Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ (1995 – 2010)
lượt xem 10
download
Mời các bạn nắm bắt những nội dung về tiềm năng của thành phố Cần Thơ trong việc xây dựng, phát triền các khu công nghiệp; sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Cần Thơ (1995 – 2010) thông qua luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ (1995 – 2010) sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ (1995 – 2010)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Phương QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( 1995 – 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Phương QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ (1995 – 2010) Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam Mã số : 66 22 02 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Phương 1
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, xin cảm ơn TS. Lê Văn Đạt đã hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho học viên trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Sư Phạm Lịch Sử đã đào tạo học viên trong suốt khóa học ( 2010 – 2013). Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ; quý Sở, Ban, Ngành đã dành thời gian cung cấp thông tin trong quá trình thu thập dữ liệu thực hiện nghiên cứu. 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 5 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài ..................................................8 3. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11 5. Những đóng góp của đề tài ..........................................................................................11 6. Bố cục của đề tài ...........................................................................................................12 CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP................................... 13 1.1. Một số vấn đề chung về KCN ...................................................................................13 1.1.1. Khái niệm chung về KCN và khu kinh tế ............................................................. 13 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam .......................... 16 1.1.3. Đặc điểm của KCN ............................................................................................... 18 1.1.4 .Vai trò của các KCN trong tiến trình CNH – HĐH .............................................. 19 1.2. Tiềm năng, lợi thế của TP Cần Thơ trong việc xây dựng, phát triển các KCN ..22 1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 22 1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................................... 23 1.2.3. Về lịch sử, văn hóa................................................................................................ 25 1.2.4. Cơ sở hạ tầng. ....................................................................................................... 26 1.2.5. Thị trường tiêu thụ ................................................................................................ 27 1.2.6. Hệ thống thương mại – dịch vụ, du lịch ............................................................... 29 1.2.7. Dân cư và nguồn lao động .................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( 1995 – 2010) ................................................................ 33 2.1. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủ trương của TP Cần Thơ về xây dựng, phát triển các KCN .........................................................................................33 2.1.1. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển các KCN ... 33 2.1.2. Chủ trương của TP Cần Thơ về xây dựng, phát triển các KCN ........................... 34 2.1.3. Quy hoạch và thành lập các KCN ở TP Cần Thơ ................................................. 36 3
- 2.2. Một số nét đặc trưng của các KCN TP Cần Thơ ....................................................40 2.2.1. Về vị trí ................................................................................................................. 40 2.2.2. Quy mô các KCN .................................................................................................. 40 2.2.3. Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh .......................................................................... 41 2.2.4. Về trình độ lao động ............................................................................................. 42 2.3. Kết quả hoạt động của các KCN Cần Thơ trong quá trình hình thành và phát triển từ 1995 - 2010 ...........................................................................................................42 2.3.1. Về tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... 42 2.3.2. Về ổn định xã hội .................................................................................................. 48 2.3.3. Về bảo vệ môi trường sinh thái............................................................................. 51 2.3.4. Tình hình an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy............................................. 52 2.3.5. Cải cách thủ tục hành chính .................................................................................. 53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....... 56 3.1. Những thành công và hạn chế của các KCN ở TP Cần Thơ .................................56 (1995 - 2010) ......................................................................................................................56 3.1.1. Những kết quả nổi bật ........................................................................................... 56 3.1.2. Những khó khăn và hạn chế ................................................................................. 63 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh sự phát triển các KCN ...............................................69 3.2.1. Về quy hoạch, kế hoạch ........................................................................................ 71 3.2.2. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN ..................... 72 3.2.3. Cải thiện môi trường đầu tư .................................................................................. 73 3.2.4. Về thuế và tín dụng ............................................................................................... 76 3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................................... 76 3.2.6. Phát triển dịch vụ hỗ trợ DN ................................................................................. 77 3.2.7. Về bảo vệ môi trường ........................................................................................... 78 3.2.8. Nâng cao hiệu quả quản lý .................................................................................... 80 3.2.9. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN ........................... 80 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 94 4
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA : Khu mậu dịch tự do ASEAN BQL KCX & CN : Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KCNC : Khu công nghệ cao PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh TP Cần Thơ : Thành phố Cần Thơ UBND : Uỷ ban nhân dân WTO : Tổ chức Thương mại thế giới 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay đang tạo ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế của các nước, nhất là các nước đang phát triển.Tuy nhiên, hầu hết các nước này đang phải đối mặt với những khó khăn do thiếu hụt vốn đầu tư phát triển và kỹ thuật công nghệ để sản xuất các mặt hàng đủ sức cạnh tranh. Do vậy, khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý và tay nghề lao động là công việc trước mắt. Trong khi chưa thể tiến hành cùng một lúc trong phạm vi cả nước, thì việc quy hoạch, phát triển KCN là vấn đề quan trọng nhằm tập trung vốn đầu tư cho một số khu vực chọn lọc có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, địa lý, những điều kiện kinh tế xã hội khác và áp dụng biện pháp ưu đãi hơn. Phát triển KCN, KCX có vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã chỉ rõ: “Quy hoạch, phân bố hợp lý khu KCN trên cả nước. Phát triển có hiệu quả KCN, KCX, xây dựng một số KCNC, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đã lựa chọn con đường CNH, HĐH rút ngắn, thực hiện đi tắt đón đầu bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phát triển các KCN, KCX là một phương thức rất quan trọng. Phương thức này cho phép khai thác tốt nhất các tài nguyên, nhất là nguồn nhân lực; thu hút sử dụng vốn, khoa học – công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý,…của thế giới vào sản xuất kinh doanh, vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Được hình thành và phát triển xuất phát từ chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc quy hoạch các vùng tập trung phát triển công nghiệp, vùng lãnh thổ kinh tế gắn với các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, phát triển vùng phục vụ mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, các KCN, KCX đã có những đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải quyết việc làm, góp phần hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6
- các địa phương và cả nước đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, thương mại gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển, biên giới và đất liền. KCN, KCX đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Các KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng CNH, HĐH; góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động. Vậy là, song hành cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương hình thành các KCN, KCX với ý nghĩa là các trung tâm sản xuất công nghiệp, dịch vụ, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các KCN, KCX hiện đang là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau với các sản phẩm đa dạng được xuất khẩu toàn cầu, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong bản đồ địa kinh tế của khu vực và thế giới. Với những lợi thế nổi trội so với các tỉnh ĐBSCL, Cần Thơ từ lâu đã được coi là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ. Phát huy lợi thế này, trong những năm qua, nhất là sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (ngày 1-1-2004), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Thơ đã đoàn kết và không ngừng phát huy nội lực, khai thác hiệu quả ngoại lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng vững chắc để Cần Thơ "tăng tốc", vươn tới vị thế "thành phố động lực" trong tương lai. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, đoàn kết, nhất trí, đồng thời tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Thơ đã và đang tiến từng bước vững chắc, tạo nên những thành quả kinh tế - xã hội quan trọng và rất đáng tự hào, nhất là với Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 20-1-2003 và Nghị quyết số 45/NQ-TW ngày 17-2-2005 của Bộ Chính trị ra đời đã mở ra cơ hội để TP Cần Thơ bứt phá đi lên. Đó cũng là những mũi đột phá để Cần Thơ khẳng định vai trò trung tâm, sức lan toả và sức hút đối với vùng ĐBSCL và cả nước. 7
- Cần Thơ từ tỉnh được chuyển thành thành phố trực thuộc Trung ương, để có thể đi tắt đón đầu, kích thích thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì việc phát triển các KCN, KCX chính là động lực để tạo nên động lực phát triển của đô thị mới. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Cần Thơ đã xây dựng được 5 KCN tập trung, nhằm thực hiện CNH, HĐH theo chủ trương đã đề ra. Mười năm năm hình thành và phát triển, một chặng đường phát triển tuy không dài, nhưng đó là một chặng đường chứa đựng nhiều sự kiện đáng ghi nhớ. Hơn nữa, các KCN được ra đời trên cơ sở thực hiện Nghị Quyết 45-NQ/TW ngày 17/2/2005 của Bộ Chính trị (về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ trong thời kỳ CNH, HĐH nước để trở thành đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020), lại hình thành từ tâm huyết và trí tuệ của nhiều người, mang đến những con số phát triển đáng kinh ngạc, và đặc biệt trong hành trình đi lên, 15 năm đó vẫn còn chứa đựng bên trong nó sự mất cân đối và cả những hạn chế, nên sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở TP Cần Thơ cũng đáng được nghiên cứu, tìm hiểu. Hơn nữa, loại hình kinh tế KCN ở TP Cần Thơ chính là đòn bẩy, là động lực tạo nên sức bật đưa TP Cần Thơ trở thành “trung tâm”, “đầu tàu” ở ĐBSCL. Do vậy, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển các KCN ở TP Cần Thơ để thấy được tầm quan trọng của nó trong quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố là một vấn đề vô cùng quan trọng. Từ đó, rút ra một số bài học, giải pháp để phát triển hơn nữa các KCN trên địa bàn TP Cần Thơ. Cũng từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn này, tôi đã chọn vấn đề “quá trình hình thành và phát triển các KCN TP Cần Thơ 1995 – 2010” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Như tên đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các KCN của TP Cần Thơ, từ những tiềm năng lợi thế có sẵn để làm nền tảng cho quá trình hình thành, đến những đóng góp của các KCN trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các KCN, luận văn còn chỉ ra những mặt hạn chế trong việc hình thành, phát triển 8
- các KCN để từ đó rút ra một số giải pháp trong việc đẩy mạnh phát triển KCN sau này. Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn TP Cần Thơ ngày nay. Về thời gian, phạm vi của đề tài là từ 1995 – 2010. Luận văn chỉ xem xét, đánh giá hoạt động của các DN trong KCN và BQL KCX & CN Cần Thơ, không đề cập đến hoạt động của DN ngoài KCN và các trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Cần Thơ. * Nhiệm vụ của đề tài: Với phạm vi thời gian xác đinh, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề : Qúa trình hình thành và phát triển các KCN ở TP Cần Thơ diễn ra như thế nào; những đặc điểm, nhân tố khách quan và chủ quan chi phối, tác động quá trình hình thành, phát triển các KCN từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho sự phát triển bền cững các KCN sau này. 3. Lịch sử vấn đề Trong thời kì toàn cầu hóa hiện nay, kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy trong tiến trình CNH - HĐH, vai trò của các KCN, KCX, KCNC đặc biệt quan trọng vì nó tận dụng được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển đất nước, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới. Chính vì thế, vấn đề hình thành và phát triển của các KCN, KCX được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là các công trình sau: Cuốn Quy hoạch quản lý và phát triển KCN ở Việt Nam của Bộ Xây Dựng (1998) đã đề cập khá toàn diện về việc quy hoạch, quản lý, những nhân tố tác động đến sự phát triển cũng như phương hướng thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các KCN. Cuốn Tiềm năng Việt Nam thế kỉ XXI của Phan Văn Khải, Vũ Khoan, Võ Hồng Phúc, Nhà xuất bản Thế Giới ấn hành năm 2001. Các tác giả đã khái quát những tiềm năng phát triển công nghiệp, KCN của các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, định hướng ưu tiên thu hút đầu tư của mỗi vùng. 9
- Cuốn Tác động xã hội vùng của các KCN Việt Nam Của Nguyễn Bình Giang (2012), tác giả đã đề cập đến sự tác động về kinh tế - xã hội của các KCN ở Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp cho việc phát triển các KCN. Ngoài ra còn hàng loạt các công trình khác như: Vũ Duy Cừ ( 2002) Quy hoạch KCN, thiết kế tổng thể nhà máy, nhà và công trình công nghiệp, nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội. Đỗ Đức Bình ( 1997) Giáo trình kinh doanh quốc tế, nhà xuất bản Giáo dục. Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2001), “Địa lý kinh tế - xã hôi Việt Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục. Nhìn chung, các công trình trên đây đã đề cập các vấn đề lý luận về các KCN nói chung, đại cương về các KCN ở Việt Nam nói riêng. Riêng đối với Cần Thơ cũng có rất nhiều tác phẩm viết về lĩnh vực xây dựng, phát triển các KCN như: Quyển Quy hoạch ngành công nghiệp Cần Thơ đến năm 2010 xuất bản năm 1999 và Quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 xuất bản năm 2010 của UBND thành phố Cần Thơ đã khái quát lại quá trình xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội của thành phố trước năm 2010. Trong sách Cần Thơ – thế và lực mới trong thế kỉ XXI do Chu Viết Luân chủ biên (nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006) đã đưa ra những thế mạnh của Cần Thơ trên con đường phát triển trong thế kỉ 21. Ngoài ra, có rất nhiều bài viết như: Cần Thơ 1975-2000; Đặc san báo Cần Thơ năm 2000 gồm nhiều bài viết về thành quả kinh tế, xã hội Cần Thơ đã đạt được; Cần Thơ – thành phố trung tâm ĐBSCL – Định hướng và giải pháp, Bộ xây dựng, năm 2004; Cần Thơ – Các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ qua các năm từ 2002-20010; Quy hoạch các dự án ưu tiên gọi vốn ODA TP Cần Thơ từ 2006-2010, UBND TP Cần Thơ, năm 2005,…Đây là những bài viết, tác phẩm có nội dung phản ánh, lý giải sự phát triển kinh tế, xã hội Cần Thơ trong thời kì đổi mới. Đặc biệt trong luận án tiến sĩ của Huỳnh Thanh Nhã “ phát triển KCN của TP Cần Thơ đến năm 2020” đã đi sâu vào lý giải, phân tích nhu cầu phát triển, những bài học kinh nghiệm trong phát triển KCN của Cần Thơ. 10
- Trên cơ sở tham khảo và kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu để giải quyết nội dung của đề tài, người viết còn sử dụng một nguồn tư liệu quan trọng để hoàn thành luận văn là: Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ tỉnh Cần Thơ, các số liệu thống kê về quá trình thu hút vốn đầu tư vào các KCN, sự chuyển biến kinh tế xã hội dưới sự tác động của các KCN, các báo cáo của UBND TP Cần Thơ, tổng cục thống kê, BQL KCX & CN, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong tỉnh, sách báo, tạp chí có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng 2 phương pháp cơ bản của nghành học là: Phương pháp lịch sử: để phản ánh quá trình lịch sử của sự hình thành, cũng như các mặt biến đổi cụ thể của quá trình phát triển các KCN. Phương pháp logic: nhằm đạt tới sự khái quát, tìm ra đặc trưng, sự phát triển của các KCN qua các giai đoạn lịch sử, rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở khoa học cho sự phát triển KCN sau này. Ngoài ra, do tính chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu, người viết còn sử dụng một số phương pháp khác là: phương pháp phân tích để thấy được những đặc trưng, thuận lợi, khó khăn của TP Cần Thơ, tồn tại của những hạn chế trong quá trình phát triển các KCN. Phương pháp tổng hợp để đánh giá tổng quát vai trò của TP Cần Thơ đối với sự phát triển, tăng trưởng kinh tế trong vùng ĐBSCL. Việc sưu tầm tư liệu của luận văn, còn được bổ sung bằng các cuộc phỏng vấn một số nhân vật có vai trò trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu nhằm bổ sung nguồn sử liệu làm sáng tỏ thêm một số vấn đề mang tính chất lịch sử. 5. Những đóng góp của đề tài Việc tìm hiểu: “Qúa trình hình thành và phát triển các KCN TP Cần Thơ giai đoạn 1995 – 2010” có những đóng góp sau: Dưới góc nhìn của khoa học lịch sử, luận văn cho ta một cái nhìn tổng quát, khách quan về sự hình thành và phát triển các KCN, dẫn đến những tác động về kinh tế, xã hội ở TP Cần Thơ. 11
- Trên cơ sở đó, luận văn làm rõ nhiều đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành và phát triển của các KCN ở TP Cần Thơ. Đồng thời chỉ rõ những tác động của các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, của Đảng bộ và chính quyền thành phố đối với quá trình này, cũng như phân tích các tác động của KCN đối với sự phát triển kinh tế, xã hội không chỉ của TP Cần Thơ mà cả vùng kinh tế ĐBSCL. 6. Bố cục của đề tài Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Tiềm năng của TP Cần Thơ trong việc xây dựng, phát triển các KCN. Chương 2: Sự ra đời và phát triển các KCN ở TP Cần Thơ (1995 – 2010). Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển các KCN ở TP Cần Thơ. 12
- CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về KCN 1.1.1. Khái niệm chung về KCN và khu kinh tế Theo luật đầu tư được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 đã đưa ra khái niệm cụ thể như sau: - Khu Công Nghiệp (Industrial zones): là khu tập trung các DN, KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập. KCN có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách, không có dân cư sinh sống. KCN thành lập để thu hút các DN sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất của nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu phí. Được quản lý bởi một cơ quan là Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập DN,… - Khu Chế Xuất (Export processing zones): là KCN tập trung các DN chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. KCX xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất xuất khẩu, còn KCN được mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp kể cả nhu cầu phuc vụ tiêu dùng của thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu. Ngoài các đặc điểm giống KCN, KCX còn có một số đặc điểm riêng như: + Quan hệ giữa bên trong và bên ngoài KCX là quan hệ xuất nhập khẩu. 13
- + Bắt buộc có hàng rào phân cách giữa giữa KCX và nội địa. - Khu công nghệ cao (High-Technology zones): là khu tập trung các DN công nghiệp kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm: nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. So với các KCN, KCX, thì KCNC sản xuất ra các sản phẩm theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển công nghệ và công nghiệp quốc gia. KCNC có ranh giới nhất định, thu hút chuyên gia và lao động giỏi; ngoài hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất, KCNC còn có hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, huấn luyện và đào tạo nhân lực trình độ cao, sản phẩm làm ra mang hàm lượng cao về công nghệ và chất xám. KCNC được hưởng chế độ ưu đãi về thuế, tài chính tín dụng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,…Ngoài ra, KCNC còn có nhiều đặc biệt khác như có KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở. - Đặc khu kinh tế (Special Economic zones): là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh, đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của chính phủ; là loại hình khu kinh tế tự do, tổng hợp tất cả các hoạt động kinh doanh toàn diện từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học trong một vùng lãnh thổ riêng biệt, có diện tích lớn hơn nhiều so với các KCN, KCX. Bên cạnh các mục tiêu tương tự như KCN, KCX, Đặc khu kinh tế còn đóng vai trò như là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội của nước chủ nhà với thế giới bên ngoài. Đặc khu kinh tế còn là phòng thí nghiệm nền kinh tế thị trường trước khi áp dụng chính thức trong cả nước. Vì thế, Đặc khu kinh tế thường được đặt tại các vùng ven biển, ven biên giới, hải đảo,…tương đối biệt lập với vùng nội địa. Đặc trưng của các Đặc khu kinh tế là được hưởng các quy chế tự do linh hoạt hơn các KCN, KCX; được phép kinh doanh tổng hợp các loại hình kinh tế, dịch vụ; được tiêu thụ một phần sản phẩm trên thị trường nội địa theo nguyên tắc vừa hướng nội, vừa hướng ngoại, khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước. Cơ chế quản lý 14
- Đặc khu kinh tế mang tính độc lập, có tư cách lập pháp, hành pháp, có con dấu riêng với các chế độ hành chính một cửa. Ban quản lý không chỉ có trách nhiệm liên quan đến các hoạt động kinh tế, sản xuất, mà cả việc cấp visa đi lại, quyền lưu trú của các nhà đầu tư nước ngoài,… Tóm lại, căn cứ vào thực tế hoạt động và sự hình thành các KCN, KCX, KCNC ( gọi tắt là KCN) cho thấy, các khu vực này đều có đặc điểm chung là được quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất một cách có hệ thống của nhà nước, nhằm cung cấp hạ tầng cơ sở cho các DN chuyên sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp và đảm bảo tiện ích cho cộng đồng, do Chính Phủ quyết định thành lập hoặc giải tán khi cần thiết. Căn cứ vào các quan điểm trên, có thể hiểu và định nghĩa về KCN như sau: “KCN là một khu đất được quy hoạch lâu dài, có ranh giới địa lý xác định do chính phủ quyết định thành lập hoặc giải thể, được đầu tư xây dựng hệ thống công trình, kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm hỗ trợ các hoạt động sản xuất – kinh doanh được thuận lợi, đảm bảo sự phát triển bền vững hài hòa giữa 3 mặt lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường. Bên trong KCN chỉ có những DN sản xuất sản phẩm công nghiệp và những dịch vụ công nghiệp, được đầu tư bởi nhiều thành phần kinh tế khác nhau.” Với nội dung trên, chúng ta thấy: - Về phạm vi địa lý: KCN được xây dựng trên cơ sở vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đó là một khu vực có sự phân cách bằng hàng rào KCN, có quy mô diện tích đất lớn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ. - Đối tượng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN là những DN sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc thực hiện những dịch vụ công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như: DN nhà nước, DN cổ phần, DN trách nhiệm hữu hạn, DN liên doanh, DN tư nhân,…Chính nhờ sự tương thích của các DN trong một số ngành công nghiệp mà các DN có thể tiến hành hợp tác với nhau trong nội bộ KCN. Từ đó, sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đây chính là một trong những lợi thế của các DN nằm trong KCN. 15
- - Nguyên tắc phát triển các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển mang tính bền vững về kinh tế xã hội của từng vùng lãnh thổ hoặc quốc gia, nhằm đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa giữa 3 mặt lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Xuất phát từ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc quy hoạch và phát triển các KCN, ta thấy việc phát triển các KCN ở Việt Nam nhằm đạt đến các mục tiêu cơ bản sau: . Tạo động lực thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. . Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. . Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động. . Phát triển và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng. . Hạn chế ô nhiễm, tiến tới công tác bảo vệ môi trường. . Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sản xuất tập trung. . Đẩy mạnh tiến độ áp dụng khoa học – công nghệ. . Góp phần thúc đẩy sự hình thành thị trường tài chính của vùng. . Phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam Tiền thân của các KCN, KCX ở Việt Nam là khu kĩ nghệ Biên Hòa (nay là KCN Biên Hòa I), được thành lập năm 1963. Nơi này có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đây cũng là KCN lớn nhất và phát triển nhất sau ngày miền Nam giải phóng 1975. Bên cạnh đó, tại miền Bắc cũng xây dựng nhiều khu liên hợp, cụm công nghiệp lớn nhằm phát triển công nghiệp, tạo cơ sở phát triển các KCN, KCX, KCNC sau này, điển hình là KCN gang thép Thái Nguyên. Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý KCN - KCX, ngày 18/10/1991 chính phủ Việt Nam đã ban hành quy chế KCX kèm theo nghị định 322/HĐBT. Đến năm 1994, Chính phủ ban hành quy chế KCN kèm theo nghị định 192/CP, tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của KCN, KCX Việt Nam. Tháng 11/ 1991 KCX Tân Thuận được thành lập, đánh dấu sự ra đời và hoạt động của KCN - KCX đầu tiên ở nước ta. Ngoài ra, nhằm kiện toàn và đẩy nhanh tốc 16
- độ đầu tư xây dựng các KCN, KCX, ngày 25/04/1997 Chính phủ ban hành nghị định 36/CP thống nhất các quy chế KCN, KCX nhằm kiện toàn và đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng, phát triển các KCN, tạo một hành lang pháp lý đặc biệt cho loại hình kinh tế còn khá mới mẻ có điều kiện tăng tốc phát triển. Chúng ta chưa có kinh nghiệm, lại thiếu tiềm lực về vốn đầu tư, hơn nữa lại chịu sự cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,… nên với đường lối chính trị đúng đắn, với chính sách kinh tế mở, thông thoáng, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới, đã hấp dẫn được các nhà đầu tư, khẳng định được vị trí nước ta trên trường quốc tế. Hơn nữa, chúng ta là nước đi sau trong việc xây dựng và phát triển các KCN, nên có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm của những nước đi trước. Trên cơ sở đó, phân tích những nguyên nhân thành công, thất bại, để rút ra những phương thức, điều kiện hoạch định những bước đi thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các KCN ở nước ta sau này. Nếu trước đây ở miền Bắc, sự phát triển công nghiệp được tập trung thành những khu riêng biệt như: Việt Trì – Lâm Thao, Đông Anh – Hà Nội, Thái Nguyên,…thì ở miền Nam công nghiệp tập trung chủ yếu ở Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ,…Ngày nay KCN được xây dựng hầu như ở tất cả các miền (Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên) của đất nước. Theo báo cáo của Vụ quản lý các KCN, tính đến hết năm 2010, cả nước có 260 KCN đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên là 71.394 ha. Bảng 1.1: Số lượng và tổng diện tích các KCN đã thành lập tính đến năm 2010 phân theo vùng lãnh thổ Tổng diện tích Vùng Số lượng KCN ( ha) Đồng bằng sông Hồng 66 15031 Trung du miền núi phía Bắc 16 2478 Miền Trung 39 9256 Tây Nguyên 8 1261 Đông Nam Bộ 88 33290 Đồng bằng sông Cửu Long 43 10078 Cả nước 260 71394 17
- (Nguồn: vụ quản lý các khu kinh tế ) Với những số liệu nói trên, kết hợp với sự phân bố hợp lý, KCN nước ta được xem là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống KCN, KCX ở nước ta gồm nhiều loại hình đa dạng về quy mô, tính chất và trình độ. Trước hết, với sự ra đời của KCN Tân Thuận - một hình thức sản xuất công nghiệp tập trung ở nước ta, đã tạo được mô hình sản xuất mới có hiệu quả, một mô hình mẫu tiên tiến về cơ chế quản lý một cửa tại chỗ, một mô hình có sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư. Với thành công của một KCN đi đầu trong công cuộc đổi mới, KCN Tân Thuận đã tạo sức lan tỏa mạnh trong cả nước, mở ra hướng phát triển, tiền đề mới cho việc phát triển KCN, KCX ở Việt Nam. Cho đến nay, các KCN, KCX đã và đang làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của những khu vực trước đây còn là những vùng hoang hóa, nay trở thành những vùng công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, những trung tâm văn hóa phát triển, đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tạo môi trường thuận lợi để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 1.1.3. Đặc điểm của KCN Theo định nghĩa của chính phủ về KCN như trên, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của KCN: + Về không gian: là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có cư dân sinh sống. Các KCN đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào KCN, phân biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật KCN này được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp, không phục vụ mục đích sống dân cư, kể cả người Việt Nam, người nước ngoài làm việc trong KCN. + Về chức năng hoạt động: KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 175 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 199 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 197 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn