intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được các đặc điểm sinh học, sinh thái học của cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; lựa chọn được cây mẹ loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) để nhân giống bằng phương pháp vô tính; thực hiện được các bước nhân giống loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) để nhân giống bằng phương pháp vô tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH QUANG VŨ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LOÀI CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb) TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH QUANG VŨ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LOÀI CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb) TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Ngành: Lâm học Mã số: 8620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đặng Kim Vui 2. TS. Nguyễn Đăng Cường THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, các số liệu và kết quả thực hiện trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi, điều tra tại cơ sở thực tập hoàn toàn trung thực, khách quan. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực hiện luận văn tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để tạo điều kiện cho học viên tiếp xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học. Được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Đặng Kim Vui và TS. Nguyễn Đăng Cường người đã giành nhiều thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình em thực hiện đề tài. Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã truyền đạt tri thức và phương pháp học tập, tìm hiểu và nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian học tập tại nơi đây. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng các cán bộ tại Viện NC&PT Lâm nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đơn vị. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện và động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế và phương pháp nghiên cứu vì thế bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của quý thầy cô để được hoàn thiện tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 05 tháng 9 năm 2020 Sinh viên Đinh Quang Vũ
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 Chương 1 ........................................................................................................... 5 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 5 1.1.1. Khái quát về cây Kim ngân ..................................................................... 5 1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 10 1.1.3. Những nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................ 13 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 16 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị Xuyên.................................................................. 16 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Vị Xuyên ....................................................... 17 1.2.3. Tổng quan về Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm Nghiệp ................... 20 Chương 2 ......................................................................................................... 22 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG .......................................................... 22 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22 2.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 22 2.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 22 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
  6. iv 2.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................ 23 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu các đặc điển sinh học, sinh thái học ........... 23 2.4.3. Phương pháp xác định lựa chọn cây mẹ, lựa chọn nguồn gen cây Kim ngân phục vụ nhân giống ................................................................................ 24 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu nhân giống vô tính ....................................... 24 Chương 3 ......................................................................................................... 28 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 28 3.1. Đặc điểm sinh học của loài cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang ............................................................................................................... 28 3.1.1. Đặc điểm thân Kim ngân ...................................................................... 28 3.1.2. Đặc điểm lá Kim ngân........................................................................... 29 3.1.3. Đặc điểm hoa Kim ngân ........................................................................ 29 3.1.4. Đặc điểm quả và hạt Kim ngân ............................................................. 30 3.2. Đặc điểm sinh thái học của loài cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang ......................................................................................................... 31 3.2.1. Tổ thành tầng cây gỗ nơi cây Kim ngân phân bố ................................. 31 3.2.2. Đặc điểm về tái sinh của Kim ngân ...................................................... 