intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Ứng dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá sự phù hợp cho mục đích sinh hoạt và đề xuất các biện pháp quản lý tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

37
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là khảo sát và đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm sử dụng trong mục đích sinh hoạt của các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh thuộc TP. HCM dựa trên việc ứng dụng chỉ số GWQI. Đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Ứng dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá sự phù hợp cho mục đích sinh hoạt và đề xuất các biện pháp quản lý tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ HƯƠNG ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM (GWQI) ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI CÁC HUYỆN CỦ CHI, HÓC MÔN VÀ BÌNH CHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Mã ngành: 60520320 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ HƯƠNG ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM (GWQI) ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI CÁC HUYỆN CỦ CHI, HÓC MÔN VÀ BÌNH CHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Mã ngành: 60520320
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Thái Văn Nam. Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 08 tháng 10 năm 2017. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS. Hoàng Hưng Chủ tịch 2 PGS.TS. Tôn Thất Lãng Phản biện 1 3 PGS.TS. Huỳnh Phú Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Quốc Bình Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thị Phương Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận Văn
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 18 tháng 10 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hương Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 17/11/1975 Nơi sinh: Hưng Yên Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1541810031 I- Tên đề tài Ứng dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá sự phù hợp cho mục đích sinh hoạt và đề xuất các biện pháp quản lý tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh. II- Nhiệm vụ và nội dung - Đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh. - Thiết lập các bước tính toán chỉ số chất lượng nước ngầm GWQI và đánh giá chất lượng nước ngầm thông qua chỉ số GWQI tại khu vực nghiên cứu. - Xác định được mối tương quan giữa chỉ số tổng hợp GWQI với từng thông số chất lượng nước. - Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu. III- Ngày giao nhiệm vụ: 15 tháng 02 năm 2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 26 tháng 8 năm 2017 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Thái Văn Nam CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS Thái Văn Nam
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Hương
  6. ii LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình theo học chương trình đào tạo bậc Cao học ngành Kỹ thuật Môi trường và đặc biệt, để luận văn này được hoàn thành, cho phép tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Thái Văn Nam, Thầy đã cung cấp cho tôi nền kiến thức sâu rộng và hữu ích. Tôi xin được cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình và lòng nhiệt thành động viên, giúp đỡ của Thầy để luận văn đạt kết quả tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn tất cả Quý Thầy, Cô, Ban Giám Hiệu trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong thời gian học tập. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh và các bạn bè đồng nghiệp đã luôn nhiệt tình hỗ trợ công tác thu thập thông tin, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất giúp tôi đạt được kết quả như mong đợi. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, Luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Hương
  7. iii TÓM TẮT Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài các quận thuộc khu vực nội thành đã được hệ thống cấp nước từ các nhà máy nước cung cấp với chất lượng khá ổn định và đạt từ hơn 99% đến 100%, còn lại các khu vực vùng ven của thành phố chưa có điều kiện để dẫn nước sạch đến các hộ dân hoặc do thói quen nên người dân vẫn tự khai thác nguồn nước ngầm, tự khoan, đào giếng để có nguồn nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Nghiên cứu này nhằm mục đích hỗ trợ việc đánh giá chất lượng nước ngầm một cách tổng quát và giúp người dân tiếp cận thông tin về nguồn nước họ đang sử dụng một cách dễ dàng, “thân thiện” nhất. Các nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm tại khu vực ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhiều tác giả nghiên cứu dựa trên việc phân tích, đánh giá tổng hợp các kết quả quan trắc và so sánh với các tiêu chuẩn quy định tùy theo mục đích sử dụng hoặc nghiên cứu trên từng thông số riêng lẻ. Trong nghiên cứu này, chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) được đề xuất và tính toán từ các thông số chất lượng nước thông qua công thức toán học. Chỉ số chất lượng nước dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua thang điểm quy định với mức độ phân loại khác nhau về chất lượng nguồn nước cho một vùng cụ thể. Nghiên cứu đã tổng hợp kết quả khảo sát về yếu tố độ sâu của 1.147 giếng khoan tại khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh. Ở tầng Holocene, độ sâu đến 40m, huyện Củ Chi có 86% số lượng giếng, khu vực Hóc Môn có 63% hộ gia đình khai thác, ở Bình Chánh có 22% số lượng giếng ở độ sâu này; Tầng Pliestocen và Pliocene trên là hai tầng chứa nước với trữ lượng khá lớn, độ sâu dễ khai thác. Tuy vậy, tỷ lệ hộ dân khai thác ở độ sâu này khá thấp, ở Củ Chi và Bình Chánh là 14%, số lượng giếng Hóc Môn khai thác 2 tầng này là 37%; Ở huyện Bình Chánh, đa số người dân khai thác nước ở tầng Pliocene dưới, 64% giếng khoan khai thác ở độ sâu từ 130m đến 200m.
  8. iv Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu được thể hiện thông qua việc xây dựng và tính toán chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) từ chín chỉ tiêu của 940 mẫu thu thập tại các huyện cho thấy tại Củ Chi có 94,91% lượng mẫu phù hợp để sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt như tắm, giặt, vệ sinh,…; tại huyện Hóc Môn là 89,66% và ở mức độ này thì huyện Bình Chánh có 48,99% lượng mẫu nghiên cứu đáp ứng. Dựa trên kết quả nghiên cứu thể hiện chất lượng nước ngầm của huyện Bình Chánh rất đáng báo động với tỷ lệ 51,01% mẫu khảo sát ở vào các mức “Xấu”, “Rất xấu” hoặc “Không phù hợp để sinh hoạt”, huyện Hóc Môn có 10,34% và huyện Củ Chi có 5,09% lượng mẫu ở mức này.
  9. v ABSTRACT Nowadays, in Ho Chi Minh City, excluding districts within the city that is supplied with water from water supply plants with relatively stable quality achieving from 99% to 100%, the other areas of the city barely have conditions to lead clean water to the households or daily activities, so people still exploit underground water, drill and dig wells manually to get water for daily living. This research aims to support the assessment of groundwater quality in general to help people access information about water resources they use in a "friendly" way. Studies on the quality of groundwater resources in suburban areas of Ho Chi Minh City have been investigated by several authors based on an integrated analysis and evaluation of monitoring and comparison results, with specified criteria depending on purpose of usage or study on individual parameters. In this study, the groundwater quality index (GWQI) was proposed and calculated from the water quality parameters through mathematical formulas. Water quality indicators are used to determine the quality of water and are expressed on a set scale with different levels of water quality in a particular river basin or area. The study has compiled the results of in-depth survey at 1,147 wells in Cu Chi, Hoc Mon and Binh Chanh districts. On the Holocene floor, up to 40m deep in Cu Chi district, 86% of the wells are in the Hoc Mon area, 63% in the Hoc Mon area, and 22% in the Binh Chanh area; The upper Pliestocene and Pliocene levels are two water reservoirs with relatively large reserves and depth that is easy to exploit. However, the rate of households engaged in this depth is quite low, in Cu Chi and Binh Chanh is 14%, the number of Hoc Mon wells exploited at these two levels is 37%; In Binh Chanh district, the majority of people exploit water on the lower Pliocene, 64% of the wells are drilled at a depth of 130 m to 200 m. The groundwater quality analysis results in the study area shown by the construction and calculation of the groundwater quality index (GWQI) from nine indicators of 940 samples collected in districts has illustrated that in Cu Chi,
  10. vi 94.91% of the sample is suitable for use in activities such as bathing, washing, cleaning, ...; in Hoc Mon district is 89.66% and at this level, Binh Chanh district has 48.99% of the research sample that achieves the requirement. Based on the results of groundwater quality studies conducted in Binh Chanh District, there is an alarming rate of 51.01% of the survey samples in "Bad", "Very Poor" or "Not suitable for living", Hoc Mon district has 10.34% and Cu Chi district has 5.09% of sample in this level.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. xi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... xii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 2. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4 4. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...............................................................5 6.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................................5 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................5 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................8 1.1 Một số khái niệm ..............................................................................................8 1.1.1 Nước ngầm .......................................................................................................8 1.1.2 Nước ăn uống ...................................................................................................8 1.1.3 Nước sinh hoạt .................................................................................................8 1.1.4 Ô nhiễm nguồn nước ngầm ..............................................................................8 1.1.5 Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước ngầm ..............................................................9 1.1.6 Quan trắc nước ngầm .......................................................................................9 1.1.7 Chỉ số chất lượng nước ngầm GWQI...............................................................9 1.2 Đặc điểm của nước ngầm .................................................................................9
  12. viii 1.2.1 Đặc điểm ..........................................................................................................9 1.2.2 Phân loại nước ngầm theo tầng sâu ................................................................11 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm ...................................................16 1.2.4 Nguồn gốc gây ô nhiễm nước ngầm ..............................................................18 1.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước ...........................................................................20 1.4 Tính chất các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt...........................................21 1.4.1 Mùi, vị ............................................................................................................21 1.4.2 Độ pH .............................................................................................................21 1.4.3 Màu.................................................................................................................21 1.4.4 Độ đục ............................................................................................................22 1.4.5 Sắt (Fe) tổng số ..............................................................................................22 1.4.6 Amoni .............................................................................................................22 1.4.7 Chỉ số Pecmanganat .......................................................................................22 1.4.8 Asen ................................................................................................................22 1.4.9 Các vi sinh vật gây bệnh ................................................................................23 1.5 Các nghiên cứu liên quan…………………………………………….……..24 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................................................28 2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................28 2.1.1 Đặc điểm môi trường huyện Củ Chi ..............................................................28 2.1.2 Đặc điểm môi trường huyện Hóc Môn ..........................................................31 2.1.3 Đặc điểm môi trường huyện Bình Chánh ......................................................34 2.2 Hiện trạng khai thác nước ngầm tại khu vực ngoại thành TP. HCM .............37 2.3 Công tác giám sát chất lượng nước ................................................................40 2.4 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm tại địa bàn nghiên cứu .................41 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................41 2.4.2 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................42 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................................................................................................53
  13. ix 3.1 Tình hình giám sát chất lượng nước ngầm .....................................................53 3.2 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................54 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................54 3.3.1 Phương pháp kế thừa ......................................................................................54 3.3.2 Phương pháp lấy mẫu .....................................................................................54 3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu ...........................................................................55 3.3.4 Phương pháp so sánh ......................................................................................55 3.4 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................56 3.4.1 Kết quả quan trắc chỉ tiêu Màu sắc ................................................................56 3.4.2 Kết quả quan trắc chỉ tiêu Độ đục ..................................................................58 3.4.3 Kết quả quan trắc chỉ tiêu pH .........................................................................59 3.4.4 Kết quả quan trắc chỉ tiêu Amoni ..................................................................61 3.4.5 Kết quả quan trắc chỉ tiêu Sắt tổng số ............................................................63 3.4.6 Kết quả quan trắc chỉ số Pecmanganate .........................................................64 3.4.7 Kết quả quan trắc chỉ tiêu Asen .....................................................................66 3.4.8 Kết quả quan trắc chỉ tiêu Coliform tổng số ..................................................68 3.4.9 Kết quả quan trắc chỉ tiêu E.coli ....................................................................69 CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CHỈ SỐ GWQI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ......................................71 4.1 Cơ sở lý thuyết..................................................................................................71 4.2 Thiết lập phương pháp và quy trình tính toán GWQI ......................................74 4.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm thông qua trọng số .............................................................................................................76 4.4 Đánh giá chất lượng nước ngầm thông qua các kết quả GWQI.......................79 4.5 Mối tương quan giữa chỉ số GWQI và các thông số chất lượng ......................88 4.6 Đề xuất giải pháp ..............................................................................................93 4.6.1 Giải pháp quản lý ...........................................................................................93 4.6.2 Giải pháp kỹ thuật ..........................................................................................94 4.6.3 Giải pháp kinh tế ............................................................................................98
  14. x KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................99 1. Kết luận ............................................................................................................99 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 100 2.1 Đối với các cơ quan quản lý .......................................................................... 100 2.2 Đối với người dân .......................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 102
  15. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BOD: Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical oxygen Demand) BYT: Bộ Y tế COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) CP: Chính phủ ĐH: Đại học E.coli: Escherichia coli EC: Độ dẫn điện (Electrical Conductivity) Chỉ số chất lượng nước ngầm (nước dưới đất) (Ground Water GWQI: Quality Index) KCN: Khu công nghiệp NĐ: Nghị định NTU: Đơn vị đo độ đục khuếch tán (Nephelometric Turbidity Unit) PAHs: Polycyclic aromatic hydrocacbons PCBs: Polychlorinated biphenyls PCPs: Polychlorophenol QCVN: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QĐ: Quyết định Phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải (Standard SMEWW: Methods for the Examination of Water and Wastewater) TCU: Đơn vị đo màu sắc (True Color Unit) TCVN: Tiêu chuẩn Quốc gia TDS: Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids) TNMT: Tài nguyên và Môi trường TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TT: Trung tâm UBND: Ủy ban Nhân dân WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) WQI: Chỉ số chất lượng nước mặt (Water Quality Index) YTDP: Y tế Dự phòng
  16. xii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân tầng thạch học Bảng 2.1: Phân loại độ sâu các giếng và mức độ khai thác tại 3 huyện khảo sát Bảng 3.1: Giới hạn tối đa cho phép của các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT (cột II) Bảng 4.1: Phân loại đánh chất lượng nước theo GWQI Bảng 4.2: Bảng tính trọng số của các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm
  17. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Thời biểu tương đối của nước ngầm vận động Hình 1.2: Chu trình tuần hoàn nước trên trái đất Hình 1.3: Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Củ Chi Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn Hình 2.3: Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh Hình 2.4: Hiện trạng khai thác nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn nhu cầu sử dụng nước giếng tại 3 huyện Hình 2.6: Biểu đồ biểu diễn tầng nước ngầm khai thác Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu Màu sắc năm 2014, 2015 và 2016 Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu Độ đục năm 2014, 2015 và 2016 Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu pH năm 2014, 2015 và 2016 Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu Hàm lượng Amoni năm 2014, 2015 và 2016 Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu Hàm lượng Sắt năm 2014, 2015 và 2016 Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu Chỉ số Pecmanganat năm 2014, 2015 và 2016 Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu Hàm lượng Asen năm 2014, 2015 và 2016 Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu Coliform tổng số năm 2014, 2015 và 2016 Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu E.coli năm 2014, 2015 và 2016
  18. xiv Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn Giá trị GWQI tại khu vực Mao-Pathatha Rao, Ấn Độ Hình 4.2: Bản đồ thể hiện chất lượng nước ngầm thông qua chỉ số GWQI khu vực huyện Củ Chi giai đoạn 2014 - 2016 Hình 4.3: Bản đồ thể hiện chất lượng nước ngầm thông qua chỉ số GWQI khu vực huyện Hóc Môn giai đoạn 2014 - 2016 Hình 4.4: Bản đồ thể hiện chất lượng nước ngầm thông qua chỉ số GWQI khu vực huyện Bình Chánh giai đoạn 2014 - 2016 Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn chất lượng nước ngầm theo chỉ số GWQI tại huyện Củ Chi trong các năm 2014, 2015 và 2016 Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn chất lượng nước ngầm theo chỉ số GWQI tại huyện Hóc Môn trong các năm 2014, 2015 và 2016 Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn chất lượng nước ngầm theo chỉ số GWQI tại huyện Bình Chánh trong các năm 2014, 2015 và 2016 Hình 4.8: Mối tương quan giữa chỉ số GWQI và các thông số chất lượng nước ngầm huyện Củ Chi Hình 4.9: Mối tương quan giữa chỉ số GWQI và các thông số chất lượng nước ngầm huyện Hóc Môn Hình 4.10: Mối tương quan giữa chỉ số GWQI và các thông số chất lượng nước ngầm huyện Bình Chánh Hình 4.11: Mô hình bể lọc thô Hình 4.12: Quy trình xử lý Asen trong nước ngầm Hình 4.13: Quy trình xử lý nước ngầm cung cấp cho cụm dân cư
  19. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nước sạch là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Ngoài việc sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, tắm, giặt, vệ sinh, nông nghiệp và công nghiệp, nước còn là thành phần chính trong ăn uống, chế biến thực phẩm, nước đi vào cơ thể và liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Hơn nữa, 50-60% cấu tạo cơ thể con người là nước, giữ vai tr trao đổi chất và cân bằng sinh lý cơ thể. Vì vậy nước cần phải đạt tiêu chuẩn chất lượng khi cung cấp cho người sử dụng. Trong khi đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước lại đang xảy ra ở khá nhiều nơi với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với nguồn nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp (KCN) và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân, chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng bị nhiều loại bệnh nghi là do dùng nước bẩn trong sinh hoạt. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nước bị ô nhiễm là con đường dễ dàng nhất đưa độc chất vào các cơ thể sống và con người thông qua các mắc xích trong chuỗi thức ăn, nước uống. Vì thế, vấn đề ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng của các tác nhân gây độc trong nước đến con người cần được quan tâm nghiên cứu. Là một trong năm thành phố trực thuộc Trung Ương của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) được xem là một trong những đô thị phát triển với vai
  20. 2 tr đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Dân số TP. HCM hiện nay khoảng 8 triệu người [1], nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao, trong đó sức khỏe là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. 2. Tính cấp thiết của đề tài Đứng trước những đ i hỏi về sự phát triển toàn diện, TP. HCM đã có những nỗ lực trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho người dân, trong đó, nước sạch và giải pháp quản lý nguồn nước sinh hoạt cho người dân là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, tại TP. HCM, ngoài các quận thuộc khu vực nội thành đã được hệ thống cấp nước từ các nhà máy nước cung cấp với chất lượng khá ổn định và đạt từ hơn 99% đến 100% [2], còn lại các khu vực vùng ven của thành phố chưa có điều kiện để dẫn nước sạch đến các hộ dân nên người dân tự vẫn duy trì việc khai thác nguồn nước ngầm, tự khoan, đào giếng để có nguồn nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Khi các cơ quan chức năng chưa thể đáp ứng được việc cung cấp nước sạch đến các khu vực dân cư c n đang phải sử dụng nước nguồn ngầm và cũng chưa có những biệp pháp thích hợp để cải thiện được chất lượng nguồn nước sạch thì việc đánh giá sự phù hợp các chỉ số chất lượng nước ngầm cho mục đích sinh hoạt tại các huyện ngoại thành TP. HCM thực sự là vấn đề cần thiết và cấp bách. Những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá chất lượng nước ngầm tại khu vực ngoại thành TP. HCM. Những nghiên cứu đã thực hiện đánh giá cả khu vực hoặc tại những điểm cụ thể, hoặc nghiên cứu đánh giá tổng hợp dựa trên các kết quả phân tích các thông số quan trắc và so sánh với các Quy chuẩn quy định tùy theo mục đích sử dụng hoặc có những nghiên cứu đối với từng thông số riêng lẻ. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng nước ngầm qua các thông số riêng lẻ chưa thể hiện được mối tương tác ảnh hưởng giữa các thông số cũng như chưa giải đáp thích đáng được mối quan tâm về chất lượng nước đáp ứng ở mức độ nào tùy theo mục đích sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2