intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở Chi cục Thuế huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Nguyễn Thu Ngân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

126
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chủ yếu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh Thủy, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở Chi cục Thuế huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> --------------<br /> <br /> TRẦN MINH HẰNG<br /> <br /> PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br /> HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH<br /> DOANH CÁ THỂ Ở CHI CỤC THUẾ HUYỆN THANH<br /> THỦY, TỈNH PHÚ THỌ<br /> <br /> Chuyênngành: Quảntrịkinhdoanh<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br /> QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br /> PGS.TS. NGUYỄN ÁI ĐOÀN<br /> <br /> HÀ NỘI - 2013<br /> <br /> Trường đại học bách khoa Hà Nội<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Sự cần thiết của đề tài<br /> Sự ra đời và phát triển của ngành Thuế luôn gắn liền với sự ra đời, tồn tại<br /> và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn tại của mình, Nhà nước cần có<br /> những nguồn tài chính để chi tiêu. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên,<br /> Nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập<br /> của mình cho ngân sách Nhà nước. Hình thức Nhà nước dùng quyền lực chính<br /> trị buộc dân đóng góp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình đó chính là thuế.<br /> Ở nước ta ngay sau khi tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân<br /> dân, một tuần lễ sau ngày công bố độc lập trước toàn thế giới ngày 02/09/1945,<br /> Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 27 thành lập Sở Thuế quan. Trải qua 67 năm<br /> xây dựng và trưởng thành từ chỗ là Sở Thuế quan, Nha Thuế vụ, Vụ Thuế, Thuế<br /> công thương nghiệp . . . đến nay chúng ta đã có một hệ thống thuế hùng mạnh từ<br /> trung ương tới địa phương.<br /> Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước,<br /> ngành thuế đã có những bước tiến bộ trong việc cải cách cơ chế quản lý thuế<br /> theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, quản lý thuế, nâng cao<br /> trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối<br /> với nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh các sắc thuế phù hợp với lộ trình<br /> hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó, số thu từ thuế tăng đều qua các năm và ổn<br /> định, luôn trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đáp ứng ngày<br /> càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước.<br /> Trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường của cả nước, Đảng ta luôn coi<br /> trọng thành phần kinh tế tư nhân, luôn tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi để<br /> các thành phần kinh tế cùng phát triển và thực tế những năm qua với một cơ chế<br /> đơn giản, năng động lực lượng hộ kinh doanh cá thể của cả nước đã không<br /> ngừng lớn mạnh, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.<br /> Tuy nhiên hệ thống thuế vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế, thiếu sót<br /> Học viên: Trần Minh Hằng - 2010B QTKD Việt Trì<br /> <br /> 1<br /> <br /> Trường đại học bách khoa Hà Nội<br /> như: Chính sách thuế chưa thực sự đồng bộ, việc thu thuế đôi khi còn trùng lắp,<br /> tính pháp lý chưa cao; chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường; chưa<br /> xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp qua thuế; chính sách thuế còn có những điểm quy<br /> định chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng gian lận thuế,<br /> trốn thuế; Bên cạnh đó, ý thức về trách nhiệm đối với thuế của NNT nói riêng và<br /> người dân nói chung chưa tốt; công tác quản lý thuế còn yếu kém ở một số lĩnh<br /> vực; Chưa đẩy mạnh ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế; một bộ phận<br /> cán bộ thuế yếu cả về trình độ và phẩm chất đạo đức, chưa đáp ứng được yêu<br /> cầu của sự nghiệp đổi mới… từ đó làm giảm hiệu quả quản lý của một số sắc<br /> thuế, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước.<br /> Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể còn nhiều điều bất<br /> cập, từ việc đăng ký thuế, xác định doanh thu, tính thuế đến việc thu thuế vẫn là<br /> một dây chuyền công việc khép kín gần như rườm rà, luẩn quẩn, không rõ ràng,<br /> gây ức chế cho NNT đồng thời lại tạo ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý<br /> thuế nói chung và ngành thuế nói riêng. Trong khi hộ kinh doanh cá thể ngày<br /> càng chứng tỏ là một mô hình kinh tế năng động, không thể thiếu trong nền kinh<br /> tế quốc dân và có những đóng góp quan trọng với Ngân sách Nhà nước. Chính vì<br /> vậy việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn<br /> thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở Chi cục Thuế huyện Thanh<br /> Thủy, tỉnh Phú Thọ” theo tôi là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hy<br /> vọng đề tài nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa mang tính thực tiễn sẽ góp<br /> phần việc xây dựng các giải pháp khả thi để giải quyết những vấn đề tồn tại đặt<br /> ra đối với việc quản lý hộ kinh doanh cá thể, trong sự tác động đến quá trình xây<br /> dựng và phát triển kinh tế của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu<br /> chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:<br /> Mục đích chủ yếu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và<br /> thực tiễn của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, phân tích thực trạng<br /> công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh<br /> Học viên: Trần Minh Hằng - 2010B QTKD Việt Trì<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường đại học bách khoa Hà Nội<br /> Thuỷ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với<br /> hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ trong thời gian tới.<br /> Để đạt được mục đích đó, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:<br /> - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với hộ kinh<br /> doanh cá thể<br /> - Phân tích thực trạng của công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá<br /> thể tại Chi cục Thuế huyện Thanh Thủy<br /> - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh<br /> doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Thanh Thủy trong thời gian tới<br /> 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ thể và khách thể của quản lý<br /> thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, trọng tâm là nghiên cứu về việc tổ chức quản<br /> lý thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hộ khoán tại Chi cục Thuế huyện Thanh<br /> Thủy.<br /> - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở việc quản lý thuế GTGT đối với hộ<br /> kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán theo luật Quản lý thuế trên<br /> địa bàn huyện Thanh Thuỷ do Chi cục Thuế huyện Thanh Thủy trực tiếp quản<br /> lý. Theo quy định của Luật quản lý thuế thì ngoài các hộ kinh doanh đáp ứng<br /> được yêu cầu của việc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (gọi tắt là các<br /> hộ khấu trừ) thì các hộ còn lại tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên<br /> doanh số. Tuy nhiên, do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế<br /> toán, hoá đơn, chứng từ nên các hộ này nộp thuế GTGT theo phương pháp<br /> khoán nộp thuế do cơ quan thuế ấn định dựa trên doanh thu của hộ. Do đó, trong<br /> phạm vi luận văn này không nghiên cứu quản lý thuế đối với hộ nộp thuế theo<br /> phương pháp trực tiếp trên doanh thu, hộ khấu trừ và các sắc thuế khác của hộ<br /> nộp thuế theo phương pháp khoán như thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc<br /> biệt (bởi không phát sinh trên địa bàn).<br /> <br /> Học viên: Trần Minh Hằng - 2010B QTKD Việt Trì<br /> <br /> 3<br /> <br /> Trường đại học bách khoa Hà Nội<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để<br /> nghiên cứu, quan sát, nhìn nhận phân tích sự việc trong sự biến động gắn với<br /> điều kiện lịch sử cụ thể, ngoài ra các phương pháp chuyên ngành cũng được sử<br /> dụng trong quá trình nghiên cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải,<br /> tiếp cận hệ thống.<br /> 5. Đóng góp của luận văn:<br /> - Luận văn góp phần làm rõ lý luận về công tác quản lý thuế đối với hộ<br /> kinh doanh cá thể.<br /> - Đánh giá đúng thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại<br /> Chi cục Thuế huyện Thanh Thủy và đề xuất các giải pháp có tính khả thi để tăng<br /> cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế<br /> huyện Thanh Thủy trong thời gian tới.<br /> - Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan hoạch định<br /> chính sách thuế cũng như cơ quan quản lý thuế.<br /> 6. Kết cấu của luận văn:<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br /> chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận về Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh<br /> cá thể.<br /> Chương 2: Phân tích công tác Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở<br /> Chi cục Thuế huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.<br /> Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể<br /> ở Chi cục Thuế huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.<br /> <br /> Học viên: Trần Minh Hằng - 2010B QTKD Việt Trì<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2