32 3.2.3. Độ tàn che các OTC nơi Kim ngân phân bố ......................................... 33 3.2.4. Đặc điểm phẫu diện đất khu vực loài Kim ngân phân bố..................... 34 3.2.5. Đặc điểm phân bố của Kim ngân .......................................................... 35 3.3. Kết quả lựa chọn cây mẹ loài Kim ngân để nhân giống bằng phương pháp vô tính .............................................................................................................. 37 3.3.1. Xây dựng tiêu chí cây Kim ngân ........................................................... 37 3.3.2. Kết quả chọn lọc các cây Kim ngân vượt trội về kích thước chiều cao trung bình ........................................................................................................ 38 3.4. Kết quả giâm hom cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) ................ 39 3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân ......................................................................................................................... 39 3.4.2. Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng nhân giống .............................. 42 3.4.3. Ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân......................................................................................................... 45
  7. v 3.4.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến kết quả giâm hom cây Kim ngân .............. 49 3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát triển và nhân giống vô tính loài Kim ngân bằng phương pháp giâm hom ... 51 3.5.1. Giải pháp bảo tồn và phát triển ............................................................ 51 3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả nhân giống cây Kim ngân ..................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 53 1. Kết luận ....................................................................................................... 53 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 58 Phụ lục 1 Một số hình ảnh thực hiện thí nghiệm giâm hom ........................... 58
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Food and Agriculture Organization of the United Nations FAO (Tổ chức Y tế thế giới) Hvn Chiều cao vút ngọn D0.0 Đường kính cổ rễ OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản International Union for Conservation of Nature and Natural UICN Resources CR Critically Endangered (Rất nguy cấp) EN Endangered (Nguy cấp) VU Vulnerable (Sắp nguy cấp) United Nations Conference on Environment and UNCED Development (Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc) WB WorldBank (Ngân hàng thế giới) NTM Nông thôn mới HTX Hợp tác xã Good Agricultural and Collection Practices (Thực hành tốt GACP trồng trọt và thu hái) PRA Rapid Rural Appraisal LSNG Lâm sản ngoài gỗ
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả đo đường kính cổ rễ thân cây Kim ngân ....................... 28 Bảng 3.2. Kết quả đo trung bình của 270 lá ................................................ 29 Bảng 3.3. Công thức tổ thành tầng cây gỗ lâm phần có cây Kim ngân phân bố ........................................................................................ 31 Bảng 3.4. Tái sinh Kim ngân ngoài tự nhiên .............................................. 32 Bảng 3.5. Độ tàn che trong OTC nơi Kim ngân phân bố............................ 33 Bảng 3.6. Đặc điểm đất dưới tán rừng tự nhiên nơi loài Kim ngân phân bố tại Vị Xuyên ........................................................................... 34 Bảng 3.7. Kết qủa điều phân bố Kim ngân theo tuyến ............................... 35 Bảng 3.8. Tổng hợp các kiểu trạng thái rừng/sinh cảnh gặp trên tuyến điều tra ........................................................................................ 35 Bảng 3.9. Đặc điểm phân bố Kim ngân theo trạng thái/sinh cảnh .............. 36 Bảng 3.10. Tiêu chuẩn cây Kim ngân đầu dòng ........................................... 37 Bảng 3.11. Kết quả tuyển chọn sơ bộ cây Kim ngân .................................... 38 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của loại hom đến kết quả giâm hom cây Kim ngân ..... 39 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân ... 42 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm kết quả giâm hom cây Kim Ngân ..................................................................... 46 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom cây Kim ngân.. 49
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cây Kim ngân ................................................................................... 9 Hình 3.1. Đường kính cây Kim ngân .............................................................. 28 Hình 3.2. Đo kích thước lá Kim ngân ............................................................. 29 Hình 3.3. Hoa Kim ngân ................................................................................. 30 Hình 3.4. Hình ảnh quả Kim ngân .................................................................. 31 Hình 3.5. Kết quả về đặc điểm phân bố Kim ngân ......................................... 36 Hình 3.6. Cây Kim ngân lựa chọn sơ bộ ......................................................... 38 Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ ...................... 40 Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn số rễ trung bình/hom .......................................... 40 Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom ............................... 41 Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn chỉ số ra rễ ........................................................ 41 Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ .................... 43 Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn số rễ trung bình/hom ........................................ 43 Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom ............................. 44 Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn chỉ số ra rễ ........................................................ 45 Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ .................... 47 Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn số rễ trung bình/hom ........................................ 47 Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn chỉ số ra rễ ........................................................ 48 Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ .................... 50 Hình 3.20. Biểu đồ biểu diễn số ngày trung bình bật chồi ............................. 50
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo của hầu hết các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, việc bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu tại địa phương còn nhiều hạn chế từ giống cho đến trồng và thu hoạch. Giống sử dụng không rõ nguồn gốc, giống tạp, chất lượng chưa cao, nhân giống bằng phương pháp truyền thống nên giống không được đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Trên thế giới, ứng dụng nhân giống bằng công nghệ sinh học trong nhân giống đảm bảo cây giống tạo ra chất lượng cao, sạch bệnh, đồng nhất thích hợp để sản xuất đại trà, quy mô công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ở nước ta, công nghệ sinh học cũng được ứng dụng để nhân giống thành công nhiều loài cây dược liệu tại các cơ sở nghiên cứu viện, trường, trung tâm như đề cập trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên. Tại phòng thí nghiệm của cơ quan chủ trì, một số cây dược liệu cũng đã được nhân giống thành công. Trong đó đã hoàn thiện công nghệ nhân giống nuôi cấy mô các loài cây Gừng gió, Lan kim tuyến, Ba kích, Đinh lăng và có thể sản xuất ở quy mô lớn. Hiện nay, ở nước ta các loài cây dược liệu chủ yếu được nhân giống bằng hom, hoặc hạt theo kỹ thuật nhân giống truyền thống. Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô chưa triển khai rộng rãi do đòi hỏi công nghệ cao, chi phí lớn. Trong khi nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có ưa điểm vượt trội hơn hẳn phương pháp truyền thống. Với nhu cầu về nguồn dược liệu lớn như hiện nay thì các phương pháp nhân giống thủ công khó có thể đáp ứng được nguồn giống để cung cấp cho sản xuất thương mại theo chuỗi hàng hóa. Một vấn đề quan trọng là hiện nay dược liệu sản xuất trong nước phần lớn chưa tuân thủ quy trình sản xuất dược liệu sạch theo tiêu chí GACP-WHO. Mặc dù Bộ Y tế đã có thông tư hướng dẫn sản xuất dược liệu theo tiêu chí GACP-WHO từ năm 2009 (hiện nay Bộ y tế đang đề xuất sửa đổi), song cho
  12. 2 đến nay chỉ có một số loài cây thuốc đã và đang được các công ty đề nghị công nhận như đinh lăng, dây thìa canh, diệp hạ châu, rau đắng đất, chè dây, v.v. Do đó, hiệu quả kinh tế trồng dược liệu chưa được cao, chất lượng dược liệu chưa đảm bảo. Ngoài ra, nhu cầu tuyển chọn giống cho năng suất, chất lượng cao, ổn định cho sản xuất và xây dựng mô hình trồng sản xuất dược liệu, sơ chế, bảo quản theo tiêu chí GACP-WHO đang được quan tâm trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng đặc biệt là những cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao đang có nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, ở nước ta công tác bảo tồn các loài cây dược liệu chưa thực sự gắn với phát triển. Để phát triển, công tác chọn tạo giống, công nghệ nhân và nuôi trồng giống tốt cung cấp nguyên liệu chất lượng cần được quan tâm. Chính vì vậy, việc cải tiến áp dụng công nghệ trong bảo tồn, nhân giống là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề về phát triển dược liệu hiện nay. Theo kết quả điều tra ban đầu, tỉnh Hà Giang có trên 1.100 loài cây dược liệu trong tổng số hơn 5000 loài cây dược liệu của cả nước; được đánh giá là vùng trọng điểm về đa dạng cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao và là vùng trọng điểm của nước ta để phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng cao, trong đó huyện Vị Xuyên là một trong những huyện có diện tích trồng cây dược liệu và số lượng loài quý hiếm lớn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên dân số sống ở nông thôn còn nhiều, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa thật sự cao vì vậy cuộc sống của họ thường xuyên lệ thuộc vào rừng như khai thác gỗ và LSNG để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ mặt khác do nhu cầu thị trường về các sản phẩm từ rừng ngày càng cao công tác quản lý chưa chặt chẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng sinh học, dẫn đến nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, thậm chí một số loài không còn khả năng tái tạo.
  13. 3 Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là loài Kim ngân, có giá trị kinh tế cao và có nhu cầu thị trường lớn, cần được bảo tồn và phát triển. Cây Kim ngân dễ dàng thích nghi trong điều kiện môi trường sống dù có khắc nghiệt. Kim ngân có thể trồng xen kẽ với một số loại cây ăn quả. Loại đất thích hợp cho Kim ngân sinh trưởng và phát triển nhanh đó là đất đỏ, đất thịt ẩm và không để bị ngập. Trồng Kim ngân với diện tích lớn sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia trồng, chăm sóc, khai thác, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ.... Hơn nữa cũng góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương. Cây Kim Ngân là một loài thực vật có tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cần được nhân rộng. Tuy nhiên, nguồn giống của loài cây này chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc phát triển vùng nguyên liệu tại đây cho ngành dược còn gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm” là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách nhằm phát triển bền vững cả kinh tế và bảo vệ môi trường vùng cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được các đặc điểm sinh học, sinh thái học của cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Lựa chọn được cây mẹ loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) để nhân giống bằng phương pháp vô tính. - Thực hiện được các bước nhân giống loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) để nhân giống bằng phương pháp vô tính. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển và nâng cao hiệu quả công tác nhân giống loài Kim ngân bằng phương pháp vô tính.
  14. 4 3. Ý nghĩa nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn và phát triển cây Kim ngân một cách hợp lý. Việc nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, sinh vật học loài cây Kim ngân tại khu vực nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật gây trồng hợp lý loài cây này. - Vận dụng vào thực tế việc tạo giống loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) bằng phương pháp vô tính, đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác nhân giống loài Kim ngân bằng phương pháp vô tính.
  15. 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái quát về cây Kim ngân Cây Kim ngân còn có các tên gọi khác như Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái)... Kim ngân có tên Khoa học là Lonicera japonica Thunb. (Võ Văn Chi, 1997). Đặc điểm thực vật học: Kim ngân thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Dây leo bằng thân quấn phân cành nhiều lá mọc đối, hình trái xoan cỡ 3 - 7 x 2 - 3 cm, không lông, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới hơi nhạt màu. Cụm hoa xim mọc từng đôi từ kẽ lá, tập trung ở đầu cành, cuống lá rất ngắn, lá bắc dạng lá. Hoa hình ống màu trắng sau ngả vàng nhạt, có mùi thơm, dài 3 - 4 cm, đài nhỏ. Cánh hoa 5 chỉ có 2 cánh hợp thành 1 môi cánh hoa ngắn hơn nhiều so với ống hoa. Nhị 5, nhị nhỏ, vòi nhụy dài hơn nhị. Quả hình trứng dài 0,5 - 0,6 mm có 1 hạt nhỏ (Võ Văn Chi, 1997). Đặc điểm nông sinh học: Kim ngân thường mọc hoang ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. Kim ngân thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau, thường phân bố ở miền núi, trung du và đồng bằng và ở nơi mát, cây sinh trưởng nhanh, còn ở những vùng nóng (34 oC - 37oC) cây phát triển chậm. Đất trồng Kim ngân cần thoát nước và màu mỡ (Võ Văn Chi, 1997; Lê Trần Đức, 1997). Phân bố: Kim ngân mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình,… (Võ Văn Chi, 1997). Giá trị y học: Ở Việt Nam từ lâu con người đã biết đến và sử dụng cây Kim ngân để làm thuốc. Họ cho rằng cây Kim ngân có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng… Người dân thường sử dụng chủ yếu là hoa, ngoài ra còn lấy cành và lá để đun nước tắm (Lê Trần Đức, 1997).
  16. 6 Năm 1967, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí Hiếu (Hội nghị thuốc năm lần thứ 4, Hà Nội) đã báo cáo nước sắc kim ngân có khả năng ngăn chặn choán phản vệ trên chuột lang : Trên chuột lang được uống kim ngân, số lượng và chất lượng tế bào hạt (mastocytes) ở mạng treo chuột ít thay đổi, lượng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường hay đã được uống kim ngân trước khi gây choáng phản vệ. Độ độc : các tác giả trên (Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí Hiếu) còn cho biết chuột nhắc trắng uống liên tục trong 7 ngày với liều gấp 150 lần điều trị cho người chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt. Kim ngân là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân, dùng chữa mụn nhọt, rôm sảy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ, giang mai. Một số nơi nhân dân dùng pha nước uống thay nước chè. Theo các tài liệu cổ : Kim ngân vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ. Có năng lực thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai. Uống lâu nhẹ người tăng tuổi thọ. Nhưng những người tỳ vị như hàn không có nhiệt độc không nên dùng. Trên thực tế lâm sàng, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Gần đây trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân được mở rộng chữa có kết quả một số trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trừơng hợp dị ứng khác (Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Năng An, 1967), (Bùi Thị Ngọc Thực, 2004). Tác dụng kháng sinh: Một vài nghiên cứu cho thấy trong nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga. Tác dụng trên đường huyết: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân. Kết quả là những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường so với những con không uống.
  17. 7 Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự đã nghiên cứu trên chuột lang và chỉ ra rằng nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ. Không độc tố: Cùng nghiên cứu về tác dụng của kim ngân hoa, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không có độc tố. Ông và các cộng sự đã cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc kim ngân hoa với hàm lượng gấp 150 lần so với liều điều trị cho người. Kết quả, khi giải phẫu cơ thể chuột, ông và mọi người nhận thấy các bộ phận đều bình thường. Do đó, kim ngân hoa được sử dụng điều trị các chứng bệnh như: Rối loạn tiêu hóa bao gồm: đau và sưng (viêm) ruột non, viêm ruột và kiết lỵ; Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: cảm lạnh, cúm, viêm phổi; Nhiễm khuẩn; Sưng não (viêm não); Sốt; Vết loét; Giang mai. Ngoài ra, cây Kim ngân còn được sử dụng để chữa các chứng rối loạn nước tiểu, đau đầu, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và ung thư. Một số người sử dụng cây kim ngân để tăng tiết mồ hôi, làm thuốc nhuận tràng, chống ngộ độc, ngừa thai, thoa lên da để điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng (Đỗ Tất Lợi, 1991; Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An, 1967; Lê Trần Đức, 1997; Bùi Thị Ngọc Thực, 2004) Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Thời vụ trồng: quanh năm. - Giống: Trồng bằng hom, có hai loại kim ngân, loại có lông và không lông. - Xử lý thực bì, làm đất: Tùy vào địa địa hình đất ruộng, đất đồi, ruộng bậc thang người ta có cách xử lý thực bì khác nhau. Đối với đất bằng phẳng ít đá; đất ruộng có thể xử lý thực bì và làm đất toàn diện; lên luống rộng từ 0,80 đến 1,0m; cao 15 đến 20cm. Đối với đất đồi, đất dốc xử lý thực bì toàn diện cuốc hố theo hàng, kích thước hố 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm. - Mật độ trồng: Tùy theo loại đất và phương thức trồng mật độ dao động từ 2.500cây/ha đến 10.000cây/ha.
  18. 8 - Tùy vào mật độ trồng và phương thức trồng có thể bắc giàn hoặc cắm cọc để cho cây leo. - Sản lượng theo quy trình trồng năm đầu tiên đạt trên 15 đến 25tấn/ha. Năm thứ 2 có thể đạt gấp 2 đến 3 lần năm đầu tiên. Cây trồng có thể thu hái trong nhiều năm. - Chăm sóc: Luôn tưới tiêu để giữ ẩm cho đất, có thể tưới ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, đất giữ ẩm tốt có thể vài ngày tưới 1 lần, tránh tưới quá nhiều tránh gây úng thối rễ. Sau khi cây bén rễ có thể tận dụng phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân NPK để cây phát triển tốt. Thu hái và chế biến - Thu dây: Sau khi trồng có thể thu lứa đầu tiên sau 50-60 ngày, sau đó cứ 6 tháng thu một lần. Cắt cành cách mặt đất khoảng 30 cm, cắt khúc nhỏ dài 3-4cm, đem phơi hoặc sấy khô độ ẩm đạt dưới 12%. - Thu hoa: Thường cuối tháng 5 đầu tháng 6 (Miền bắc). Cây ra hoa tập trung trong khoảng 15 ngày. Thời điểm thu hái tốt nhất khi nụ hoa chuẩn bị nở, vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm. Sau khi thu đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 20-25oC. Tình hình thị trường: Kim ngân là cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao đang được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta. Cây Kim ngân chủ yếu được sử dụng để chữa bệnh và trồng làm cảnh. Nhu cầu thị trường của cây Kim ngân ngày càng tăng. Giá bán thân cành Kim ngân có giá khoảng 130.000 đồng/kg. Nụ hoa Kim ngân bán với giá: 350.000 đồng/kg. Nghiên cứu về bảo tồn, nhân giống: Kim ngân được nhân giống hữu tính hoặc vô tính bằng hạt, giâm hom và nuôi cấy mô tế bào. Loài đã được nghiên cứu bảo tồn và phát triển ở nước ta. Hoàng Thị Thùy Dương (2015) Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình hình thành mô sẹo của hom cây
  19. 9 Kim ngân rừng (IAA 750ppm) có tỷ lệ số hom ra mô sẹo cao nhất đạt 91,11%. Nồng độ NAA 750ppm cho tỷ lệ số hom sống cao nhất. Tỷ lệ ra rễ cao nhất ở công thức (IBA 1000 ppm) 46,67%. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) đã chỉ ra thời vụ giâm cành tốt nhất là 15/8, cành bánh tẻ giâm trên nền cát có thời gian nảy mầm và ra rễ nhanh, tỷ lệ nảy mầm và ra rễ và tỷ lệ sống cao nhất (Trần Danh Việt, 2006). Đề tài "Khai thác và phát triển các nguồn gen dược liệu Kim ngân hoa, Huyền sâm" do Viện Y học cổ truyền Quân đội tiến hành trong thời gian từ năm 2011-2015 đã nghiên cứu xây dựng được các quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế Kim ngân hoa. Đã nghiên cứu xây dựng được Tiêu chuẩn dược liệu sạch Kim ngân hoa trồng theo tiêu chuẩn GACP: Kết quả định tính so sánh sắc ký đồ của dược liệu trồng theo GACP và dược liệu trên thị trường thấy rằng cả 2 mẫu đều có vết của acid chlorogenic và có các vết cơ bản giống nhau. Định lượng chất chiết được trong ethanol 96% và hàm lượng trong các mẫu kim ngân hoa trên thị trường trung bình là 33,4% và các mẫu trồng theo GACP trung bình là 35,6%. Định lượng acid chlorogenic, kết quả là: Mẫu trồng theo GACP 2,56% và mẫu kim ngân hoa trên thị trường 2,14%. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tiến hành chọn giống, xây dựng vườn giống gốc và bảo tồn phục vụ phát triển vì vậy nguồn gen đang bị mất đi. Hình 1.1. Cây Kim ngân
  20. 10 1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới 1.1.2.1. Những nghiên cứu về sinh học Các nghiên cứu về sinh học và sinh thái học nhằm mục đích tìm hiểu sâu sắc hơn về mỗi quan hệ giữa các loài thực vật với nhau và giữa chúng với điều kiện nơi mọc, các phương pháp nghiên cứu đã được trình bày trong ”Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen, D. Warattenand, Gary L. A. ry (1980), W. Lacher (1987) các tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi các loài với các điều kiện dinh dưỡng, khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, độ ẩm và nhịp điệu khí hậu. Shelford (1911,1972) đã nói về ”Quy luật giới hạn sinh thái”. Sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào tính chất các yếu tố sinh thái mà còn phụ thuộc về cường độ của chúng. Đối với mỗi sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các yếu tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống và hoạt động của sinh vật. Khi cường độ tác động đạt tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật sẽ không tồn tại được. 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số thế giới sử dụng thảo dược làm thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Dự báo nhu cầu dược liệu để sản xuất thuốc trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, phù hợp với xu hướng sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên trong việc phòng và chữa bệnh ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, các nước EU,… Sử dụng nguồn dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới tạo ra những thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một thuốc hóa dược mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2