intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

99
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm tìm hiểu sự chuyển biến trong tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Yên Phong trong quá trình đô thị hoá từ năm 1986 đến năm 2018. Cụ thể, tập trung nghiên cứu trong các lĩnh vực như: sự thay đổi cảnh quan cơ sở hạ tầng, sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự biến đổi về mặt xã hội, số lao động, giáo dục, y tế và văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MẪN THỊ PHƯƠNG NAM QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MẪN THỊ PHƯƠNG NAM QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2018 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Thị Hải Yến THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Quá trình đô thị hóa của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2018” là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả, các số liệu thu thập và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Mẫn Thị Phương Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn cô Nghiêm Thị Hải Yến đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn. Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả xin cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam - Khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến UBND huyện Yên Phong, cùng các ban, ngành đoàn thể trong huyện đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, xin được cảm ơn gia đình, bạn bè những người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ tác giả trong học tập và cuộc sống. Đây là nguồn lực động viên tinh thần rất lớn để tác giả hoàn thành luận văn của mình. Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người. Do năng lực và thời gian hạn chế nên nội dung nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình, bổ sung của quý thầy cô và các bạn học viên để luận văn được hoàn hiện hơn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Mẫn Thị Phương Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................ vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 1 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .......................................... 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 6 5. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................... 7 6. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 7 Chương 1:LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA. SỰ HÌNH THÀNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1986 .............................................................................................................................. 8 1.1. Một số vấn đề lý luận về đô thị và đô thị hóa ........................................................ 8 1.1.1. Đô thị và phân loại đô thị ................................................................................... 8 1.1.2. Đô thị hóa.......................................................................................................... 15 1.2. Lịch sử hình thành huyện Yên Phong.................................................................. 19 1.3. Quá trình đô thị hóa của huyện Yên Phong trước năm 1986 .............................. 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 29 Chương 2:HUYỆN YÊN PHONG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2007 ................... 30 2.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................................... 30 2.2. Những biến đổi về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng ............................................... 31 2.2.1. Biến đổi về kinh tế ............................................................................................ 31 2.2.2. Biến đổi về cơ sở hạ tầng .................................................................................. 39 2.2.3. Biến đổi về xã hội ............................................................................................. 44 2.3. Những thay đổi về cảnh quan môi trường ........................................................... 49 2.3.1. Cảnh quan ......................................................................................................... 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.3.2. Môi trường ........................................................................................................ 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 54 Chương 3:HUYỆN YÊN PHONG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2018 ................... 55 3.1. Những biến đổi về kinh tế cơ sở hạ tầng ............................................................. 55 3.1.1. Biến đổi về kinh tế ............................................................................................ 55 3.1.2. Biến đổi về cơ sở hạ tầng .................................................................................. 63 3.2. Biến đổi về văn hóa xã hội .................................................................................. 68 3.2.1. Về văn hóa ........................................................................................................ 68 3.2.2. Về xã hội ........................................................................................................... 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 85 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 90 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CCN Cụm công nghiệp CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ĐTH Đô thị hoá HĐND - UBND Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân KCN Khu công nghiệp NĐ - CP Nghị định Chính phủ NQ - CP Nghị quyết Chính phủ NXB Nhà xuất bản THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 1.1. Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam Quyết định số 132/HĐBT .........10 Bảng 1.2. Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam Nghị định số 72/2001/NĐ - CP ........11 Bảng 1.3. Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam Nghị định số 42/2009/NĐ - CP .......12 Bảng 1.4. Tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vai trò đô thị(tối thiểu đạt 3,75 điểm,tối đa đạt 5,0 điểm) ..........................................................................................14 Bảng 2.1. Diện tích, năng xuất, tổng sản lượng lúa cả năm của huyện Yên Phong từ năm 1997 - 2006 ....................................................................................34 Bảng 2.2. Số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm từ năm 1997 - 2006 ...................................35 Bảng 3.1. Số lượng, sản lượng thịt đàn trâu, bò, lợn, gia cầm huyện Yên Phong giai đoạn 2007 - 20018 ...............................................................................58 Bảng 3.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế giai đoạntừ 2015 - 2018 .................................................................................................60 Bảng 3.3. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành so sánh năm 2010) giai đoạn từ 2010 - 2018 .............................62 Bảng 3.4. Số trường, số lớp, giáo viên và học sinh trường mầm non đầu năm học trên địa bàn huyện Yên Phong năm từ 2007 - 2018 ...................................78 Bảng 3.5. Số trường, số lớp, giáo viên và học sinh đầu năm học trên địa bàn huyện Yên Phong từ năm 2007 - 2018 .................................................................79 Biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Yên Phong năm 2006 ...............................32 Biểu đồ 3.1. Quy mô dân số huyện Yên Phong giai đoạn 2007 - 2018.......................75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển. Sự thúc đẩy của xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam tiến hành công cuộc CNH - HĐH. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, quá trình thực hiện CNH - HĐH đã thúc đẩy quá trình ĐTH ở Việt Nam. Đặc biệt, sau năm 1986, quá trình ĐTH diễn ra nhanh chóng, được xem là một quy luật, con đường tất yếu, là tiêu chí để đánh giá được sự phát triển của Việt Nam, trong đó phải phát triển hài hoà giữa khu vực đô thị và nông thôn. Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh giàu truyền thống lịch sử và cũng là tỉnh mũi nhọn trong sự phát triển của đất nước. Bắc Ninh với những thế mạnh nổi trội về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội, cơ sở hạ tầng… là điều kiện thuận lợi cho quá trình ĐTH. Tính đến nay, về cơ bản tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành việc nâng cấp, chỉnh trang lại các thị xã, huyện... hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện. Trong các thị xã, huyện của tỉnh Bắc Ninh, Yên Phong là huyện có khả năng đáp ứng những đòi hỏi yêu cầu đặt ra của thời đại mới. Đây là vùng đất có nguồn lịch sử văn hóa lâu đời cũng như nhiều điều kiện tài nguyên thiên nhiên phong phú. Chính vì vậy, cùng với những chủ trương đổi mới, khuyến khích đầu tư của Đảng và nhà nước, huyện Yên Phong đã đẩy mạnh cải cách, thực hiện cơ sở quản lý mới kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đảm bảo môi trường mới cho quá trình ĐTH của mình. Là người dân của huyện Yên Phong, tác giả nhận thấy việc tìm hiểu về lịch sử phát triển của vùng đất này trong quá trình hình thành và phát triển sau đổi mới đến nay, đặc biệt về quá trình ĐTHđã góp phần hiểu biết thêm về lịch sử quê hương mình. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu: “Quá trình đô thị hóa của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2018” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nước ngoài Tìm hiểu về vấn đề ĐTH tác giả đã biết đến các công trình nghiên cứu sau: Ở Liên Xô cũ tiêu biểu như: “Quần cư trong các đầu mối công nghiệp” và “Quy hoạch các thành phố và các vùng” năm 1964 của V.G. Davidoicts(1960) ngoài ra còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. có của B.X.Khorev, Yu.L.Pivovarov,... Tuy cuốn sách chưa đi đến nghiên cứu quá trình phát triển lâu dài của đô thị sau này nhưng cũng đã phân tích được những khía cạnh kinh tế, lịch sử của các thành phố và nghiên cứu cấu trúc lãnh thổ nội tại của thành phố. Ở các nước phương Tây khác, có các công trình nghiên cứu về đô thị như: “Quy hoạch đô thị” (1993) của Piere Mercin, “Cuộc sống thành thị bài đọc trong nhân chủng học đô thị” (1996) của Third Edition. Về ĐTH với lý thuyết “vị trí trung tâm” của Walter Chiristaller và Lioso đã ảnh hưởng rất lớn tới các phân tích không gian trong địa lý thành phố cũng như trong lĩnh vực xã hội học đô thị. Trước những xu hướng biến đổi những giai đoạn lịch sử khác nhau, ngày càng nhiều những nghiên cứu đề cập đến vấn đề đô thị và đô thị hoá như: “Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa: Quản trị nhà nước, thành tích hoạt động và tính bền vững”(2006) của Frannie A. Léautier. Cuốn sách đã trình bày những vấn đề liên quan đến việc bảo đảm cho các thành phố, đô thị phát triển trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Vai trò, sự tác động của chính sách đối với quản lí có hiệu quả, các thành phố, đô thị và mối liên hệ giữa toàn cầu hoá, ĐTH, quản lí nhà nước; phương hướng giải quyết để đảm bảo đô thị phát triển bền vững. Hay những tác phẩm của Brian, David Drakakis - Smith, Berry, Michale Pacione… Những công trình nghiên cứu trên trở thành nguồn tư liệu quan trọng để thực hiện, nghiên cứu quá trình ĐTH ở Việt Nam nói chung và cũng là cơ sở tác giảnghiên cứu, hoàn thành đề tài của mình. 2.2. Việt Nam Ở Việt Nam nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu đến quá trình ĐTH. Có thể kể đến các công trình: Viện sử học năm 1989 đã có xuất bản cuốn sách “Đô thị cổ Việt Nam”. Nội dung công trình đã cho biết các đô thị Việt Nam được hình thành từ rất sớm. Thực tế đã có 13 đô thị cổ xuất hiện trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ XIX. Một trong những đô thị còn tồn tại và phát triển đến nay đó là Thăng Long - Hà Nội. Đây là trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội quan trọng của đất nước. Năm 1995, cuốn sách “Đô thị Việt Nam” gồm 2 tập của tác giả Đàm Trung Phường đã phản ánh thực trạng phát triển của mạng lưới đô thị tại Việt Nam. Nội dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. cuốn sách, đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của đô thị Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của cuốn sách chỉ là khái quát những vấn đề chung của đô thị chưa thực sự chuyên sâu nghiên cứu về một đô thị cụ thể ở Việt Nam. Năm 1996, trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tiến hành tìm hiểu về ĐTH và kết quả là sự ra đời của cuốn sách “Đô thị hóa Việt Nam và Đông Nam Á” do nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1996. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến xu thế ĐTH tại Đông Nam Á và một số thành phố ở Việt Nam, nhu cầu quản lý đô thị, vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như kinh nghiệm trong việc phát triển các đô thị của các nước Đông Nam Á Năm 1997, Nguyễn Thế Bá có chuyên khảo “Những vấn đề lý thuyết đô thị và quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam”. Năm 1998, tác giả Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử đã viết cuốn “Đô thị hoá và chính sách phát triển đô thị hoá trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”. Tác giả đã phân tích thực trạng và phát hiện những vấn đề nảy sinh của đô thị Việt Nam. Đồng thời, cũng làm rõ tác động của các chính sách đến sự phát triển của đô thị nước ta bên cạnh những lý thuyết chung về đô thị Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ năm 2002 cũng đã xuất bản cuốn “Dân tộc - đô thị và đô thị hóa” của Mặc Đường. Nội dung trong cuốn sách đã đề cập đến vấn đề Việt Nam và vấn đề ĐTH trong lịch sử bài “Lịch sử phát triển của xã hội dân tộc học - đô thị khái luận”. “Đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và phương hướng biến đổi”là công trình của tác giả Nguyễn Quang Ngọc. Nội dung cuốn sách đã phản ánh thực trạng và định hướng phát triển đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện đại. Năm 2006, cuốn sách “Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ” của tác giả Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thị Thúy đã nghiên cứu về đô thị Việt Nam. Nguồn ngân sách chi cho công trình nghiên cứu dưới sự tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Pháp. Giáo trình “Xã hội học đô thị” của thầy giáo Trịnh Duy Luân Công tìm hiểu về thách thức của quá trình ĐTH ở Việt Nam. Đó là sự chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, sự di dân từ nông thôn ra đô thị; vấn đề quản lý đô thị… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. Năm 2008, tác giả Lê Thanh Sang xuất bản công trình “Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới năm 1979 - 1989 và 1989- 1999”. Tác giả công trình đã tiếp cận tổng quan về lý thuyết ĐTH; ĐTH Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; Làm rõ quá trình biến đổi của các đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới năm 1986. “Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới năm2011, đã đề cập đến các danh mục đầu tư đô thị cũng như mở rộng đô thị và phát triển không gian tại các đô thị Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu này mới chủ yếu tập trung vào 3 đô thị lớn là thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Bộ Kế hoạch và đầu tư Tổng cục thống kê năm 2011 có ấn phẩm chuyên khảo “Di cư và đô thị hoá ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt”. Chuyên khảo đã nghiên cứu xu hướng tăng của quá trình di cư về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ ở Việt Nam; Sự đóng góp mạnh mẽ của di cư vào khu vực thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn. Cuốn sách cũng nêu tình trạng ĐTH quá tải, dẫn đến tình trạng một bộ phận dân cư thành thị không có điều kiện tiếp cận với các tiện nghi cơ bản. Chuyên khảo cũng đã đưa ra những gợi ý cho các chính sách ĐTH hiện nay để đảm bảo di cư và ĐTH. “Những mặt tồn tại quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Văn Tài, đã nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường, văn hóa, chênh lệch giàu nghèo, gia tăng dân số… những vấn đề bức xúc trong quá trình ĐTH của thành phố Hồ Chí Minh đã và đang gặp phải. Có khá nhiều bài viết đăng trên báo, tạp chí của Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN), tỉnh Bắc Ninh,… đề cập đến lĩnh vực cơ cấu kinh tế, phát triển thương mại, du lịch và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã, huyện Yên Phong nói riêng. Trong đó, có một số công trình đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và Đảng bộ huyện Yên Phong về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng CNH - HĐH thúc đẩy quá trình ĐTH ở Yên Phong từ huyện hướng đến thị xã. Những công trình đã xuất bản, đề cập trên là tư liệu quý cho tác giả tập trung vào nghiên cứu quá trình ĐTH của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2018. 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. Đề tài nghiên cứu về quá trình ĐTH của huyện Yên Phong từ năm 1986 đến năm 2018. 3.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm tìm hiểu sự chuyển biến trong tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Yên Phong trong quá trình ĐTH từ năm 1986 đến năm 2018. Cụ thể, tập trung nghiên cứu trong các lĩnh vực như: sự thay đổi cảnh quan cơ sở hạ tầng, sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự biến đổi về mặt xã hội, số lao động, giáo dục, y tế và văn hóa. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung làm sáng rõ các nội dung sau: Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị và ĐTH để làm cơ sở, sản phẩm cho quá trình ĐTH của huyện Yên Phong. Hai là, xác định các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình ĐTH của huyện Yên Phong từ năm 1986 đến năm 2018. Ba là, phân tích sự biến đổi của huyện Yên Phong về cơ sở vật chất hạ tầng, về kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan môi trường… trong quá trình ĐTH từ đổi mới năm 2018. Bốn là, nhận rõ những mặt trái của quá trình ĐTH và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm tham mưu cho huyện Yên Phong hoàn thành mục tiêu lên đô thị loại IV trở thành thị xã Yên Phong. 3.4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Khi nghiên cứu phạm vi lãnh thổ của huyện Yên Phong hiện nay so với trước năm 1986 thì huyện có sự thay đổi khá nhiều. Năm 1962, Quốc hội khoá II ra Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Từ đây huyên Yên Phong thuộc đơn vị hành chính của tỉnh Hà Bắc và trong thời gian này cũng diễn ra quá trình hợp nhất hoặc tách các xã trong huyện làm thay đổi địa giới hành chính của huyện khá nhiều. Năm 1996, tại kì họp thứ 10 của Quốc hội khoá IX ra quyết định phê chuẩn tái lập 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đến thời điểm năm 1997, huyện Yên Phong là đơn vị hành chính trực thuộc của tỉnh Bắc Ninh mà không phải là tỉnh Hà Bắc. Năm 2007, theo Nghị định số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 60/2007/NĐ-CP của Chính Phủ, huyện Yên Phong một lần nữa có sự điều chỉnh về địa giới hành chính theo đó có 1 thị trấn và 13 xã (gồm: Thị trấn Chờ, Xã Tam Giang, Hòa Tiến, Yên Phụ, Trung Nghĩa, Đông Thọ, Văn Môn, Đông Tiến, Yên Trung, Dũng Liệt, Tam Đa, Đông Phong, Long Châu, Thụy Hòa) từ đây hành chính không có sự thay đổi. - Về thời gian: 1986 - 2018. Thời gian nghiên cứu từ năm 1986 là thời gian mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta. Huyện Yên Phong cũng nằm trong công cuộc đổi mới này nên cũng có sự thay đổi đáng kể trên nhiều mặt. Việc nghiên cứu giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2018, trước hết để nhìn lại chặng đường phát triển huyện Yên Phong. Cụ thể hơn, dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, thời gian từ năm 1986 đến 2018 tại huyện Yên Phong làm sáng tỏ những nhân tố khách quan và chủ quan tác động làm thay đổi cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở y tế giáo dục… đây là những biểu hiện và đặc điểm của quá trình ĐTH của huyện. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Tư liệu thành văn: Quy hoạch xây dựng phát triển đô thịcủa Nguyễn Thế Bá; Di cư và đô thị hoá ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt của Bộ Kế hoạch và đầu tư Tổng cục thống kê, Lịch sử đô thị của Đặng Thái Hoàng, Đô thị Việt Nam tập 1, 2 của Đàm Trung Phường,… Tư liệu lưu trữ: Đại Nam nhất thống chí tập IVcủa Quốc sử quán triều Nguyễn, các số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Bắc Ninh,… Tư liệu điền dã: khảo sát, điều tra… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp cơ bản nghiên cứu là phương pháp lịch sử để phục dựng lại quá trình ĐTH ở huyện Yên Phong. Tập trung xem xét diễn biến của các các hiện tượng ĐTH trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2018. Từ đó, tác giả chỉ ra những nhân tố chủ quan và khách quan chi phối đến quá trình ĐTH. Rút ra đặc điểm của ĐTH ở Yên Phong, Bắc Ninh và những bài học kinh nghiệm cho Yên Phong ở hiện tại và tương lai. ĐTH là một quá trình diễn ra phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực nên trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp liên ngành giữa sử học, xã hội học, văn hóa học, kinh tế học.... để thu thập thông tin thống kê, tập hợp số liệu. Qua đó, để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. có những nhận định so sánh sự phát triển, chuyển biến của quá trình ĐTH ở từng thời kỳ lịch sử ở huyện Yên Phong. Sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu trên tác giả đã có cách tiếp cận từ nhiều chiều, đa dạng phù hợp với tính chất của vấn đề ĐTH. 5. Những đóng góp của đề tài Qua quá trình nghiên cứu này, tác giả đã tập hợp xử lý hệ thống hóa các tư liệu nhất là những chỉ số phát triển đô thị ở toàn huyện Yên Phong nói chung trong những năm qua thành nguồn tài liệu đáng tin cậy để nghiên cứu sự phát triển lịch sử của huyện Yên Phong và cũng là tài liệu hữu ích đối với công việc nghiên cứu giảng dạy trong vấn đề về này. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn có ba chương nội dung chính: Chương 1: Lý luận về đô thị hóa. Sự hình thành kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trước năm 1986. Chương 2: Huyện Yên Phòng từ năm 1986 đến năm 2007. Chương 3: Huyện Yên Phong từ năm 2007 đến năm 2018. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. Chương 1 LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA. SỰ HÌNH THÀNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN PHONG,TỈNH BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Một số vấn đề lý luận về đô thị và đô thị hóa 1.1.1. Đô thị và phân loại đô thị Quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp trên đất nước Việt Nam. Để hiểu rõ khái niệm về “ĐTH” trước hết phải bàn về khái niệm “đô thị”. Đô thị bắt nguồn từ thuật ngữ Latinh “Urbs”, tiếng Anh “Urbniration” hay tiếng Pháp là“Urbanisation”, đều mang nghĩa gốc là “đô thị”. Đô thị là một hình tổ chức xã hội, là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội loài người con người. Trong lịch sử nhân loại, thời kỳ Công xã nguyên thủy vẫn chưa hình thành các thành thị hay đô thị. Sự tan rã của chế độ Công xã nguyên thủy chuyển sang chế độ xã hội văn minh, con người định cư thành những làng mạc theo đó có chút xã hội làng mạc được hình thành. Chính sự thay đổi của bộ phận dân cư trong các đơn vị hành chính của mỗi khu vực đã dần hình thành thành các khu giao lưu buôn bán từ đó cấu trúc xã hội đô thị cũng hình thành. Ở các nước phương Tây, nguồn gốc của quá trình ra đời đô thị ở nơi đây bắt nguồn từ yếu tố kinh tế - kinh tế công thương. Cụ thể, trong quá trình những người dân chuyên làm nghề thủ công, nghề buôn bán trong các thị đã liên kết với nhau hình thành các bang và từ đó bang trung tâm trở thành đô thị. Ở các nước Phương Đông, đô thị ra đời từ các trung tâm chính trị của nhà nước, từ các tổ chức hành chính để quản lý xã hội. Những điều kiện mà nhà nước tạo ra thì dân cư mới có điều kiện để phát triển nghề thủ công và buôn bán phục vụ cho bộ máy hành chính quản lý của khu vực đô thị. Các quốc gia trên thế giới có tiêu chí và phương pháp khác nhau để định nghĩa “đô thị”: “105 quốc gia thu thập dữ liệu dựa trên các tiêu chí hành chính, thủ đô hoặc thị xã, các đô thị tự trị hoặc thuộc phạm vi quản lý của địa phương khác; 83 quốc gia chỉ sử dụng tiêu chí hành chính để phân biệt đô thị và nông thôn. 100 quốc gia định nghĩa thành phố dựa trên số dân hoặc mật độ dân số, với mức độ tập trung tối thiểu từ 200 đến 50.000 người; 57 quốc gia sử dụng tiêu chí này là tiêu chí duy nhất. 25 quốc gia xác định đô thị chủ yếu dựa vào đặc điểm kinh tế, mặc dù không loại trừ các tiêu chí khác như tỷ lệ lực lượng lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. quốc gia tính đến sự sẵn có của cơ sở hạ tầng đô thị trong định nghĩa của họ, bao gồm cả sự hiện diện của các con đường nhựa, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước hoặc điện.”[8, tr. 6]. Tổ chức Liên Hợp Quốc không sử dụng khái niệm đô thị mà thay vào đó là định nghĩa: “Vùng đô thị” là một khu vực xây dựng kín hoặc một khu vực đông dân cư bao gồm khu trung tâm thành phố, khu ngoại thành và các khu định cư lao động” [8, tr. 6]. Theo đó, vùng đô thị có thể rộng hơn hoặc nhỏ hơn một khu vực thành thị. Mà trong thành thị bao gồm toàn bộ khu vực đô thị và khu định cư lao động chính của thành phố. Tuy nhiên, sự khác nhau trong phát triển đô thị của các quốc gia trên toàn thế giới là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, Việt Nam cũng có nhiều khái niệm, định nghĩa riêng của mình về đô thị: Theo Giáo sư Cao Xuân Phổ: “Trong tiếng Việt, có nhiều từ để chỉ khái niệm đô thị: đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã,… Các từ đó đều có hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng hành chính lấn át chức năng kinh tế; bộ phận đảm nhận cai quản đô thị là do nhà nước bổ nhiệm. Đô thị Việt Nam khác với đô thị ở phương Tây là ở chỗ đó. Đô thị phương Tây ít có tính chính trị hơn và thiên về chức năng kinh tế” [29, tr. 103]. Giáo sư Nguyễn Thế Bá lại cho rằng: “Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện” [1, tr. 5]. Như vậy có thể thấy, các định nghĩa khác nhau khiến cho việc so sánh mức độ ĐTH ở tỉnh, khu vực không dễ dàng. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu yếu tố “đô”, “thành” còn có những yếu tố như: mức độ của cơ sở hạ tầng, đường xá, đèn đường, cung cấp nước, giáo dục, văn hóa, y tế…cũng đóng vai trò chi phối đến đặc điểm của đô thị Việt Nam thời hiện đại. Chính phủ có những Quyết định, Nghị định tiến hành định kì phân loại đô thị theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Quá trình này xảy ra trong tình hình chung khi khu vực nông thôn bắt đầu có những đặc điểm của khu vực thành thị do sự thay đổi về các hoạt động kinh tế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) của dân cư, sự thay đổi cơ sở hạ tầng, gia tăng xây dựng các dịch vụ - thương mại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. Theo Quyết định số 132/HĐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về phân loại đô thị và phân cấp quản lí đô thịđã đưa ra các yếu tố cơ bản: vai trò chức năng, quy mô dân số và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị. Trong đó, việc xác định quy mô dân số và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chỉ được tiến hành trong phạm vi nội thị. Đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản: “1- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định. 2- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn). 3- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tư 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển. 4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. 5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng” [34]. Đô thị được chia làm 5 loại: đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. Bảng 1.1. Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam Quyết định số 132/HĐBT Lao động Mật độ dân Loại Vai trò Quy mô Dân phi nông cư bình đô trung tâm Cơ sở hạ tầng số (người) nghiệp quân thị chủ yếu (%) (người/km2) > 1.000.000 > 90 Được xây dựng đồng > 15.000 I Quốc gia bộ. Từ 350.000 90 Được xây dựng > 12.000 II Tỉnh, liêntỉnh đến nhiều mặt tiến tới 80 Được xây dựng từng > 10.000 III Liên tỉnh đến 70 Đã và đang đầu tư > 8.000 < 10 vạn (vùng từng phần. IV Tỉnh núi có thể thấp hơn). Từ 4.000 đến > 60 Bước đầu xây dựng > 6.000 V Huyện
  19. núi có thể thấp thể thấp hơn). hơn). Nguồn: tác giả tổng hợp từ [34] Sự phát triển trong tình hình chung của đất nước, các đô thị ngày càng tăng lên nhanh chóng về cả chất lượng cũng như số lượng nên những Quyết định số 132/HĐBT năm 1990 lúc này không còn phù hợp nữa. Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP về Phân loại đô thị phê duyệt ngày 5/10/2001, đã hoàn thiện hơn quy định pháp lí về đô thị Việt Nam: “Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập”[24]. Để phân loại được đô thị, Chính phủ cũng đưa ra nhiều quy định, cụ thể dựa trên các yếu tố cơ bản sau: Bảng 1.2. Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam Nghị định số 72/2001/NĐ - CP Lao động Vai trò Quy mô Mật độ dân Loại phi nông trung tâm Cơ sở hạ tầng Dân số cư bình quân đô thị nghiệp chủ yếu (người) (người/km2) (%) Đặc Thủ đô và Cơ bản đồng bộ và > 90 >1.500.000 > 15.000 biệt liên tỉnh hoàn chỉnh Nhiều mặt đồng bộ I Liên tỉnh > 85 > 500.000 >12.000 và hoàn chỉnh Tiến tới tương đối Tỉnh, II > 80 đồng bộ và hoàn > 250.000 > 10.000 liên tỉnh chỉnh Xây dựng từng mặt III Tỉnh > 75 đồng bộ và hoàn > 100.000 >8.000 chỉnh Đô thị Đã hoặc đang xây loại Huyện > 70 dựng từng mặt đồng > 50.000 > 6.000 IV bộ và hoàn chỉnh Đã và đang xây dựng Đô thị Huyện > 65 nhưng chưa đồng bộ > 4.000 >2.000 loại V và hoàn chỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. Nguồn: tác giả tổng hợp từ [24] Năm 2009, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định số42/2009/NĐ - CP ngày 7/5/2009 về việc phân loại đô thị và đưa ra chương trình phát triển đô thị. Theo Nghị định mới này, đô thị ở Việt Nam có đặc điểm: “Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chuẩn của đô thị theo quy định của pháp luật” [26].Cũng như Nghị định trước, để phù hợp với tình hình mới thì cũng có sự điều chỉnh trong nội dung, quy định về phân loại đô thị những về cơ bản vẫn dựa trên sự phát triển của Nghị định 72/2001/NĐ-CP, cụ thể. Bảng 1.3. Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam Nghị định số 42/2009/NĐ - CP Vai trò Mật độ dân Lao động Loại đô trung Quy mô dân cư bình phi nông Cơ sở hạ tầng thị tâm chủ số (người) quân nghiệp yếu (người/km2) (%) Đồng bộ, hoàn Đặc biệt Quốc gia > 5.000.000 > 15.000 >90 chỉnh Quốc gia Đồng bộ, cơ bản I và liên > 1.000.000 > 12.000 > 85 hoàn chỉnh tỉnh Đồng bộ, tiến tới II Liên tỉnh > 800.000 > 10.000 > 70 cơ bản hoàn chỉnh Từng mặt được đầu tư xây dựng đồng Tỉnh, III > 150.000 > 6.000 > 65 bộ liên tỉnh và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh Đã hoặc đang xây IV Tỉnh > 50.000 > 4.000 > 50 dựng tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0