intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

100
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) nêu lên cơ sở hình thành căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975); quá trình xây dựng, phát triển, bài học kinh nghiệm xây dựng căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Đức Thuận CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Đức Thuận CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam Mã số: 60 22 02 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Công trình nghiên cứu này chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Đức Thuận 1
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Đạt đã hướng dẫn tôi luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Lịch Sử đã giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi học tập tốt trong suốt khóa học (2011 – 2013). Tôi xin chân thành cảm ơn Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng đã dành thời gian cung cấp thông tin trong quá trình thu thập dữ liệu để thực hiện việc nghiên cứu đề tài. Tác giả luận văn Phạm Đức Thuận 2
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................6 3. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................8 5. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................8 6. Bố cục của luận văn ........................................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975 ) ..... 10 1.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................................10 1.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................................11 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh của nhân dân tỉnh Sóc Trăng ...........................................................................................................................14 1.3.1. Điều kiện tự nhiên – Địa lý ................................................................................... 14 1.3.2. Về Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 16 1.3.3. Truyền thống đấu tranh của nhân dân tỉnh Sóc Trăng .......................................... 20 1.4. Chủ trương xây dựng căn cứ của Đảng, Khu ủy và Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng .....22 CHƯƠNG 2 - QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) ............................................................................................................................ 25 2.1. Giai đoạn 1954 – 1967................................................................................................25 2.1.1. Xây dựng căn cứ địa .............................................................................................. 25 2.1.2. Hoạt động bảo vệ căn cứ ....................................................................................... 36 2.2. Giai đoạn 1967 – 1975................................................................................................50 2.2.1. Xây dựng căn cứ địa .............................................................................................. 50 2.2.2. Hoạt động bảo vệ căn cứ ....................................................................................... 56 CHƯƠNG 3 - ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)................................................................................ 70 3
  6. 3.1. Đặc điểm của căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước .............................................................................................................................................70 3.1.1. Vị trí ở thế áp sát Cần Thơ, thủ phủ của địch ở khu vực đồng bằng sông cửu long71 3.1.2. Là nơi có cơ sở chính trị vững mạnh, thế trận lòng dân được phát huy cao độ .... 72 3.1.3. Là căn cứ chỉ huy và chiến đấu có qui mô lớn và hoàn chỉnh ở khu vực đồng bằng sông cửu long.......................................................................................................... 73 3.2. Vai trò của căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) ......................................................................................................................74 3.2.1. Là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, nơi xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng ............................................................................ 75 3.2.2. Là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh .............................................................................................. 76 3.2.3. Đảm bảo vai trò hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến................................. 77 3.3. Kinh nghiệm xây dựng căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ............................................................................................................................78 3.3.1. Căn cứ cách mạng an toàn là điều kiện quan trọng đưa sự lãnh đạo cách mạng của Đảng đến thắng lợi. ......................................................................................................... 79 3.3.2. Xây dựng căn cứ cách mạng trên cơ sở đoàn kết dân tộc trong khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước của đồng bào tại địa phương ....................... 80 3.3.3. Xây dựng Đảng bộ vững mạnh, lực lượng quân sự vững mạnh là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển căn cứ cách mạng ..................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 89 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 92 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại cho dân tộc ta nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. Trong đó, bài học về xây dựng hậu phương kháng chiến có ý nghĩa quan trọng. Như V.I. Lênin từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”[22, tr. 90]. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, có một nội dung quan trọng là vấn đề căn cứ địa và hậu phương, theo đó: “Căn cứ địa là nơi đứng chân xây dựng, là nguồn cung cấp, tiếp tế, là bàn đạp tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng trong khởi nghĩa vũ trang. Hậu phương là chỗ dựa, là nguồn chi viện nhân lực, vật lực và cổ vũ về tinh thần cho tiền tuyến đánh giặc, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh” [8, tr. 360]. Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin và kế thừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông ta trong lịch sử, Đảng ta luôn đặt vấn đề xây dựng hậu phương lên hàng quan trọng bậc nhất, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nên đã nhân lên gấp bội sức mạnh của một dân tộc nhỏ bé, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu nhưng đủ sức đánh bại kẻ thù là một cường quốc. Một trong những chìa khóa tạo nên sức mạnh của hậu phương chiến tranh Việt Nam là vấn đề xây dựng căn cứ địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương”[8, tr 378]. Từ thực tiễn Việt Nam – một nước đất không rộng, người không đông, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu phải chống lại những tên đế quốc có nền công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển, có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, Hồ Chí Minh xác định: “thắng lợi phải đi đôi với trường kỳ, kháng chiến càng lâu dài và ác liệt, càng phải huy động cao nhất sức người, sức của của căn cứ địa, hậu phương. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng căn cứ, hậu phương vững mạnh, toàn diện về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa…” [8, tr. 378]. Trên cơ sở lý luận đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), căn cứ địa cách mạng đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ, rộng khắp toàn miền Nam, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Đồng bằng sông Cửu Long vốn là nơi diễn ra tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Mỹ - ngụy bỏ ra nhiều 5
  8. công sức xây dựng hàng ngàn đồn bốt, ấp chiến lược, khu trù mật từ Tiền Giang đến Cà Mau nhằm tách nhân dân ra khỏi cách mạng, hàng loạt các cuộc càn đi quét lại của địch nhằm đánh bật và tiến đến tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta ở các tỉnh miền Tây Nam bộ diễn ra quyết liệt, quy mô. Nhưng cuối cùng, Mỹ – ngụy cũng phải thất bại trước sức mạnh của nhân dân ta. Để có được thắng lợi to lớn này là nhờ vào những khu căn cứ kháng chiến hình thành ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, đó là trái tim và đầu não chỉ huy tại chỗ cho những đơn vị quân chủ lực địa phương giành chiến thắng vẻ vang. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân Sóc Trăng đã làm thất bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ, có được những chiến công này là nhờ vào sự chỉ đạo sáng suốt của Tỉnh ủy Sóc Trăng trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tại căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (xã Gia Hòa - huyện Mỹ Xuyên và xã Mỹ Phước - huyện Mỹ Tú), Tỉnh ủy đã ra nhiều quyết định quan trọng và lãnh đạo nhân dân Sóc Trăng giành lấy nhiều thắng lợi quyết định, tiến lên giải phóng tỉnh nhà. Với tư cách là giáo viên đang giảng dạy Lịch Sử cho thế hệ trẻ, bản thân tôi thấy cần thiết đi sâu tìm hiểu về vấn đề này nhằm góp phần làm rõ hơn một mảng quan trọng của lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Do tầm quan trọng của vấn đề hậu phương – căn cứ địa trong chiến tranh nên đề tài này đã được sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi của các lãnh tụ, tướng lĩnh, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học… Những tác phẩm, bài viết, luận án…đề cập đến vấn đề căn cứ địa ngày càng nhiều hơn, nội dung sâu sắc hơn. Trong các tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1970), “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta” - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội và “Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta” - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trình bày về căn cứ địa dưới góc độ lý luận, giải quyết một số vấn đề: Khái niệm căn cứ địa, các hình thức phát triển từ thấp đến cao của căn cứ địa, cơ sở để xây dựng và vai trò của căn cứ địa trong chiến tranh giải phóng. 6
  9. Sau năm 1975, do nhu cầu bảo vệ tổ quốc, đề tài căn cứ địa được tiếp tục nghiên cứu trên cả hai bình diện: lý luận, tổng kết và viết lịch sử. Về lý luận, xuất hiện nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài quân đội, đáng chú ý là các bài của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng: “Vài suy nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam” (Tạp chí lịch sử quân sự số 3/1993) và của nhà nghiên cứu Sử học Văn Tạo: “Căn cứ địa cách mạng – truyền thống và hiện tại” (Tạp chí lịch sử quân sự số 4/1995). Các bài viết này tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận về căn cứ địa như: khái niệm, nguồn gốc, tính chất, đặc điểm… nêu bật những đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam nói chung và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói riêng. Về tổng kết, có một số công trình quan trọng, tổng kết chung của cả nước có sách: “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 – 1975) ( Bộ quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997), sách “Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005)…Bên cạnh đó còn có sách “Tổng kết công tác hậu cần chiến trường Nam Bộ - Cực Nam Trung Bộ (B2) trong kháng chiến chống Mỹ” (Tổng cục hậu cần, 1986) có liên quan nhiều đến vấn đề căn cứ. Ngoài các sách tổng kết chung, một số căn cứ địa trên địa bàn miền Tây Nam Bộ cũng được quan tâm, nghiên cứu trong các công trình tổng kết hoặc viết lịch sử như: “Lịch sử Đảng bộ Sóc Trăng (1954 – 1975)”, “Lịch sử Đảng bộ Hậu Giang (1954 – 1975)”, “Lịch sử Đảng bộ Cần Thơ (1954-1975)”… Qua đó, có thể thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm…đề cập đến một số mặt lý luận và thực tiễn của việc xây dựng căn cứ địa ở các thời kỳ và các địa phương cụ thể. Qua các nghiên cứu này, các tác giả đã lý giải về khái niệm căn cứ địa, về chức năng hoạt động, nội dung xây dựng và vai trò của căn cứ địa đối với sự nghiệp kháng chiến nói chung và kháng chiến chống Mỹ nói riêng, đưa ra một số đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam, các kiến thức về một số căn cứ địa cụ thể. Đối với căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ được đề cập rải rác đến trong “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng (1954 – 1975)” (Ban Tuyên giáo tỉnh Sóc Trăng xuất bản năm 1999), “Phát huy các giá trị Di sản văn hóa tại địa phương” (Tiểu luận cử nhân – Nguyễn Chiến Chinh - nhân viên bảo tàng tỉnh Sóc Trăng), trong bài giới thiệu về căn cứ Mỹ Phước (Bảo tàng căn cứ Mỹ Phước), hay trong các quyển Lịch sử Đảng 7
  10. bộ huyện Châu Thành (huyện Mỹ Tú ngày nay) (Huyện Ủy Mỹ Tú – 1999), Lịch sử Đảng bộ xã Mỹ Phước (1954 – 1975) (Huyện Ủy Mỹ Tú - 2010). Tuy vậy vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Sóc Trăng. 3. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, tôi tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và các hoạt động chức năng của căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Từ đó, rút ra những đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm của nó đối với tiến trình chung của cuộc kháng chiến trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Phạm vi thời gian nghiên cứu được tính từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết đến khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và miền Nam hoàn toàn giải phóng (1954 – 1975). Không gian đề cập của luận văn là vùng đất căn cứ địa Sóc Trăng qua từng giai đoạn trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên và huyện Mỹ Tú của tỉnh Sóc Trăng ngày nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và căn cứ địa để làm cơ sở nghiên cứu. Về phương pháp chuyên ngành, luận văn vận dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, kết hợp với phương pháp lôgic để dựng lại toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và các hoạt động chức năng của căn cứ địa ở Sóc Trăng với tất cả những diễn biến, sự kiện điển hình một cách chân thực như nó từng có. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp liên ngành, tiếp xúc các nhân chứng lịch sử, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp tổng hợp, trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu… để nghiên cứu và trình bày luận văn. 5. Đóng góp của đề tài Trên cơ sở tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trước, luận văn góp phần dựng lại toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và những hoạt động của căn cứ địa tỉnh ủy Sóc Trăng trong tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Đảng bộ địa phương các cấp. Từ đó, thấy được những giá trị và kinh nghiệm mà nó để lại, bổ sung thêm vào những mảng còn trống trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, đặc biệt là lịch sử địa phương; góp phần vào nghiên cứu về chiến 8
  11. tranh cách mạng nói chung và về căn cứ địa trong chiến tranh cách mạng nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng giảng dạy lịch sử địa phương ở Sóc Trăng, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ đó, khơi dậy ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích lịch sử căn cứ Tỉnh ủy trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở hình thành căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). Chương 2 - Quá trình xây dựng và phát triển căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). Chương 3 - Đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm xây dựng căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). 9
  12. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975 ) 1.1. Cơ sở lý luận Vấn đề xây dựng căn cứ địa làm bàn đạp cho các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh cách mạng luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nào, ở bất cứ quốc gia nào. Nó là vấn đề có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của chiến tranh. V.I. Lênin từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc” [22, tr. 90]. Trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi dân tộc ta đứng lên chiến đấu để giành hoặc bảo vệ độc lập chủ quyền cho Tổ quốc, ông cha ta đều đã biết tìm chỗ đứng chân. Những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cứu nước trong lịch sử dân tộc đã chú trọng vào điều kiện "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", khi tìm nơi rừng núi, khi chọn vùng đầm lầy, khi dựa vào vùng đồng bằng để lập đại bản doanh, khai thác sức người sức của trong nhân dân và phát triển tiềm lực. Khởi nghĩa vũ trang và căn cứ địa cách mạng là hai vấn đề có mối quan hệ khăng khít với nhau. Do đó trong xây dựng lực lượng, khởi nghĩa vũ trang thì trước hết phải chú ý đến vấn đề xây dựng căn cứ địa để làm nơi dự trữ lực lượng cách mạng, hậu cần cách mạng, làm bàn đạp đấu tranh vũ trang và là trung tâm thúc đẩy phong trào cách mạng. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, có một nội dung quan trọng là vấn đề căn cứ địa và hậu phương, theo đó: “Căn cứ địa là nơi đứng chân xây dựng, là nguồn cung cấp, tiếp tế, là bàn đạp tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng trong khởi nghĩa vũ trang. Hậu phương là chỗ dựa, là nguồn chi viện nhân lực, vật lực và cổ vũ về tinh thần cho tiền tuyến đánh giặc, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh” [8, tr. 360]. Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin và kế thừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông ta trong lịch sử, Đảng ta luôn đặt vấn đề xây dựng hậu phương lên vị trí quan trọng bậc nhất, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nên đã nhân lên gấp bội sức mạnh của một dân tộc nhỏ bé, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đủ sức đánh bại kẻ thù là một cường quốc. Một trong những chìa khóa tạo nên sức mạnh của hậu phương chiến tranh Việt Nam là vấn đề xây dựng căn cứ địa. Chủ 10
  13. tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương” [8, tr. 378]. Từ thực tiễn Việt Nam – một nước đất không rộng, người không đông, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu phải chống lại những tên đế quốc có nền công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển, có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, Hồ Chí Minh xác định: “thắng lợi phải đi đôi với trường kỳ, kháng chiến càng lâu dài và ác liệt, càng phải huy động cao nhất sức người, sức của của căn cứ địa, hậu phương. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng căn cứ, hậu phương vững mạnh, toàn diện về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa…” [8, tr. 378]. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tác phẩm “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta” lý giải “căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu trang vũ trang cách mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng” [ 22, tr. 90]. Ngay từ khi Đảng ta ra đời và vạch ra con đường cách mạng bạo lực để đánh đổ đế quốc và tay sai thì vấn đề xây dựng chỗ đứng chân cũng được đặt ra. Từ chủ trương xây dựng cơ sở chính trị cho cách mạng ở thành thị và nông thôn tiến lên xây dựng căn cứ cách mạng ở miền núi. Đó là những vùng với lãnh thổ rộng lớn và dân cư ủng hộ cách mạng, nó tương đối an toàn, là nơi đứng chân, hoạt động của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến, các tổ chức cách mạng của địa phương và các lực lượng vũ trang. Như vậy căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước được hình thành trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. 1.2. Cơ sở thực tiễn Lịch sử dân tộc là lịch sử của quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc nhân dân ta luôn phải chống lại các thế lực xâm lược bên ngoài để 11
  14. bảo vệ nền độc lập của mình, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học về thực tiễn xây dựng căn cứ địa. Ngay từ thời Bắc thuộc, Hai Bà Trưng chọn vùng đất Mê Linh, Triệu Quang Phục chiến đấu chống quân Lương, đã dựa vào vùng đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) để xây dựng lực lượng, chờ thời cơ thuận lợi tiến lên đánh quân xâm lược. Thế kỷ XIII, sau ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên tướng quân Trần Quốc Tuấn đã viết trong sách "Binh thư yếu lược" rằng: "Cái đạo hành binh quý nhất ở địa lợi, địa lợi không rõ thì rất khó ra quân kỳ, đặt quân phục". Thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và quân sư Nguyễn Trãi cũng dựa vào vùng núi Thọ Xuân (Thanh Hóa) để xây dựng đại bản doanh - căn cứ địa làm nên nghiệp lớn, đúng như Nguyễn Trãi viết "Quan hà bách nhị do thiên thiết, hào kiệt công danh thử địa tàng" (Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, hào kiệt công danh đất ấy từng). Cuối thế kỷ XVIII, cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em nhà Tây Sơn cũng mở đầu bằng việc lập căn cứ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Từ đây nghĩa quân lần lượt lật đổ các thế lực phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài tiến tới thống nhất lãnh thổ, giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập dân tộc khi đánh đuổi quân Xiêm và quân Mãn Thanh. Trong phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX, các nhà yêu nước cũng nhận thức được tầm quan trọng của căn cứ địa. Nguyên soái Trương Định xây dựng căn cứ ở Gò Công, Tân An (Gia Định); Nguyễn Trung Trực xây dựng căn cứ kháng chiến ở Hòn Chông (Rạch Giá), Phú Quốc (Kiên Giang); Đinh Công Tráng xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa); Nguyễn Thiện Thuật xây dựng căn cứ ở vùng Bãi Sậy (Hưng Yên); Phan Đình Phùng trong khởi nghĩa Hương Khê đã xây dựng căn cứ ở Vụ Quang (Hà Tĩnh); Khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám dựa vào vùng núi rừng hiểm trở Yên Thế (Bắc Giang) để chống Pháp trong thời gian dài. Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng ta kế thừa và phát huy những truyền thống đánh giặc đã được tổ tiên ta đúc kết "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" xây dựng căn cứ địa đặt trong mối quan hệ với quốc tế và sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Nhờ đó Đảng ta xây dựng thành công căn cứ địa Việt Bắc làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng Tám năm 1945. Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 căn cứ địa Việt Bắc tiếp tục làm chỗ dựa cho cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược. Khi chiến tranh lan rộng ra cả nước, ta vẫn giữ được các vùng tự do rộng lớn ở Việt Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Sau đó nối 12
  15. liền Việt Bắc và Bắc Trung Bộ với nhau qua vùng tự do Liên khu V. Ở Nam bộ, trong điều kiện chiến trường bị chia cắt, ta cũng xây dựng được những chiến khu nổi tiếng như chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu, chiến khu U Minh… Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trước hành động khủng bố, trả thù của Mỹ - Diệm, cách mạng miền Nam bị tổn thất về tổ chức và lực lượng ngày càng nặng. Quần chúng cách mạng bị kìm kẹp, khống chế gắt gao. Nhiều nơi đảng viên phải rút vào hoạt động bí mật, chuyển vùng… Một số địa phương, cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng chuyển vào các căn cứ kháng chiến cũ ở rừng núi, bưng biền, tổ chức sản xuất tự túc và tự vệ. Miền rừng núi Khu 5, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên xuất hiện các “trại bí mật”. Ở chiến khu D, Dương Minh Châu (miền Đông Nam Bộ) hình thành “làng chiến đấu”, “làng thoát ly”. Vùng Đồng Tháp Mười ra đời các “túi dân tản cư”. Sâu trong miệt rừng U Minh thuộc Tây Nam Bộ có các “làng rừng”. Vùng đồng bào S.Tiêng có các “làng Độc Lập”… Đó là những hình thức khác nhau, là cơ sở ban đầu hình thành các căn cứ địa trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ. Khi qui mô và cường độ cuộc chiến tranh tăng lên thì căn cứ địa cũng phát triển rộng khắp. Tùy theo điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình… mà căn cứ địa được xây dựng dưới nhiều hình thức. Bên cạnh căn cứ vùng rừng núi, ở miền Trung và Tây Nam Bộ nước ta còn có các căn cứ từ thời kháng chiến chống Pháp như căn cứ Đồng Tháp Mười, là vùng đồng nước mênh mông vào mùa mưa hoặc dạng rừng tràm, đước ngập nước như căn cứ U Minh. Căn cứ rừng Sác cũng là một căn cứ nổi tiếng từ thời chống Pháp. Là một vùng rừng ngập mặn, nằm ở phía Đông Nam thành phố Sài Gòn. Tại đây, hàng trăm sông rạch lớn nhỏ dọc ngang chằng chịt như mạng nhện, chia cắt rừng Sác thành hàng nghìn đảo triều lớn nhỏ, thoắt chìm thoắt nổi theo nước thủy triều. Phủ lên rừng Sác đủ các loại cây rừng ngập mặn, đan níu nhau tầng tầng lớp lớp. Sông rạch, đảo triều, rừng cây làm cho Rừng Sác trở thành một khu vực cực kỳ hiểm trở, lại nằm sát cạnh thành phố Sài Gòn và ôm gọn đường giao thông thủy chiến lược nối Sài Gòn ra quốc tế. Ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi, bước vào cuộc chiến mới với đế quốc Mỹ và tay say, căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng được dời từ căn cứ Bố Thảo về đặt tại xã Gia Hòa và một số xã tiếp giáp như Thạnh Quới, Quới Thiện – huyện Mỹ Xuyên – tỉnh Sóc Trăng… đây là khu vực tương đối thuận lợi di chuyển vì gần cửa sông Bassac, thuận lợi cho lối đánh du kích, di chuyển quân và phát động chiến 13
  16. tranh trên quy mô toàn tỉnh. Nhưng để chuẩn bị cho cuộc tổng nổi dậy công kích và khởi nghĩa vào các căn cứ của địch, nhất là đánh vào thị xã Sóc Trăng cùng với cả nước tiến công Xuân Mậu Thân 1968 thì Thường vụ tỉnh ủy Sóc Trăng đã quyết định di chuyển từ căn cứ Gia Hòa về căn cứ Tỉnh ủy cũ ở rừng tràm Mỹ Phước – huyện Châu Thành (nay là huyện Mỹ Tú) (Căn cứ Tỉnh ủy Bố Thảo trong kháng chiến chống Pháp là một tên gọi cũ của khu rừng tràm Mỹ Phước) để chỉ đạo cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân và lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh kháng chiến. Như vậy, căn cứ địa ở nước ta nói chung, ở Nam Bộ nói riêng đa dang về hình thức. Tùy điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình mà từng nơi, Đảng bộ các cấp đã lãnh đạo nhân dân xây dựng căn cứ địa với dạng thức phù hợp, tạo nên sự phong phú, đa dạng về các loại hình căn cứ địa ở nước ta 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh của nhân dân tỉnh Sóc Trăng 1.3.1. Điều kiện tự nhiên – Địa lý Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thuỷ bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Về thời tiết Sóc Trăng ở vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm theo mùa khô và mùa mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lụt. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.846 mm, tập trung nhất từ tháng 8, 9, 10, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển. Về vị trí địa lý thì tỉnh Sóc Trăng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Cần Thơ, phía Đông Nam giáp biển Đông và phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. Diện tích tự nhiên là 3.200,27 km2; dân số 1.175.462 người, trong đó người Kinh 752.443, người Khơ - me 349.935; người Hoa 72.644, còn lại 440 người là các dân tộc khác. Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Vào năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này, lập thành phủ Gia Định. Lấy lất Đồng Nai (Nông Nại) làm huyện Phước Long và đặt dinh Trấn Biên, lưu mộ dân từ Quảng Bình trở vào đến ở, chia đặt thôn, ấp. Năm 1732 chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè lúc đó là Cái Bè Dinh, năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và 14
  17. đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định. Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 6 tỉnh, 3 tỉnh Miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 3 tỉnh Miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 3 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này. Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876 thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chánh lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Năm 1882, Pháp tách 2 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 3 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Tiếp theo một vài thay đổi (tách, nhập, xóa bỏ), nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27-12-1892 qui định Nam kỳ có 2 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và 20 khu xếp theo thứ tự A, B, C như sau: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hoà, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên,... Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long. Đến tháng 5-1895 lập thêm thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Nghị định ngày 20-12-1899 của toàn quyền Đông Dương qui định: kể từ ngày 1-1-1900 tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương trong đó có các khu ở Nam kỳ đều thống nhất gọi là tỉnh (Provine). Đứng đầu mỗi tỉnh ở Nam kỳ là một chủ tỉnh, cũng gọi là Chánh tham biện (Administrateur de la). Cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ. Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 3 quận: Châu Thành, Kế Sách, Bang Long (nay là Long Phú). Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 4 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Năm 1932 Thống đốc Nam kỳ quyết định giải tán một số quận trong các tỉnh Nam kỳ, trong đó có quận Phú Lộc, nhưng đến năm 1941, Thống đốc Nam kỳ quyết định thành lập lại quận Phú Lộc. Về phía ta, sau cách mạng tháng 8-1945, quận Phú Lộc được gọi là quận Thạnh Trị. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu của tỉnh Bạc Liêu 15
  18. giao qua. Sau đó ta nhập huyện Vĩnh Châu vào huyện Thạnh Trị lấy tên là Thạnh Trị. Thời kỳ chống Pháp, Sóc Trăng có một số xã của tỉnh Rạch Giá và tỉnh Cần Thơ giao qua. Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu. Cuối năm 1957 tỉnh Sóc Trăng nhận thêm thị xã Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá. Năm 1957 tỉnh Sóc Trăng sáp nhập 2 huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu, năm 1962 lại tách 2 huyện ra như cũ. Đầu năm 1958 huyện Kế Sách sáp nhập về tỉnh Cần Thơ. Như vậy, vào thời gian này tỉnh Sóc Trăng có 2 thị xã (thị xã Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu) và 7 huyện (Châu Thành, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai). Tháng 11 năm 1973, theo quyết định của Khu ủy Tây Nam Bộ, Sóc Trăng giao các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu cho tỉnh Bạc Liêu (riêng huyện Giá Rai giao lại cho tỉnh Cà Mau từ năm 1961). Nghị định số 31/NĐ ngày 21-2-1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam qui định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang. Trong kỳ họp lần thứ 10, khóa VIII Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4 năm 1992, gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng. Ngày 11-01-2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số: 04/2002/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc trăng. Như vậy, tính đến 2010, tỉnh Sóc Trăng có 1 thị xã, 7 huyện với 102 xã, phường, thị trấn. 1.3.2. Về Kinh tế - xã hội Chính nhờ các điều kiện thiên nhiên nói trên, nên trong suốt hai cuộc kháng chiến ác liệt, tuy một phần đất đai ruộng vườn bị bỏ hoang, song người nông dân Sóc Trăng không những tự đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm mà còn cung cấp cho một số tỉnh bạn và Trung ương, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Hiện nay nông nghiệp vẫn được coi là thế mạnh của kinh tế Sóc Trăng, toàn tỉnh có 263.831 ha đất nông nghiệp, với cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, trong đó ngư nghiệp là mũi nhọn. 16
  19. Với việc đầu tư xây dựng tuyến đê ngăn mặn, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cây lúa, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao. Chính sách ruộng đất phù hợp, người nông dân được giao quyền sử dụng lâu dài. Nhờ vậy từ năm 1992 đến nay, sản lượng lúa luôn phát triển, từ 780.000 tấn năm 1992 lên 1.620.000 tấn năm 2000, lượng lương thực hàng hóa ngày càng tăng, góp phần cho việc xuất khẩu, đời sống nông dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, Sóc Trăng còn một số vùng độc canh cây lúa, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên hiệu quả sản xuất chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn. Cùng với sự phát triển lương thực và hoa màu, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển, tạo nguồn thực phẩm phong phú, chẳng những cung cấp thực phẩm cho nhân dân trong và ngoài tỉnh mà còn có một khối lượng xuất khẩu đáng kể. Sóc Trăng có diện tích khá lớn rẫy chuyên canh, luân canh như rau màu, dưa hấu, hành, tỏi, dây thuốc cá và nhiều loại cây ăn trái khác như: cam, quít, chuối, nhãn, bưởi, Sa bô chê, v.v... tập trung ở các huyện Kế Sách, Long Phú, Vĩnh Chậu. Bên cạnh đó còn có những loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dừa v.v... có giá trị kinh tế cao. Thủy sản được xác định là ngành mũi nhọn của tỉnh. Với ưu thế có bờ biển dài 72 km, nội địa nhiều sông rạch, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại tôm, cua, cá... đã giúp cho việc chế biến xuất khẩu ngày càng phát triển, thu được nhiều ngoại tệ cho tỉnh. Từ sau tái lập tỉnh, việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản phát triển rất nhanh. Năm 1992 diện tích nuôi trồng 19.800 ha, đến năm 2001 diện tích tăng lên 53.245 ha, trong đó diện tích nuôi tôm dạt 49.300 ha: Xuất khẩu thủy sản có bước tiến vượt bậc từ 4,5 triệu đô-la năm 1992 lên 203,14 triệu đô-la năm 2001. Về công nghiệp, dưới thời thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược Sóc Trăng trong tình trạng chung của khu vực, có nền công nghiệp yếu kém, kéo dài hơn một thế kỷ. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30-4-1975, đất nước thống nhất, Đảng bộ Sóc Trăng mới có điều kiện lãnh đạo phát triển nền công nghiệp địa phương phục vụ cho sản xuất nông ngư nghiệp, xuất khẩu và đời sống nhân dân. Nhiều xí nghiệp chế biến tôm đông lạnh, nhà máy xay xát công suất lớn, xí nghiệp sửa chữa cơ khí, nhà máy đường kết tinh, nhà máy nước đá, xí nghiệp gạch Tuy-nen, trạm biến điện, nhà máy PP (kéo sợi ni-lon), nhà máy bia, dịch vụ Bưu điện... đã được xây dựng, ngày càng mở rộng và phát triển. Các nghề truyền thống như đan dát, dệt chiếu, làm bánh pía (Vũng Thơm), lạp xưởng... được phát triển. 17
  20. Về giao thông vận tải, đã đầu tư nâng cấp, mở thêm nhiều tuyến đường thuỷ, bộ và một số bến cảng, kho tàng v.v... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và phục vụ đời sống nhân dân. Hiện nay các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh đã tương đối hoàn chỉnh, hệ thống giao thông nông thôn xã, ấp được nối liền, giao lưu, kinh tế xã hội được mở rộng. Hệ thống điện lưới quốc gia được đưa về tất cả trung tâm các xã trong huyện. Hết năm 2001 toàn tỉnh có 126.482 hộ có điện sử dụng, đạt tỉ lệ 53,71%. Việc quy hoạch xây dựng đô thị cũng được quan tâm. Thị xã Sóc Trăng và các thị trấn, thị tứ ngày càng được mở rộng, nâng cấp khang trang. Trong thời gian mười năm từ khi tái lập tỉnh, nhiều công trình phục vụ cho sản xuất, đời sống nhân dân như trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, khu văn hóa, sân vận động, khách sạn,v.v... được xây mới. Trên lĩnh vực bưu chính viễn thông, Sóc Trăng đã lắp đặt hệ thống tổng đài điện tử tự động, bảo đảm thông tin nhanh chóng trong nước, quốc tế và các huyện, xã trong tỉnh. Sóc Trăng còn là trung tâm buôn bán sầm uất, ngay từ thế kỷ XVIII có thương cảng Đại Ngãi (trước kia gọi là Vàm Tấn), Bãi Xàu(l) và chợ Khánh Hưng, là tụ điểm dân cư đông đúc, buôn bán tấp nập, giao lưu trong nước và các nước phía Nam Châu Âu từ bao đời nay. Thực dân Pháp và phát xít Nhật, xây dựng sân bay ở Sóc Trăng. Pháp còn lập một số trường tiểu học ở tỉnh lỵ và ở một số quận nhằm đào tạo lớp người phục vụ cho chính sách cai trị thuộc địa của chúng. Chính trong những trường này, nhiều học sinh tiến bộ, có tinh thần yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, chống lại chế độ thực dân và tay sai. Từ khi đất nước được thống nhất, công tác giáo dục được xã hội đặc biệt quan tâm, hệ thống trường lớp tăng lên nhanh chóng. Năm học 2001- 2002 toàn tỉnh có 385 trường, 4.574 phòng học, 227.801 học sinh, 11.821 cán bộ, giáo viên. Huyện nào cũng có trường phổ thông trung học, các xã có trường tiểu học và trung học cơ sở. Ngoài ra còn có 1 trường Cao Đẳng sư phạm, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 4 trường dân tộc nội trú và 1 trường bổ túc văn hóa trung cấp Pa li Nam Bộ. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được quan tâm, 98/98 phường, xã có trạm y tế và cơ sở khám, điều trị bệnh, ở ấp, khóm đều có tổ y tế. Ngoài ra còn có các trung tâm y tế huyện, thị, phòng khám khu vực; bệnh xá quân đội và hệ thống bệnh viện, trung tâm trạm, trại cấp tỉnh với đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề, nhiệt tình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đặc biệt đã xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh, có 400 giường bệnh, trang thiết bị khá hiện dại. Toàn ngành có 2.062 cán bộ, trong đó có 6 thạc sĩ, 361 bác sĩ và tương đương. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2