Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986
lượt xem 10
download
Luận văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng và hiệu quả của sự lãnh đạo đó trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976-1986. Thông qua đó bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN THỊ THỊNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1986 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN THỊ THỊNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1986 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn: PGS. TS. NGƯT. GVCC. Ngô Đăng Tri Hà Nội 2014 2
- MỤC LỤC Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 3 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4 Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 Nguồn tư liệu ........................................................................................................... 5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 Bố cục luận văn ....................................................................................................... 5 Chương 1. Đảng lãnh đạo Hội LHPNVN xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động giai đoạn 1976-1981 ......................................................................... 6 1.1. Thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội trước năm 1976 .... 6 1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội giai đoạn 1976-1981 ...................................................................... 29 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 50 Chương 2. Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động Của Hội LHPNVN giai đoạn 1981-1986 ............................................................. 51 2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng..................................... 51 2.2. Đảng chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội ......... 62 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 76 Chương 3. Nhận xét chung và một số bài học kinh nghiệm ............................. 77 3.1. Nhận xét chung ..................................................................................... 77 3.2. Những nét độc đáo và bài học kinh nghiệm ......................................... 81 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 94 Kết luận ................................................................................................................. 95 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 99 Phụ lục ................................................................................................................. 105 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tên đầy đủ HLHPNVN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam TW Trung ương XHCN Xã hội chủ nghĩa VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa HTX Hợp tác xã HPHPNGP Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng 4
- Lời cảm ơn Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Ngô Đăng Tri, Người Thầy đã khuyến khích tôi theo đuổi đề tài, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Tư liệu Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam , thư viện Khoa Lịch sử, Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có sự động viên, giúp đỡ của người thân và bạn bè trong suốt quá trình thực hiện. Dù đã cố gắng nhiều nhưng Luận văn cũng không tránh khỏi những sai sót, hạn chế; tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử loài người, phụ nữ là một lực lượng xã hội quan trọng. Vấn đề giải phóng phụ nữ, đưa phụ nữ tham gia vào các hoạt động chung của xã hội đã được các giai cấp, các nhà lãnh đạo quan tâm giải quyết và trở tành thước đo của mỗi chế độ xã hội. Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của phụ nữ, ngay từ khi mới ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến việc vận động phụ nữ và tập hợp họ trong một tổ chức đấu tranh tiền thân là Hội phụ nữ Cứu quốc cho đến Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (sau đây xin gọi tắt là Hội) ngày nay. Dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng với những chủ trương, chính sách sát thực, kịp thời qua từng giai đoạn cách mạng cùng với sự tự phấn đấu vươn lên, tổ chức Hội đã có bước phát triển tốt cả về tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta thấy rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức và hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Đảng từ năm 1975- 1985 còn bộc lộ một số mặt hạn chế. Ý thức làm chủ tập thể, trình độ văn hóa nghề nghiệp của phụ nữ còn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đường lối, phương châm công tác vận động phụ nữ chưa được quán triệt sâu sắc ở các cấp, các ngành; chức năng, phạm vi hoạt động của Hội trên một số mặt công tác chưa được rõ; trình độ cán bộ các cấp Hội còn yếu; việc chỉ đạo chưa thật sâu sát, cụ thể; việc vận động phương thức vận động còn lúng túng, sự phối hợp với các ngành và các đoàn thể khác chưa chặt chẽ. Tình hình trên cho thấy, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với tổ chức quần chúng nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng cần phải rút kinh nghiệm, đẩy mạnh hơn nữa. Căn cứ vào những chủ trương, chính sách và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng về công tác củng cố, xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội từ năm 1975 đến năm 1985 để chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, 6
- nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và những kiến nghị, những chủ trương chiến lược lâu dài cũng như những giải pháp trước mắt với Đảng và Nhà nước để đưa công tác lãnh đạo chỉ đạo đối với Hội Liên hiệp phụ nũ Việt Nam ngang tầm với nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. Những vấn đề trên đây đã nói lên tính cần thiết và lý do chọn đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam phải kể đến các công trình: "Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam" của Nguyễn Thị Thập (chủ biên), Nxb. Phụ nữ, năm 1981; "Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại" của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết, xuất bản năm 1973; "Những nét sơ lược về phong trào phụ nữ từ ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam , "Truyền thống phụ nữ Việt Nam", Nxb. Phụ nữ của tác giả Trần Quốc Vượng. "Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam" của tác giả Lê Minh, Nxb. Phụ nữ, Hà nội, 1997. Các công trình này đã trình bày xuyên suốt vấn đề phụ nữ Việt Nam trong các giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu và trình bày đầy đủ những sự kiện lịch sử của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam . Ngoài ra còn một số luận văn nghiên cứu về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như: Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 - 1995 trong việc thực hiện chính sách cán bộ nữ của Ngô Thị Ngọc Anh, đề tài Luận án PTSKH. Lịch sử, Viện Ngiên cứu Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. "Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1986-1996, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử cuả tác giả Trương Thị Thủy, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2012; Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của Phụ nữ miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968 - luận văn Thạc sĩ Lịch sử của tác giả Giáp Thị Lan, 2012; Đảng với cuộc vận động phụ nữ 1930-1945, luận văn Thạc sĩ Lịch sử của tác giả Lê Thị Hà, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2008… Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những chủ trương, chính sách của Đảng đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ trong từng công tác khác nhau và ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1976-1986 đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác củng cố, xây 7
- dựng hệ thống tổ chức và hoạt động chưa được đề cập. Mặc dù vậy, kết quả các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quý giá, gợi mở tác giả kế thừa, đi sâu vào nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng và hiệu quả của sự lãnh đạo đó trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976-1986. Thông qua đó bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trình bày một cách có hệ thống, khách quan sự biến đổi của hoàn cảnh lịch sử cũng như sự lãnh đạo của Đảng qua những giai đoạn lịch sử khác nhau cùng với việc hiện thực hóa chủ trương đó gắn với các kết quả cụ thể của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đánh giá những ưu, khuyết điểm trong sự lãnh đạo của Đảng và rút ra bài học kinh nghiệm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng - Những chủ trương và biện pháp của Đảng đối với việc xây dựng, phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - Quá trình chỉ đạo thực hiện những chủ trương của Đảng trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 5.2. Phạm vi - Quá trình triển khai của Hội qua các cấp TW đến địa phương. - Hoàn cảnh lịch sử chi phối sự lãnh đạo của Đảng. - Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị đối với hoạt động của Hội. - Thời gian: từ năm 1976-1986. Đây là giai đoạn lịch sử đặc biệt sau khi đất nước thống nhất, Đảng và nhân dân thực hiện công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. 8
- 6. Nguồn tư liệu - Các văn kiện của Đảng từ năm 1976-1986, của Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có liên quan đên công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội. - Văn kiện Đại hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc nhiệm kỳ IV (1974) và V (1982). - Các văn bản báo cáo lưu hồ sơ tại Phòng Lưu trữ của Trung ương Hội từ năm 1976-1986. - Sách, báo và các công trình nghiên cứu có liên quan nội dung nghiên cứu của đề tài. 7. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử, nhằm trình bày một cách khái quát, khoa học về sự lãnh đạo của Đảng cũng như việc hiện thực hóa những chủ trương đó trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội. - Phương pháp logic, tổng hợp, phân tích, liệt kê, so sánh, đối chiếu... 8. Bố cục luận văn - Ngoài Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động từ năm 1976-1980. Chương 2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động từ năm 1980-1986. Chương 3. Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu 9
- Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 1976-1981 1.1. Thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội trước năm 1976 1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 1.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Là một lực lượng xã hội chiếm hơn một nửa nhân loại, phụ nữ có một vị trí to lớn trong lịch sử tiến hóa của xã hội loài người. Vấn đề giải phóng phụ nữ là yêu cầu của lịch sử, là vấn đề có tính thời đại và nó phản ánh sự tiến bộ hay lạc hậu của một xã hội. Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, loài người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải sản xuất ra của cải vật chất mà trong đó phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, phong phú cuộc sống của con người. Cùng với những hoạt động góp phần sáng tao ra của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, các phong trào nổi dậy của những người bị áp bức, bóc lột. Trong di sản tư tưởng của mình, cả Mác-Ăng ghen và Lênin đều đánh giá cao vai trò, vị trí và khả năng của phụ nữ trong các cuộc cách mạng. Trong lịch sử nhân loại không có một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà không có phụ nữ tham gia. Phụ nữ là những người bị áp bức nhất trong những người bị áp bức nên không bao giờ họ đứng ngoài và cũng không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng. Các Mác viết "Ai biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ góp vào thì chắc chắn không làm nổi" [37; 127]. Không chỉ dừng lại trong việc đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ, Mác còn cho rằng mức độ giải phóng phụ nữ là một trong những tiêu chuẩn thước đo để 10
- đánh giá trình độ văn minh của một xã hội. Lênin khẳng định: "Chừng nào mà phụ nữ không những chưa được tự do tham gia đời sống chính trị nói chung mà cũng chưa được quyền gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho cả mọi người thì chừng ấy chưa thể nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà cũng chưa thể nói đến ngay cả một chế độ dân củu toàn vẹn và bền vững được" [33; 73- 74]. Các ông còn cho rằng giai cấp vô sản sẽ không đạt được tự do hoàn toàn nếu không giành được tự do hoàn toàn cho phụ nữ. Để thực sự giải phóng phụ nữ thì phải để phụ nữ tham gia lao động sản xuất nói chung, bồi dưỡng giáo dục họ trong một tổ chức quần chúng. Là người học trò xuất sắc của Mác, Lênin, đặc biệt sinh trưởng ở một nước châu Á - nơi tồn tại những quan niệm về sự bất bình đẳng nam nữ từ ngàn xưa, Hồ Chí Minh sớm nhận thức được vị trí, vai trò của phụ nữ trong lịch sử và quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Người khẳng định:"Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" [38; 42]. Người chỉ rõ: "Việt Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công". Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Người soạn thảo được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930), Người chỉ rõ phải thực hiện "nam nữ bình quyền" [37; 295]. Xác định được vai trò quan trọng của phụ nữ, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã luôn quan tâm theo dõi, động viên, tập hợp phụ nữ vào cấp tổ chức quần chúng đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách của từng giai đoạn cách mạng. Chính từ các tổ chức quần chúng mà phụ nữ và phong trào phụ nữ ngày càng được rèn luyện, trưởng thành, phát triển từ tổ chức quần chúng tiến lên tổ chức chính trị xã hội với tên gọi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đảng vô cùng phấn khởi với những thành tích mà HLHPVN đạt được qua những phong trào Ba đảm đang... Cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng thống nhất nước nhà (30/4/1975). Thắng lợi của cách mạng đã đưa người phụ nữ Việt Nam lên địa vị làm chủ tập thể trong xã hội, có quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt, có những bước tiến nhảy vọt trong đời sống vật chất và tinh thần, có vai trò to lớn trong 11
- chiến đấu cũng như trong sản xuất, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất tự hào về người phụ nữ Việt Nam: "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang", những người mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng lớp lớp thế hệ anh hùng Việt Nam. Nhưng chúng ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa để thực hiện triệt để nhiệm vụ giải phóng phụ nữ, bảo đảm cho phụ nữ cùng với toàn dân thực hiện quyền làm chủ tập thể đầy đủ nhất. 1.1.1.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội trước năm 1976 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của phụ nữ nói chung và công tác xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội nói riêng mang tính liên tục, nhất quán. Trước khi tập trung trình bày sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội từ năm 1976 đến năm 1981, chúng ta cần nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Hội ở giai đoạn trước năm 1976 trên những nét cơ bản nhất. 1.1.1.2.1. Về tổ chức Bộ máy tổ chức cơ quan TW Hội LHPNVN thời kỳ này giữ nguyên cơ cấu Ban thường trực và 9 ban đơn vị như nhiệm kỳ Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ II (xem Phụ lục 4. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan TW Hội LHPNVN khoá III (từ 3/1961 đến 3/1974). Tuy nhiên tên gọi có thay đổi chút ít. 1. Ban Văn phòng Trung ương Hội (tên cũ là Văn phòng thường trực) 2. Ban Tổ chức cán bộ 3. Ban Quốc tế (tên cũ là Ban Liên lạc quốc tế) 4. Ban Tuyên huấn 5. Ban Nghiên cứu phụ vận 6. Báo Phụ nữ Việt Nam 7. Ban Phúc lợi 8. Nhà xuất bản phụ nữ 9. Trường cán bộ phụ nữ TW 12
- 1.1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo, các ban, đơn vị trực thuộc cơ quan TW Hội LHPNVN Trong nhiệm kỳ này, chức năng, nhiệm vụ của các Ban, đơn vị về cơ bản giống với nhiệm kỳ trước, tuy nhiên ở một số ban, đơn vị có quy định chi tiết hơn, sát hơn với điều kiện cả nước có chiến tranh và cùng chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhiệm vụ của các ban, đơn vị được xác định cụ thể như sau: Ban Tổ chức cán bộ có nhiệm vụ: + Trực tiếp quản lý cán bộ công nhân viên cơ quan TW Hội về các mặt. + Theo dõi Đảng đoàn và các Uỷ viên Thường vụ chuyên trách công tác Hội ở các tỉnh. + Xây dựng quy hoạch cán bộ theo tinh thần nghị quyết 225 và 153 của Ban Bí thư TW Đảng dần đi vào tiêu chuẩn hoá cán bộ. + Từng bước thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, bố trí sắp xếp tổ chức chấn chỉnh bộ máy ở cơ quan TW Hội. + Hướng dẫn các tỉnh, thành Hội xây dựng và từng bước thực hiện quy hoạch cán bộ. + Cùng Ban Tổ chức TW theo dõi cán bộ nữ công tác ở các ngành, các cơ quan TW từ Vụ trưởng, Vụ phó và cấp tương đương. + Hướng dẫn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp, chấn chỉnh bộ máy và lề lối làm việc ở các cấp Hội. + Nghiên cứu và hướng dẫn các hình thức tổ chức cơ sở, nội dung sinh hoạt Hội cho phù hợp với từng loại cơ sở ở nông thôn, đường phố, hợp tác xã thủ công nghiệp và hội mẹ chiến sĩ. + Xây dựng và theo dõi việc thực hiện Quy chế làm việc của các cấp Hội. Ban Quốc tế có nhiệm vụ: 13
- + Nghiên cứu nắm vững đường lối đối ngoại của Đảng vận dụng vào công tác tuyên truyền giới thiệu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng XHCN của nhân dân ta; phong trào phụ nữ, sự nghiệp giải phóng phụ nữ và hoạt động của Hội LHPNVN; tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đối với phụ nữ và nhân dân ta để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của phụ nữ và nhân dân thế giới đối với đường lối đấu tranh của ta buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài gòn thi hành Hiệp định Paris. + Giới thiệu kinh nghiệm và phong trào phụ nữ Việt Nam trong xây dựng đất nước, phục hồi kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đấu tranh giành độc lập dân tộc, địa vị quyền lợi của phụ nữ Việt Nam, quan điểm giải phóng phụ nữ của Đảng ta. Tìm hiểu kinh nghiệm vận động phụ nữ ở các nước XHCN. + Mở rộng quan hệ chặt chẽ với các tổ chức phụ nữ các nước trong phe XHCN; tranh thủ sự ủng hộ của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới, phong trào đấu tranh của phụ nữ Á, Phi, Mỹ la tinh; tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị với phụ nữ Lào, Campuchia. + Tuyên truyền tình hình phụ nữ các nước ủng hộ đối với ta để động viên phong trào phụ nữ trong nước. Ban Tuyên huấn có nhiệm vụ: + Nắm tình hình tư tưởng quần chúng phụ nữ để phản ánh đề xuất với Đảng đoàn và Ban Thường vụ về các chủ trương giáo dục quần chúng. + Nghiên cứu nội dung giáo dục người phụ nữ XHCN, giáo dục người mẹ về nhiệm vụ đối với con cái, qua đó nắm tình hình và góp phần giáo dục thiếu nhi. + Nghiên cứu chuyên đề về giáo dục nữ thanh niên, giúp cho thường vụ có kế hoạch phối hợp với Đoàn thanh niên để chỉ đạo công tác giáo dục nữ thanh niên. + Xây dựng điển hình người tốt việc tốt. 14
- + Hướng dẫn chỉ đạo các cấp hội thực hiện công tác chuyên môn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền, văn hoá, giáo dục của Đảng và Nhà nước để phát huy công tác tuyên truyền giáo dục bằng mọi hình thức. + Tuyên truyền thành tích về mọi mặt của phụ nữ miền Nam. + Sưu tầm lưu trữ tài liệu về công tác tuyên truyền giáo dục của Hội. + Xây dựng nội dung huấn luyện cho cán bộ cơ sở, bồi dưỡng hướng dẫn cho cấp tỉnh mở lớp huấn luyện cho cán bộ cơ sở. Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên cho tỉnh, thành, khu Hội. + Tham gia ý kiến vào nội dung bài giảng của Trường Hội về công tác tuyên truyền, giáo dục và góp phần giảng dạy về nghiệp vụ tuyên huấn cho trường. + Nghiên cứu xây dựng đề cương bài giảng về công tác phụ vận để đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường Đảng và các ngành. Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội LHPNVN có nhiệm vụ: + Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các cấp Hội, động viên các tầng lớp phụ nữ phấn đấu thực hiện tốt các chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra. + Tuyên truyền, giáo dục đường lối quan điểm công tác phụ vận của Đảng, các chủ trương công tác Hội, động viên phụ nữ tích cực cống hiến cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, xây dựng CNXH. + Hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm công tác phụ vận, công tác xây dựng Hội LHPNVN. + Tuyên truyền gương đấu tranh của phụ nữ miền Nam, thành tích xây dựng và củng cố vùng giải phóng miền Nam. Cổ vũ phong trào phụ nữ miền Bắc; học tập, ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam. + Tuyên truyền những thành tích hoạt động của phong trào phụ nữ miền Nam và phụ nữ quốc tế. 15
- + Giới thiệu những gương anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình người tốt việc tốt trong phong trào phụ nữ. + Đấu tranh thực hiện quyền nam nữ bình đẳng, đấu tranh bảo vệ quyền lợi phụ nữ và nhi đồng, bảo đảm thực hiện những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành đối với phụ nữ. Nhìn chung, trong nhiệm kỳ 1961-1974, chức năng của cơ quan TW Hội ở các ban đơn vị không thay đổi mà chỉ có thay đổi ở những nhiệm vụ cụ thể cho sát hợp với tình hình và phong trào. Ví dụ đó là các nội dung tuyên truyền về người tốt việc tốt,về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, về các phong trào của phụ nữ như Năm tốt, Ba đảm đang... 1.1.2.2. Về hoạt động Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một vấn đề được Hội phụ nữ đặc biệt quan tâm, đó là việc chăm lo đời sống nhân dân, và ưu tiên hàng đầu là công việc cứu đói. Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam đã vận động chị em phụ nữ ở khắp các tỉnh miền Nam tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân, ưu tiên hàng đầu là công tác cứu đói. Các phong trào “Hũ gạo tình thương”, “Lá lành đùm lá rách” được phát động. Hoạt động thanh toán nạn mù chữ được phát triển rộng khắp. Các cấp Hội phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các lớp học bình dân học vụ, bổ túc văn hoá. Các cuộc vận động mang tên “Biết chữ đền ơn Bác”, “Biết chữ để đi bầu”, “Lớp học 8/3”, vận động nữ thanh niên tham gia các phong trào “Lao động tình nguyện”, “Thanh niên xung phong”. Ngoài ra phụ nữ còn tham gia các phong trào truy quét các tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm… Các chị đã đưa gạo đến tận tay người thiếu đói, không để xảy ra nhầm lẫn thất thoát. Phong trào “hũ gạo tình thương", "Lá lành đùm lá rách" ở các tỉnh thành từ Huế trở vào Khu 5 và đồng bằng Nam Bộ đã dành được hàng ngàn tấn gạo, hàng triệu đồng để cứu trợ cho những người thiếu thốn, già yếu... Tuy nhiên, thành tích giàu ý nghĩa nhân văn đáng biểu dương nhất của phụ nữ miền Nam trong công tác xã hội, đó là việc giải quyết các tệ nạn xã hội 16
- và thanh toán nạn mù chữ. Các cấp Hội toàn miền Nam đã phối hợp với các ngành thương binh xã hội và y tế tổ chức cải tạo, trị bệnh tại chỗ cho các nạn nhân xã hội. Nhiều tỉnh, quận huyện đã mở những lớp dài hạn, ngắn hạn tập trung từng đợt chữa bệnh và cai nghiện. Thành phố Hồ Chí Minh có Trường phục hồi nhân phẩm, trường cai nghiện, Rạch Giá có Trường hoàn lương. Các trường này đã tập trung hàng ngàn phụ nữ học tập, cải tạo lâu dài. Trong thời gian hơn một năm của thời kỳ chuyển tiếp này, đã có hàng trăm người lành bệnh và sau khi ra trường, họ đi lao động sản xuất và xây dựng gia đình, làm lại cuộc đời. Việc thanh toán nạn mù chữ được mở rộng ở khắp nơi. Các cấp Hội phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa. Các cuộc vận động "Biết chữ đền ơn Bác", "Biết chữ để đi bầu", "Lớp học 8/3" liên tục nối tiếp nhau, đã giữ vững được khí thế sôi nổi của những ngày đầu phát động xóa nạn dốt và đạt được nhiều kết quả. Cùng với phụ nữ miền Nam, ở miền Bắc Hội LHPN Việt Nam đã vận động phụ nữ tiếp tục thực hiện nghị quyết do Đại hội lần thứ IV đề ra. Hội phụ nữ các cấp vận động phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ, phát triển chăn nuôi, đồng thời vận động phụ nữ làm nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước. Hội còn thường xuyên vận động thực hành tiết kiệm, giảm bớt chi tiêu, lãng phí trong việc cưới, việc tang, giỗ tết. Hội LHPN Việt Nam tiếp tục vận động phụ nữ tham gia cuộc vận động “Phụ nữ xây dựng gia đình văn hoá mới”. Ở nhiều nơi các cấp Hội phụ nữ cùng với Hội mẹ chiến sĩ tham gia công tác chăm các gia đình thương binh liệt sĩ. Ở khu vực nông thôn, Hội tập trung vận động phụ nữ thực hiện tốt hai khâu quan trọng: cấy đúng kỹ thuật, kịp thời vụ và hết diện tích và phát triển chăn nuôi gia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ đứng ra kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Nông nghiệp, Cục trồng trọt để vận động, hướng dẫn hội viên. Về chăn nuôi, ngoài việc vận động phụ nữ tham gia chăn nuôi tập thể, TW Hội chủ trương vận động phụ nữ thường xuyên phát triển chăn nuôi gia đình, góp phần tích cực thực hiện kế hoạch Nhà nước. Hội đã tiến hành vận động phụ nữ phát triển chăn nuôi 17
- hộ gia đình, xóa bỏ trống chuồng, nuôi thêm lợn nái, thực hiện chỉ tiêu của Nhà nước và Hợp tác xã, đồng thời vận động phụ nữ làm đầy đủ nghĩa vụ bán thực phẩm cho Nhà nước. Ngoài phần động viên phong trào, Hội còn chú ý tổ chức trao đổi kinh nghiệm, bàn biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi gia đình. Thực hiện Chỉ thị 214 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội còn thường xuyên vận động thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, giảm bớt những chi tiêu lãng phí trong ma chay, cưới xin, giỗ tết. Hội còn vận động phụ nữ tiết kiệm trong cả bữa ăn hàng ngày để có thể dành thóc, gạo phòng khi khó khăn, có việc đột xuất. Hội Phụ nữ đã kết hợp vơi Ngân hàng, vận động gửi tiền tiết kiệm hàng tháng. Ngoài ra, nhân các ngày kỷ niệm của phụ nữ, hoặc nhân bán lứa lợn, lứa gà, cá hội cơ sở còn vận động chị em dành ra một số tiền để gửi tiết kiệm. Đối với phụ nữ tri thức, Hội mới chỉ tổ chức được những buổi tiếp xúc để lắng nghe những phát biểu về nguyện vọng, từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn và động viên các chị em đem hết tài năng cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. Trung ương Hội thành lập những tổ chuyên đề: tổ bảo vệ sức khỏe phụ nữ, tổ bảo vệ sức khỏe trẻ em, tổ pháp luật... và tổ chức các cuộc báo cáo chuyên đề liên quan đến phụ nữ. Hội cũng đã tập hợp ý kiến của các tổ thành từng hệ thống vấn đề liên quan đến các ngành để đề xuất biện pháp giải quyết. Đối với ngành nghề thủ công, mặc dù Hội đã cố gắng, cũng mới chỉ làm được việc động viên các chị không giấu nghề, đề nghị các hợp tác xã giúp đỡ phụ nữ đi học nghề, học văn hóa để có cơ sở tiếp thu kỹ thuật mới. Do quan niệm là phải trực tiếp làm ra sản phẩm vật chất hoặc làm việc trong khu vực Nhà nước mới được coi là người lao động chân chính nên Hội đã cố gắng vận động chị em làm nghề buôn bán nhỏ, thực chất cũng là tham gia vào khâu phân phối, lưu thông hàng hóa, chuyển sang sản xuất. Do nền kinh tế chung còn chậm phát triển, tìm được công ăn việc làm rất khó khăn nên các cấp Hội chỉ kết hợp được với Sở Lao động dành cho phụ nữ những loại việc giản đơn, thu nhập thấp như quét rác, tổ phục vụ, nhóm trẻ, khai hoang... 18
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ IV, Trung ương Hội mở cuộc vận động "Phụ nữ xây dựng gia đình văn hóa mới". Đó là một trong những nhiệm vụ lớn của Hội. Năm 1975, Ban Thường vụ TW Hội cùng với Bộ Văn hóa ra thông tư liên tịch thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung xây dựng gia đình văn hóa mới, gồm 3 tiêu chuẩn: - Xây dựng gia đình dân chủ, bình đẳng, hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ. - Hăng hái tham gia lao động và thực hành tiết kiệm. - Nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới gắn chặt với nội dung chỉ thị 214 của Ban Bí thư về việc thực hiện nếp sống mới trong các hội hè, tang lễ, cưới xin... Hỗ trợ cho cuộc vận động xây dựng gai đình văn hóa mới, vấn đề hôn nhân gia đình và sinh đẻ có kế hoạch cũng được Hội đề xuất đầu tiên và tích cực đấu tranh để thực hiện. Trong tình hình số vụ ly hôn hằng năm đều gia tăng mà người đứng đầu phần lớn là nam giới, cùng với những hiện tượng ngược đãi vợ con ngày càng nhiều... các cấp Hội đã phối hợp với cơ quan pháp luật, tham gia nhận đơn điều tra hòa giải, xét xử và kiểm tra việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình... Trong nhiều trường hợp, nhờ sự can thiệp của Hội mà kết quả xét xử được thỏa đáng hơn, quyền lợi của phụ nữ được bảo vệ. Riêng công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch, hầu như Hội phụ nữ là cơ quan chủ chốt đứng ra tuyên truyền, vận động và chủ yếu cũng mới làm được trong phụ nữ, hội viên của Hội. Sau chiến tranh, vấn đề chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội càng trở thành một vấn đề lớn, vừa mang ý nghĩa chính trị, xã hội; vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của tình cảm nhân dân. Ở nhiều nơi, các cấp Hội Phụ nữ và Hội mẹ chiến sĩ đã coi công tác chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội là công tác thường trực, lâu dài, thường xuyên. Đảng, Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh xã hội đánh giá cao sự đóng góp của HLHPN Việt Nam các cấp đối với công tác hậu phương quân đội. Nhà nước đã tặng thưởng 24 huân chương và 70 Bằng khen của Thủ tướng cho các cấp Hội có thành tích xuất sắc. 19
- Hoạt động quốc tế của Hội sau ngày hòa bình cũng được phát triển, Hội có quan hệ với trên 25 tổ chức trên thế giới và có những hoạt động hữu nghị với trên 100 nước. Trung ương Hội đã giới thiệu những hoạt động của phụ nữ Việt Nam với bạn, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn về tinh thần cũng như vật chất, để góp phần xây dựng lại đất nước. Hội đã gây được cảm tình và tín nhiệm đối với Hội bạn. Nhân năm Quốc tế phụ nữ (1975), Liên Hợp Quốc triệu tập Hội nghị thế giới về phụ nữ ở Mexicô và cũng năm 1975, Đại hội lần thứ 7 Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế họp ở Berlin, phụ nữ Việt Nam đã được đề cao. Tại Đại hội này, phụ nữ Việt Nam được vào Ban lãnh đạo Đại hội. Bà Hà Thị Quế được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Liên đoàn. Nhìn lại những chủ trương và thành tựu hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn bước chuyển (1975-1976), ngày càng khẳng định rõ vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ngày 15-1-1976, đồng chí Xuân Thủy, đồng chí Tố Hữu đã họp với đại diện các đoàn thể ở Trung ương để nhận định khái quát về phong trào của Hội phụ nữ như sau: Hội Phụ nữ có chuyển biến tốt ở nhiều nơi trong việc thực hiện chức năng, xây dựng được mối quan hệ với một số ngành trong công tác vận động phụ nữ lao động, sản xuất (nhất là trong việc cấy và chăn nuôi), xây dựng gia đình văn hoá mới, thực hiện chính sách hậu phương. Một số vấn đề do hậu quả chiến tranh để lại đối với phụ nữ ở hai miền đã được đặt ra nghiên cứu có biện pháp giải quyết. Sau khi có Nghị quyết 22 của Trung ương [tap 34.290], công tác của các đoàn thể được các cấp uỷ đảng chú trọng hơn. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề vướng mắc hoặc thiếu sót như sau: Phong trào lao động sản xuất chưa sôi nổi liên tục, những hiện tượng tiêu cực trong thái độ lao động, trong việc bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa có giảm nhưng vẫn còn phổ biến. Tình hình thanh thiếu niên chậm tiến có chuyển biến phần nào nhưng chưa cơ bản. Đời sống của công nhân, viên chức còn nhiều khó 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 175 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 199 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 149 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 197 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn