Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là làm rõ hệ thống các chủ trương của Đảng về công tác tập trung giáo dục, cải tạo từ năm 1961 đến năm 1975; làm rõ quá trình thực hiện công tác tập trung giáo dục, cải tạo của Bộ Công an và những kết quả đạt được; nêu được những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- ---------- NGUYỄN THÁI HẬU BỘ CÔNG AN THƢ̣C HIỆN CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHƢ̃ NG PHẦN TƢ̉ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI TƢ̀ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- ---------- NGUYỄN THÁI HẬU BỘ CÔNG AN THƢ̣C HIỆN CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHƢ̃ NG PHẦN TƢ̉ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI TƢ̀ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1975 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG HỒNG Hà Nội - 2013
- NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ANQG: An ninh quốc gia ANTT An ninh, trật tự CNXH: Chủ nghĩa xã hội CT/TW Chỉ thị Trung ương NXB: Nhà xuất bản TTGDCT: Tập trung giáo dục, cải tạo UBHC: Ủy ban Hành chính XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................... 7 6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 8 7. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 8 Chƣơng 1. BỘ CÔNG AN THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1961 - 1964. ........................................................ 9 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác tập trung giáo dục cải tạo. .............................................................. 9 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tập trung, giáo dục cải tạo. ............................................................................................................. 9 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tập trung giáo dục, cải tạo. ........... 13 1.2. Chủ trƣơng của Đảng và quá trình thực hiện của Bộ Công an về tập trung giáo dục, cải tạo. ................................................................................. 16 1.2.1. Chủ trương của Đảng và phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an. 16 1.2.2. Quá trình thực hiện của Bộ Công an ................................................ 288 Chƣơng 2. BỘ CÔNG AN THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1965 - 1975 ....................................................... 45 2.1. Chủ trƣơng của Đảng và phƣơng hƣớng, kế hoạch của Bộ Công an.45 2.1.1. Chủ trương của Đảng ......................................................................... 45 2.1.2. Phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an ......................................... 51 1
- 2.2. Quá trình thực hiện của Bộ Công an về tập trung giáo dục, cải tạo giai đoạn 1965 - 1975 .................................................................................... 55 2.2.1. Công tác lập hồ sơ và bắt giữ đối tượng TTGDCT ............................ 55 2.2.2. Công tác quản lý, giáo dục cải tạo ..................................................... 57 2.2.3. Công tác xét tha và quản lý đối tượng được tha về địa phương......... 67 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................. 75 3.1. Một số nhận xét ...................................................................................... 75 3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................... 75 3.1.2. Hạn chế………………………………………………………………80 3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................... 82 3.2.1. Vận dụng sáng tạo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác TTGDCT vào thực tiễn của ngành Công an. .............. 82 3.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong công tác TTGDCT ......... 87 3.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác TTGDCT. ....................................................................................................... 92 3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác TTGDCT………...98 KẾT LUẬN .................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 104 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) đã khẳng định “Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên cơ sở liên minh công nông và được ủng hộ của toàn thể nhân dân, phải thực hành chuyên chính với bọn phản cách mạng, nghiêm trị những kẻ chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc thực hiện thống nhất nước nhà. Phải kiện toàn cơ quan Công an nhân dân, cơ quan Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; giáo dục nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng: động viên và tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn trật tự trị an, đấu tranh nhằm trừng trị bọn phản cách mạng và cải tạo những phần tử lạc hậu” [37]. Như vậy, cùng với xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân cần phải thực hiện chuyên chính với kẻ chống lại cách mạng XHCN. Ngày 04/10/1961, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ đạo: Vấn đề tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội là một công tác rất quan trọng và phải tiến hành một cách khẩn trương. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng Công an nhân dân đã tổ chức tập trung giáo dục, cải tạo hàng vạn phần tử gây nguy hại cho xã hội trở thành những người lương thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt từ năm 1961 đến năm 1975, công tác giáo dục tập trung giáo dục, cải tạo đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nghiên cứu nhằm khẳng định vai trò quan trọng của Đảng đối với lĩnh vực cải tạo những người lầm lỗi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác giáo dục phạm nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước là cần 3
- thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần từ nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Bản chất của công tác giáo dục, cải tạo người lầm lỗi là giáo dục làm cho họ chuyển biến về mặt tư tưởng, nhận thức rõ bản chất nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa để trở thành những người công dân lương thiện, có ích cho xã hội. Nghiên cứu về công tác TTGDCT những phần tử gây nguy hại cho xã hội đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài tập trung giáo dục, cải tạo của ngành Công an như: - Đề tài “Tổng kết lịch sử 35 năm công tác tập trung giáo dục cải tạo (1961 - 1995)”, đã tập trung nghiên cứu những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Lực lượng Công an quán triệt và thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác TTGDCT từ thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm về công tác TTGDCT từ năm 1961 đến năm 1995. - Đề tài “Tổng kết lịch sử công tác TTGDCT đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia” đã nghiên cứu về các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác TTGDCT đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác TTGDCT đối tượng xâm phạm ANQG trong 35 năm (1961 - 1995). - Đề tài “Tổng kết lịch sử công tác tập trung giáo dục cải tạo đối tượng hình sự 1945 - 2000”, công trình nghiên cứu khái quát về công tác TTGDCT đối tượng hình sự: Sự hình thành và phát triển công tác TTGDCT 1945 - 1961; công tác tập trung giáo dục góp phần bảo vệ an ninh trật tự thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược 1961 - 1975; tập trung cải tạo đối tượng hình sự góp phần bảo vệ an ninh trật tự trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt 4
- Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 2000). Công trình nghiên cứu những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác TTGDCT đối tượng hình sự trong suốt 55 năm từ năm 1945 đến năm 2000 và rút bài học kinh nghiệm về công tác quản lý, giam giữ đối tượng hình sự trong giai đoạn hiện nay. - Cuốn sách “Lịch sử lực lượng Cảnh sát trại giam 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, đề cập toàn diện các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát trại giam trong từng giai đoạn, sự ra đời trưởng thành của các đơn vị trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trong từng thời kỳ. - Kỷ yếu “Hội thảo lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 2010”, nghiên cứu về vai trò của các trại giam trong việc quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân và đối tượng TTGDCT góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm của lực lượng Cảnh sát trại giam trong công tác hiện nay. - Cuốn sách “Đồng chí Trần Quốc Hoàn về công tác Công an”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2011, với nội dung là những bài viết và bài phát biểu của Đồng chí Trần Quốc Hoàn về những vấn đề mang tính chiến lược về chủ trương, đường lối chính sách; nguyên tắc, phương châm, hình thức và biện pháp đấu tranh chống phản cách mạng và các loại tội phạm khác nhằm bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước trong suốt hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách gồm 16 vấn đề cơ bản về công tác nghiệp vụ trên các lĩnh vực như chống phản cách mạng, bảo vệ nội bộ, công tác sưu tra, vấn đề đấu tranh chống gián điệp, chống phản động lợi dụng đạo Thiên chúa, đặc biệt là về công tác trại giam… mang tính lý luận cao và giá trị thực tiễn sâu sắc. Trong cuốn sách có 5
