Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (Giai đoạn 1802-1884)
lượt xem 6
download
Luận văn đi vào khảo sát các nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn, một mặt để đánh giá giá trị sử liệu của từng nguồn phản ánh về cơ quan này, mặt khác để đi đến nhận thức đầy đủ hơn về Vũ khố trên cơ sở thông tin từ nguồn. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (Giai đoạn 1802-1884)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- NGUYỄN ĐÌNH SÁNG NGUỒN SỬ LIỆU VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử sử học và Sử liệu học Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- NGUYỄN ĐÌNH SÁNG NGUỒN SỬ LIỆU VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884) LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử sử học và Sử liệu học Mã số: 60 22 03 16 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Phƣơng Thảo Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Phương Thảo. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Sáng 0
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi - PGS.TS. Phan Phương Thảo. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cô đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công tác tại Khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú, anh, chị, em trong Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, đặc biệt là Bộ môn Lịch sử quân sự Cổ - Trung - Cận đại, đã giúp đỡ tôi không chỉ về mặt chuyên môn mà còn cả về vật chất và tinh thần. Tôi rất cảm ơn các bạn bè và luôn biết ơn gia đình đã tin tưởng, động viên, tạo điều kiện để tôi được theo đuổi niềm đam mê và việc học tập không ngừng của mình! Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Sáng 1
- MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................0 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................5 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................7 4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................8 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................8 6. Bố cục của luận văn .....................................................................................8 Chương 1: VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN VÀ NGUỒN SỬ LIỆU VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884) ..........................................................10 1.1. Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) ..........................................10 1.1.1. Cơ quan sản xuất và quản lý vũ khí thời Lý - Trần - Hồ - Lê ..............10 1.1.2. Từ Ngoại Đồ gia (1802-1820) đến Vũ khố (1820-1884) .....................13 1.2. Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)..............14 1.2.1. Châu bản triều Nguyễn ........................................................................14 1.2.2. Ngự chế văn ..........................................................................................17 1.2.3. Đại Nam thực lục .................................................................................19 1.2.4. Minh Mệnh chính yếu ...........................................................................22 1.2.5. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ......................................................24 1.2.6. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên ........................................26 1.2.7. Đại Nam điển lệ toát yếu ......................................................................28 1.2.8. Đại Nam nhất thống chí .......................................................................29 Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................32 Chương 2: PHÂN LOẠI SỬ LIỆU VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884) ................................................................................................................33 2.1. Sử liệu trực tiếp .......................................................................................33 2.1.1. Châu bản triều Nguyễn ........................................................................33 2.1.2. Ngự chế văn ..........................................................................................36 2.2. Sử liệu gián tiếp.......................................................................................39 2.2.1. Đại Nam thực lục .................................................................................39 2.2.2. Minh Mệnh chính yếu ...........................................................................46 2.2.3. Sách Hội điển .......................................................................................48 2.2.4. Đại Nam nhất thống chí .......................................................................54 2
- Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................58 Chương 3: VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884) QUA CÁC NGUỒN SỬ LIỆU ....................................................................................................62 3.1. Chức năng, nhiệm vụ ..............................................................................62 3.2. Vũ khố trong bộ máy nhà nước trung ương triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884 ................................................................................................................64 3.3. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................66 3.4. Cơ cấu nhân sự ........................................................................................69 3.5. Những quy định đảm bảo hoạt động của Vũ khố....................................77 3.5.1. Công đường ..........................................................................................77 3.5.2. Lương bổng ..........................................................................................78 3.5.3. Phẩm phục ............................................................................................81 3.5.4. Ấn triện .................................................................................................87 3.6. Hoạt động ................................................................................................88 3.6.1. Hoạt động sản xuất vũ khí ....................................................................88 3.6.2. Cấp phát vũ khí ....................................................................................89 3.6.3. Tích chứa vật liệu công ........................................................................91 3.6.4. Các hoạt động khác ..............................................................................92 3.7. Quá trình biến chuyển tên gọi quan lại ở Vũ khố ...................................94 Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................97 KẾT LUẬN ..............................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100 PHỤ LỤC ...............................................................................................................109 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Triều Nguyễn là triều đại phát triển đỉnh cao và cuối cùng của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong hơn 100 năm, triều Nguyễn quản lý một lãnh thổ rộng lớn chưa từng có trong lịch sử, trải dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, với sự đa dạng văn hóa, kinh tế, xã hội của nhiều tộc người, vùng miền... Tuy nhiên, triều Nguyễn cũng phải đối diện với những bài toán khó giải trong việc điều hành và quản lý đất nước. Vậy nên, nghiên cứu về triều Nguyễn đã và đang là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.2. Để duy trì nền quân chủ chuyên chế tập quyền, nhà Nguyễn đã dựa trên một nền quân sự mạnh, điều đó được thể hiện qua việc xây dựng một đội quân với trang bị vũ khí tương đối hiện đại so với đương thời. Vũ khố, với tư cách là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất các loại vũ khí bên cạnh việc coi giữ kho, đã thực hiện tương đối tốt hoạt động này. Trong thời kỳ này, Vũ khố từ một cơ quan nội thuộc Bộ Binh (thời Lê) phát triển thành một cơ quan quản lý hành chính độc lập (thời Nguyễn). Đây là một sự thể nghiệm về chính trị, ngoài ra còn là nét độc đáo trong tư duy của người đứng đầu nhà nước phong kiến đương thời. 1.3. Trong suốt quá trình tồn tại, triều Nguyễn đã đạt được những thành tựu nhất định trên lĩnh vực sử học. Triều Nguyễn đã tổ chức bộ máy ghi chép, biên soạn lịch sử một cách hoàn thiện nhất so với các triều đại trước, do vậy đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, để lại nhiều bộ sử lớn như Minh Mệnh Chính yếu, Ngự chế văn, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam nhất thống chí… Là một cơ quan hành chính cấp trung ương, Vũ khố được phản ánh qua các Chiếu, Chỉ, Dụ của các vua triều Nguyễn và những ghi chép trong các tài liệu chính thức như thực lục, hội điển, chí… của nhà Nguyễn. Đây là nguồn sử liệu cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về Vũ khố triều Nguyễn. 1.4. Hiện nay, khi nghiên cứu về triều Nguyễn, các nhà khoa học có xu hướng đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực một cách cụ thể để tạo điều kiện cho các 4
- nghiên cứu tổng thể, khái quát sau này. Để có thể thực hiện tốt việc nghiên cứu về triều Nguyễn nói riêng cũng như các vấn đề của lịch sử và thời đại nói chung, cần phải dựa vào những nguồn sử liệu chính xác. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu các nguồn sử liệu về Vũ khố, ngoài mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu về Vũ khố, còn là nguồn tư liệu nghiên cứu về triều Nguyễn. Ngoài ra, việc nghiên cứu từ góc độ sử liệu, với những hệ phương pháp và thước đo khác nhau sẽ đem đến một hiểu biết căn bản về lịch sử phát triển, vị trí, vai trò của Vũ khố - một cơ quan quản lý hành chính cấp trung ương của nhà nước phong kiến thời bấy giờ. Từ thực tế đó, nghiên cứu các nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn là một hướng tiếp cận có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc tái hiện lại một cách đầy đủ, toàn diện hơn về Vũ khố - nha môn chuyên sản xuất, bảo quản vũ khí và tích chứa nguyên liệu, vật liệu của nhà nước phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cùng với quá trình Đổi mới, sự nhìn nhận, đánh giá lại vương triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc, đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Từ những nghiên cứu chung về tổ chức bộ máy nhà nước, lịch sử kinh tế văn hóa xã hội đến các nghiên cứu cụ thể về triều Nguyễn đã liên tiếp được thực hiện nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức đầy đủ hơn và đánh giá chính xác hơn về triều đại này. Tuy nhiên các công trình cụ thể nghiên cứu về nguồn sử liệu triều Nguyễn lại không nhiều. Từ đầu những năm 1970, trong bộ sách Tìm hiểu kho sách Hán - Nôm, Nguồn tư liệu văn học sử Việt Nam (2 tập), Trần Văn Giáp đã giới thiệu, phân loại, sắp xếp một cách chi tiết về tên sách, số tập, số quyển, tiểu sử tác giả, tóm tắt nội dung và giá trị của các tác phẩm Hán Nôm trong lịch sử Việt Nam theo nội dung khoa học. Bộ sách có giá trị như một nguồn tài liệu văn học, sử học Việt Nam, đồng thời có giá trị đặc biệt về phương pháp thư mục học khoa học. Bộ sách đã cung cấp khá đầy đủ thông tin các bản in Hán văn các bộ sách lịch sử triều Nguyễn. Đề tài nghiên cứu Sử liệu học lịch sử Việt Nam (mã số B.93.05-01) công bố năm 1993, do TS. Phạm Xuân Hằng chủ trì, khái quát các loại hình sử liệu chữ viết, bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành, đặc điểm của sử liệu viết trong lịch sử 5
- Việt Nam, trước hết là những sử liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Nhà nước, xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có đề cập đến nguồn sử liệu hình thành trong hệ thống chính quyền các cấp từ năm 1858 đến 1945 - thời kỳ xuất hiện nhiều bộ sử có giá trị của vương triều Nguyễn. Bên cạnh đó, một số luận án, luận văn khoa học như Luận án Phó Tiến sĩ Ảnh - nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử (Qua tài liệu ảnh về kháng chiến chống thực dân Pháp) của Đào Xuân Chúc [12], Luận án Phó Tiến sĩ Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng (Qua hiện vật ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam) của Nguyễn Thị Huệ [32], Luận án Phó Tiến sĩ Phông lưu trữ Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội (1954-1975) - Nguồn sử liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô của Hồ Văn Quýnh [92], Luận án Tiến sĩ Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) của Vũ Thị Phụng [72] … đã trình bày chi tiết về một số loại nguồn sử liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra, việc nghiên cứu Vũ khố triều Nguyễn còn được thể hiện với tư cách là đối tượng nghiên cứu của sử học. Một số các công trình nghiên cứu, khảo cứu về bộ máy hành chính nhà nước triều Nguyễn được thực hiện như Tổ chức chính quyền dưới thời Nguyễn Sơ (1802-1847) của Nguyễn Sĩ Hải, Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802-1884) do Đỗ Bang (Chủ biên), Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (1820-1840) của Nguyễn Minh Tường, Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802-1885) của Huỳnh Công Bá (Chủ biên)… Theo các công trình nghiên cứu trên, ngoài tổ chức bộ máy 6 Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) để điều hành các hoạt động chính trong quản lý nhà nước, triều Nguyễn còn lập các nha gồm các phủ, tự, viện, giám, ty, cục - là những cơ quan chuyên trách hoạt động thuộc về hành pháp, tư pháp, giám sát ở triều đình, được gọi chung là Chư Nha, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo đó, Vũ khố là cơ quan hành chính cấp trung ương phụ trách kho tàng - quân nhu cùng với Phủ Nội vụ và Thương trường [27, tr.191], [7, tr.81], [6, 149-151], [108, tr.108]. Cùng với việc nghiên cứu các vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự của triều Nguyễn, nhiều nhà nghiên cứu đã tích cực đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể. 6
- Năm 1961, Chu Thiên với bài Vài nét về công thương nghiệp triều Nguyễn [104, tr.47-62] đã đề cập khái quát tới xưởng sản xuất của nhà Nguyễn với quy mô lớn, làm nhiệm vụ đúc súng, đóng tàu, đúc tiền… trong bối cảnh kinh tế hàng hóa, thủ công nghiệp phát triển khá mạnh từ trước thế kỷ XIX và suy yếu dần. Trong cuốn Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ dưới triều Nguyễn xuất bản năm 1998, Bùi Thị Tân - Vũ Huy Phúc đã trình bày, phân tích tình hình thủ công nghiệp và sự phát triển công nghệ dưới triều Nguyễn. Các tác giả đã đề cập sơ qua tình hình hoạt động chế tạo, sản xuất vũ khí của Vũ khố triều Nguyễn và đi đến nhận xét “trình độ kỹ thuật của nước ta thời bấy giờ còn thấp so với tiến bộ của khoa học quân sự thế giới nên súng, đạn xưởng đúc sản xuất ra nhiều nhưng hiệu quả sử dụng không lớn” [99, tr.55]. Đến năm 2001, Luận án tiến sĩ Quan xưởng ở kinh đô Huế từ năm 1802 đến 1884 của Nguyễn Văn Đăng được công bố, cũng đã đề cập đến quá trình ra đời, cơ cấu tổ chức, sự thay đổi tên gọi, tình hình hoạt động sản xuất vũ khí và các đồ vật khác của Vũ khố triều Nguyễn. Theo Nguyễn Văn Đăng, Vũ khố thường được nhà vua giao cho việc sản xuất vũ khí. Đó là chức trách sản xuất trọng yếu của nha môn ngoài việc quản lý các kho nguyên vật liệu [17, tr.90]. Như vậy, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến lịch sử Vũ khố triều Nguyễn với những mức độ khác nhau, song chưa có một công trình nào nghiên cứu về các nguồn sử liệu liên quan Vũ khố triều Nguyễn. Từ thực tế đó, luận văn đi vào khảo sát các nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn, một mặt để đánh giá giá trị sử liệu của từng nguồn phản ánh về cơ quan này, mặt khác để đi đến nhận thức đầy đủ hơn về Vũ khố trên cơ sở thông tin từ nguồn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn, bao gồm tất cả các nguồn tài liệu chữ viết phản ánh về Vũ khố triều Nguyễn, được tập hợp, phân loại, phân tích đặc điểm hình thức và nội dung, từ đó chỉ ra giá trị sử liệu của từng nguồn, từng loại nguồn trong việc phản ánh về cơ quan này. 7
- - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo cứu các nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884, bao gồm cả giai đoạn cơ quan này có tên gọi Ngoại Đồ gia (1802-1820) và giai đoạn tên gọi Vũ khố chính thức hiện hữu (1820-1884). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp mô tả lịch sử là phương pháp nghiên cứu truyền thống, hữu hiệu, được áp dụng triệt để trong việc trình bày quá trình hình thành, phát triển cũng như đặc điểm của các loại hình sử liệu. Phương pháp thống kê được áp dụng trong việc phân tích đặc điểm hình thức và nội dung của từng loại nguồn sử liệu. Phương pháp so sánh, cả so sánh đồng đại và so sánh lịch đại, có vai trò quan trọng nhằm làm nổi bật đặc trưng và giá trị của từng loại nguồn sử liệu, cũng như về đặc điểm của Vũ khố qua từng giai đoạn phát triển. Phương pháp sử liệu học là phương pháp căn bản được sử dụng để phân tích, đánh giá giá trị sử liệu của các nguồn sử liệu. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được áp dụng nhằm phác dựng lại hình ảnh cũng như quá trình vận động của Vũ khố triều Nguyễn qua tiến trình lịch sử. 5. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa và giới thiệu khái quát về đặc điểm, nội dung và giá trị các nguồn sử liệu chữ viết về Vũ khố triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884. - Phục dựng lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự và hoạt động của Vũ khố triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884, qua đó thấy được vai trò, vị trí và mối quan hệ của Vũ khố với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hệ thống hành chính triều Nguyễn. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Vũ khố triều Nguyễn và nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884). Nội dung chủ yếu của chương này giới thiệu về sự hình 8
- thành, quá trình vận động của Vũ khố triều Nguyễn và giới thiệu chung các nguồn sử liệu về Vũ khố, từ quá trình hình thành, đặc điểm đến nội dung… với các bản chữ Hán và những bản dịch tiếng Việt. - Chương 2: Phân loại sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802- 1884). Trên cơ sở phân tích về hình thức và nội dung của từng nguồn sử liệu về Vũ khố, rút ra giá trị sử liệu và đánh giá vị trí của các nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884. - Chương 3: Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) qua các nguồn sử liệu. Chương này phục dựng lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự và hoạt động của Vũ khố triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 trong hệ thống cơ quan hành chính cấp trung ương của nhà Nguyễn, nhằm đi sâu làm rõ hơn nữa giá trị sử liệu về Vũ khố của các nguồn sử liệu chữ viết. 9
- Chương 1: VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN VÀ NGUỒN SỬ LIỆU VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884) 1.1. Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) 1.1.1. Cơ quan sản xuất và quản lý vũ khí thời Lý - Trần - Hồ - Lê Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hoạt động sản xuất và quản lý vũ khí của nhà nước hầu hết được giao cho các cơ quan thuộc Bộ Binh hoặc Bộ Công (ty, cục…) quản lý, điều hành. Khảo sát một số nguồn sử liệu như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho đến các công trình nghiên cứu như Lịch sử chế độ khong kiến Việt Nam cho thấy, hoạt động sản xuất vũ khí thời Lý - Trần - Hồ được giao cho Cục Bách công [40, tr.207], [90, tr.721], [115, tr.124] - cơ quan trực thuộc Bộ Công quản lý. Sản phẩm tiêu biểu của thời kỳ này chính là Lâu thuyền và Thần cơ sang pháo do Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra1. Sang đến thời Lê, hoạt động chế tạo, sản xuất và tích chứa vũ khí cùng nguyên vật liệu được giao cho Vũ khố Thanh lại ty. Vũ khố Thanh lại ty là một trong hai cơ quan chuyên trách trực thuộc Bộ Binh, làm nhiệm vụ trông giữ các loại khí giới, cờ, trống, chiêng lệnh, áo, mũ, súng ống, thuốc đạn, lưu hoàng, chì, và tất cả đồ quân dụng chứa ở kho công [45, tr.66]. Bên cạnh việc sản xuất vũ khí, hoạt động bảo quản, sửa chữa vũ khí cũng được chính quyền triều Lê quy định rõ ràng. Từ năm 1469, Nhà nước đã có quy định: “Nếu khí giới có hao mòn, khuyết mẻ đều phải đem đến Vũ khố để tu tạo lại theo như quy thức. Không ai được tự tiện đem đến các nơi nhà công, nhà lính ở ngoài thành để sửa chữa hoặc làm mới” [90, tr.1034]. 1 Minh sử viết: “Đến đời vua Thành Tổ nhà Minh (1403-1424) đánh nước Giao Chỉ, học được phép đúc súng Thần cơ. Phép chế súng, dùng đồng đỏ, một nửa là đồng còn sống (đồng đỏ), một nửa là đồng đã nấu lẫn lộn (đồng thau). Cũng có thể dùng sắt mà đúc… Súng thần cơ có nhiều kích cỡ, lớn nhỏ không đều, lớn thì kéo bằng xe (sau gọi là pháo hay súng thần công), nhỏ thì dùng giá gỗ hay vác lên vai (sau gọi là điểu thương hay súng hỏa mai), súng lớn lợi cho việc chiếm giữ (súng cộng đồng), súng nhỏ lợi cho việc chiến đấu (súng cá nhân), tùy tiện mà dùng” [19, tr.229]. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hồ Nguyên Trừng cùng thợ quan xưởng đóng thành công hai loại thuyền lớn, kiểu mới, gọi là Trung tầu tải lương và Lâu thuyền có tải lương. Theo sử cũ mô tả lại thì thuyền có đóng đinh sắt, bên trên có đường sàn đi lại, bên dưới có hai người chèo một mái chèo, rất tiện cho việc chiến đấu [40, tr.207]. 10
- Về cơ cấu nhân sự, đứng đầu Vũ khố Thanh lại ty là 1 viên quan Lang trung trật Chánh lục phẩm, tiếp đến là 1 viên quan Viên Ngoại lang trật Tòng lục phẩm, giúp việc có các chức Câu kê, Cai bạ, Thủ bạ, Đô lại, nhưng không rõ số lượng là bao nhiêu người1. Có thể nhận thấy về mặt tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của cơ quan sản xuất vũ khí thời Lê đã chặt chẽ hơn so với giai đoạn trước, qua đó phản ánh phần nào tính tập quyền của Nhà nước và đáp ứng được các yêu cầu về quân sự của triều Lê. Thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, hoạt động của cơ quan chế tạo, sản xuất tích chứa vũ khí về cơ bản không khác thời Lê Sơ, đặt dưới sự quản chế của Binh phiên bên Phủ chúa Trịnh. Năm 1653, triều đình ban hành sắc dụ: “Tất cả những thợ của các phường cuộc đúc vũ khí của nhà nước đều phải tập trung lại, một người sẽ được chỉ định làm quản giám. Mặt khác nhà nước sẽ lựa chọn (những nơi thuận tiện) để đặt các kho vũ khí, trong đó các thợ có bằng cấp sẽ được giao làm những công việc chế tạo và sửa chữa cần thiết” [33, tr.328]. Hoạt động sản xuất, chế tạo vũ khí thời kỳ này cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Theo Marini, ở Thăng Long thế kỷ XVII đã có “nhiều xưởng binh khí chế tạo một số lượng lớn các giáo mác, gươm kiếm, có cả những súng ống, hỏa pháo, súng thần công mà họ đã biết cách đúc với một sự thành công không thể tưởng tượng nổi” [33, tr.266]. Cuối thế kỷ XVIII, Nhà nước xét định chức vụ của từng bộ, trong đó có ghi chép về chức trách, nhiệm vụ của Vũ khố Thanh lại ty thuộc Bộ Binh. Sử cũ chép: “Phàm những đồ quân dụng, có nhiều hay ít, đủ hay thiếu, để lâu hay mới có, còn bền hay đã hỏng, Vũ khố Thanh lại ty cũng phải đem ra bàn định, xem xét cho rõ ràng, rồi làm tờ khai kê xin hay nấu chế, hoặc sửa chữa để chuẩn bị trước” [11, tr.517]. Năm 1787, vua Lê Chiêu Thống dựa trên quan chế thời Hồng Đức, cho đặt lại số lượng nhân viên ở 6 Bộ và các Ty. Theo đó, cơ cấu nhân sự ở Vũ khố Thanh lại ty gồm có 1 viên quan Lang trung trật Chánh lục phẩm đứng đầu, thứ hai là 1 viên quan Viên Ngoại lang trật Tòng lục phẩm. Giúp việc có Câu kê, Cai Bạ, Thủ bạ, Đô lại, song 1 Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú chỉ cho biết số lượng thuộc lại chung của cả Vũ khố Thanh lại ty, Quân vụ Thanh lại ty và Binh bộ Tư Vụ sảnh. Theo đó, số lượng quan giúp việc của các Ty, Sảnh là 128 người. [11, tr.461]. 11
- cũng giống thời Lê Thánh Tông, số lượng nhân viên của Vũ khố Thanh Lại ty không rõ là bao nhiêu người1. Dễ nhận thấy rằng các hoạt động sản xuất, chế tạo vũ khí của Vũ khố Thanh lại ty ở Đàng Ngoài thời Lê - Trịnh là sự phát triển tiếp theo từ thời Lê Sơ tại Kinh thành Thăng Long. Ở Đàng Trong, năm 1617, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho đặt Nhà đồ, với nhiệm vụ ban đầu là thu hàng hóa phẩm, và được giao cho Ty Nội lệnh sử giữ, nhưng không thấy ghi chép về quan chế của cơ quan này. Đại Nam thực lục chép: “Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1617), đặt Nhà đồ2, thu các hàng hóa phẩm, giao cho Nội lệnh sử ty giữ [78, tr.39]. Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn ghi chép chi tiết hơn. Theo đó, quan chế của Ty Lệnh sử Đồ gia [Nhà đồ], bao gồm 3 viên Câu kê, 3 viên Cai hợp, 3 viên Thủ hợp, 24 viên Thư lại giúp việc, tổng số là 33 người. Nhiệm vụ chính của Nhà đồ là “giữ việc thu phát dây thau, khối sắt, đồ đồng, ngà voi, chiêng đồng, phát cho các cục để làm khí giới thuyền ghe, sửa sang tường thành nhà cửa và giữ các tích dầu sơn, than gỗ, vàng thếp, cùng là kho quân khí” [20, tr.184]. Năm 1787, sau khi từ Xiêm (Thái Lan) trở về, Nguyễn Ánh từng bước chiếm giữ vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay) làm chỗ đứng chân, nỗ lực củng cố quyền lực. Nhiều biện pháp trước mắt và lâu dài nhằm xây dựng một hậu phương vững chắc, trực tiếp phục vụ cho cuộc chiến tranh với nhà Tây Sơn được chính quyền Gia Định thực hiện, từ khuyến khích nông nghiệp, mở rộng thương nghiệp, cho đến củng cố pháp luật, phát triển quân đội… Năm 1790, Nguyễn Ánh cho đặt lại cơ quan Đồ gia trực tiếp quản lý 62 ty, cục ở Gia Định [78, tr.257]. Các ngành được Nguyễn Ánh quan tâm nhất là đóng thuyền, chế tạo vũ khí. Trong cuốn Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà, J. Barrow cho biết: “Một người Anh đã thấy ở Sài Gòn vào năm 1800 một hạm đội gồm 1200 chiến thuyền do Nguyễn Ánh chỉ huy” [118, tr.48]. Bên cạnh việc cử quan lại đi mua vũ khí của nước ngoài, chính quyền Gia Định đã giành độc quyền mua kim loại và lưu hoàng để sản xuất các loại vũ khí 1 Lịch triều hiến chương loại chí ghi: “Đặt thêm 4 viên Câu kê, thuộc lại rút xuống 80 người: Cai bạ 10 người, Thủ bạ 10 người, Đô lại 60 người”, (tính cả việc đặt thêm 4 viên Câu kê, tổng số là 80 người). [11, tr.416]. So sánh với thời Hồng Đức, số lượng thuộc lại giúp việc đã giảm 48 người = 37%. (Xem thêm [117, tr.59-65]). 2 Nhà đồ: Nhà chứa cất đồ đạc, phẩm vật, chữ Hán là Đồ gia. 12
- thông thường [78, tr.246]. Những thành tựu có được trong các ngành đóng thuyền, sản xuất vũ khí, đúc tiền,… đã đóng góp một phần nhất định vào thắng lợi cuối cùng của Nguyễn Ánh trước vương triều Tây Sơn. 1.1.2. Từ Ngoại Đồ gia (1802-1820) đến Vũ khố (1820-1884) Sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành quyền lực với nhà Tây Sơn (1778- 1802), Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn (1802). Trên cơ sở một đất nước thống nhất với thiết chế truyền thống của Nhà nước quân chủ Đại Việt, cùng việc “tham cứu” mô hình tổ chức nhà nước của các triều đại phong kiến Minh, Thanh (Trung Quốc), những vị vua đầu triều Nguyễn đã từng bước điều chỉnh, bổ sung, thay đổi ở các Bộ, Nha, nhằm hướng tới xây dựng một quy chế vận hành cho bộ máy quản lý hành chính từ Trung ương đến địa phương ngày càng cụ thể và chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn dân tộc. Năm Nhâm Tuất (1802), trên cơ sở Ty Lệnh sử Đồ gia, Gia Long cho lập Ngoại Đồ gia - cơ quan chế tạo, sản xuất và tích chứa vũ khí cùng nguyên vật liệu. Khi mới thành lập, Ngoại Đồ gia gồm có 7 kho: 1) Kho khí giới, 2) Kho đồng, 3) Kho tiền, 4) Kho vận lương, 5) Kho thủy, 6) Kho chiếu, 7) Kho than [67, tr.17]. Năm Canh Thìn (1820), sau khi lên ngôi vua, Minh Mệnh cho đổi Ngoại Đồ gia thành Vũ khố. Cùng với sự thay đổi tên gọi, các kho tàng ở Ngoại Đồ gia cũng được thay đổi và đặt thêm. Đứng đầu Vũ khố có Thị lang, Lang trung, Viên Ngoại lang, giúp việc trông coi và quản lý các kho có các quan lại từ Chủ sự, Tư vụ, Thư lại Chánh bát phẩm, Thư lại Chánh cửu phẩm đến Thư lại Vị nhập lưu. Từ đây, tên gọi Vũ khố được giữ nguyên, không có sự thay đổi qua mỗi thời kỳ trị vì của các vị vua khác nhau từ Thiệu Trị, Tự Đức cho đến Kiến Phúc. Sự thay đổi tên gọi ở Vũ khố nằm trong xu hướng muốn quay trở lại để tiếp nối và phát triển mô hình có từ thời Lê trước đó trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ về mặt tên gọi, còn Vũ khố vẫn là một cơ quan độc lập thuộc quản lý của Nhà nước. Như vậy, Vũ khố có sự phát triển từ ban đầu là một ty của Bộ Binh (Vũ khố Thanh lại ty thời Lê) thành một cơ quan độc lập thời chúa Nguyễn (Ty Lệnh sử Đồ gia), được kế tiếp trong thời Gia Long và các vị vua triều Nguyễn về sau. 13
- Đối chiếu với cơ quan cùng cấp của nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Minh, Thanh cho thấy tuy giống về tên gọi nhưng khác biệt về tổ chức, quản lý. Thời Minh (1368-1664), Vũ khố Thanh lại ty là một trong bốn ty trực thuộc Bộ Binh triều Minh cùng với Võ Tuyển Thanh lại ty, Chức Phương Thanh lại ty, Xa Giá Thanh lại ty. Dưới triều Thanh (1664-1911), Vũ khố Thanh lại ty là 1 trong 7 ty trực thuộc Bộ Binh (Binh Tuyển Thanh lại ty, Xa Mã Thanh lại ty, Chức Phương Thanh lại ty, cùng các Đường Chủ sự, Tư Vụ sảnh, Bút Thiếp thức) [120, tr.358- 359, 389, 404-405, 426]. 1.2. Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) 1.2.1. Châu bản triều Nguyễn Châu bản triều Nguyễn là các bản tấu sớ, sắc, dụ, chiếu, chỉ… cùng những công văn, tờ trình, sổ sách kê khai, những văn bản ngoại giao… được nhà vua phê duyệt với những dấu ấn “ngự phê”, “ngự lãm” bằng mực son đỏ và đóng ấn tín của hoàng đế. Dấu ấn “ngự phê”, “ngự lãm” gồm nhiều loại hình khác nhau từ Châu phê, Châu khuyên, Châu điểm, Châu mạt, tới Châu cải, Châu sổ1. Tất cả số Châu bản do một cơ quan giữ vai trò như Văn phòng của hoàng đế đảm nhiệm. Thời Gia Long (1802-1819), Châu bản do các cơ quan Thị thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện giữ. Năm Kỷ Sửu (1829), Nội các được thành lập với chức năng “giữ sổ sách và chầu hầu tả hữu”, do vậy số Châu bản được chuyển về đây. Trải qua các triều vua Minh Mệnh (1820-1840) đến Thiệu Trị (1841-1847) tổ chức của Nội các với các cơ quan chuyên trách và số lượng quan chức, nhân viên có nhiều thay đổi theo hướng quy định chặt chẽ nhiệm vụ văn thư và lưu trữ của triều đình. Năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị xác định Nội các “chầu hầu nơi cung cấm, phụng thừa sắc chỉ, tiếp nhận sớ tấu, tuân thừa châu phê, chức vụ rất là quan trọng” [54, tr.61]. Sau khi được chuyển tới Nội các, Châu bản được sao thêm hai bản phụ (phó bản), ghi thêm một số chữ, đề ngày tháng, đóng dấu (quan phòng)... Tiếp đó, một 1 Châu khuyên: vòng son đỏ điểm lên tên người hay sự việc mà nhà vua lựa chọn. Châu điểm: chấm son đỏ lên đầu văn bản mà nhà vua chấp thuận. Châu mạt: nét son quẹt lên tên người hay sự việc không được nhà vua chấp thuận. Châu cải, Châu sổ: nét son gạch sổ lên những chỗ biểu thị sự phủ nhận hay cần chữa lại. 14
- bản phụ được gửi cho Bộ hoặc Nha liên quan để biết hoặc thực hiện, một bản phụ đưa đến Quốc Sử quán để làm sử liệu, còn bản chính thức “Châu bản” thì do Nội các lưu giữ. Sang đến đời Bảo Đại, Châu bản quy tụ về Ngự tiền văn phòng. Năm 1942, triều đình nhà Nguyễn đã cho tổ chức một hội đồng sắp xếp lại các châu bản do Tổng lý Ngự tiền văn phòng Trần Văn Lý phụ trách. Sau gần hai năm làm việc, Hội đồng đã sơ bộ chia Châu bản ra từng loại theo thứ tự năm tháng, Bộ Nha... rồi đóng thành từng tập, mỗi tập có một tiêu đề riêng. Đặc biệt Hội đồng đã lên được một thư mục gồm 6 phần: Châu bản, Hòa uớc, Quốc thư, Các loại sách, Các quyển điện thí và Linh tinh [14, tr.XXIX]. Sang thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), một phần Châu bản và các loại thư tịch của vương triều bị thất tán. Năm 1959, kho Châu bản triều Nguyễn được chuyển từ Viện Văn hóa sang Viện Đại học Huế. Tại đây, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam do Giáo sư Trần Kinh Hòa1 làm Tổng thư ký được thành lập để kiểm tra lại kho tư liệu và tổ chức nghiên cứu, xuất bản. Theo thống kê của Ủy ban, kho Châu bản lúc đó có 611 tập và nhiều tập rời. Trước năm 1975, kho Châu bản chuyển lên Đà Lạt rồi chuyển về Sài Gòn. Sau chiến tranh kết thúc, Cục lưu trữ Nhà nước tiếp quản khối tư liệu này và do Trung tâm lưu trữ Quốc gia II tại thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Năm 1991, kho Châu bản được chuyển ra Hà Nội, do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước, nay là Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, quản lý. Vào thời điểm đó, nhiều tờ Châu bản chưa đóng thành tập, phần lớn bị mốc, kết dính. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã xây dựng một chương trình cứu vãn Châu bản nhằm cứu di sản này khỏi nguy cơ bị hủy hoại và hồi phục. Kết quả bảo quản và kiểm kê Châu bản từ 1959 đến 2012 có thể tóm lược theo bảng sau: BẢNG 1.1. THỐNG KÊ SỐ TẬP CỦA KHO CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN STT TRIỀU ĐẠI 1959 1975 1991 2003 2012 1 Gia Long (1802-1819) 5 5 5 7 7 2 Minh Mệnh (1820-1840) 83 81 81 86 86 1 Trần Kinh Hòa là người Trung Quốc. Năm 1959, Ủy Ban Nghiên cứu Học thuật Đông Á tại Đài Bắc (China Council for Eastern Asian Studies) đã tiến cử Trần Kinh Hòa tham gia chỉ đạo công việc sắp xếp, nghiên cứu, dịch Châu bản cùng Viện Đại học Huế, với cương vị Tổng thư ký Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam. 15
- 3 Thiệu Trị (1841-1847) 51 51 51 53 53 4 Tự Đức (1848-1883) 352 345 345 382 382 5 Kiến Phúc (1884) 1 1 1 1 1 6 Hàm Nghi (1884-1885) 0 0 0 1 1 7 Đồng Khánh (1886-1888) 4 4 4 26 26 8 Thành Thái (1889-1907) 74 74 74 98 98 9 Duy Tân (1907-1916) 35 35 35 51 54 10 Khải Định (1917-1925) 4 4 4 10 10 11 Bảo Đại (1926-1945) 2 2 2 20 55 Tổng cộng 611 602 602 735 773 Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I [43, tr.3-12] Qua bảng số liệu cho thấy sau một quá trình làm việc liên tục, Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước thống kê được còn 773 tập Châu bản với khoảng 85.000 văn bản1. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng hơn 3.000 tờ bị kết dính chưa thể xử lý. Năm 1959, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Viện Đại học Huế đã xuất bản được hai tập Mục lục Châu bản triều Nguyễn: 1) Mục lục Châu bản triều Nguyễn, tập I, triều Gia Long, xuất bản năm 1960, giới thiệu 4 tập với 723 phiếu tức đơn vị văn bản Châu bản thời Gia Long, còn tập 5 phần “Ngự dược nhật ký” chưa được công bố. 2) Mục lục Châu bản triều Nguyễn, tập II, triều Minh Mệnh, được xuất bản năm 1962, giới thiệu 971 phiếu tức đơn vị Châu bản trong 5 năm đầu triều vua Minh Mệnh, từ năm Minh Mệnh 1 (1820) đến năm Minh Mệnh 5 (1824). Năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập một nhóm biên soạn gồm Vũ Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ Quang Phát, tiến hành tuyển chọn và lược thuật nội dung một của hơn 1.000 phiếu tức đơn vị châu bản triều Tự Đức được dịch, sắp xếp và in thành 1 tập với nhan đề Châu bản triều Tự Đức (1848-1883). Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã hoàn thành việc lập phiếu tóm tắt và trích yếu nội dung từng tờ Châu bản và đóng thành 13 tập. Kế hoạch công bố dần các tập Mục lục châu bản triều Nguyễn 1 Theo ước tính của Giáo sư Trần Kinh Hòa, số Châu bản trải dài suốt gần một thế kỷ rưỡi trị vì của triều Nguyễn, qua 11 đời vua Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại còn đến nay chiếm khoảng chưa đến 1/5 khối lượng Châu bản triều Nguyễn. [14, tr.XII]. 16
- đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tiến hành. Năm 2010, trên cơ sở Mục lục Châu bản triều Nguyễn Tập I và II đã được xuất bản năm 1960, 1962 tại Huế, bổ sung thêm những Châu bản của triều vua Gia Long và Minh Mệnh từ năm I đến năm V (1820-1824) chưa đưa được công bố, Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước cùng Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho xuất bản Mục lục Châu bản triều Nguyễn tập I với 2279 phiếu tức văn bản Châu bản [14, tr.VII-X]. Trước đó, năm 1998, Mục lục Châu bản triều Nguyễn, Tập II được xuất bản tại Hà Nội gồm các Châu bản tiếp theo của triểu vua Minh Mệnh năm 6 (1825) và năm 7 (1826), từ tập 11 đến tập 20 [13, tr.VII] gồm 1.609 đơn vị văn bản. Là nguồn sử liệu trực tiếp quan trọng nhất để nghiên cứu về triều Nguyễn, hầu hết các vấn đề quan lại, lương bổng, nhiệm vụ, bổ dụng, cấp phát lương thực, vũ khí… của Vũ khố triều Nguyễn đã được nêu/trình bày qua các Chiếu, Chỉ, Dụ. Trước hết là một số Chỉ, Dụ của vua Minh Mệnh về việc đề bạt, thay đổi vị trí nhân sự quan lại Vũ khố qua các chỉ dụ vào năm Canh Thìn (1820), Quý Mùi (1823), Giáp Thân (1824). Ngoài ra, một số Chỉ, Dụ trình bày về việc cung cấp vũ khí, đạn dược ở Vũ khố cho các tỉnh thành trong cả nước dưới thời Minh Mệnh, Tự Đức. Bên cạnh đó, còn có những Chỉ, Dụ trực tiếp của vua Tự Đức phản ánh về các vấn đề như chế tạo vũ khí, thuốc súng ở Vũ khố vào các năm Đinh Tỵ (1857), Mậu Ngọ (1858), Mậu Thìn (1868) nhằm phục vụ cho các hoạt động quân sự. Không chỉ dừng lại ở đó, vua Tự Đức còn ban những Chỉ, Dụ thưởng cho quan lại và thợ chế tạo vũ khí, đạn dược theo kiểu phương Tây vào các năm Mậu Ngọ (1858), Kỷ Mùi (1859). 1.2.2. Ngự chế văn Theo Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, Ngự chế là văn của vua làm ra [30, tr.399]. Còn Hán - Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, Ngự chế có hai nghĩa, thứ nhất, Ngự chế là của vua làm ra, thứ hai là thi văn của vua làm ra [3, tr.522]. Như vậy, có thể hiểu Ngự chế văn là tập hợp các đạo dụ do vua Minh Mệnh ban ra từ năm đầu mới lên ngôi (1820) đến năm ông qua đời (1840). 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 178 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
216 p | 165 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 200 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 176 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn