intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cung tiền, chi tiêu chính phủ, thuế và nợ công tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của cung tiền, chi tiêu chính phủ, thuế và nợ công tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN, từ đó đề xuất ra các kiến nghị phù hợp với thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cung tiền, chi tiêu chính phủ, thuế và nợ công tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- TRẦN THẮNG TÁC ĐỘNG CỦA CUNG TIỀN, CHI TIÊU CHÍNH PHỦ, THUẾ VÀ NỢ CÔNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- TRẦN THẮNG TÁC ĐỘNG CỦA CUNG TIỀN, CHI TIÊU CHÍNH PHỦ, THUẾ VÀ NỢ CÔNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC HÙNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn cao học này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Nguồn số liệu nghiên cứu các quốc gia ASEAN từ năm 1998 đến năm 2014 được lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu ở ADB, IMF, World Bank. Đồng thời, luận văn chưa được công bố trong bất kỳ bài nghiên cứu nào. Các thông tin, số liệu bài viết, kỹ thuật xử lý mô hình là hoàn toàn đáng tin cậy và trung thực. Tp.HCM, ngày tháng năm Tác giả Trần Thắng
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 4 1.1 Cơ sở lý thuyết về cung tiền ........................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm cung tiền ................................................................................. 4 1.1.2 Công cụ kiểm soát cung tiền..................................................................... 6 1.1.3 Các kênh truyền dẫn của cung tiền ........................................................... 7 1.1.4 Tác động của cung tiền lên tăng trưởng kinh tế ...................................... 10 1.2 Chi tiêu chính phủ ........................................................................................ 11 1.2.1 Khái niệm chi tiêu chính phủ .................................................................. 11 1.2.2 Chi tiêu chính phủ tác động lên tăng trưởng kinh tế................................ 13 1.3 Cơ sở lý thuyết về thuế ................................................................................. 16 1.3.1 Khái niệm thuế ....................................................................................... 16 1.3.2 Thuế tác động lên tăng trưởng kinh tế .................................................... 18 1.4 Nợ công........................................................................................................ 20 1.4.1 Khái niệm nợ công ................................................................................. 20 1.4.2 Nợ công tác động lên tăng trưởng kinh tế ............................................... 21 1.5 Một số nghiên cứu về tác động của cung tiền, chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế ..................................................................................................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 29 2.1 Đo lường các biến ........................................................................................ 29
  5. 2.2 Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 30 2.3 Kiểm định hồi quy ........................................................................................ 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35 3.1 Kiểm định trị riêng nghiệm đơn vị bảng ....................................................... 35 3.2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ............................................... 36 3.3 Kiểm định tính đồng liên kết ........................................................................ 37 3.4 Kết quả hồi quy ............................................................................................ 38 3.4.1 Mô hình fixed effects ............................................................................. 38 3.4.2 Mô hình random effects ......................................................................... 38 3.5 Kiểm định Hausman ..................................................................................... 39 3.6 Các kiểm định phần dư trong mô hình REM................................................. 40 3.6.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................... 40 3.6.2 Kiểm định tự tương quan........................................................................ 41 3.6.3 Kiểm định sự tồn tại của đa cộng tuyến .................................................. 41 3.7 Mô hình hoàn chỉnh...................................................................................... 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 46 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 47 4.1 Kết luận ........................................................................................................ 47 4.2 Khuyến nghị ................................................................................................. 48 4.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 51 KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................... 52 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng phát triển châu Á CSTK: Chính sách tài khóa CSTT: Chính sách tiền tệ ECM: Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model) FEM: Mô hình tác động cố định GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) NHTW: Ngân hàng trung ương NSNN: Ngân sách nhà nước OLS: Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square) REM: Mô hình tác động ngẫu nhiên VAR: Mô hình tự hồi quy vecto (Vector Auto Regression) WB: Ngân hàng thế giới (World Bank)
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê mô tả các biến dữ liệu Bảng 3.1: Kiểm định nghiệm đơn vị bảng Dickey-Fuller Bảng 3.2: Kết quả hồi quy chạy bằng phương pháp Pooled_OLS Bảng 3.3: Kết quả của mô hình fixed effects Bảng 3.4: Kết quả của mô hình random effects Bảng 3.5: Kết quả của kiểm định Hausman DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi đối với mô hình REM Hình 3.2: Kết quả kiểm định tự tương quan đối với mô hình REM Hình 3.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Một số nhà nghiên cứu đề cao tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế. Một số nhà nghiên cứu khác lại quan tâm hơn tới tác động của chính sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó những nhà nghiên cứu khác cho rằng sự kết hợp hỗn hợp giữa hai loại chính sách này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Trong các nghiên cứu trước đây, vấn đề so sánh tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế đã được thảo luận. Nhưng có rất ít nghiên cứu dữ liệu bảng về đề tài này trong trường hợp các nước Đông Nam Á. Kinh tế các nước Đông Nam Á đã trải qua thử thách khốc liệt bởi khủng hoảng tài chính châu Á giai đoạn 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn năm 2007 - 2009 và giai đoạn đình đốn sau khủng hoảng năm 2010 - nay. Cung tiền là một biến quan trọng đại diện cho CSTT, trong khi đó chi tiêu chính phủ, thuế, nợ công đại diện cho CSTK. Từ đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu về sự tác động của các biến này đến tăng trưởng kinh tế. Vậy cung tiền, chi tiêu chính phủ, thuế, nợ công tác động như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia khu vực ASEAN? Tài trợ nguồn thu ngân sách bằng thuế hay vay nợ sẽ tác động tốt hơn đến tăng trưởng kinh tế? Bài nghiên cứu này cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này tại các quốc gia Đông Nam Á. Từ đó đưa ra gợi ý hỗ trợ chính phủ trong việc vận dụng CSTT và CSTK để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: ‘‘Tác động của cung tiền, chi tiêu chính phủ, thuế và nợ công tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN’’ để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
  9. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tác động của cung tiền, chi tiêu chính phủ, thuế và nợ công tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN, từ đó đề xuất ra các kiến nghị phù hợp với thực tế. 3. Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu - Đối tượng nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế, cung tiền, chi tiêu chính phủ, thuế và nợ công của các quốc gia ASEAN. - Phạm vi thu thập dữ liệu: - Không gian: 7 nước Đông Nam Á (Cambodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippin, Thái Lan, Việt Nam). Đề tài chọn nghiên cứu 7 quốc gia Đông Nam Á vì các nước này có dữ liệu thống kê khá đầy đủ, thuận tiện cho việc nghiên cứu. - Thời gian: 1998- 2014 - Nguồn số liệu được sử dụng: Dữ liệu hàng năm các chỉ số GDP, chi tiêu chính phủ, thuế cung tiền, độ mở thương mại được lấy từ ấn phẩm Những chỉ số quan trọng ở các nước Châu Á, Thái Bình Dương (Key Indicators for Asia and the Pacific) của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Cơ sở dữ liệu kinh tế thế giới (World Economic Outlook Database) của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), World Development Indicators của World Bank. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá tác động của các công cụ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế, tác giả sử dụng phương pháp định lượng với 2 kỹ thuật: - Fixed effect - Random effect Ngoài ra đề tài sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn kỹ thuật phù hợp.
  10. 3 5. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
  11. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý thuyết về cung tiền 1.1.1 Khái niệm cung tiền Cung ứng tiền tệ (hay cung tiền, mức cung tiền) là một khái niệm kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản …, của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng). Tiền cơ sở là thuật ngữ kinh tế chỉ loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất trong các thành phần của cung tiền. Tiền cơ sở bao gồm tiền mặt trong lưu thông do các cá nhân (hộ gia đình và doanh nghiệp không phải ngân hàng nắm giữ) và dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương. Mọi sự thay đổi của lượng tiền cơ sở đều là tác nhân quan trọng gây ra thay đổi trong tổng lượng cung tiền. Lượng cung tiền (M) bằng lượng tiền cơ sở (MB) nhân với số nhân tiền tệ (m). M = m × MB Trong trường hợp số nhân tiền tệ không đổi, thay đổi của tổng lượng cung tiền phụ thuộc vào thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Khi số nhân tiền tệ bằng 1, mức thay đổi lượng cung tiền đúng bằng mức thay đổi lượng tiền cơ sở. Những nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông: Mô hình đơn giản để mô tả sự thay đổi của tiền cơ sở xuất phát từ khái niệm về tiền cơ sở với đẳng thức: MB = C + R Trong đó C là lượng tiền mặt trong lưu thông và R là dự trữ bắt buộc. Những nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông hoặc/và thay đổi dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương đều có thể làm thay đổi lượng tiền cơ sở. Vì mức dự trữ bắt buộc bằng lượng tiền gửi trong các ngân hàng thương mại nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nên ta có đẳng thức: MB = C+ D x r
  12. 5 Trong đó D là lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại, còn r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương kiểm soát. Giả sử các nhân tố còn lại không đổi, mỗi thay đổi của một trong ba nhân tố trên đều làm lượng tiền cơ sở thay đổi cùng chiều. Vì vậy, để tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng trung ương có thể: Tăng lượng tiền mặt trong lưu thông, chẳng hạn bằng nghiệp vụ thị trường mở mua vào (ngân hàng trung ương mua công trái vào để bơm tiền mặt ra lưu thông), hay đơn giản là in thêm tiền giấy, đúc thêm tiền kim loại và đưa vào lưu thông. Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Can thiệp để điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại bằng cách như điều chỉnh lãi suất chiết khấu. Cung tiền chính là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội trong thời kỳ nhất định. Với các công cụ trong tay, Ngân hàng Nhà nước có thể chủ động tạo ra sự thay đổi trong cung tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động đến các biến số vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chính sách tiền tệ có thể được chia thành hai loại: CSTT mở rộng: Cung tiền tăng lên làm giảm mặt bằng lãi suất xuống (giả sử cầu tiền không đổi). Lãi suất giảm sẽ làm tăng nhu cầu chi tiêu (C), nhu cầu đầu tư (I) và kể cả xuất khẩu ròng (NX) của nền kinh tế. C, I, NX tăng sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế. Đường tổng cầu AD dịch sang bên phải làm tăng GDP thực và mức giá chung. CSTT thắt chặt: Cung tiền giảm làm lãi suất cân bằng tăng lên. Lãi suất tăng làm giảm chi tiêu dùng (C), đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX) của nền kinh tế. C, I, NX
  13. 6 giảm làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Tổng cầu giảm làm giảm GDP thực và mức giá chung. Trong phạm vi nghiên cứu này, khi xem xét cung tiền tác giả chỉ đề cập đến cung tiền M2 tác động đến GDP. Cung tiền M2 bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng, tiền ngân hàng và những khoản gửi có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt mà hầu như không bị mất mát. Nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khác cũng sử dụng M2 để nghiên cứu CSTT. 1.1.2 Công cụ kiểm soát cung tiền Về cơ bản, CSTT tác động đến hai biến số kinh tế chính là mức cung tiền và lãi suất. Để kiểm soát mức cung tiền và do đó điều chỉnh được lãi suất trong nền kinh tế, Ngân hàng nhà nước có thể sử dụng ba công cụ chính là: hoạt động trên thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu. Hoạt động trên thị trường mở: là hoạt động mua bán các chứng khoán của chính phủ do NHTW tiến hành, nhằm làm thay đổi lượng tiền mạnh, tạo ra một sự thay đổi trong lượng cung tiền lớn hơn, thông qua số nhân của tiền. Bằng cách mua một số chứng khoán nhất định bằng tiền của NHTW, tiền được đưa thêm vào lưu thông, đồng thời làm tăng số tài sản và số nợ của NHTW, do đó làm tăng lượng tiền mạnh. Bằng cách bán các trái phiếu, NHTW làm giảm số tài sản và số nợ của mình, do đó làm giảm lượng tiền mạnh. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ dự trữ tối thiểu trên tổng số tiền gửi mà NHTW buộc các tổ chức có nhận tiền gửi phải giữ lại như là một khoản dự trữ. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản chuyên dùng ở ngân hàng trung ương và để tại quỹ của mình, với mục đích góp phần bảo đảm khả năng thanh toán của Ngân Hàng Thương Mại và dùng làm phương tiện kiểm soát khối lượng tín dụng của ngân hàng này.
  14. 7 Số nhân tiền tệ quyết định độ lớn của mức cung tiền, mà số nhân này lại tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ. Vì vậy, việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHTW sẽ làm thay đổi số nhân tiền tệ, do đó làm thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế. Khi NHTW điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm giảm số nhân tiền tệ và do đó làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế. Lãi suất chiết khấu: là mức lãi suất mà ngân hàng trung gian phải trả khi vay tiền của ngân hàng trung ương. Lãi suất chiết khấu tác động đến mức cung tiền thông qua sự thay đổi của lượng tiền mạnh và cả số nhân tiền. Việc NHTW quy định một mức lãi suất chiết khấu cao hơn, có thể làm cho các ngân hàng trung gian nhanh chóng trả lại các khoản vay trước đây. Nghĩa là một lượng tiền mạnh bị rút ra khỏi lưu thông, làm cho cung tiền giảm. Với một mức lãi suất chiết khấu thấp hơn có thể làm tăng mức cung tiền do tác động từ việc tăng lượng tiền mạnh và tăng số nhân của tiền. Tóm lại, các ngân hàng trung gian quyết định vay bao nhiêu từ NHTW và dự trữ tùy ý cao hay thấp, phụ thuộc vào kết quả so sánh lãi suất chiết khấu với lãi suất mà nó có thể nhận được khi cho vay hay đầu tư số tiền đó. Công cụ này có ưu điểm là nó trực tiếp tác động ngay đến dự trữ của ngân hàng trung gian và buộc các ngân hàng này phải gia tăng tín dụng hoặc giảm tín dụng đối với nền kinh tế. 1.1.3 Các kênh truyền dẫn của cung tiền 1.1.3.1 Kênh lãi suất
  15. 8 Kênh lãi suất được Keynes miêu tả như sau: khi cung tiền mở rộng, làm lãi suất thực giảm, giảm giá cả vốn vay, kéo theo nhu cầu đầu tư tăng, dẫn đến tăng cầu và tăng sản lượng. M ↑ → i↓ → I↑ → Y↑ 1.1.3.2 Kênh tài sản  Tỷ giá hối đoái  Tỷ giá hối đoái tác động xuất khẩu thuần: Cung tiền mở rộng dẫn đến lãi suất đồng nội tệ giảm, kéo theo giá trị đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái gia tăng, xuất khẩu ròng tăng làm gia tăng sản lượng. M ↑→ E↑ → NX↑ → Y↑  Tỷ giá hối đoái tác động lên bảng cân đối tài sản: Sự biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua bảng cân đối của các công ty tài chính và phi tài chính khi có một số khoản nợ bằng ngoại tệ. Với những khoản nợ bằng ngoại tệ, cung tiền mở rộng làm giảm giá trị đồng nội tệ, làm tăng gánh nặng nợ, kéo theo giá trị thuần tài sản giảm, dẫn đến vay mượn giảm, giảm đầu tư, giảm sản lượng. M ↑→ NW↓→ L↓→ I↓→ Y↓  Giá cả chứng khoán:  Tác động đến đầu tư: Cung tiền mở rộng làm hạ lãi suất thị trường, khi đó trái phiếu ít hấp dẫn hơn cổ phiếu. Do đó nhu cầu và giá cả cổ phiếu tăng cao. Giá cả cổ phiếu càng cao (Ps↑) khiến cho mỗi cổ phiếu phát hành huy động được càng nhiều vốn hơn (q↑), dẫn đến chi phí thay vốn giảm (c↓), kích thích đầu tư (I↑), làm cho tổng cầu tăng (Y↑). M ↑→ Ps↑→ q↑→ c↓→ I↑→ Y↑
  16. 9  Tác động đến bảng cân đối của công ty: Tín dụng và giá cả chứng khoán tác động đến bảng cân đối của công ty. Cung tiền mở rộng dẫn đến gia tăng giá cả chứng khoán (Ps↑), làm cho giá trị thuần công ty tăng lên (NW↑), dẫn đến nâng cao khả năng thế chấp trong vay nợ của công ty. Vay nợ tăng lên (L↑), chi đầu tư tăng (I↑), làm tăng tổng cầu (Y↑). M ↑→ Ps↑→ NW↑→ L↑→ I↑→ Y↑  Tác động lên mức giàu có của các hộ gia đình: Cung tiền mở rộng làm gia tăng giá cả chứng khoán (Ps↑), tăng sự giàu có của các hộ gia đình (W↑), dẫn đến tổng tiêu dùng tăng (C↑), tổng cầu tăng (Y↑). M ↑→ Ps↑→ W↑→ C↑→ Y↑  Giá cả bất động sản  Tác động đến chi tiêu nhà ở: Cung tiền mở rộng làm giảm lãi suất, giảm chi phí tài trợ nhà ở, làm gia tăng giá cả nhà ở (Ph↑). Sự gia tăng giá cả nhà ở làm tăng lợi nhuận của các công ty xây dựng nhà, chi tiêu nhà ở gia tăng (H↑), dẫn đến tổng cầu tăng (Y↑). M ↑→ Ph↑→ H↑→ Y↑  Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: Cung tiền mở rộng làm gia tăng giá nhà ở (Ph↑), gia tăng mức giàu có của các hộ gia đình (W↑), kéo theo tăng chi tiêu dùng (C↑) và tổng cầu xã hội. M ↑→ Ph↑→ W↑→ C↑→ Y↑  Tác động đến bảng cân đối tài sản ngân hàng: Cung tiền mở rộng làm gia tăng giá bất động sản (Ph↑), gia tăng giá trị tài sản thế chấp và vốn ngân hàng (NWb ↑), dẫn đến đầu tư tăng (I↑) và sản lượng tăng lên (Y↑). M ↑→ Ph↑→ NWb↑→ I↑→ Y↑
  17. 10 1.1.4 Tác động của cung tiền lên tăng trưởng kinh tế Học thuyết số lượng tiền tệ được trình bày bởi Fisher trong cuốn sách The Purchasing Power of Money xuất bản năm 1911, xem xét GDP ở góc độ chi tiêu. Phương trình Fisher có dạng: M.V = P.Y P là mức giá chung của nền kinh tế, Y là GDP thực tế của nền kinh tế, M là cung tiền, V là tốc độ vòng quay tiền mặt. PY là GDP danh nghĩa. Vòng quay của tiền được hiểu là số lần trung bình một đồng được trao tay để chi trả cho các hàng hóa và dịch vụ. V được giả thiết rằng cố định. Theo phương trình của Fisher ta có thể thấy khi V cố định, tăng cung tiền sẽ làm tăng GDP danh nghĩa. Trong học thuyết của Keynes (1930) đánh giá cao vai trò của công cụ chính sách tiền tệ và lãi suất. Ông cho rằng khi ngân hàng trung ương thay đổi mức cung tiền và tỷ lệ lãi suất sẽ tác động đến đầu tư cũng như việc nắm giữ tiền mặt của các thành phần trong nền kinh tế, khi tăng cung tiền sẽ tạo ra sự gia tăng chi tiêu, tăng việc làm và tăng trưởng kinh tế. Stockman (1981) cho rằng việc tăng tỷ lệ cung tiền tệ làm giảm sự hình thành vốn trong thời gian dài, tức là lạm phát tăng cao sẽ làm cho tăng trưởng giảm cùng với việc giảm nắm giữ tiền. Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa các tư tưởng trên vào thực nghiệm để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, cụ thể có thể kể đến: Ogunmuyiwa và Ekone (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cung tiền và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria, dữ liệu được lấy từ năm 1980 đến năm 2006. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS, VAR và kiểm định nhân quả Granger từ đó tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tổng cung tiền và sự tăng trưởng kinh tế. Tuy
  18. 11 nhiên, nghiên cứu lại thấy rằng việc thu hẹp hay mở rộng cung tiền không gây phản ứng đáng kể đến tăng trưởng GDP. Trong đề tài này cũng kỳ vọng mối quan hệ dương giữa cung tiền đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN. Vì vậy, giả thuyết đặt ra đối với biến cung tiền là: H1: Cung tiền M2 tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế. 1.2 Chi tiêu chính phủ 1.2.1 Khái niệm chi tiêu chính phủ Chi tiêu chính phủ (hay còn gọi là chi ngân sách nhà nước) là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa vào các mục đích sử dụng. Về thực chất, chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Cho nên việc chi NSNN có những đặc điểm sau: Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn liền với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao. Thứ ba, các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát mang tính không hoàn trả trực tiếp.
  19. 12 Thứ tư, chi NSNN thường liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm mới, thu nhập, lạm phát… Tùy thuộc vào các mục tiêu khác nhau mà chi ngân sách có nhiều cách phân loại. Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân Phân loại theo nội dung kinh tế Phân loại theo tổ chức hành chính Theo nội dung kinh tế, chi ngân sách được chia thành chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác. Chi thường xuyên là khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới một năm. Nhìn chung đây là khoản chi chủ yếu phục vụ chức năng quản lý nhà nước và điều hành xã hội một cách thường xuyên của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… Chi đầu tư phát triển là những khoản có thời hạn tác động lâu dài, thường trên một năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo được nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước. Chi đầu tư phát triển bao gồm: chi đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, chi hỗ trợ tài chính, chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước, các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Các khoản chi khác: bao gồm những khoản chi còn lại không được xếp vào hai nhóm chi kể trên, bao gồm: chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay, chi viện trợ, chi cho vay, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi bổ sung cho ngân sách nhà nước cấp dưới, chi chuyển nguồn cho ngân sách cấp năm trước cho ngân sách cấp năm sau.
  20. 13 1.2.2 Chi tiêu chính phủ tác động lên tăng trưởng kinh tế Trong nền kinh tế mở, Keynes phân tích tổng cầu thành các yếu tố như sau: AD= C + I + G+ X – M AD: Tổng cầu C: Chi tiêu dùng của các hộ gia đình I: Đầu tư tư nhân G: Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của Chính Phủ X: Xuất khẩu M: Nhập khẩu Chính phủ có thể thay đổi tổng cầu bằng CSTK mở rộng hay thắt chặt. CSTK mở rộng làm tăng tổng cầu theo hai kênh. Thứ nhất, nếu Chính phủ tăng chi tiêu mà không thay đổi chính sách thuế, sẽ làm tăng tổng cầu trực tiếp. Thứ hai, nếu Chính phủ giảm thuế, hoặc tăng trợ cấp sẽ làm tăng thu nhập khả dụng của công chúng, do đó họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. Điều này làm cho tổng cầu gia tăng. Barro (1990) đã xem xét vai trò của chi tiêu chính phủ và thuế đối với tăng trưởng kinh tế dựa trên các hành vi tối đa hoá lợi ích của các tác nhân trong nền kinh tế. Tác giả đã đưa khu vực chính phủ vào mô hình tăng trưởng tân cổ điển chuẩn để nghiên cứu mối quan hệ giữa các lựa chọn chính sách của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Ý tưởng chính của mô hình Barro (1990) có thể tóm tắt như sau: Barro (1990) giả định chi tiêu chính phủ đối với hàng hoá và dịch vụ công cộng,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2