- một số bài viết về công tác trại giam như: Một số vấn đề căn bản về công tác đánh địch (Bài nói chuyện của đồng chí Trần Quốc Hoàn trong Hội nghị Tổng kết công tác cải cách ruộng đất đợt 5 của đoàn Bắc Ninh, tháng 6 năm 1956); Tăng cường công tác đấu tranh chống phản cách mạng để bảo đảm thắng lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa (Tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, tháng 9/1960); Bài nói chuyện của đồng chí Bộ trưởng với Hội nghị tổng kết công tác trại giam lần thứ III (tháng 3/1971)… Nói chung tình hình nghiên cứu về tập trung giáo dục, cải tạo đã được quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, tập trung nghiên cứu sâu vào sự lãnh đạo của Đảng và sự triển khai thực hiện của Bộ Công an đối với tập trung giáo dục, cải tạo từ năm 1961 đến năm 1975 thì chưa có công trình nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ hệ thống các chủ trương của Đảng về công tác tập trung giáo dục, cải tạo từ năm 1961 đến năm 1975 . - Làm rõ quá trình thực hiện công tác tập trung giáo dục, cải tạo của Bộ Công an và những kết quả đạt được. - Nêu được những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực này trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp những tư liệu liên quan đến chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình thực hiện của lực lượng Công an nhân dân trong công tác tập trung giáo dục, cải tạo thời gian từ năm 1961 đến năm 1975. - Hệ thống hóa và trình bày quá trình Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội qua 2 giai đoạn 1961 - 1964 và 1965 - 1975. 6
- - Đánh giá những thành tựu, hạn chế và đúc rút những bài học kinh nghiệm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về công tác tập trung giáo dục, cải tạo. - Các kế hoạch, biện pháp của Bộ Công an trong công tác tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: - Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tập trung giáo dục, cải tạo trong những năm 1961 - 1975. - Quá trình Bộ Công an quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tập trung giáo dục, cải tạo và tiến hành tổ chức thực hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Về thời gian: Từ năm 1961 đến năm 1975 Về không gian: Ở miền Bắc Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, ngoài ra trong đề tài còn sử dụng một số phương pháp như thống kê, tổng hợp… Nguồn tư liệu: - Các Văn kiện, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác tập trung giáo dục, cải tạo. - Các Nghị quyết, kế hoạch, báo cáo tổng kết của Bộ Công an về công tác tập trung giáo dục cải tạo. - Các công trình, bài viết của các chuyên gia nghiên cứu về tập trung giáo dục, cải tạo. 7
- 6. Đóng góp của đề tài - Hệ thống lại quá trình Bộ Công an chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tập trung giáo, cải tạo từ năm 1961 đến năm 1975. - Chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và nêu lên một số bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác tập trung giáo dục, cải tạo trong giai đoạn tiếp theo. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung luận văn có 3 chương: Chƣơng 1. Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội giai đoạn 1961 - 1964. Chƣơng 2. Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội giai đoạn 1965 - 1975 Chƣơng 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm. 8
- Chƣơng 1. BỘ CÔNG AN THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1961 - 1964. 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác tập trung giáo dục cải tạo. 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tập trung, giáo dục cải tạo. Giáo dục là một hiện tượng xã hội nảy sinh từ quá trình lao động của loài người, thực chất của nó là truyền thụ cho người khác những kinh nghiệm về lao động sản xuất những tri thức khoa học tự nhiên và xã hội đã được hình thành. V.I.Lênin cho rằng: Giáo dục là một hiện tượng xã hội biến đổi theo sự biến đổi của quan hệ xã hội của phương thức sản xuất cho nên giáo dục cũng là một hiện tượng lịch sử, không có một nền giáo dục chung chung trên tất cả các giai cấp mà giáo dục bao giờ cũng bị chi phối bởi nền kinh tế và chính trị của một xã hội nhất định. Như vậy giáo dục có tính chất giai cấp rõ ràng. Theo C.Mác “Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất” [28, tr.662]. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội có nguyên nhân sâu xa là tình trạng phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất. Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau: “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng” [76, tr.17-18]. 9
- Như vậy, thực chất của sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành các giai cấp khác nhau, đối lập nhau là do có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị của họ trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định, do đó tất yếu dẫn đến việc “tập đoàn này có thể chiếm đoạt được lao động của tập đoàn khác”. Do vậy V.I.Lênin khẳng định “Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” [76, tr.18]. Sự phân hóa những con người trong một cộng đồng đó chính là sự phân hóa giai cấp. Thực chất trong lịch sử đã chứng minh sự phân hóa giai cấp thành những giai cấp đối kháng nhau như chủ nô và nô lệ thời kỳ cổ đại, giai cấp tư sản và vô sản thời kỳ cận đại đến nay. Thực tiễn đã chứng minh giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì đồng thời có khả năng chiếm được địa vị là chủ quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, do đó có khả năng khách quan trở thành giai cấp thống trị xã hội, thực hiện được việc chiếm đoạt lao động của giai cấp khác và duy trì được tình trạng tương đối ổn định của xã hội trong điều kiện có đối kháng giai cấp. Theo V.I.Lênin, đấu tranh giai cấp dùng để chỉ “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp lực và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công dân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản” [75, tr.237-238]. Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những người lao động làm thuê, những người nô lệ bị áp bức về chính trị - xã hội và bóc lột về kinh tế chống lại sự áp bức và bóc lột, tức là nhằm giải quyết mâu thuẫn lợi ích về kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau. 10
- Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp của những người lao động làm thuê, những người nô lệ nhằm duy trì và thực hiện sự bóc lột, các giai cấp thống trị trong lịch sử tất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ chức đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của sự thống trị giai cấp. Vì vậy, vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào nếu chưa giải quyết được vấn đề chiếm giữ quyền lực nhà nước thì chưa thể giải quyết được những vấn đề căn bản nhất của cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, không phải mọi cuộc đấu tranh giai cấp đều xác định vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm, chỉ có sự phát triển của đấu tranh giai cấp đạt đến trình độ đấu tranh chính trị thì vấn đề đó mới trở thành vấn đề trung tâm và cơ bản của nó. Đó cũng là vấn đề cơ bản của mọi cách mạng xã hội với tư cách mà đỉnh cao của sự phát triển đấu tranh giai cấp. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã bị đẩy đến chỗ không thể giải quyết được thì tất yếu giai cấp thống trị cần đến sức mạnh bạo lực đặc biệt để duy trì xã hội trong vòng một “trật tự” theo ý chí của nó, thực hiện lợi ích của nó. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết mâu thuẫn mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâu thuẫn không thể giải quyết được. Khác với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước kiểu mới, là “nửa nhà nước”, “nhà nước không còn nguyên nghĩa đen của nó”, tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là công cụ bạo lực có tổ chức và công cụ quản lý kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 11
- Nhà nước ta mang tính chất xã hội chủ nghĩa, vì vậy nhà nước được tổ chức để làm công cụ quản lý - kinh tế. Nhà nước ta cũng tổ chức những lực lượng vũ trang bảo vệ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ chính trị của mình. Lực lượng đó bao gồm tổ chức trấn áp những đối tượng chống phá cách mạng, chống phá chế độ chính trị, làm mất ổn định trật tự xã hội. Công cụ vũ trang của Nhà nước không chỉ trấn áp và bắt giữ những đối tượng chống lại Đảng, Nhà nước, làm rối trật tự an ninh trật tự mà còn giáo dục lại để họ có nhận thức đúng đắn hơn, không còn có những hành vi sai trái, để trở thành người tin tưởng vào Đảng, vào chính sách của nhà nước. Giáo dục đối tượng tập trung giáo dục cải tạo: Là giáo dục để cải tạo nhằm làm cho người phạm tội nhận rõ tội lỗi của họ và xóa bỏ được những tư tưởng phản động, chống phá cách mạng tư tương ăn bám bóc lột và những tư tưởng đồi trụy lạc hậu của đối tượng phạm tội khác để họ thấy được cách mạng là chính nghĩa làm cho họ thêm tin tưởng vào đường lối chính sách giáo dục của Đảng ta đối với họ. Họ thấy được sự cần thiết phải tích cực cải tạo để sớm trở thành người công dân lương thiện xã hội chủ nghĩa. Đối với việc cải tạo đối tượng TTGDCT là giáo dục lại có nghĩa là hoặc trước kia chưa làm ta phải làm, xây dựng lại về nhận thức tư tưởng về đạo đức phẩm chất nhân cách con người nơi họ. Như vậy, giáo dục mang tính chất đấu tranh giai cấp rõ ràng nó thể hiện cuộc đấu tranh giai cấp ở trong lĩnh vực chính trị tư tưởng của một giai cấp của một xã hội nhất định (ở xã hội nào thì nền giáo dục đó sẽ phục vụ cho bản chất xã hội đó. Giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT mang đầy đủ hai chức năng bạo lực tổ chức xây dựng của nhà nước chuyên chính vô sản và giáo dục cải tạo những người phạm tội để họ trở thành người công dân làm ăn lương thiện. 12
- 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tập trung giáo dục, cải tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc đó là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là tâm niệm, nỗi khát khao, mục tiêu phấn đấu là lẽ sống mà Người suốt đời theo đuổi. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người mà lại không nghiên cứu tư tưởng của Bác về giải phóng một bộ phận những người phạm phải sai lầm, khuyết điểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên nhân sai phạm của con người ở khía cạnh xã hội: Con người không có ai bẩm sinh đã là hiền hay dữ, lớn lên họ trở nên tốt xấu chủ yếu do được hưởng một sự giáo dục đúng hay sai. Các loại tệ nạn, tội phạm như buôn lậu, trộm cắp, gái điếm... chỉ là nạn nhân của chế độ xã hội cũ mà thôi. Trên tinh thần “nhân vô thập toàn” Người khẳng định “không có ai là người bỏ đi, ai cũng có mặt tốt, mặt xấu” và tất yếu con người không ai giống ai, có người thế này có người thế khác, như bàn tay phải có ngón ngắn ngón dài. Tuy nhiên, ai cũng có lòng yêu nước. Nếu có ai đó chống lại Tổ quốc là do lầm đường, chứ đâu phải sinh ra họ đã là kẻ phản bội, làm tay sai cho ngoại bang. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 13/6/1946, Người nhấn mạnh: “ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn”, cái vụ lợi nhỏ đó đâu có gì khác là do điều kiện sống đưa đẩy, do thiếu tiếp thu giáo dục ở mỗi con người. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đối xử với người lầm lỗi là trấn áp kết hợp khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ: Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ, Người chỉ rõ: 13
- “Trong mấy triệu con người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta... vậy nên ta phải khoan hồng đại độ”. Biết tha thứ cho người lầm lỗi cũng là biện pháp để đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh của dân tộc. Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ có nhắc nhở đồng bào “Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắc sẽ vẻ vang”. Với con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá cho dù họ có tội đi chăng nữa. Bác nhắc nhở lực lượng Công an phải kiên quyết tránh bắt bừa, bắt ẩu, mớm cung, nhục hình, Người cho rằng “những điều đó chỉ tỏ rõ cái yếu, cái dốt, cái vụng của mình” mà “dùng nhục hình là dã man chỉ có bọn phong kiến, đế quốc mới dùng nhục hình”[33, tr.19]. Không chỉ có thái độ khoan hồng với con dân Việt Nam mà người còn khoan hồng với cả binh lính xâm lược Việt Nam khi bị bắt, Người đã gửi thư cho binh lính đối phương bị bắt ngày 24/12/1946 như sau: “Tôi mong một ngày rất gần đây, hai dân tộc Pháp - Việt có thể cộng tác trong vòng hoà bình và thân ái để mưu hạnh phúc cho hai dân tộc. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy yên lòng và sống dưới sự che chở của chúng tôi, cho đến khi hết chiến tranh, khi đó các bạn sẽ được tự do”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp hài hoà giữa trí tuệ và tình cảm; giữa trấn áp và khoan hồng; giữa trừng trị và giáo dục “nghiêm khắc với kẻ ngoan cố, đối với người thực sự chịu sự cải tạo thì khoan hồng”. Cùng với tinh thần này, trong “Thư chúc tết” ngày 22/01/1949, Người khẳng định: “Đối với những kẻ cố ý hại dân, cam tâm phản quốc, phép nước sẽ không khoan hồng, quốc dân sẽ không tha thứ. Còn những người vì một cớ gì mà đi lầm đường như đi lính hoặc làm công cho giặc chẳng hạn, tôi tha thiết kêu gọi những người này mau mau quay về với tổ quốc”. Chính phủ sẽ luôn luôn rộng lượng 14
- với những ai biết cải tà quy chính, trọng thưởng những ai biết lập công chuộc tội. Trong “Tám điều mệnh lệnh” của Chính phủ do Người ký đã nêu rõ chính sách: “Bọn phản quốc đại gian, đại ác sẽ bị trừng trị, những người bị giặc bắt ép phải theo chúng, nay không chống lại chính quyền và quân đội nhân dân sẽ được chính phủ khoan hồng”. Hồ Chí Minh tin tưởng vào khả năng làm cho người lầm lỗi trở thành người tốt nếu có phương pháp giáo dục thích hợp “người đời ai cũng có khuyết điểm, có việc làm thì có sai lầm” và “sai lầm là vì không hiểu, không biết”. Trách nhiệm của chúng ta phải giúp họ sửa chữa sai lầm để trở thành người tốt. Xuất phát từ quan điểm “hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, nếu có phương pháp giáo dục thích hợp thì “ai cũng có thể trở thành người tốt” “không ai là người bỏ đi”. Từ niềm tin đó, Bác khẳng định sự cần thiết phải làm tốt công tác giáo dục, cải tạo. Người nhắc nhở lực lượng Công an: “Phải kiên quyết làm thật tốt việc giáo dục cải tạo những người trước kia là tề nguỵ và phỉ, những người trước kia đã tham gia các đảng phái phản động. Việc này phải làm kiên quyết, nhưng phải hết sức cẩn thận và khôn khéo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho tư tưởng chủ đạo “biến quá trình giáo dục cải tạo thành tự cải tạo” Người nhấn mạnh: “Muốn họ thành tâm sửa chữa phải giải thích rõ ràng, làm cho họ trông thấy, tự nhìn vào sai lầm đó, làm cho họ vui lòng sửa đổi, chứ không phải bị cưỡng bức mà sửa đổi”. “Trong cuộc vận động này giáo dục là chính, làm cho những người phạm tội có dịp để thật thà, cải quá tự tân”. Quan điểm này cũng đã được Hồ Chủ tịch khẳng định trong thư gửi cho nguỵ binh ngày 20/8/1951 là: “Nặng về giáo dục, nhẹ tay xử phạt để dìu dắt các người bỏ đường tà theo đường chính”. Một trong những phương pháp giáo dục rất quan trọng mà Hồ Chí Minh nêu ra là “phải làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở để đẩy 15
- lùi phần ác, giống như ánh sáng đẩy lùi bóng tối”. “Cái ánh sáng đó nhiều khi chỉ còn là đốm lửa leo lét, chập chờn trong cái màn vô minh của tâm hồn đã bị rượu, ma tuý, các tham vọng cá nhân lệch lạc, bệnh hoạn che phủ”. Tiếp thu lời Bác những người làm công tác giáo dục lại, phải biết giáo dục những người lầm lỗi để họ tích cực cải tạo để trở thành người lương thiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò trong Di chúc: “Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì nhà nước phải vừa dùng giáo dục vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một nguyên tắc rất quan trọng của giáo dục lại là kết hợp giữa giáo dục và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật đối với đối tượng tập trung giáo dục cải tạo - chỉ có trên cơ sở đó mới có thể làm cho đối tượng TTGDCT tiến bộ. 1.2. Chủ trương của Đảng và quá trình thực hiện của Bộ Công an về tập trung giáo dục, cải tạo. 1.2.1. Chủ trương của Đảng và phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an. 1.2.1.1. Chủ trương của Đảng Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954 thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân viễn chinh về nước, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền: Miền Bắc tiến hành cải tạo XHCN và xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước lúc này, được các thế lực đế quốc bên ngoài tiếp tay, số phản cách mạng và tội phạm hình sự các loại ở miền Bắc, đặc biệt là các đối tượng phản động trong đạo Thiên chúa ra sức dụ 16
- dỗ, mua chuộc kích động, cưỡng ép đồng bào, nhất là giáo dân di cư vào Nam và gia tăng các hoạt động cướp bóc, trộm cắp tài sản của nhân dân. Chúng tung ra các tin bịa đặt: “Chính phủ Việt Nam cấm đạo”, “Chúa vào Nam”, “ở lại miền Bắc sẽ bị rút phép thông công”, “ở lại với Cộng sản sẽ bị mất linh hồn, sẽ bị trả thù”, “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc, “vào miền Nam sẽ được Chúa che chở”... Vừa dùng giáo lý để lừa bịp đồng bào di cư, vừa dùng vũ lực để ép đồng bào di cư, điển hình là ở Quảng Bình, Quảng Trị… Mặc dù đó là các hoạt động trái phép, song khi chính quyền can thiệp thì chúng liều lĩnh, công khai, trắng trợn chống lại, gây ra các vụ bạo loạn lớn như ở Ba Làng (Thanh Hóa), Phát Diệm (Ninh Bình), Diễn Tiến (Nghệ An). Một số đối tượng là ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động, địa chủ đã chôn giấu vũ khí, cấu kết với gián điệp cài lại, ra sức xây dựng lại cơ sở, điều tra thu thập tin tức tình báo, chuẩn bị vũ khí để khi có điều kiện sẽ phá hoại các công trình kinh tế - quốc phòng, ám sát cán bộ và tung tin bịa đặt, nhân dân hoang mang lo lắng, không yên tâm sản xuất, gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các đối tượng trong các đảng phái phản động như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng, Phục quốc… lập các nghiệp đoàn giả hiệu để lôi kéo quần chúng và thành lập tổ chức phản động âm mưu lật đổ chính quyền. Ở nông thôn, địa chủ cường hào gian ác, số đối tượng thuộc tầng lớp phú nông chưa cải tạo cũng ngóc đầu dậy, cùng số phần tử phản động trong ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động cũ, ngấm ngầm hoặc công khai chống phá phong trào hợp tác hóa, chống chính sách nghĩa vụ quân sự, dân công, lương thực của Nhà nước. Khi Đảng phát hiện tiến hành sửa sai trong cải cách ruộng đất, số đối tượng này cấu kết với gián điệp, tề, ngụy, phỉ, đảng phái phản động cũ, số lưu manh côn đồ, lôi kéo một số người bị oan sai, tổ chức các cuộc vây bắt, đánh đập cán bộ cốt cán và đoàn cán bộ cải cách ruộng 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 178 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 176 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn