Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Vai trò điều tiết hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận văn đã nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xây dựng và kiểm định một mô hình điều tiết - trung gian thể hiện sự tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB, và sự điều tiết của TNXHDN đối với KSNB.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Vai trò điều tiết hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THANH HOÀI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Vai trò điều tiết hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Từ Thanh Hoài
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 5 6. Kết cấu của đề tài............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................ 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ ........................................ 7 1.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ............................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các hậu tố của sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ...................................................................................................... 9 1.2. Tổng quan nghiên cứu giao thoa về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ ........................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................. 15 2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................................... 15 2.1.1. Các nội dung liên quan đến kiểm soát nội bộ .................................... 15 2.1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ........................................................ 15
- 2.1.1.2. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ .................................................... 15 2.1.1.3. Cấu trúc kiểm soát nội bộ ........................................................... 16 2.1.1.4. Khái niệm sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ............................. 17 2.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ..................................... 17 2.1.3. Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh .......................................... 18 2.2. Lý thuyết nền tảng ..................................................................................... 19 2.2.1. Lý thuyết hợp pháp ............................................................................. 19 2.2.2. Lý thuyết cơ sở nguồn lực doanh nghiệp ........................................... 20 2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu............................................................ 21 2.3.1. Vai trò trung gian của sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .................. 21 2.3.2. Vai trò điều tiết của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ..................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 25 3.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................. 25 3.2. Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 26 3.2.1. Thang đo ............................................................................................ 26 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 27 3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................... 30 3.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 34 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................... 34 4.1.1. Cấu trúc kiểm soát nội bộ có tác động dương đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ........................................................................................... 35 4.1.2. Sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ có tác động dương đến kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................... 40 4.1.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có tác động điều tiết tích cực cho mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ............................................................................................................ 47 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................ 56
- 4.2.1. Mẫu và thống kê mô tả ....................................................................... 56 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...................................................... 59 4.2.3. Đánh giá giá trị phân biệt của thang đo ............................................ 67 4.2.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ............ 70 4.2.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình và vấn đề chệch do phương pháp ........................................................................................................................... 74 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU...................................... 76 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 76 5.2. Hàm ý nghiên cứu ...................................................................................... 77 5.2.1. Hàm ý lý thuyết .................................................................................. 77 5.2.2. Hàm ý quản lý .................................................................................... 78 5.2.2.1. Phân bổ nguồn lực vào cấu trúc kiểm soát nội bộ một cách hợp lý ............................................................................................................ 78 5.2.2.2. Tăng cường hoạt động thuộc về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để tạo mối tương tác tích cực với cấu trúc kiểm soát nội bộ ..... 79 5.2.2.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo . 81 KẾT LUẬN……………. ......................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung KSNB Kiểm soát nội bộ TNXHDN Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố tiền tố của sự 9 hữu hiệu của KSNB Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu về biến hậu tố của sự hữu hiệu 11 của KSNB Bảng 1.3 Tóm tắt các nghiên cứu giao thoa về TNXHDN và 13 KSNB Bảng 4.1 Thông tin về chuyên gia và đơn vị tham gia phỏng vấn 34 Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính 55 Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu thu thập 57 Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo theo hệ số tải và giá 60-66 trị t Bảng 4.5 Phân tích độ tin cậy của thang đo 67 Bảng 4.6 Ma trận tương quan - Phân tích giá trị phân biệt của các 69 biến trừu tượng trong mô hình Bảng 4.7 Kết quả kiểm định các giả thuyết theo đường dẫn PLS. 73
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 23 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 32
- TÓM TẮT Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm chứng minh trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đóng vai trò điều tiết tích cực đến hoạt động kiểm soát nội bộ, đồng thời đánh giá tác động của kiểm soát nội bộ đến kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả tiến hành nghiên cứu này vì nhận thấy những yếu tố trên đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh dòng nghiên cứu giao thoa giữa hai mảng về kiểm soát nội bộ và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn khan hiếm. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng và kiểm định một mô hình điều tiết - trung gian thể hiện sự tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB, và sự điều tiết của TNXHDN đối với KSNB. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm hai giai đoạn: Định tính và định lượng. Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả thông qua dữ liệu thu thập từ phỏng vấn sâu các chuyên gia để đánh giá thêm về sự phù hợp của mô hình nghiên cứu trước khi kiểm định mô hình ở giai đoạn nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu thu thập từ khảo sát 169 doanh nghiệp thuộc lãnh thổ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc KSNB tác động đến KQHĐKD thông qua việc tăng cường sự hữu hiệu của KSNB. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy TNXHDN đóng vai trò điều tiết cho mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB. Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu này đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận trong mảng giao thoa giữa TNXHDN và KSNB còn đang rất hạn chế. Nghiên cứu cũng đem lại hàm ý quản lý cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam về giá trị của TNXHDN trong việc tổ chức KSNB hữu hiệu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh.
- ABSTRACT Research motivation: The literature concerning the moderating role of corporate social responsibility on the internal control systems and their performance outcomes is scant in the context of Vietnam. This study is motivated to bridge this vital gap. Research objectives: This study aims to develop and test a mediation – moderation model explaining how internal control systems affect organisational performance in the context of corporate social responsibility. Research methods: This study uses a mixed-method approach, comprising both qualitative and quantitative phrases. In the qualitative phase, this study used interview data obtained from experts, to validate the proposed research model in the context of Vietnam before testing it in the quantitative phase, using survey data from 169 business organisations in Vietnam. Results: Research results indicate that the internal control structure positively influences organisational performance via the mediating role of internal control effectiveness. In addition, corporate social responsibility is found to moderate the effect of internal control structure on internal control effectiveness. Conclusion and implications: The research results add to limited research at the interface between internal control systems and corporate social responsibility as well as provide practical implications to Vietnamese firms whilst they are striving to organise effective internal control systems and build an appropriate mechanism of corporate social responsibility toward enhancing competitive advantages. Keywords: Internal control; corporate social responsibility; organisational performance.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Hiện nay, hoạt động kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp Việt Nam đang là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Điều này là vì tính hữu hiệu của KSNB có thể đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua tăng cường hiệu quả điều hành (Cheng và cộng sự, 2018), gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh nói chung (Lopez và cộng sự, 2009), giảm chi phí sử dụng vốn (Ashbaugh-Skaife và cộng sự, 2007; Khlif và cộng sự, 2019), cũng như gia tăng giá trị doanh nghiệp (Gao & Jia, 2016). Theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, sự hữu hiệu của KSNB có liên hệ mạnh mẽ đến tính hữu hiệu của quản trị công ty (Johnstone và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, vấn đề quản trị công ty ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại chỉ đang ở giai đoạn sơ khai trong khi các chỉ số đánh giá về quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam là thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực châu Á (T. Nguyen và cộng sự, 2015). Hơn nữa, do hoạt động KSNB là một trong hai cơ chế của quản trị công ty (KSNB và quản trị rủi ro), KSNB đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ công ty trong công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro. Qua đó có thể thấy được hàm ý rằng tăng cường tính hữu hiệu của KSNB là rất cần thiết trong việc góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của vấn đề quản trị công ty ở các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng trên cho thấy tính hữu hiệu của KSNB cần được quan tâm hơn nữa ở các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây nhất của T. T. Nguyen và Bui (2018) ở các doanh nghiệp sản xuất giấy ở miền Bắc Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp đều chưa vận hành KSNB có hiệu quả trên tất cả các phương diện: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Nghiên cứu của Xuan-Quang và Zhong-Xin (2013) về tác động của cấu trúc sở hữu vốn và quản trị công ty đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã nhấn mạnh sự giám sát và các hoạt động kiểm soát
- 2 là hai thành phần cơ bản của KSNB ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện vẫn đang còn khá lỏng lẻo, và cần phải được cải thiện. Với hiện trạng và tầm quan trọng của KSNB ở các doanh nghiệp Việt Nam như đã nêu, có thể thấy những nghiên cứu khám phá và kiểm định các nhân tố thúc đẩy sự hữu hiệu của KSNB trong bối cảnh của Việt Nam là rất cần thiết. Khảo sát lý thuyết cho thấy có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy tính hữu hiệu của KSNB từ các công bố ở các quốc gia mới nổi ở Châu Á có đặc điểm tương tự như Việt Nam, ví dụ như Trung Quốc. Các nhân tố tiền tố (nguyên nhân) đối với sự hữu hiệu của KSNB rất đa dạng, bao gồm: Văn hóa tổ chức (Pfister & Hartmann, 2011), môi trường pháp lý và thể chế (Q. Liu và cộng sự, 2012), sự chính trực của tổ chức (Shu và cộng sự, 2018); cũng như các yếu tố về năng lực như năng lực của nhân viên KSNB (C. Liu và cộng sự, 2017), năng lực công nghệ thông tin của doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2014). Các nghiên cứu này đã tiếp cận tính hữu hiệu của KSNB trên quan điểm về môi trường văn hóa và năng lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn ít có nghiên cứu nào xem xét đến các yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB gắn liền với sự chi phối của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Một nghiên cứu nổi bật trong dòng nghiên cứu này của Kim và cộng sự (2017) dựa vào lý thuyết các bên liên quan đã chứng minh được mối quan hệ giữa mức độ TNXHDN đến sự hữu hiệu của KSNB ở các công ty niêm yết ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Kim và cộng sự (2017) cũng chỉ xem xét mối tương quan giữa TNXHDN và sự hữu hiệu của KSNB thay vì tìm hiểu và khám phá một cơ chế cụ thể nhằm tăng cường tính hữu hiệu của KSNB trong doanh nghiệp. Cụ thể là, TNXHDN cùng với các yếu tố hành vi tổ chức có thể đóng vai trò chi phối sự hữu hiệu của KSNB. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn chưa được nghiên cứu trong hệ thống cơ sở lý luận về KSNB cũng như TNXHDN. Nghiên cứu của tác giả khám phá cơ chế này dựa trên hai lý thuyết nền tảng đó là lý thuyết hợp pháp (Deegan, 2002, 2014) và lý thuyết cơ sở nguồn lực doanh nghiệp (Barney, 1991) để giải thích rõ hơn về sự tác động của TNXHDN đến hoạt động KSNB ở các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, việc sử dụng đa nguyên lý thuyết trong các nghiên cứu về kế toán sẽ hạn chế nhược điểm của
- 3 việc áp dụng chỉ một lý thuyết khi phát triển mô hình nghiên cứu (Hoque và cộng sự, 2013) và sẽ mở ra góc nhìn đa chiều, rõ ràng hơn về vấn đề KSNB cũng như TNXHDN ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Căn cứ vào lý thuyết hợp pháp (Deegan, 2002, 2014), tác giả lập luận rằng, dưới áp lực của TNXHDN, các nhân tố bên trong doanh nghiệp đang đóng vai trò thúc đẩy sự hữu hiệu của KSNB thì càng phải được doanh nghiệp quan tâm mạnh mẽ hơn. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, TNXHDN được định nghĩa là hoạt động quản lý kinh doanh đem lại giá trị cho môi trường, xã hội và cho nền kinh tế (Kim và cộng sự, 2017). Tác giả biện luận rằng, TNXHDN có một mối liên hệ khá gần gũi với hoạt động KSNB của doanh nghiệp. Điều này là vì KSNB là một trong những công cụ nhằm phục vụ cho việc thực hiện và hoàn thành các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan (Li và cộng sự, 2018). Từ đó, TNXHDN có thể đóng vai trò điều tiết, chi phối đối với mối quan hệ giữa các nhân tố thúc đẩy KSNB và sự hữu hiệu của KSNB. Tuy nhiên, vai trò điều tiết này chưa được kiểm chứng ở các nghiên cứu trước đây, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chịu nhiều áp lực tăng cường các hoạt động quản trị công ty cũng như TNXHDN (M. Nguyen và cộng sự, 2018). Đó cũng chính là khe hổng nghiên cứu cần được lấp. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng và kiểm định một mô hình trung gian – điều tiết để giải thích vai trò của sự cộng hưởng giữa KSNB và TNXHDN trong quá trình nâng cao KQHĐKD ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Các lập luận trên đã cho thấy rất cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu ở các doanh nghiệp Việt Nam nhằm chứng tỏ TNXHDN đóng vai trò điều tiết dương đến hoạt động KSNB. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng tích hợp nhân tố TNXHDN và KSNB vào trong một mô hình để giải thích mức độ hữu hiệu của KSNB cũng như tác động của sự hữu hiệu này đến KQHĐKD, từ đó có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì thế tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Vai trò điều tiết hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết
- 4 quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp tại Việt Nam” để nghiên cứu về các nội dung đã đề cập. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xây dựng và kiểm định một mô hình điều tiết - trung gian thể hiện sự tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB, và sự điều tiết của TNXHDN đối với KSNB. Mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Kiểm định vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và KQHĐKD. Mục tiêu 2: Kiểm định vai trò điều tiết của TNXHDN đối với tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB. b. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu ở trên thì nội dung của nghiên cứu phải trả lời được hai câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Cấu trúc KSNB có tác động đến KQHĐKD thông qua sự hữu hiệu của KSNB hay không? Câu hỏi 2: TNXHDN có điều tiết tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB hay không? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu
- 5 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa KSNB với KQHĐKD của doanh nghiệp tại Việt Nam và vai trò điều tiết của TNXHDN trong mối quan hệ này. b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Về không gian: Chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có quy mô vừa và lớn. Các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, thương mại thuộc địa bàn Việt Nam và có tổ chức bộ phận KSNB (thông qua câu hỏi gạn lọc của khảo sát để loại trừ các doanh nghiệp không thuộc phạm vi nghiên cứu). + Về thời gian: Năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hỗn hợp, bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Ban đầu, phương pháp định tính được sử dụng để đánh giá thêm về khả năng vận dụng của mô hình nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam thông qua phỏng vấn các chuyên gia. Tiếp theo, phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình. Chương 3 sẽ trình bày cụ thể về các bước thực hiện nghiên cứu của đề tài. 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu a. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này là quan trọng vì nếu lấp được khe hổng nghiên cứu như đã nêu trên thì sẽ đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận trong mảng giao thoa giữa KSNB và TNXHDN. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh được rằng lý thuyết hợp pháp và lý thuyết cơ sở nguồn lực doanh nghiệp có thể được vận dụng để giải quyết các vấn đề về KSNB và TNXHDN ở các doanh nghiệp tại Việt Nam.
- 6 b. Ý nghĩa thực tiễn Việc lấp khe hổng nghiên cứu này rất quan trọng vì sẽ đem lại các hàm ý quản lý giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam có thêm định hướng trong việc tổ chức KSNB, xây dựng cơ chế TNXHDN để tăng cường sự hữu hiệu của KSNB, từ đó nâng cao KQHĐKD. 6. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài như sau: Tóm tắt đề tài. Phần mở đầu: Bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài. + Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước + Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu + Chương 3: Phương pháp nghiên cứu + Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận + Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu
- 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây về kiểm soát nội bộ, bao gồm các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tiền tố (nguyên nhân) và hậu tố (kết quả) của tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Tiếp theo tác giả trình bày phần tổng quan nghiên cứu giao thoa về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ. Trên cơ sở đó, tác giả xác định khe hổng nghiên cứu để từ đó có cơ sở thực hiện đề tài. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ 1.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ Jokipii (2010) cho rằng để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, độ tin cậy của thông tin kế toán và sự tuân thủ luật pháp hiện hành, các doanh nghiệp cần phải vận hành một hệ thống KSNB đầy đủ. Tuy nhiên, theo khuôn mẫu COSO thì nhu cầu KSNB là thay đổi tùy theo đặc điểm của các doanh nghiệp. Quan điểm này là thống nhất với lý thuyết dự phòng khi cho rằng mỗi doanh nghiệp phải xác định một cấu trúc KSNB phù hợp nhất dựa trên các đặc điểm của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xem xét kỹ càng các đặc điểm của mình để xây dựng một cấu trúc KSNB tối ưu trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động như hiện nay. Jokipii (2010) chỉ ra bốn nhân tố tác động đến cấu trúc KSNB, bao gồm: Chiến lược của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, và cuối cùng là mức độ không chắc chắn của môi trường kinh doanh. Ngoài ra, Hunziker (2017) đã khám phá bốn nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB, cụ thể là các tiêu chí về thành tích mục tiêu mà các doanh nghiệp cần đạt được, tỷ lệ kết quả đầu ra so với đầu vào, hiệu quả điều phối các hoạt động trong doanh nghiệp cũng như tính linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp. Một số tác giả theo nhánh nghiên cứu về đạo đức kinh doanh cũng đã xem xét sự tác động của các yếu tố về tính chính trực của doanh nghiệp đến sự hữu hiệu của
- 8 KSNB tại doanh nghiệp (Ví dụ Alam và cộng sự, 2018; Shu và cộng sự, 2018). Khi nghiên cứu các doanh nghiệp Trung Quốc thì Shu và cộng sự (2018) đã cho thấy mối quan hệ giữa tính chính trực của doanh nghiệp và sự hữu hiệu của KSNB sẽ gia tăng khi hoạt động quản trị công ty được củng cố. Một nghiên cứu ở Malaysia của Alam và cộng sự (2018) cũng cho thấy các hoạt động nhằm gia tăng tính chính trực ở doanh nghiệp cũng có tác động đến sự hữu hiệu của KSNB cũng như trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp. Phát hiện của Shu và cộng sự (2018) và Alam và cộng sự (2018) đã đem lại nhiều hàm ý cho các nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB thông qua tăng cường tính chính trực của doanh nghiệp cũng như củng cố hoạt động quản trị công ty. Một nhánh nghiên cứu khác vào thời gian gần đây đã xem xét mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân của thành viên hội đồng quản trị và điểm yếu của KSNB (Ví dụ Ahmad và cộng sự, 2015; Khlif & Samaha, 2019; Lu & Cao, 2018). Điển hình, Lu và Cao (2018) khi nghiên cứu các công ty niêm yết tại Trung Quốc đã phát hiện rằng đặc điểm cá nhân của thành viên hội đồng bao gồm trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm, tính liêm chính là các biến tiền tố (nguyên nhân) của sự hữu hiệu của KSNB. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm cá nhân của chủ tịch hội đồng quản trị có liên quan đến các vấn đề về KSNB. Các tác giả này cũng phát hiện ra rằng quyền sở hữu có tác động điều tiết cho mối quan hệ giữa các đặc điểm của hội đồng quản trị và sự hữu hiệu của KSNB. Tóm tắt các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về các nhân tố tiền tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB được trình bày trong Bảng 1.1 như sau:
- 9 Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố tiền tố của sự hữu hiệu của KSNB Tác giả (năm) Quốc gia Phương pháp Các biến tiền tố nghiên cứu/ Mẫu Jokipii (2010) Phần Lan Định lượng, khảo Chiến lược của doanh nghiệp; sát 741 doanh quy mô doanh nghiệp; cấu trúc nghiệp có quy mô tổ chức của doanh nghiệp; mức vừa và lớn độ không chắc chắn của môi trường kinh doanh. Ahmad và Malaysia Định lượng, 150 Sự phân bố giới tính của Hội cộng sự (2015) công ty niêm yết đồng quản trị, số thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, trình độ chuyên môn của thành viên Hội đồng quản trị Hunziker Thụy Sỹ Định lượng, 254 Thành tích mục tiêu doanh (2017) doanh nghiệp nghiệp cần đạt được, tỷ lệ kết quả đầu ra so với đầu vào, hiệu quả điều phối các hoạt động, tính linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động. Shu và cộng sự Trung Quốc Định lượng, 2.536 Tính chính trực của doanh (2018) công ty niêm yết nghiệp; quản trị công ty, môi trường pháp lý (biến điều tiết), sự cạnh tranh trên thị trường (biến điều tiết) Alam và cộng Malaysia Định lượng, 109 tổ Tính chính trực của doanh sự (2018) chức công nghiệp Lu và Cao Trung Quốc Định lượng, 2.187 Trình độ, bằng cấp, kinh (2018) công ty niêm yết nghiệm, tính liêm chính của thành viên Hội đồng quản trị Khlif và Ai Cập Định lượng, 86 Tính độc lập của thành viên Hội Samaha (2019) công ty niêm yết đồng quản trị 1.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các hậu tố của sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ Nghiên cứu gần đây của Hunziker (2017) cũng ủng hộ nghiên cứu của Jokipii (2010) khi cho rằng hoạt động KSNB cho phép các doanh nghiệp đảm bảo tính tin cậy của báo cáo tài chính, việc tuân thủ quy định và luật pháp cũng như đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả của quy trình kinh doanh. Gao và Jia (2016) đã chứng minh KSNB yếu kém sẽ gây nguy hiểm cho việc đánh giá giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, các tài sản có tính thanh khoản ở những doanh
- 10 nghiệp có KSNB yếu kém sẽ bị các nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp so với các tài sản tương đương ở những doanh nghiệp có KSNB hữu hiệu hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của KSNB trong việc bảo vệ các nguồn lực và định giá các nguồn lực của doanh nghiệp. Một nghiên cứu tại Ai Cập của Khlif và cộng sự (2019) cũng đã xem xét ảnh hưởng trực tiếp của sự hữu hiệu của KSNB đến chi phí vốn cổ đông; và vai trò điều tiết của sự hữu hiệu của KSNB cho mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo tài chính và chi phí vốn cổ đông tại Ai Cập, một thị trường vốn mới nổi. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy, KSNB sẽ giúp gia tăng giá trị vốn hóa doanh nghiệp thông qua giảm chi phí vốn cổ đông thể hiện ở các hoạt động định giá doanh nghiệp đối với các công ty niêm yết. Gần đây nhất, Chalmers và cộng sự (2019) đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB cũng như chất lượng của KSNB và sự tác động của sự hữu hiệu của KSNB trên phương diện kinh tế đối với các bên liên quan như: nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản lý, kiểm toán viên và nhà phân tích tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng của KSNB có ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin báo cáo tài chính, vòng quay của các nhà quản trị (mức độ ổn định trong vị trí công việc), khen thưởng cho nhà quản trị, các quyết định tài trợ của doanh nghiệp, khối lượng công việc của kiểm toán độc lập, các quyết định của những chuyên gia phân tích tài chính. Ngoài ra, cơ cấu sở hữu vốn, đặc điểm của hội đồng quản trị, đặc điểm của ủy ban kiểm toán cũng có tác động đến sự hữu hiệu của KSNB. Tóm tắt các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về các nhân tố hậu tố (kết quả) của sự hữu hiệu của KSNB được trình bày trong Bảng 1.2 như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn