intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC - Activity Based Costing) tại Công ty TNHH Máy Sao Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

49
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống ABC và cách thức tiếp cận để ứng dụng hệ thống ABC vào một doanh nghiệp cụ thể với một điều kiện cụ thể; phân tích thực trạng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Máy Sao Việt để tìm hiểu thực trạng và sự cần thiết, tính khả thi về ứng dụng hệ thống ABC.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC - Activity Based Costing) tại Công ty TNHH Máy Sao Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ĐỖ THỊ KIỀU NHI ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC - ACTIVITY BASED COSTING) TẠI CÔNG TY TNHH MÁY SAO VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH- NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ĐỖ THỊ KIỀU NHI ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC - ACTIVITY BASED COSTING) TẠI CÔNG TY TNHH MÁY SAO VIỆT Chuyên ngành : Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH LỢI TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nguyên cứu của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Huỳnh Lợi. Các thông tin , tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc tuân thủ theo đúng nguyên tắc và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn ĐỖ THỊ KIỀU NHI 
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài .................................................................................................. 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 4 8. Những mong muốn đóng góp của luận văn ............................................................. 5 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG ABC VÀO DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về môi trường sản xuất kinh doanh - Nhu cầu thông tin chi phí của doanh nghiệp ....................................................................................................................6 1.1.1 Tổng quan về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh và những ảnh hưởng đến nhu cầu thông tin chi phí ........................................................................ 6 1.1.2. Nhu cầu thông tin chi phí và những tác động đến sự thay đổi hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp ......................................................................................... 8 1.2. Tổng quan về hệ thống ABC ............................................................................... 10 1.2.1. Khái quát về hệ thống ABC .......................................................................... 10 1.2.2. Những đặc trưng của hệ thống ABC ............................................................. 11 1.2.3. Điều kiện và các hình thức triển khai hệ thống ABC ................................... 15
  5. 1.2.3.1. Điều kiện và hình thức triển khai hệ thống ABC giản đơn ................. 15 1.2.3.2. Điều kiện và hình thức triển khai hệ thống ABC toàn diện ................. 17 1.3. Đối tượng doanh nghiệp ứng dụng hệ thống ABC............................................ 18 1.4. Ý nghĩa của ứng dụng hệ thống ABC ................................................................. 19 1.5. Hạn chế của hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ABC ........... 20 1.6. Bài học kinh nghiệm về ứng dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp .............. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MÁY SAO VIỆT ...................................................................................... 26 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Máy Sao Việt ..................................................... 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ............................................... 26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của Công ty .................. 27 2.1.3. Đặc điểm sản phẩm – Kỹ thuật công nghệ - Tổ chức quản lý - Tài chính công ty. ................................................................................................................... 28 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty ............................................................. 33 2.2. Thực trạng hệ thống kế toán chi phí tại Công ty TNHH Máy Sao Việt ......... 34 2.2.1. Thực trạng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty. .............. 34 2.2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty 48 2.3. Những vấn đề cần đổi mới về hệ thống kế toán chi phí tại công ty ................. 51 2.3.1. Thay đổi về quan điểm chi phí ...................................................................... 51 2.3.2. Thay đổi về mô hình kế toán mới – Hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ABC (Activity Based Costing) ................................................... 52 2.4. Sự cần thiết ứng dụng hệ thống ABC tại công ty .............................................. 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ABC TẠI CÔNG TY TNHH MÁY SAO VIỆT .................................................................................................................. 55 3.1. Quan điểm ứng dụng hệ thống ABC tại Công ty .............................................. 55 3.2. Các giải pháp ứng dụng hệ thống ABC vào công ty. ........................................ 57 3.2.1. Giải pháp về lựa chọn hình thức và mô hình ABC ...................................... 57
  6. 3.2.2. Các giải pháp kỹ thuật tính giá thành theo hệ thống ABC ........................... 57 3.2.3. Giải pháp về tài khoản và phương pháp hạch toán ....................................... 69 3.2.4. Giải pháp về chứng từ kế toán ...................................................................... 70 3.3. Các giải pháp hỗ trợ ứng dụng hệ thống ABC tại công ty ............................... 72 3.3.1. Các giải pháp hỗ trợ về quan điểm của các nhà quản trị trong ứng dụng hệ thống ABC. ........................................................................................................ 72 3.3.2. Các giải pháp hỗ trợ xây dựng cơ sở kết nối giữa ABC và ABM ............... 73 3.3.3. Các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật của kế toán trong ứng dụng hệ thống ABC .. 73 3.3.4. Các giải pháp hỗ trợ về tổ chức, tài chính ứng dụng hệ thống ABC ........... 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 ABC Activity Based Costing 3 ABM Activity- based Management 4 OEM Original Equipment Manufacturer 5 CNC Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) 6 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm 7 PNK Phiếu nhập kho 8 PXK Phiếu xuất kho 9 ĐĐH Đơn đặt hàng 10 HĐ Hóa đơn 11 SCT Sổ chi tiết 12 NVL Nguyên vật liệu 13 BTHXNT Bảng tổng hợp xuất nhập tồn 14 BHXH Bảo hiểm xã hội 15 BHYT Bảo hiểm y tế 16 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 17 TK Tài khoản 18 NKC Nhật ký chung 19 NV Nhân viên 20 LĐ Lao động 21 SX Sản xuất 22 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 23 NCTT Nhân công trực tiếp 25 SXC Sản xuất chung 26 DD Dở dang 27 PO Purchase order- Đơn đặt hàng 28 CP Chi phí
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng xác định hệ số (đơn giá) phân bổ chi phí sản xuất chung ................. 16 Bảng 1.2. Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .................................... 16 Bảng 1.3. Bảng xác định hệ số (đơn giá ) phân bổ chi phí gián tiếp .......................... 17 Bảng 1.4. Bảng tổng hợp chi phí ................................................................................ 18 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp chi phí của công ty qua các năm ........................................ 36 Bảng 2.2. Báo cáo chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty .................................... 47 Bảng 3.1. Những hoạt động gây ra chi phí ................................................................. 59 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp chi phí hoạt động ............................................................... 62 Bảng 3.3. Bảng xác định hệ số (đơn giá) phân bổ chi phí sản xuất chung ................. 63 Bảng 3.4. Bảng xác định số lượng hoạt động sử dụng cho từng sản phẩm ................ 66 Bảng 3.5. Báo cáo chi phí và tính giá thành sản phẩm ............................................... 68 
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. So sánh giữa kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động với các phương pháp kế toán chi phí cổ điển.................................................................. 12 Sơ đồ 1.2. Nội dung và quy trình tiến hành kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ................................................................................................... 13 Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất giai đoạn 1 ............................................................... 30 Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất giai đoạn 2 ............................................................... 31 Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất giai đoạn 2 chi tiết tại mỗi Phân xưởng ........... Phụ lục Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy quản lý ......................................................................... 32 Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................... 33 Sơ đồ 2.6. Trình tự ghi sổ ........................................................................................ 34 Sơ đồ 2.7. Mô hình kế toán chi phí truyền thống tại công ty ................................. 35 Sơ đồ 2.8. Lưu đồ mô tả quá trình xử lý của chu trình mua hàng .......................... 40 Sơ đồ 2.9. Lưu đồ quy trình xuất kho nguyên vật liệu sản xuất ............................. 41 Sơ đồ 2.10. Dòng dữ liệu hệ thống xử lý tiền lương ................................................ 44 Sơ đồ 2.11. Dòng dữ liệu cấp 0/1 hệ thống xử lý tiền lương.................................... 44 Sơ đồ 2.12. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành .................................... 47 Sơ đồ 2.13. Trình tự chuyển sổ được sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................................................................................ 48 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tài khoản và phương pháp ghi chép ............................................ 70 
  10. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Ngày nay với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý đã làm xuất hiện, thay đổi nhanh chóng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, thị trường sản phẩm của các doanh nghiệp tạo sức ép cạnh tranh mãnh liệt về chi phí, giá cả. Từ đó, luôn đặt doanh nghiệp phải luôn chủ động và nắm bắt chính xác thông tin chi phí, giá cả để kịp thời điều chỉnh hoạt động, điều chỉnh sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị trường cũng như chủ động trong định hướng đầu tư, liên kết hoạt động doanh nghiệp phù hợp với thương trường. Công ty TNHH Máy Sao Việt - là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất - cơ khí, vốn là một trong những ngành có sự cạnh tranh rất cao trong tiến trình hội nhập, không những đối với các doanh nghiệp trong nước mà cả những doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Vì vậy, Ban Giám Đốc Công ty đặt ra những yêu cầu rất cao đối với thông tin kế toán quản trị, đặc biệt là những thông tin lãi (lỗ) thực của từng sản phẩm, từng khách hàng, để nhằm đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của công ty. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán chi phí truyền thống trong điều kiện cơ cấu sản phẩm rất đa dạng và phức tạp, điều này tiềm ẩn nguy cơ sai lệch về thông tin chi phí vốn, sai lệch thông tin nguồn lực kinh tế sử dụng trong hoạt động, trong sản phẩm dẫn đến những quyết định sai lầm, đã được Ban Giám Đốc nhiều lần đề cập và tỏ ra nghi ngờ về thông tin chi phí mà bộ phận kế toán đã cung cấp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng làm cho kết cấu chi phí thay đổi đáng kể, đặc biệt là chi phí sản xuất chung, chi phí gián tiếp trong chi phí sản phẩm ngày càng có xu hướng gia tăng về giá trị, tỷ trọng nên làm cho hệ thống kế toán chi phí truyền thống không còn phù hợp, đánh mất niềm tin đối với các nhà quản trị.
  11. -2- Qua tìm hiểu cho thấy, hệ thống chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC – Activity based costing) có thể được xem là một trong những giải pháp cho vấn đề trên, với ABC chi phí sẽ được theo dõi một cách cụ thể cho từng hoạt động gắn liền với từng loại sản phẩm, vì thế thông tin chi phí cung cấp bởi hệ thống ABC có mức độ chính xác cao hơn, có khả năng đáp ứng được nhu cầu thực tiển của Công ty. Từ những vấn đề thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “Ứng dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC - Activity Based Costing) tại Công ty TNHH Máy Sao Việt” làm luận văn cao học. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu ứng dụng hệ thống ABC đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Dưới đây là những công trình nghiên cứu ứng dụng hệ thống ABC mà tác giả đã tiếp cận, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu phát triển những vấn đề mới . Trên thế giới - Dr Lana Yan Jun Liu, 2011. Activity based costing in China: a case study of Xu Ji Electric Co.Ltd. UK: Newcastle University. Công trình nghiên cứu này giới thiệu lý thuyết và cách thức triển khai hệ thống ABC tại công ty Xu Ji Electric, một công ty sản xuất lớn tại Trung Quốc. Với kết quả này giúp cho tác giả nhận thức nội dung cần nghiên cứu ứng dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp và từ đó tác giả tiếp tục phát triển cụ thể hơn cho Công ty TNHH Máy Sao Việt. - Amizawati Mohd Amir*, Ruhanita Maelah, Azlina Ahmad and Sofiah Md. Auzair, 2010. The implementation of ABC- The case of a pulic university - MOHE Malaysia and University Kebangsaan Malaysia. Nhóm tác giả này cũng nghiên cứu ứng dụng hệ thống ABC nhưng chủ yếu bàn về học thuật, lý thuyết chung về ứng dụng hệ thống ABC vào một tổ chức. Với công trình này giúp tác giả hiểu biết sâu hơn về những vấn đề lý thuyết hệ thống ABC để từ đó lựa chọn thích hợp hơn những lý thuyết ứng dụng hệ thống ABC vào Công ty TNHH Máy Sao Việt. Tại Việt Nam - Nguyễn Hoàng Như Thảo, 2013.Vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty CP in và bao bì Bình Định. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Đà Nẵng.
  12. -3- - Trần Minh Hiền, 2008. Vận dụng lý thuyết ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại Công ty điện tử Samsung Vina. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. - Phan Lê Thành Long. Vận dụng phương pháp ABC trong phân bổ chi phí tại Công ty CP kem Kido [PDF] [18/04/2003]. Điểm chung của các công trình nghiên cứu này là tiếp cận lý thuyết hệ thống ABC và sau đó xác lập các giải pháp áp dụng cụ thể vào đơn vị nghiên cứu. Trên cơ sở này giúp tác giả nhận thức cách tiếp cận lý thuyết, thực tiễn một doanh nghiệp cụ thể ở Việt Nam và từ đó tác giả tiếp tục mở rộng nghiên cứu các điều kiện để lựa chọn hình thức ứng dụng hệ thống ABC vào một doanh nghiệp, cụ thể là Công ty TNHH Máy Sao Việt mà các tác giả trên chưa đề cập. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống ABC và cách thức tiếp cận để ứng dụng hệ thống ABC vào một doanh nghiệp cụ thể với một điều kiện cụ thể. - Phân tích thực trạng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Máy Sao Việt để tìm hiểu thực trạng và sự cần thiết, tính khả thi về ứng dụng hệ thống ABC. - Xây dựng quan điểm, mô hình, phương pháp kỹ thuật và giải pháp ứng dụng hệ thống ABC vào Công ty TNHH Máy Sao Việt. - Đánh giá được lợi ích của việc áp dụng hệ thống ABC trong xác định nguồn lực tiêu hao tính cho mỗi sản phẩm, trên cơ sở đó giúp các nhà quản trị đánh giá hiệu quả đóng góp của từng sản phẩm trong tổng lợi nhuận của công ty và đề ra các quyết định đúng đắn. 4. Đối tượng nghiên cứu - Lý thuyết về hệ thống ABC. - Hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, những vấn đề về kinh tế, kỹ thuật và thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Máy Sao Việt. - Điều kiện, khả năng ứng dụng hệ thống ABC tại Công ty TNHH Máy Sao Việt.
  13. -4- 5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu và dung lượng của đề tài . Vì vậy: - Đề tài chỉ sử dụng các lý thuyết hệ thống ABC đã công bố và cách thức ứng dụng hệ thống ABC tại Công ty TNHH Máy Sao Việt. - Chỉ tập trung đi vào nghiên cứu việc ứng dụng hệ thống ABC nhằm cung cấp thông tin giá thành sản phẩm thích hợp và đáng tin cậy., tính toán giá thành đơn vị sản phẩm tại công ty ,và trình bày cách thức tập hợp chi phí và các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất theo ABC. - Đề xuất các giải pháp mang tính định hướng nhằm phát triển hệ thống kế toán chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty. - Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Máy Sao Việt từ đầu năm 2014. 6. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được thực hiện chủ yếu qua phương pháp định tính. - Cụ thể việc sử dụng phương pháp này như sau : + Tiếp cận, phân tích để chọn lọc lý thuyết hệ thống ABC để xác lập cơ sở lý luận cho việc ứng dụng hệ thống ABC trong chương 1. + Tiếp cận, khảo sát, mô tả về hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, những vấn đề về kinh tế, kỹ thuật và hệ thống kế toán chi phí của Công ty TNHH Máy Sao Việt trong chương 2. + Phân tích, chọn lọc, quy nạp những luận điểm trong xác lập quan điểm, mô hình và giải pháp ứng dụng hệ thống ABC vào công ty TNHH Máy Sao Việt trong chương 3. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có các chương chính như sau : - Chương 1 : Lý thuyết và bài học kinh nghiệm về ứng dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Máy Sao Việt.
  14. -5- - Chương 3: Ứng dụng hệ thống ABC vào Công ty TNHH Máy Sao Việt. 8. Những mong muốn đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở luận về ứng dụng hệ thống ABC vào một doanh nghiệp. - Xác lập quan điểm, mô hình, phương pháp kỹ thuật và giải pháp hỗ trợ ứng dụng hệ thống ABC vào Công ty TNHH Máy Sao Việt.
  15. -6- CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ABC VÀO DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu thông tin chi phí của doanh nghiệp. 1.1.1. Tổng quan về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh và những ảnh hưởng đến nhu cầu thông tin chi phí. - Tổng quan về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh: Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Những yếu tố cơ bản của môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh + Môi trường bên ngoài  Môi trường vĩ mô Tự nhiên (Natural) : tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường. Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Kinh tế (Economical): Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế,
  16. -7- để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn... Kỹ thuật - Công nghệ (Technological): đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. Văn hóa - Xã hội (Sociocal - Cultural): ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.  Môi trường vi mô Nhà cung cấp, Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Đối thủ tiềm ẩn: chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập. Sản phẩm thay thế: là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Sản phẩm thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn. Thị trường lao động + Môi trường bên trong Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ, sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo... của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có văn hóa doanh nghiệp
  17. -8- - Những ảnh hưởng của môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh đến nhu cầu thông tin chi phí. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp luôn gắn liền với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh và chính sự thay đổi môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó tác động đến sự hình thành, thay đổi nhu cầu thông tin chi phí. Những ảnh hưởng của môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua các khía cạnh sau : + Khoa học - kỹ thuật - công nghệ – quản lý thay đổi rất nhanh, nhất là sự phát triển và thâm nhập nhanh chóng của công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, xã hội; + Công nghệ sản xuất chế biến tự động hóa ngày càng cao và thay đổi rất nhanh; + Chủng loại sản phẩm chế tạo đa dạng, chu kỳ sống sản phẩm rút ngắn đáng kể; + Quy mô sản xuất thu hẹp theo từng ngành hàng, mã hàng, ít ổn định và khó được tái lập lại, thị trường cạnh tranh hẹp theo từng ngành hàng nhưng mở rộng phạm vi toàn cầu; + Quản lý chi phí trên tư duy chuỗi giá trị – thế giới phẳng – thế giới của liên kết, hợp tác để khai thác, tận dụng lợi thế thương mại – chi phí được xem xét cả quy trình sản xuất kinh doanh thống nhất và mối liên hệ của nó với xã hội; + Doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng thụ động, phải chạy theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, của thị trường, thị trường dẫn dắt, định hướng doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng chi phối đến nhu cầu, thay đổi nhu cầu thong tin chi phí và hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp. 1.1.2. Nhu cầu thông tin chi phí và những tác động đến sự thay đổi hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp - Sự thay đổi môi trường kinh doanh đã đặt ra nhu cầu về thông tin chi phí như : + Nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh chi phí để từ đó kịp thời, chủ động định hướng ứng phó với chi phí, định hướng đầu tư, liên kết đổi mới công nghệ, cải tiến tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh;
  18. -9- + Tính hữu ích, hiệu quả chi phí hoạt động trong thị trường để từ đó kịp thời, chủ động điều chỉnh chi phí thích hợp với nhu cầu khách hàng, thị trường, định hướng đầu tư, liên kết hoạt động doanh nghiệp theo sự thay đổi của khách hàng, thị trường. - Sự thay đổi về môi trường sản xuất kinh doanh dẫn đến sự thay đổi của hệ thống kế toán chi phí: + Cơ cấu chi phí thay đổi, tỷ trọng chi phí gián tiếp ngày cảng lớn, việc không phân bổ các chi phí này vào giá thành sản phẩm theo hệ thống kế toán chi phí truyền thống có thể dẫn tới những ngộ nhận về mức lợi tức của sản phẩm . + Công nghệ sản xuất chế biến tự động hóa ngày càng cao, phải có sự kết hợp nhiều gíai đoạn công nghệ, nhiều hoạt động.; Chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn do tốc độ phát triển cuả công nghệ , Doanh nghiệp phải chạy theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, của thị trường, vì vậy hệ thống kế toán chi phí truyền thống không thể cung cấp thông tin kịp thời và công ty không đủ thời gian điều chỉnh giá cả và chi phí. + Quản lý chi phí trên tư duy chuỗi giá trị– chi phí được xem xét cả quy trình sản xuất kinh doanh thống nhất và mối liên hệ của nó với xã hội; nhưng hiện nay hệ thống kế toán chi phí truyền thống lại vẫn được tiếp cận theo quan điểm chuyên môn hóa- theo phạm vi hẹp ở từng bộ phận nên không đáp ứng nhu cầu quản lý chi phí hiện tại. - Sự thay đổi nhu cầu thông tin chi phí đã dẫn đến sự thay đổi hệ thống kế toán chi phí, sự chuyển đổi từ hệ thống cổ điển đến hệ thống ABC do : + Các hệ thống kế toán chi phí cổ điển đã bộc lộ nhiều hạn chế, mâu thuẫn với nhu cầu thông tin cho quản trị chi phí trong thời đại mới. + Hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động không phải là một phát minh mới về phân bổ chi phí mà chính là nhận thức mới, tái lập lại phương pháp ghi nhận, phân bổ chi phí để nâng cao hơn nữa tính hữu ích thông tin chi phí cho quản trị – nhận thức, đo lường, tập hợp, phân bổ chi phí cho hoạt động, cho sản phẩm theo nguyên nhân gây nên chi phí để giúp nhà quản trị nhận biết tốt hơn nguồn gốc phát sinh chi phí, tính hữu ích và hiệu quả chi phí của hoạt động doanh nghiệp
  19. - 10 - trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hẹp ở từng ngành nhưng mở rộng toàn cầu và biến động nhanh chóng. + Phân bổ chi phí không là vấn đề mới trong kế toán quản trị nhưng phân bổ chi phí luôn cần được đổi mới để nâng cao tính hữu ích của thông tin chi phí. 1.2. Tổng quan về hệ thống ABC 1.2.1. Khái quát về hệ thống ABC Hệ thống ABC được tiếp cận và nhận định dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ quản trị, hệ thống ABC được xem như là một phương pháp kỹ thuật ước tính chi phí hoạt động, chi phí sản phẩm của doanh nghiệp theo từng hoạt động, ở góc độ kế toán, hệ thống ABC được xem như là một phương pháp kỹ thuật tập hợp, phân bổ, tính toán chi phí hoạt động, chi phí sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên cơ sở hoạt động. Dưới đây là một số tiếp cận và nhận định hệ thống ABC nhìn từ góc độ kế toán. - Theo Krumwiede và Roth (1997) hệ thống ABC là một hệ thống kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách hàng và các đối tượng chi phí. Hệ thống này phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó. - Theo Maher (2001) cho rằng hệ thống ABC là một công cụ quản trị dựa trên hoạt động, trước hết, hệ thống ABC ghi nhận và phân bổ chi phí cho các hoạt động, sau đó, sẽ phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng. - Robert S.Kaplan và Robin Cooper (1992) ABC được sử dụng như là cách để đo lường những hoạt động của doanh nghiệp, nguồn lực tiêu hao bởi những hoạt động, sản phẩm và dịch vụ được sinh ra từ những hoạt động đó. Từ những khái niệm trên, có thể khái quát về hệ thống ABC như sau: “Hệ thống ABC hay hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động là một hệ thống kế toán thực hiện việc tập hợp và phân bổ các nguồn lực vào hoạt động dựa trên mức độ sử dụng các nguồn lực này của các hoạt động, sau đó, chi phí các hoạt động
  20. - 11 - được phân bổ đến các đối tượng chịu phí dựa trên mức độ sử dụng của các đối tượng đó.” 1.2.2. Những đặc trưng của hệ thống ABC Hệ thống ABC gắn liền với đối tượng cung cấp thông tin, tính chất thông tin, phạm vi thông tin và quy trình tiến hành nhất định. - Đối tượng cung cấp thông tin chi phí của hệ thống ABC Chủ yếu là nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức; là những người có trách nhiệm điều hành và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. - Tính chất thông tin chi phí được cung cấp của hệ thống ABC Thông tin chi phí mang tính chất thông tin quản trị , quản trị chi phí hơn là để lập và trình bày báo cáo tài chính. Vì vậy, thông tin chi phí của hệ thống ABC thường hướng đến đáp ứng nhu cầu thông tin của từng mô hình, phương pháp quản trị chi phí ở mỗi doanh nghiệp. - Phạm vi thông tin chi phí được cung cấp của hệ thống ABC Tất cả các phạm vi chi phí kể cả chi phí ước tính, thực tế - Quy trình tiến hành hệ thống ABC Với các phương pháp kế toán chi phí truyền thống để tiến hành kế toán chi phí thường bắt đầu từ nguồn lực đầu vào, tập hợp nguồn lực đầu vào cho từng công đoạn, bộ phận, phòng ban chức năng. Sau đó, chọn tiêu thức phân bổ chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, dịch vụ. Ngược lại, với phương pháp kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động, bắt đầu từ sản phẩm, dịch vụ xác định những hoạt động, yếu tố (drivers) gây nên chi phí và từng hoạt động yếu tố gây nên chi phí sẽ xác định nguồn lực kinh tế được sử dụng cho những hoạt động, yếu tố gây chi phí này. (Sơ đồ 1.1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2