Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược kinh doanh Ngân hàng Indovina đến năm 2020
lượt xem 4
download
Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,.. Nội dung của luận văn có 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của một tổ chức; Chương 2 - Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của IVB; Chương 3 - Xây dựng chiến lược kinh doanh của IVB đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược kinh doanh Ngân hàng Indovina đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- BÙI QUỐC KHÁNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG INDOVINA ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- -------------------------------------------------------------------- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng chiến lược kinh doanh Ngân hàng Indovina đến năm 2020” là trình bày và nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong tài liệu nghiên cứu nào khác. Các số liệu được sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và đúng theo sự công bố của các đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp. Tôi cũng hy vọng rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi sẽ được áp dụng vào thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng Indovina. TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Bùi Quốc Khánh --------------------------------------------------------------------
- A MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan và cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ Danh mục các phụ lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu................................................. 3 6. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu ........................................................ 3 7. Nội dung kết cấu của luận văn ........................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA MỘT TỔ CHỨC ............................................................................... 5 1.1 Các khái niệm và vai trò của chiến lược .............................................. 5 1.1.1. Khái niệm ........................................................................... 5 1.1.2. Vai trò của chiến lược đối với tổ chức ................................. 6 1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh ......................................................... 6 1.2.1 Nhóm chiến lược về tăng trưởng ......................................................... 6 1.2.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung ................................................. 6 1.2.1.2 Chiến lược tăng trưởng mở rộng .................................................. 7 1.2.1.3 Chiến lược sáp nhập..................................................................... 7 1.2.1.4 Chiến lược mua lại ....................................................................... 7 1.2.1.5 Chiến lược liên doanh .................................................................. 7
- B 1.2.2 Nhóm chiến lược thu hẹp hoạt động .................................................... 7 1.2.2.1 Chiến lược cắt giảm chi phí.......................................................... 7 1.2.2.2 Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động kinh doanh ................................ 8 1.2.2.3 Chiến lược giải thể ....................................................................... 8 1.2.3 Nhóm chiến lược ổn định hoạt động .................................................... 8 1.2.4 Nhóm chiến lược phối hợp .................................................................. 8 1.3 Quy trình xây dựng chiến lược ............................................................ 8 1.3.1. Sơ đồ qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh................................. 8 1.3.2 Các giai đoạn của quá trình xây dựng chiến lược................................. 9 1.3.2.1 Giai đoạn hình thành chiến lược................................................... 9 1.3.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược ....................................................... 9 1.3.2.3 Giai đoạn đánh giá chiến lược .................................................... 10 1.3.3 Quy trình xây dựng chiến lược .......................................................... 11 1.3.3.1 Xác định sứ mệnh kinh doanh .................................................... 11 1.3.3.2 Xác định mục tiêu doanh nghiệp ................................................ 11 1.3.3.2.1 Khái niệm ......................................................................... 11 1.3.3.2.2 Phân loại mục tiêu doanh nghiệp ....................................... 11 1.3.3.3 Phân tích môi trường bên ngoài ................................................. 12 1.3.3.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ................... 13 1.3.3.3.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................. 14 1.3.3.4 Phân tích môi trường vi mô (môi trường ngành) ........................ 15 1.3.3.5 Phân tích môi trường bên trong .................................................. 15 1.3.3.6 Giai đoạn kết hợp thông qua việc phân tích ma trận SWOT ....... 16 1.3.3.7 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM .......................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG INDOVINA (IVB) ............................................................................................................... 20 2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Indovina ................................... 20
- C 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina ............. 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức điều hành của Ngân hàng Indovina .......................... 20 2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Indovina ..................................... 21 2.1.3.1 Huy động vốn ............................................................................ 21 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng .................................................................... 21 2.1.3.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ................................................ 21 2.1.3.4 Các hoạt động dịch vụ khác ....................................................... 21 2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Indovina từ năm 2008 – 2012 ... 22 2.1.4.1 Các chỉ tiêu kinh doanh chính .................................................... 22 2.1.4.2 Công tác huy động vốn .............................................................. 23 2.1.4.3 Công tác kinh doanh vốn............................................................ 24 2.1.4.4 Hoạt động tín dụng .................................................................... 25 2.1.4.5 Hoạt động bảo lãnh .................................................................... 27 2.1.4.6 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ .................................................. 27 2.1.4.7 Hoạt động TTQT ....................................................................... 28 2.1.4.8 Hoạt động kinh doanh thẻ .......................................................... 28 2.1.4.9 Các dịch vụ khác ........................................................................ 29 2.1.5. Phân tích thực trạng kinh doanh của IVB ......................................... 29 2.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của Ngân hàng Indovina..................................................................................................... 30 2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Indovina ..................................................................................................... 30 2.2.1.1 Môi trường kinh tế ..................................................................... 30 2.2.1.2 Môi trường chính trị - Pháp luật ................................................. 32 - Về chính trị............................................................................... 32 - Về pháp luật ............................................................................. 32 2.2.1.3 Môi trường công nghệ ................................................................ 34 2.2.1.4 Môi trường văn hóa xã hội ......................................................... 34 2.2.1.5 Môi trường tự nhiên ................................................................... 35 2.2.2 Phân tích môi trường vi mô (môi trường ngành) ................................ 36
- D 2.2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại .......................................... 36 2.2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .......................................... 41 2.2.2.3 Phân tích sức ép của nhà cung cấp ............................................. 42 2.2.2.4 Phân tích áp lực của khách hàng ................................................ 42 2.2.2.5 Nguy cơ từ sản phẩm thay thế .................................................... 43 2.2.3 Nhận định cơ hội và nguy cơ ............................................................. 45 2.2.3.1 Đánh giá cơ hội (O) ................................................................... 45 2.2.3.2 Đánh giá nguy cơ (T) ................................................................. 45 2.2.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................... 47 2.2.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh .............................................................. 48 2.3 Phân tích môi trường nội bộ ngân hàng Indovina ............................. 51 2.3.1 Nguồn nhân lực ................................................................................. 51 2.3.2 Năng lực tài chính ............................................................................. 52 2.3.3 Hoạt động Marketing ........................................................................ 52 2.3.4 Công nghệ ngân hàng ........................................................................ 52 2.3.5 Công tác chăm sóc khách hàng .......................................................... 52 2.3.6 Công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) ......................................... 53 2.3.7 Nhận định những điểm mạnh yếu của IVB ........................................ 53 2.3.7.1 Đánh giá điểm mạnh (S) ............................................................ 50 2.3.7.2 Đánh giá điểm yếu (W) .............................................................. 53 2.3.8 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) ........................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 56 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG INDOVINA ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................... 57 3.1. Xây dựng mục tiêu phát triển của IVB đến năm 2020 ..................... 57 3.1.1. Mục tiêu phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020 ......... 57 3.1.2 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Indovina đến năm 2020 .............. 58 3.1.2.1 Tầm nhìn và sứ mệnh của ngân hàng Indovina ........................... 58 3.1.2. 2 Mục tiêu của IVB đến năm 2020 ............................................... 59
- E 3.2. Xây dựng chiến lược .......................................................................... 59 3.2.1. Phân tích ma trận SWOT của Ngân hàng Indovina ........................... 59 3.2.2 Các chiến lược hình thành từ ma trận SWOT .................................... 62 3.2.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm mới ........................................... 62 3.2.2.2 Chiến lược phát triển thị trường ................................................. 62 3.2.2.3 Chiến lược thâm nhập thị trường ................................................ 62 3.2.2.4 Chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm .................. 63 3.2.2.5 Chiến lược dẫn đầu với chi phí thấp ........................................... 63 3.2.2.6 Chiến lược phát triển hệ thống công nghệ .................................. 63 3.2.2.7 Chiến lược phát triển năng lực tài chính ..................................... 64 3.2.2.8 Chiến lược tăng cường marketing, tiếp thị hình ảnh ................... 64 3.2.2.9 Chiến lược xây dựng nguồn khách hàng bền vững ..................... 65 3.2.3 Các công cụ lựa chọn chiến lược ...................................................... 65 3.2.3.1. Sử dụng ma trận định lượng QSPM để lựa chọn chiến lược ...... 65 3.2.3.2. Ma trận chiến lược chính .......................................................... 74 3.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược .................................................... 75 3.3.1. Nâng cao năng lực tài chính ............................................................. 75 3.3.2 Phát triển hệ thống công nghệ hiện đại .............................................. 76 3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................. 77 3.3.4 Xây dựng văn hóa kinh doanh ........................................................... 78 3.3.5 Tăng cường hoạt động Marketing, tiếp thị hình ảnh .......................... 78 3.3.6 Phát triển mạng lưới và mảnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ .................... 79 3.3.7 Tăng cường công tác quản lý và năng lực điều hành của BLĐ........... 80 3.4 Kiến nghị ............................................................................................. 80 3.4.1 Đối với Chính phủ............................................................................. 80 3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................ 81 3.4.3 Đối với ngân hàng Indovina .............................................................. 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 83 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- F PHỤ LỤC ---------- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu AGRIBANK : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ANZ : Ngân hàng Austrania – New Zeland ATM : Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) BIDV : Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam CAR : Tỷ lệ an toàn vốn CCTG : Chứng chỉ tiền gửi CNTT : Công nghệ thông tin CSTT : Chính sách tiền tệ DN/ DNNN : Doanh nghiệp / Doanh nghiệp nhà nước EFE : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EXIMBANK : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng thu nhập quốc dân HBB : Ngân hàng Nhà Hà nội (Habu Bank) HĐTV : Hội đồng thành viên HĐQT : Hội đồng quản trị HSC : Hội sở chính HSBC : Hongkong and Shanghai Banking Corporation IFE : Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ IVB : Ngân hàng Indovina L/C : Thư tín dụng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thuơng mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh
- G PGD : Phòng giao dịch POS : Máy chấp nhận thanh toán qua thẻ (Point of Service) PVFC : Công ty Tài chính Dầu khí QSPM : Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng SACOMBANK :Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín SCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn SACOMBANK : Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SMS : Dịch vụ tin nhắn (Short Message Services) SPDV : Sản phẩm dịch vụ SWOT : Ma trận đánh giá điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức ROA : Thu nhập trên tài sản (Return On Assets) ROE : Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity) TCT : Tổng công ty TCTD : Tổ chức tín dụng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTQT : Thanh toán quốc tế TTTT : Thị trường tiền tệ TPKT : Thành phần kinh tế USD : Đô la Mỹ VĐTNN : Vốn đầu tư nước ngoài VN / VND : Việt Nam / Việt Nam Đồng VIETCOMBANK : Ngân hàng Ngoại thương VIETINBANK : Ngân hàng Công thương VTC : Vốn tự có WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- H DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Ma Trận SWOT Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của IVB các năm 2008-2012 Bảng 2.2 : Tổng nguồn vốn và nguồn vốn huy động của IVB giai đoạn 2008 – 2012 Bảng 2.3 : Dư nợ cho vay của IVB giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo TPKT của IVB qua các năm 2008-2012 Bảng 2.5: Giá trị số dư bảo lãnh của IVB qua các năm 2008-2012 Bảng 2.6: Doanh số Mua – Bán ngoại tệ của IVB các năm 2008 – 2012 Bảng 2.7 : Doanh số thanh toán quốc tế của IVB các năm 2008-2012 Bảng 2.8 : Số lượng máy ATM được lắp đặt và doanh số phát hành thẻ ATM của IVB giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.9: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2008 – 2012 của Việt Nam Bảng 2.10 : Thị phần dư nợ cho vay của 4 NHTMQD Bảng 2.11: Số lượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của IVB Bảng 2.12 : Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) của IVB Bảng 2.13 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 2.14: So sánh một số chỉ tiêu của IVB với một số NHLD tại Việt Nam Bảng 2.15 : Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) của IVB Bảng 3.1 Ma trận SWOT của IVB Bảng 3.2 Ma trận QSPM nhóm S/O Bảng 3.3 Ma trận QSPM nhóm S/T Bảng 3.4 Ma trận QSPM nhóm W/O Bảng 3.5 Ma trận QSPM nhóm W/T Bảng 3.6 Các chiến lược kinh doanh chính DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh Hình 1.2 Sơ đồ các bước công việc trong giai đoạn hoạch định chiến lược Hình 1.3 Sơ đồ các bước công việc trong giai đoạn thực thi chiến lược
- I Hình 1.4 Sơ đồ các bước công việc trong giai đoạn đánh giá chiến lược Hình 1.5 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Hình 2.1 Biểu đồ tăng trưởng ROE và ROA của IVB qua 5 năm 2008-2012 Hình 2.2 BĐ tổng nguồn vốn và nguồn vốn huy động của IVB giai đoạn 2008-2012 Hình 2.3 Biểu đồ tổng dư nợ cho vay của IVB giai đoạn 2008-2012 Hình 2.4 Biểu đồ nguồn nhân lực của IVB từ 2001-2012 Hình 3.1 Tầm nhìn và sứ mệnh của IVB DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 01 : Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia Phụ lục 02 : Danh sách các chuyên gia tham khảo ý kiến Phụ lục 03 : Cơ sở tính điểm và bảng tính điểm các ma trận Phụ lục 04 : Ý nghĩa biểu tượng của IVB Phụ lục 05 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của IVB ----------
- 1 MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, đó là một quá trình phát triển tất yếu của xã hội. Việt Nam đã bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình gia nhập vào tổ chức ASEAN, tham gia AFTA và các thể chế kinh tế quốc tế khác, cùng với việc ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và các hiệp định song phương, đa phương khác. Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Lĩnh vực tài chính ngân hàng là một trong các lĩnh vực được mở cửa nhiều nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các NHTM VN sẽ có nhiều cơ hội hơn, song cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Theo cam kết của Việt Nam và các nước thành viên WTO, bắt đầu từ năm 2010, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thực hiện hầu hết các dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước. Điều này sẽ làm cho mức độ cạnh tranh giữa các NHTM sẽ ngày càng quyết liệt và gay gắt hơn để lôi kéo khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các SPDV ngân hàng cho nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển các NHTM VN phải biết tận dụng các cơ hội từ hội nhập, các thế mạnh vốn có của mình, phải nâng cao năng lực và xây dựng cho mình một chiến lược rõ ràng, phù hợp với những bước đi chủ động và định hướng phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững. Ngân hàng TNHH Indovina là NHLD đầu tiên của Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1990 theo Giấy phép của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư số 135/GP sau được thay bằng Giấy phép số 08/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 29/10/1992. Ngân hàng được ra đời nhằm tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của các ngân hàng trong nước với các công nghệ tiến tiến và kinh nghiệm quản lý của ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, việc thành lập ngân hàng cũng nhằm để thu hút và phục vụ cho nhóm khách hàng nước ngoài sang đầu tư tại Việt Nam. Đây là thời điểm mà các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài chưa được phép thành lập và hoạt
- 2 động tại Việt nam nên việc thành lập NHLD giữa trong nước với ngân hàng nước ngoài là một hướng đi rất đúng đắn. Qua hơn 22 năm hoạt động IVB đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của IVB nói riêng. Từ những ngày đầu thành lập chỉ có HSC, đến nay ngân hàng đã có hệ thống 9 chi nhánh và 25 PGD trên cả nước. So với các NHTMQD và một số NHTMCP lớn thì vốn điều lệ và mạng lưới của IVB vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trong khối NHLD thì IVB có thể xếp vào hàng đầu trong qui mô và hiệu quả hoạt động. Trong bối cảnh môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng vì vậy cần phải có một chiến lược kinh doanh rõ ràng nhằm định vị và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Với những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài : “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Indovina (IVB) đến năm 2020” với mong muốn góp phần vào sự phát triển của IVB trong xu thế hội nhập quốc tế. 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhiệm vụ chính của đề tài này nhằm trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau : - Vị thế cạnh tranh hiện tại của IVB là gì? những điểm mạnh và những hạn chế cần khắc phục? Mục tiêu của IVB trong thời gian tới? - Ngân hàng đã có những chiến lược và chính sách gì trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng. - Các giải pháp thực hiện các mục tiêu chiến lược này một cách hiệu quả. Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu trên thì mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là : - Đánh giá và phân tích hoạt động của IVB. - Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và nguy cơ đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động của IVB. - Trên cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm và thực trạng của ngân hàng để xây dựng các chiến lược kinh doanh cho IVB đến năm 2020 và tìm ra chiến lược tối ưu cho từng quyết định.
- 3 - Đưa ra các giải pháp thực hiện các chiến lược đó. 3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU i . Đối tượng nghiên cứu : Đánh giá thực trạng hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của IVB để từ đó tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho IVB đến năm 2020. ii. Phạm vi nghiên cứu : Hiện trạng hoạt động kinh doanh của IVB từ ngày thành lập đến nay trên toàn hệ thống IVB bao gồm HSC và các chi nhánh trực thuộc. Tuy nhiên, để có thể làm rõ những nội dung của đề tài, luận văn có mở rộng sang nghiên cứu thêm một số ngân hàng khác như : Shinhanvina bank, Vinasiam bank, Vid Public bank, Agribank, Vietcombank, BIDV và Vietinbank. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài này chủ yếu sử dụng các mô hình lý thuyết về quản trị chiến lược trong một DN như mô hình 5 lực lượng của Michael Porter, ma trận EFE, IFE, SWOT, QSPM để vận dụng vào xây dựng chiến lược kinh doanh cho IVB đến năm 2020. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thêm một số phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp số lượng để hoạch định chiến lược. 5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU + Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm số liệu báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ được lấy trực tiếp từ báo cáo của ngân hàng. Một số thông tin về tình hình kinh doanh của ngân hàng, môi trường kinh tế, xã hội… sẽ được tìm hiểu thông qua mạng Internet, truyền thông báo chí và các báo cáo thống kê chuyên ngành của Tổng cục Thống kê, NHNN Việt Nam. + Nguồn thông tin sơ cấp sẽ được lấy trực tiếp thông qua điều tra, phỏng vấn và ý kiến của một số chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng. 6. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Do đây là một đề tài nghiên cứu ứng dụng nên nó có ý nghĩa lớn trong thực tế , tác giả muốn ứng dụng các mô hình lý thuyết đã được học vào trong quản trị và xây dựng chiến lược cho ngân hàng mình. Điều này có thể giúp cho Ban lãnh đạo IVB có
- 4 một cái nhìn sâu hơn về hoạt động của mình cũng như có những kế hoạch cụ thể nhằm phát huy hoạt động của IVB một cách hiệu quả. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà nền kinh tế vẫn còn trong vòng suy thoái và chưa có dấu hiệu hồi phục, hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn do nợ xấu gia tăng, tăng trưởng tín dụng khó khăn và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đồng thời, đề tài cũng định hướng trong dài hạn chiến lược cho IVB trong điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và hội nhập kinh tế thế giới. 7. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,.. Nội dung của luận văn gồm 3 chương : Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của một tổ chức Chương 2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của IVB Chương 3. Xây dựng chiến lược kinh doanh của IVB đến năm 2020
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA MỘT TỔ CHỨC 1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược 1.1.1. Khái niệm Chiến lược là thuật ngữ bắt từ tiếng Hy Lạp “Strategos” trong quân sự với ý nghĩa “Là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế” (Ngô Kim Thanh, 2012, Giáo Trình Quản trị chiến lược). Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, thuật ngữ “Chiến lược” bắt đầu được sử dụng nhiều trong kinh doanh. Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng. Chiến lược kinh doanh chính là việc xác định làm thế nào để một DN thành công trong một thị trường cụ thể. Theo Johnson và Scholes, “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn, nhằm dành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”. Theo Brace Henderson thì cho rằng : “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. (Ngô Kim Thanh, 2012, Giáo Trình Quản trị chiến lược). Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng : “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của DN”. Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của DN trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác, nó bao hàm những nội dung chính sau : Xác định mục tiêu ngăn hạn và dài hạn của DN.
- 6 Đưa ra các chương trình hành động tổng quát để đạt được mục tiêu Lựa chọn các phương án hành động, triển khai và phân bổ các nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đó. 1.1.2. Vai trò của chiến lược đối với tổ chức : Vai trò kinh doanh đối với DN được thể hiện trên các khía cạnh sau : - Chiến lược kinh doanh giúp cho DN nhận rõ được mục đích hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của DN. - Chiến lược kinh doanh giúp cho các DN nắm bắt và tận dụng những cơ hội, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và thách thức trong hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà quản trị dự báo được các bất trắc, rủi ro sẽ xảy ra trong hiện tại cũng như tương lai. Từ đó dựa trên tiềm lực của DN mình để chủ động đối phó với những tình huống bất trắc này và đưa ra những quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. - Chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà quản lý phối hợp sử dụng các nguồn lực trong DN một cách tốt nhất, tăng cường vị thế của DN và giúp các thành viên phát huy được tính năng động , sáng tạo để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. 1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh : Có nhiều cách phân loại chiến lược kinh doanh, tùy theo tiêu thức phân loại là phạm vi hay nội dung. 1.2.1. Nhóm chiến lược về tăng trưởng Nhóm chiến lược kinh doanh này nhằm tăng thêm qui mô hoạt động của DN cả về số lượng lẫn chất lượng, bao gồm 5 chiến lược chính: 1.2.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung: Nhóm chiến lược này dựa trên những SPDV hiện có, tăng cường hoạt động Marketing hoặc mở rộng thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào. Có 3 chiến lược chính là :
- 7 + Chiến lược thâm nhập thị trường : Nhằm tăng thị phần cho những SPDV trong thị trường hiện có bằng cách nỗ lực tiếp thị nhiều hơn. + Chiến lược phát triển thị trường : Nhằm đưa những SPDV hiện có vào những khu vực mới. + Chiến lược phát triển sản phẩm :Nhằm tăng doanh số bằng cách cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hiện có. 1.2.1.2 Chiến lược tăng trưởng mở rộng: Nhóm chiến lược này được DN sử dụng bằng cách đa dạng hóa các hoạt động. Có 3 chiến lược chính là : + Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: Nhằm bổ sung vào danh mục SPDV hiện có với những SPDV mới nhưng có liên quan với nhau. + Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang: Nhằm cung cấp cho khách hàng hiện có những SPDV mới không có liên quan gì so với SPDV hiện tại. + Chiến lược đa dạng hoá hoạt động kiểu hỗn hợp 1.2.1.3 Chiến lược sáp nhập: DN tiến hành hợp nhất với một DN khác tạo thành một DN mới với tên mới. 1.2.1.4 Chiến lược mua lại: DN mua lại một DN khác nhưng vẫn giữ tên gọi và cơ cấu tổ chức như cũ. DN được mua lại sẽ trở thành chi nhánh hay công ty thành viên của DN. 1.2.1.5 Chiến lược liên doanh: Là việc liên kết với một hay nhiều DN khác tạo nên một DN mới nhằm thâm nhập thị trường mới, hạn chế và phân tán rủi ro… 1.2.2. Nhóm chiến lược thu hẹp hoạt động Nhóm chiến lược này được DN sử dụng khi có sự sụt giảm về doanh số và lợi nhuận bởi sự hoạt động kém hiệu quả từ một số bộ phận. Khi đó DN có thể áp dụng một chiến lược sau : 1.2.2.1 Chiến lược cắt giảm chi phí : DN cần sắp xếp lại một số bộ phận, qui trình có chi phí cao nhằm tiết kiệm, tránh lãnh phí thất thoát cho DN.
- 8 1.2.2.2 Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động kinh doanh : Nhằm cắt bớt hoặc bán đi những bộ phận kinh doanh không hiệu quả. 1.2.2.3 Chiến lược giải thể : Khi thấy không còn khả năng tiếp tục hoạt động, nếu càng hoạt động DN sẽ càng thua lỗ thì cách tốt nhất là tiến hành giải thể DN. 1.2.3. Nhóm chiến lược ổn định hoạt động Nhóm chiến lược này được xây dựng nhằm củng cố những cơ sở, nguồn lực hiện có của DN, tạo điều kiện cho DN thực hiện chiến lược của mình. 1.2.4. Nhóm chiến lược phối hợp Là việc kết hợp hai hay nhiều chiến lược nêu trên ở trong cùng một hay nhiều bộ phận của DN trong những giai đoạn khác nhau của DN. 1.3. Quy trình xây dựng chiến lược 1.3.1 Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh: Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh Xác định sứ mạng mục tiêu, tầm nhìn Phân tích môi trường Phân tích môi trường bên ngoài bên trong Xác định lại sứ mạng và mục tiêu Xác định các phương án chiến lược Lựa chọn chiến lược Đề xuất các giải pháp thực hiện (Nguồn: Fred, 2012, Khái luận về Quản trị chiến lược)
- 9 1.3.2 Các giai đoạn của quá trình xây dựng chiến lược Có 3 giai đoạn của quá trình xây dựng chiến lược : Hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. 1.3.2.1 Giai đoạn hình thành chiến lược : Hình 1.2 : Sơ đồ các bước công việc trong giai đoạn hoạch định chiến lược QUÁ TRÌNH BƯỚC CÔNG VIỆC (1) Chức năng nhiệm vụ (2) Đánh giá môi trường bên ngoài Hoạch định chiến lược (3) Đánh giá môi trường nội bộ (4) Phân tích và lựa chọn chiến lược Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của DN, những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên trong của DN, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay thế. Các hoạt động nghiên cứu bao gồm cả việc thu thập thông tin về lĩnh vực và thị trường hiện tại của DN. Các nghiên cứu được tổ chức để chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu chính trong các lĩnh vực chức năng của DN. 1.3.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược : Hình 1.3 : Sơ đồ các bước công việc trong giai đoạn thực thi chiến lược
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn