intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tính ổn định của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này đặt ra ba mục tiêu: tỷ giá hối đoái ổn định, tự do hóa thị trường vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Mỗi quốc gia khi điều hành chính sách vĩ mô luôn phải đánh đổi các mục tiêu này. Bộ ba bất khả thi cho chúng ta thấy rằng, các quốc gia cần phải lựa chọn, tuy nhiên các bằng chứng lịch sử trong thời gian vừa qua cho thấy không có sự lựa chọn nào là cuối cùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tính ổn định của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

  1.   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- LƯU THỊ THANH TUYỀN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04 NĂM 2013  
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- LƯU THỊ THANH TUYỀN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04 NĂM 2013
  3. TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04 NĂM 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp.HCM, ngày 25 tháng 04 năm 2013 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. Họ và tên học viên: LƯU THỊ THANH TUYỀN Cao học khóa 19 2. Mã ngành: 60340201 3. Đề tài nghiên cứu: Tính ổn định của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam 4. Họ và tên người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO 5. Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội dung (đóng góp) của đề tài nghiên cứu, thái độ làm việc của học viên). ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 6. Kết luận: ................................................................................................................... 7. Điểm đánh giá: (…..điểm/10 điểm).
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Tính ổn định của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn gốc tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình hay bài báo nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 Tháng 04 Năm 2013 Học viên thực hiện Lưu Thị Thanh Tuyền
  5. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn khoa học, TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo về những ý kiến đóng góp chân thành, những chỉ dẫn tận tình có giá trị khoa học giúp tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu, góp ý, hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 Tháng 04 Năm 2013 Học viên Lưu Thị Thanh Tuyền
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT − GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) − IR: Dự trữ ngoại hối − KAOPEN: Độ mở thị trường tài chính − L-MF: Lane và Milesi-Ferretti − NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. − NON-EMG DA: Các nước phát triển nhưng không phải là mới nổi ở Châu Á
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Mức độ ổn định tỷ giá hối đoái của Việt Nam Si,t giai đoạn 2001-2011 Bảng 4.2: Mức độ hội nhập tài chính của Việt Nam Fi,t giai đoạn 2001-2011 Bảng 4.3: Mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam Mi,t giai đoạn 2001-2011 Bảng 4.4: Giá trị chuẩn vector điều chỉnh (ni,t) theo phương pháp đo lường mới tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Bảng 4.5: Giá trị chuẩn vector điều chỉnh (n’i,t) theo phương pháp Shambaugh (2004) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định: giá trị trung bình chuẩn vector của các hình mẫu Bảng 4.7: Kết quả xác định hình mẫu chính sách vĩ mô của Việt Nam Bảng 4.8: Chỉ số bộ ba bất khả thi và tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy sự ổn định của chính sách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tam giác bộ ba bất khả thi Hình 4.1: Mức độ ổn định tỷ giá của Việt Nam và nhóm các nước đang phát triển nhưng không phải là mới nổi ở Châu Á (NON-EMG DA). Hình 4.2: Biên độ dao động (%) tỷ giá VND/USD Hình 4.3: Mức độ hội nhập tài chính của Việt Nam và nhóm các nước đang phát triển nhưng không phải là mới nổi ở Châu Á (NON-EMG DA). Hình 4.4: Mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam và nhóm các nước đang phát triển nhưng không phải là mới nổi ở Châu Á (NON-EMG DA). Hình 4.5: Lãi suất của Mỹ và Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Hình 4.6: Chỉ số bộ ba bất khả thi tại nhóm các quốc gia đang phát triển nhưng không mới nổi ở châu Á (NON-EMG DA) Hình 4.7: Bộ ba bất khả thi Việt Nam theo phương pháp đo lường của Chinn-Ito Hình 4.8: Bộ ba bất khả thi Việt Nam theo phương pháp đo lường mới Hình 4.9: Sự thay đổi của chính sách điều hành bộ ba bất khả thi tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011 Hình 4.10: Chuẩn vector tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011 Hình 4.11: Chuẩn vector tại các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương Hình 4.12: Số lượng quốc gia thuộc các loại hình mẫu Hình 4.13: Giá trị chuẩn vector của các loại hình mẫu
  9. Hình 4.14: Kết quả phân loại hình mẫu chính sách vĩ mô của các quốc gia theo đánh giá của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011) Hình 4.15: Dự trữ ngoại hối của các quốc gia đang phát triển nhưng không mới nổi châu Á (NON-EMG DA) trong giai đoạn 2001-2011 Hình 4.16: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với GDP của nhóm các quốc gia đang phát triển nhưng không mới nổi châu Á (NON-EMG DA) trong giai đoạn 2001-2011 Hình 4.17: Mô hình kim cương của các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á
  10. MỤC LỤC Tóm tắt ------------------------------------------------------------------------------------------------01 Lời giới thiệu -----------------------------------------------------------------------------------------02 1. Mục tiêu nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------------04 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây -------------------------------------------------------------06 2.1 Các nghiên cứu về sự phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi ------------------------------06 2.2 Các nghiên cứu về phương pháp đo lường chỉ số bộ ba bất khả thi ---------------------09 2.3 Các nghiên cứu về chính sách điều hành bộ ba bất khả thi -------------------------------12 2.4 Các nghiên cứu về dự trữ ngoại hối ----------------------------------------------------------14 3. Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------------17 3.1 Độ ổn định của tỷ giá ---------------------------------------------------------------------------18 3.2 Độ mở thị trường tài chính --------------------------------------------------------------------20 3.3 Mức độc lập trong chính sách tiền tệ --------------------------------------------------------21 3.4 Đo lường tính ổn định của chính sách kinh tế vĩ mô ---------------------------------------22 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu -------------------------------------------------------------------26 4.1 Đo lường các chỉ số trong bộ ba bất khả thi tại Việt Nam ---------------------------------26 4.1.1 Độ ổn định của tỷ giá hối đoái (Si,t) -----------------------------------------------26 4.1.2 Tự do hóa của thị trường tài chính (Fi,t) ------------------------------------------29 4.1.3 Mức độ độc lập trong chính sách tiền tệ (Mi,t) ----------------------------------30 4.1.4 Bộ ba bất khả thi tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011 --------------------------33 4.2 Đo lường tính ổn định của chính sách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam -----------------------36 4.3 Xác định hình mẫu chính sách vĩ mô của Việt Nam ---------------------------------------40 4.4 Tác động của dự trữ ngoại hối đến chính sách điều hành bộ ba bất khả thi tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011 --------------------------------------------------------------------47 5. Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------------------52 Tài liệu tham khảo ----------------------------------------------------------------------------------------53
  11. 1 TÓM TẮT Có nhiều phương pháp để đo lường các chỉ số bộ ba bất khả thi và cách đo lường của Aizenman, Chinn và Ito (2008) là phổ biến nhất. Tuy nhiên phương pháp này cũng còn có sự hạn chế khi đo lường đối với một số quốc gia. Đề tài này đã sử dụng phương pháp mới để đo lường lại các chỉ số trong bộ ba bất khả thi, xem xét tính ổn định cũng như hình mẫu chính sách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011. Kết quả đo lường bằng phương pháp mới của các chỉ số trong bộ ba bất khả thi tại Việt Nam cho giai đoạn này đã cho thấy có sự khác biệt rõ nét so với phương pháp đo lường đã được Chinn-Ito công bố. Khi xem xét chuẩn vector được điều chỉnh biểu trưng cho tính ổn định của chính sách bộ ba bất khả thi tại Việt Nam trong giai đoạn này đã cho kết quả rất cao và hình mẫu của chính sách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam khi được đo lường lại cũng khác với sự phân loại của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011). Từ khóa: bộ ba bất khả thi (trilemma), tính ổn định (stability), hình mẫu vĩ mô (macroeconomic archetypes)
  12. 2 LỜI GIỚI THIỆU Việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia dựa vào nguyên lý của bộ ba bất khả thi là luôn phải có sự đánh đổi trong việc lựa chọn chính sách khi không thể đồng thời cùng một lúc có được sự ổn định trong tỷ giá hối đoái, độc lập trong tiền tệ và hoàn toàn tự do hóa tài chính. Vì vậy, lý thuyết bộ ba bất khả thi rất phổ biến trong kinh tế học và được rất nhiều nhà khoa học xem xét, phát triển và sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu về chính sách kinh tế vĩ mô trên thế giới. Trong giai đoạn 2001-2011 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đã tác động rất mạnh đến các nền kinh tế trên thế giới, các quốc gia đã có những sự lựa chọn khác nhau trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã hành xử với bộ ba bất khả thi như thế nào? Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam có ổn định với hình mẫu đã lựa chọn hay không? Phần 2 của đề tài này là các tổng quan nghiên cứu về lý thuyết bộ ba bất khả thi, các phương pháp đo lường các chỉ số cũng như chính sách điều hành của bộ ba bất khả thi trên thế giới. Bên cạnh đó cũng xem xét các nghiên cứu về dự trữ ngoại hối, đặc biệt cho các quốc gia đang phát triển. Để đo lường các chỉ số bộ ba bất khả thi cho Việt Nam, phần 3 của đề tài này giới thiệu về phương pháp đo lường mới của Hiro Ito và Masahiro Kawai (2012) cho mức độ ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính, còn đối với chỉ số độc lập tiền tệ sẽ sử dụng theo phương pháp mới của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011) để có sự so sánh với bộ chỉ số đã được công bố bởi Chinn và Ito cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011. Bên cạnh đó, cũng sử dụng mô hình ước lượng của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011) để xem xét tính ổn định của chính sách điều hành bộ ba bất khả thi qua thời gian, xác định hình mẫu của chính sách vĩ mô cũng như sự tác
  13. 3 động của dự trữ ngoại hối lên tính ổn định của chính sách vĩ mô tại Việt Nam trong giai đoạn khảo sát. Phần 4 của đề tài này là các kết quả nghiên cứu do tác giả tính toán để có thể xem xét rõ hơn về tính ổn định của chính sách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2011 dựa vào các chỉ số bộ ba bất khả thi đã được đo lường theo phương pháp mới. Việc xem xét phân loại hình mẫu chính sách cũng phản ánh được tính ổn định của chính sách điều hành bộ ba bất khả mà Việt Nam đang áp dụng. Từ đó có thể thấy được mục tiêu mà Việt Nam cần theo đuổi để có được sự hiệu quả và ổn định lâu dài cho chính sách kinh tế vĩ mô.
  14. 4 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô luôn là thách thức đối với chính phủ của mỗi quốc gia. Việc theo đuổi mục tiêu nào cho phù hợp với từng thời kỳ ở mỗi quốc gia là hoàn toàn khác nhau. Theo bộ ba bất khả thi trong kinh tế học cổ điển, một quốc gia không thể đạt được đồng thời cả ba mục tiêu: tỷ giá hối đoái ổn định, tự do hóa thị trường vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Mỗi quốc gia khi điều hành chính sách vĩ mô luôn phải đánh đổi các mục tiêu này. Bộ ba bất khả thi cho chúng ta thấy rằng, các quốc gia cần phải lựa chọn, tuy nhiên các bằng chứng lịch sử trong thời gian vừa qua cho thấy không có sự lựa chọn nào là cuối cùng. Việc lựa chọn một chính sách điều hành bộ ba bất khả thi phù hợp cho một quốc gia luôn là sự quan tâm và thách thức đối với chính phủ các nước. Trong giai đoạn 2001 đến 2011 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, các quốc gia trên thế giới đã phải tìm mọi cách để vượt qua cuộc khủng hoảng này. Sau năm 2008 chính sách vĩ mô của các quốc gia có sự thay đổi trong bộ ba bất khả thi sao cho phù hợp hơn với nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn này. Cấu trúc của bộ ba bất khả thi của các quốc gia trên thế giới dường như bị phá vỡ sau cuộc khủng hoảng. Tính chất ổn định của việc điều hành chính sách vĩ mô mà các nước lựa chọn cũng có sự thay đổi rõ nét qua thời gian. Sự kết hợp của các chỉ số trong bộ ba bất khả thi đã tạo nên các kiểu hình mẫu cho chính sách vĩ mô quốc tế. Mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình một loại hình mẫu chính sách khác nhau tùy theo tình hình kinh tế vĩ mô của mỗi nước. Từ những nghiên cứu trước đây kết hợp với đo lường thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đo lường các chỉ số của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2011 theo cách tiếp cận mới của H.Popper, A.Mandilaras và G.Bird (2011) và Hiro Ito và Masahiro Kawai (2012). Dựa trên phương pháp đo lường
  15. 5 mới của bộ ba bất khả thi để xem xét tính ổn định của hình mẫu vĩ mô (macroeconomic archetypes) tại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng xác định hình mẫu lựa chọn trong điều hành chính sách bộ ba bất khả thi tại Việt Nam trong giai đoạn trên.
  16. 6 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Nền kinh tế tài chính thế giới trong giai đoạn kể từ khi chế độ Bretton Woods sụp đổ vào năm 1973 đã trải qua nhiều biến động mạnh như cuộc khủng hoảng nợ ở Mexico năm 1982, mở đầu cho hàng loạt các cuộc khủng hoảng nợ tại các nước đang phát triển vào những năm 1980. Sau đó là đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997- 1998 và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Đã có rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các học thuyết kinh tếđể có thể vận dụng hiệu quả hơn cho việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của các nước trên thế giới. Một trong những lý thuyết phổ biến là bộ ba bất khả thi trong kinh tế học và đã có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này để có thể tìm hiểu, phân tích và đánh giá rõ hơn tình hình kinh tế tài chính của các quốc gia trên thế giới. 2.1. Các nghiên cứu về sự phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi Đầu tiên là Robert Mundell và Marcus Fleming (1963) đã xây dựng nên mô hình Mundell-Fleming, đó là sự mở rộng của nền tảng lý thuyết IS-LM khi có tính đến tác động của cán cân thanh toán. Mô hình Mundell-Fleming đã đặt nền tảng cho lý thuyết bộ ba bất khả khi cho rằng với việc giả định nguồn vốn được chu chuyển hoàn hảo, chính sách tài khóa phát huy hiệu quả cao trong cơ chế tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh dưới chế độ tỷ giá thả nổi. Điều này có thể hiểu rằng nếu chu chuyển vốn là hoàn hảo thì chính sách tiền tệ hoàn toàn không có hiệu lực nếu chính phủ theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá nhưng sẽ có hiệu lực cao nếu chính phủ thả nổi tỷ giá. Trong khi nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với việc gia tăng sản lượng quốc gia trong mô hình IS-LM, Jame Meade (1951) và Jan Tinbergen (1952) đã cố gắng để đưa các yếu tố nước ngoài vào mô hình này nhưng vẫn
  17. 7 chưa thể trở thành một mô lý thuyết vững chắc. Dựa vào lý thuyết này, các nhà kinh tế học như Krugman (1979) và Frankel (1999) đã phát triển lên thành lý thuyết bộ ba bất khả thi. Lý thuyết bộ ba bất khả thi được phát biểu như một định đề: một quốc gia không thể đồng thời đạt được cùng lúc ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bằng một chế độ tỷ giá tương ứng nhưng phải từ bỏ mục tiêu chính sách còn lại. Từ đó, bộ ba bất khả thi đã trở thành lý thuyết rất phổ biến trong kinh tế học, và minh họa như sau: Nguồn: Sách Tài Chính Quốc Tế (2011) Hình 2.1: Tam giác bộ ba bất khả thi Mỗi cạnh của tam giác lần lượt thể hiện độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Đỉnh trên cùng của tam giác được gọi là “thị trường vốn đóng” đó là sự kết hợp của độc lập tiền tệ hoàn toàn và tỷ giá hối đoái cố định nhưng đổi lại phải đóng cửa thị trường tài chính, đó là lựa chọn ưa thích của các quốc gia đang phát triển trong nữa cuối những năm 1980.
  18. 8 Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng chung của thế giới, vì thế trong suốt hơn 20 năm qua, hầu hết các nước đang phát triển ngày càng gia tăng mức độ hội nhập tài chính. Điều này có nghĩa là một quốc gia hoặc phải từ bỏ sự ổn định tỷ giá nếu muốn duy trì mức độ độc lập tiền tệ, hoặc phải từ bỏ độc lập tiền tệ nếu muốn duy trì ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, Frankel (1999) cũng cho rằng một quốc gia vẫn có thể lựa chọn cơ chế tỷ giá bán ổn định và chính sách tiền tệ bán độc lập. Và lý thuyết bộ ba bất khả thi không thể ngăn cản một quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá cố định có thể điều chỉnh hay bất cứ tỷ giá trung gian nào. Bên cạnh đó, không có bất kỳ một chế độ tiền tệ nào là tốt nhất cho tất cả các quốc gia và ngay cả trong chính quốc gia đó cũng không có một chính sách tiền tệ duy nhất nào phù hợp cho mọi thời kỳ. Một quốc gia có thể có những phối hợp các mục tiêu chính sách khác nhau mà không phải bắt buộc chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn như trong tam giác của bộ ba bất khả thi kinh điển mà có thể lựa chọn để thực hiện một cơ chế trung gian của ba mục tiêu chính sách. Yigang và Tangxian (2001) tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell- Fleming và đưa lên thành thuyết tam giác mở rộng. Nền tảng của thuyết này là những quan niệm mới về độc lập trong chính sách và ổn định tỷ giá. Bộ ba bất khả thi của Mundell-Fleming cho rằng một quốc gia không thể có một chính sách tỷ giá bán ổn định và chính sách tiền tệ bán độc lập. Tam giác bất khả thi này chỉ tập trung đến các cơ chế tỷ giá nằm ở các đỉnh của tam giác mà chưa đề cập đến một cơ chế trung gian nằm đâu đó trong tam giác bất khả thi. Yigang và Tangxian (2001) đã mở rộng mô hình này và đưa ra kết luận rằng một quốc gia có thể có những phối hợp mục tiêu khác nhau và không bắt buộc phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn như tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming.
  19. 9 2.2. Các nghiên cứu về phương pháp đo lường chỉ số bộ ba bất khả thi Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về đo lường các chỉ số của bộ ba bất khả thi. Việc đo lường tính ổn định của tỷ giá hối đoái và độ mở tài chính khá dễ dàng. Tuy nhiên, việc đo lường tính độc lập của chính sách tiền tệ gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều nghiên cứu đo lường tính ổn định của tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng độ lệch tiêu chuẩn của biến động tỷ giá hối đoái của quốc gia chủ nhà và quốc gia cơ sở. Giống nhiều nghiên cứu khác, Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã đo lường tính ổn định của tỷ giá hối đoái hàng năm bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn hàng tháng của tỷ giá hối đoái dựa trên quốc gia cơ sở. Aizenman và các cộng sự cũng đã áp dụng phương pháp độ lệch tiêu chuẩn để đo sự ổn định của các đồng tiền của các quốc gia nằm trong dải băng hẹp. Các quốc gia cơ sở bao gồm Úc, Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Malaysia, Nam Phi, Anh và Mỹ. Đo lường độ mở tài chính KAOPEN đầu tiên là dựa trên các biến nhị phân trong Báo cáo thường niên về Cơ chế tỷ giá và các hạn chế tỷ giá ngoại hối (AREAER) của IMF. Quinn (1997, 2003) đã biên soạn một thước đo tổng hợp của các quy định tài chính, chúng có giá trị từ 0 đến 14, đại diện cho các chế độ mở cửa từ ít nhất đến nhiều nhất. Phần lớn các chỉ số này dựa trên những thông tin định tính được mã hóa trong AREAER liên quan đến hạn chế về giao dịch tài khoản vốn và tài khoản vãng lai, cộng thêm thông tin về việc liệu các nước đó đã ký thỏa thuận quốc tế với các tổ chức quốc tế như OECD hay Liên minh châu Âu. Mặc dù vậy dữ liệu về giá trị của chỉ số Quinn không được công bố công khai. Johnston và Tamirisa (1998) tạo ra các chuỗi thời gian của sự kiểm soát vốn dựa trên các thành phần tách biệt trong AREAER. Tuy nhiên, chuỗi dữ liệu của họ không đủ dài, nó chỉ bao gồm các năm sau năm 1996.
  20. 10 Gần đây nhất, Miniane (2004) xây dựng một tập hợp các chỉ số để đo cường độ của kiểm soát vốn, dựa trên cách tiếp cận tương tự như Johnston và các cộng sự nhưng ngoại suy dữ liệu trở lại tới năm 1983 cho 34 quốc gia. Phương pháp này cũng từng được Aizenman và đồng sự (2004) sử dụng và đã cung cấp một chỉ số đo độ mở tài chính tốt hơn so với dữ liệu của IMF, tuy nhiên dữ liệu của Miniane chỉ có 30 quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo lường của Chinn và Ito (2006, 2008) để tính toán cho các chỉ số của bộ ba bất khả thi. Chinn và Ito còn đo lường độ mở tài chính theo các chỉ số của IMF về các giới hạn tiền tệ, giao dịch tài khoản vốn, tỷ giá hối đoái đa phương, chứng từ cần thiết cho tiến trình xuất khẩu. Độ mở tài chính là trung bình có trọng số của các chỉ số hạn chế trao đổi của IMF. “A New Measure of Financial Openness” năm 2008 của Menzie D. Chinn và Hiro Ito đã tạo ra chỉ số mới để đo lường sự hội nhập tài chính có khả năng dễ cập nhật, được thiết lập công khai, có phạm vi thu thập được ở nhiều quốc qua với chuỗi thời gian dài. Hai ông còn muốn tính toán cho thật nhiều quốc gia và nhiều năm miễn là chúng có sẵn trong AREAER, các dữ liệu có sẵn cho 182 quốc gia trong giai đoạn 1970 - 2010. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng đã phát triển chỉ số này. Một cách thay thế khác là sử dụng tài khoản vốn làm công cụ đo lường độ mở tài chính. Tuy nhiên, tài khoản vốn thường biến động qua thời gian và được cho là quá biến động để đại diện cho sự thay đổi trong chính sách. Đối với phương pháp đo lường tính độc lập của chính sách tiền tệ, Rose (1996) đề xuất đo lường độc lập tiền tệ bằng cách xem phản ứng của tỷ giá đối với sự thay đổi của sản lượng, lãi suất và cung tiền. Tuy nhiên đối với phương pháp này khó có thể phân biệt được trong thực tế đâu là cú sốc cung, đâu là cú sốc cầu của tiền tệ, đó là chưa kể đến việc phải giả định tốc độ lưu thong tiền tệ là không đổi. Obstfeld, M., J.C.Shambaugh, và A.M.Taylor (2005) đề xuất cách tiếp cận khác để đo lường độc lập tiền tệ bằng cách không dựa trên số lượng mà dựa trên lãi suất danh nghĩa ngắn hạn. Phương pháp này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1