nước ban hành; một số người dân cũng cho rằng các danh hiệu thi đua của Phường đạt được chưa xứng tầm đối với các tiêu chuẩn xây dựng Phường VMĐT đã đề ra; đặc biệt là vai trò tự quản, ý thức tự giác, tự nguyện của người dân tham gia thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng Phường VMĐT chưa được phát huy (Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” Phường 4 Quận 10, 2016). Những hạn chế ở trên đã cho thấy, mặc dù các tiêu chuẩn Phường VMĐT được Nhà nước xây dựng nhằm tạo ra những giá trị rất tốt đẹp cho cộng đồng nhưng việc triển khai, thực hiện có hiệu quả hay không trong thực tế thì lại là một chuyện khác. Việc thực hiện các tiêu chuẩn Phường VMĐT của những người tham gia tại cơ sở còn gặp nhiều khó khăn vì các tiêu chuẩn này không chỉ là những ý chí chủ
  15. 3 quan của Nhà nước mà chúng còn phải chịu tác động của các quá trình, các mối quan hệ tương tác giữa người dân và chính quyền. Mối tương tác giữa chính quyền và người dân được tăng cường bởi công nghệ thông tin, các giải trí, các cách thức của việc truyền đạt và hợp tác một cách chính xác. Vì vậy, Chính quyền cần quan tâm thật sự đến các nhu cầu và sở thích của người dân, cần đối xử với công dân như khách hàng, đó là một trong những yếu tố chính trong việc đổi mới các dịch vụ phục vụ công và được coi là một yếu tố cốt lõi của quá trình cải cách quản lý công (Brown, 2008). Đặc biệt, hiện nay thế giới đang trong thời đại công nghệ, người dân có khả năng truy cập để tìm hiểu thông tin về hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng và tiện lợi ở khắp mọi nơi. Do vậy, nếu các loại tổ chức khác nhau, kể cả các tổ chức của Chính phủ không muốn để mất sự tin tưởng, sự tự chủ và hiệu quả hoạt động thì các tổ chức phải làm việc với hiệu suất cao, đảm bảo sự minh bạch, sự hợp tác, có trách nhiệm giải trình và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, người dân. Các nền văn hoá tổ chức cũng được xây dựng bằng cách đàm phán, thảo luận, đối thoại, nhấn mạnh sự tham gia với các bên hữu quan liên quan đến các quyết định ảnh hưởng đến họ, cũng như tăng cường sự chia sẻ quyền lực và sự tương tác tự do giữa các nhóm, các cá nhân trong và ngoài tổ chức. Hay nói cách khác, khi thực tiễn đổi mới công nghệ thông tin, mạng xã hội điện tử internet được áp dụng cho hành chính công và ngay cả đến quá trình ra quyết định chính sách thì các cá nhân, mạng lưới công dân có thể hỗ trợ tốt hơn cho các tổ chức Nhà nước trong việc quản lý các nguồn lực và thậm chí giải quyết những thách thức về chính sách công bằng cách tham gia, đóng góp của công dân để có thể giải phóng các năng lực của công dân nhằm giải quyết các công việc vì lợi ích của cộng đồng (Hilgers, IHL, 2010). Thực tế cũng đã cho thấy, chính quyền đầu tư quá ít vào việc đổi mới và tái thiết lập các cơ quan nhà nước để thích ứng với sự thay đổi của của cuộc sống đầy sự đa dạng, hỗn loạn và nhộn nhịp của mạng xã hội. Nhà nước cần xây dựng những cải cách mới dành cho các cơ quan Nhà nước, để mọi người dân cùng tham gia quản lý
  16. 4 nhà nước. Mô hình đầy quyền lực, thiết thực và rõ ràng để chuyển giao quyền lực từ chính phủ sang dân chúng là mô hình “Chính Phủ Mở”. Mô hình này hiệu quả để mang những giá trị và những thói quen của sự minh bạch, sự tham gia và sự hợp tác và lan truyền để “mở cửa” chính quyền cùng làm việc với người dân. Mọi thứ bắt đầu nỗ lực thực hiện hướng về sự đổi mới chính phủ mở, hướng về phong trào chính phủ mở và hướng về cuộc cách mạng chính phủ mở (TED.com, 2012). Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương cũng như các lý thuyết, các bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước khác nhau về sự tham gia của công dân đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu cho mình là “Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh”. Qua đó, tôi muốn nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về sự tham gia của người dân (citizen participation) thông qua chính phủ mở (open government) bằng việc sử dụng công nghệ thông tin internet để có được tư duy thiết kế (design thinking) từ đóng góp của công dân (citizensourcing), đóng góp từ đám đông (crowdsourcing) trong xây dựng Phường VMĐT như thế nào, để từ đó tìm ra các biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường VMĐT tại Phường 4 Quận 10. 1.3. Bối cảnh nghiên cứu 1.3.1. Đặc điểm của địa bàn Phƣờng 4 Quận 10 Phường 4 với diện tích khoảng 163.000m2. Địa bàn được bao bọc bởi các tuyến đường Nguyễn Tri Phương, Vĩnh Viễn, Nguyễn Duy Dương, Ngô Gia Tự, Bà Hạt. Địa phận tiếp giáp với Phường 3, 5, 8, 9 Quận 10. Phường có 04 khu phố với 55 tổ dân phố. Từng khu phố được lưu thông bởi các hẻm nhỏ chằng chịt và chật hẹp. Toàn Phường có 2.407 với 12.350 nhân khẩu, đa số là nhân dân lao động và có hơn 30% dân số là người Hoa. Trên địa bàn, chỉ có 01 đơn vị của Quận trú đóng là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Phường có trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND), Nhà văn hóa, Trạm y tế, Công an, Phường đội, 03 Trường học từ mẫu giáo đến cấp 2 và Chợ Nhật
  17. 5 Tảo với hơn 300 hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ. Ngoài ra, trên địa phương còn có Văn phòng đại diện Kinh tế - Văn hoá Đài Bắc; Trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo (Medic); 06 cơ sở tín ngưỡng tôn giáo Phật là chùa Từ Nghiêm, Trấn Quốc, Hưng Long, Tân Hưng Long, Viên Quang và Bắc Sơn Tự nằm trên địa bàn. 1.3.2. Những thuận lợi trong xây dựng Phƣờng VMĐT Phường 4 là một trong những phường có hoạt động phong trào sôi nổi của Quận và hệ thống chính trị với nhiều tâm huyết, quyết tâm xây dựng Phường văn minh đô thị. Phường có khá đủ các thiết chế xã hội như chợ, trường học, cơ sở y tế để phục vụ nhân dân; tình hình dân cư tương đối ổn định, kinh tế phát triển khá tốt. Phường có 4/4 khu phố (100%) được công nhận là khu phố văn hoá nhiều năm liên tục; 08 cơ quan, đơn vị (UBND, Nhà văn hóa, Trạm y tế, Công an, Phường đội, Trường Hoàng Văn Thụ, Trường Trần Quang Cơ, Trường Mầm Non), tỷ lệ 100% đều được công nhận cơ quan, đơn vị văn hoá nhiều năm liền. 1.3.3. Những khó khăn trong xây dựng Phƣờng VMĐT Đa số dân cư của Phường là dân lao động, đời sống còn nhiều khó khăn phải buôn gánh bán bưng để mưu sinh nên khó giải quyết dứt điểm tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường, vệ sinh môi trường; còn nhiều người dân chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng Phường VMĐT (như người ở nhà thuê, người thuê nơi làm ăn, kinh doanh buôn bán …). Địa bàn của Phường phần lớn là các hẻm nhỏ, chật hẹp nên rất khó khăn thực hiện chỉnh trang đô thị, nâng cấp mở rộng hẻm; tình hình an ninh trật tự tuy được đảm bảo ổn định nhưng thiếu bền vững, vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về tệ nạn xã hội. 1.3.4. Công tác xây dựng Phƣờng VMĐT từ năm 2006 đến năm 2016 Qua 10 năm thực hiện xây dựng Phường VMĐT đã đem lại những thành quả đáng kể, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là các hoạt động chăm lo an sinh xã hội cho các gia đình chính sách, hộ
  18. 6 nghèo đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ổn định quốc phòng, an ninh trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, công tác xây dựng Phường VMĐT chưa bền vững, còn biểu hiện chạy theo thành tích, việc bình xét các danh hiệu thi đua ở cơ sở và khu dân cư chưa thực chất, còn hình thức; công tác động viên, khen thưởng chưa kịp thời, chưa tạo nên động lực thi đua mạnh mẽ trong nhân dân; công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng phong trào tại cơ sở chưa đồng bộ, phù hợp với tình hình địa phương; vẫn còn các vấn đề phát sinh về tệ nạn xã hội, ảnh hưởng vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; nhiều người dân và có cả cán bộ, đảng viên chưa ý thức, tự nguyện thực hiện tham gia các phong trào cách mạng; công tác tổng kết đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp tiếp theo trong phong trào hàng năm chưa được xem trọng, thiếu tính thuyết phục, chưa có giải pháp mang tính đột phá. Để giải thích cho những hạn chế, tồn tại trên thì có một nguyên nhân lớn, bao trùm, chiếm phần rất quan trọng, chính là vì chính quyền địa phương chưa tổ chức tốt các hoạt động thu hút đa số nhân dân cùng quan tâm, tham gia, đóng góp, tương tác đối với các hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, hay nói cách khác là chính quyền chưa chú trọng đến sự tham gia của công dân một cách thỏa đáng. 1.4. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thực trạng sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường VMĐT tại Phường 4 qua phân tích việc thực hiện chính phủ mở và các nhân tố tác động đến chính phủ mở tại địa phương. Để từ đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng sự tham gia của người dân từ sự tương tác giữa chính quyền với người dân thông qua thực hiện chính phủ mở trong thực hiện xây dựng Phường VMĐT tại Phường 4. Đề tài nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường VMĐT tại Phường 4.
  19. 7 Mục tiêu 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường VMĐT. Mục tiêu 3: Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng sự tương tác của chính quyền với người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường VMĐT tại Phường 4. 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Phường 4. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu 1.5.2.1. Phạm vi không gian Đề tài này được tổ chức nghiên cứu tại địa bàn Phường 4; hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” Phường; 04 Ban vận động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” khu phố; 55 Ban điều hành tổ dân phố; 2.047 hộ gia đình và 12.350 người dân. 1.5.2.2. Phạm vi thời gian Dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu từ nguồn là các văn kiện, pháp lệnh, chỉ thị, thông tư, đề án, nghị quyết, quyết định, báo cáo, kế hoạch … của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Quận ủy Quận 10, Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 10, UBND Quận 10, UBND Phường 4 để mô tả thực trạng công tác triển khai, thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” và xây dựng Phường VMĐT tính đến năm 2017. Dữ liệu sơ cấp được tổ chức thu thập thông tin từ quá trình khảo sát thực tế đối với những người dân có sự hiểu biết về tình hình địa phương, biết sử dụng internet để thực hiện phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chính phủ
  20. 8 mở nhằm thu hút sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường VMĐT tại Phường 4, thời gian thực hiện từ ngày 20/9/2017 đến ngày 15/10/2017. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 02 bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện thông qua phương pháp định tính trên cơ sở là các tài liệu và các nghiên cứu trước đây về sự tham gia của người dân, tư duy thiết kế, đóng góp từ công dân, đóng góp từ đám đông và các nhân tố tác động đến chính phủ mở; đồng thời thực hiện lấy ý kiến tư vấn của 04 chuyên gia và giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước để điều chỉnh thang đo (xem Phụ lục 1.1) sử dụng cho nghiên cứu chính thức. (2) Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng thông bảng câu hỏi điều tra. Phiếu điều tra được phát đến 550 người dân có trình độ để truy cập mạng internet, đã từng sử dụng trang thông tin điện tử của Phường và am hiểu tình hình của địa phương Phường 4. Các dữ liệu, thông số được tiến hành kiểm tra, thống kê, phân tích, đánh giá bằng phần mềm SPSS-20. 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn góp phần khẳng định, minh chứng thêm thực nghiệm về mối quan hệ giữa các nhân tố liên quan đến sự tham gia của người dân như là ý tưởng công dân và sự đổi mới (citizen ideation and innovation), quản trị hợp tác (collaborative administration), dân chủ hợp tác (collaborative democracy) đã tác động tích cực đối với chính phủ mở nhằm thu hút, tạo điều kiện cho người dân đóng góp, thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước. Các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm luận cứ khoa học, qua đó có thể giúp ích cho Lãnh đạo UBND Phường 4 tham khảo thêm trong quá trình xây dựng Phường VMĐT tại cơ sở được thực chất, hiệu quả hơn, từ đó góp phần mang lại các giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2