intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa – chính trị trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Nam á (1989 – 2009)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

134
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa – chính trị trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Nam á (1989 – 2009) trình bày tổng quan về khu vực Nam Á và vị thế địa – chính trị của khu vực, yếu tố địa – chính trị khu vực Nam Á trong chính sách của Mỹ từ 1989 - 2001 và từ 9/2001 -2009.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa – chính trị trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Nam á (1989 – 2009)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phạm Chung Thủy YẾU TỐ ĐỊA – CHÍNH TRỊ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC NAM Á (1989 – 2009) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phạm Chung Thủy YẾU TỐ ĐỊA – CHÍNH TRỊ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC NAM Á (1989 – 2009) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phòng Sau đại học cùng tập thể Thầy Cô khoa Lịch sử . Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Minh Oanh, thầy đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ vật chất và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. 3 4T T 4 MỤC LỤC ................................................................................................................................... 4 4T T 4 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6 4T 4T 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 6 T 4 4T 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..................................................................................... 7 T 4 T 4 3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 11 T 4 T 4 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................... 11 T 4 4T 5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .......................................................................................... 12 T 4 4T 6.BỐ CỤC LUẬN VĂN ......................................................................................................... 12 T 4 4T Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NAM Á VÀ VỊ THẾ ĐỊA -CHÍNH TRỊ CỦA KHU 4T VỰC .......................................................................................................................................... 13 T 4 1.1.Sơ lược về địa lý dân cư và lịch sử hình thành khu vực ................................................. 13 T 4 T 4 1.1.1.Khái niệm Nam Á và địa lý, dân cư khu vực Nam Á................................................. 13 T 4 T 4 1.1.2.Sơ lược lịch sử hình thành khu vực ........................................................................... 16 T 4 T 4 1.2.Những nhân tố tác động đến chiến lược địa – chính trị của Mỹ đối với khu vực Nam Á T 4 T 4 .............................................................................................................................................. 18 1.2.1.Sự trỗi dậy của Nam Á trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của Mỹ .... 18 T 4 T 4 1.2.2. Nhân tố thách thức từ các nước lớn .......................................................................... 35 T 4 T 4 Chương 2: YẾU TỐ ĐỊA - CHÍNH TRỊ KHU VỰC NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ 4T TỪ 1989 - 2001.......................................................................................................................... 60 4T 2.1.Bối cảnh lịch sử .............................................................................................................. 60 T 4 4T 2.2.Chuyển biến của yếu tố địa – chính trị trong chính sách của Mỹ đối với Nam Á .......... 63 T 4 T 4 2.2.1.Đối với Ấn Độ .......................................................................................................... 63 T 4 4T 2.2.2.Đối với Pakistan........................................................................................................ 71 T 4 4T 2.2.3.Đối với các nước Nam Á khác .................................................................................. 74 T 4 T 4
  5. Chương 3: YẾU TỐ ĐỊA - CHÍNH TRỊ KHU VỰC NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ 4T TỪ 9/2001 - 2009 ...................................................................................................................... 78 4T 3.1.Bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực............................................................................... 78 T 4 T 4 3.2.Chính sách của Mỹ đối với Ấn Độ .................................................................................. 82 T 4 T 4 3.2.1.Thúc đẩy giải quyết nguy cơ chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan ............................. 83 T 4 T 4 3.2.2.Xúc tiến hợp tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ ............................................................. 85 T 4 T 4 3.2.3.Tăng cường hợp tác kinh tế song phương .................................................................. 88 T 4 T 4 3.2.4.Hợp tác không gian dân sự và hợp tác công nghệ cao ............................................... 92 T 4 T 4 3.2.5.Hợp tác an ninh quốc phòng...................................................................................... 94 T 4 4T 3.3.Chính sách của Mỹ đối với Pakistan............................................................................... 96 T 4 T 4 3.3.1.Tăng cường quan hệ với Pakistan.............................................................................. 96 T 4 T 4 3.3.2.Cung cấp viện trợ và hợp tác kinh tế với Pakistan ..................................................... 97 T 4 T 4 3.3.3.Hợp tác chống khủng bố ......................................................................................... 100 T 4 4T 3.3.4.Kiểm soát chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pakistan .............................. 104 T 4 T 4 3.4.Chính sách của Mỹ đối với các nước Nam Á khác ....................................................... 106 T 4 T 4 3.4.1.Sri Lanka ................................................................................................................ 106 T 4 4T 3.4.2.Bangladesh ............................................................................................................. 109 T 4 4T 3.4.3.Nepal ...................................................................................................................... 112 T 4 4T 3.4.4.Maldives và Bhutan ................................................................................................ 113 T 4 4T KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 118 4T T 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 125 4T 4T PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 132 4T T 4
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ XXI, nước Mỹ đối mặt với những thách thức lớn đe dọa vị thế bá chủ thế giới mới có được sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nước Nga, Trung Quốc yếu kém ngày nào giờ đây đã trở nên hùng mạnh cả về kinh tế, quân sự lẫn vị thế chính trị quốc tế. Có được sức mạnh trên, các cường quốc này luôn tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra các nước khác để tìm kiếm lợi ích quốc gia. Sự mở rộng của các cường quốc đó đồng nghĩa với phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp. Tìm cách ngăn cản bước tiến của các nước vừa là đối thủ vừa là đối tác này, Mỹ không thể theo phương pháp đối đầu trực tiếp mà phải bằng cách chạy đua giành giật, thiết lập càng nhiều càng tốt phạm vi ảnh hưởng, mà trước hết là các khu vực kế cận các cường quốc này, trong đó có Nam Á. Thêm vào đó, ngay từ đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã phải tiến hành hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afganistan, những quốc gia có vị trí gần với khu vực Nam Á. Danh nghĩa của cuộc chiến là chống khủng bố nhưng sâu xa hơn đó là tranh giành bá quyền với các cường quốc đang lên ở khu vực này. Hai cuộc chiến trên đều nằm gần Nam Á đã góp phần đưa vị trí địa - chính trị Nam Á trở nên “giá trị” hơn bao giờ hết. Nắm được Nam Á, Mỹ còn có khả năng khống chế con đường biển sôi động vào hàng bậc nhất trên thế giới. Vì vậy mà đảm bảo sự lưu thông cho hàng hóa Mỹ cũng như con đường vận chuyển dầu về Mỹ. Khu vực Nam Á còn được coi là nơi có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với Mỹ trong thời điểm này vì nằm gần quốc gia thù địch Iran. Chương trình hạt nhân gây tranh cãi nhiều năm của Iran dù đã được chính quyền Washington liên tục gây sức ép bằng cách cấm vận, cô lập, đe dọa tấn công phủ đầu nhưng không khiến chính quyền Tehran nao núng. Trái lại những vụ thử tên lửa liên tiếp như một lời thách thức rằng Iran sẵn sàng cho một cuộc chiến với Mỹ và đồng minh của họ. Nắm được khu vực địa - chính trị quan trọng này, không chỉ phục vụ cho mục tiêu quân sự của Mỹ mà còn phục vụ mục tiêu kinh tế khi các quốc gia này đang là thị trường tiêu thu và đầu tư hấp dẫn với giới tư bản Mỹ. Xác định Nam Á là khu vực có vị trí địa - chính trị quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, Mỹ tìm cách liên kết đồng minh với các nước lớn, lấy lòng các nước nhỏ trong khu vực.
  7. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Yếu tố địa - chính trị trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Nam Á (1989 – 2009)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. Thêm vào đó, thông qua việc tìm hiểu những toan tính của giới cầm quyền Mỹ đối với khu vực địa - chính trị Nam Á có thể thấy được phần nào bản chất thực sự của những mối quan hệ mà các nước lớn đang tiến hành trên phạm vi toàn thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam. 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế của các tác giả trong và ngoài nước xuất phát từ việc xem xét yếu tố địa - chính trị. Mỹ là một siêu cường. Quyền lực và lợi ích của Mỹ hầu như có ở khắp nơi trên thế giới. Chính vì vậy có nhiều nhà nghiên cứu lấy nước Mỹ làm điển hình trong việc nghiên cứu về địa - chính trị. Thực tế cho thấy chưa có một nghiên cứu riêng nào về yếu tố địa chính trị khu vực Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ được thực hiện ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính lý luận về lĩnh vực này phải kể đến “An Introduction to Political Geography” của John Gennie Short xuất bản năm 1993. Công trình nghiên cứu được đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, phân hóa giữa các khu vực với mức độ ngày một tăng. Thúc đẩy sự biến đổi ngày một tăng đó là chủ nghĩa tư bản. Tác giả lấy khái niệm Bắc – Nam để phân biệt các nước thuộc nhóm nước giàu và nghèo. Năm 1996, Nguyễn Văn Hiến dịch tác phẩm “Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI”của tác giả Maridon Tuareno, một chiến lược gia có tiếng ở Pháp, do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản. Cuốn sách tập trung nghiên cứu những thay đổi của thế giới sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Tác phẩm cũng đề cập những thay đổi ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Những lý giải của tác giả cuối cùng nhằm đưa ra một lý thuyết mới về quan hệ quốc tế hiện đại với vai trò trung tâm là châu Âu. Zbigniew Brzezinski tham gia bàn về địa - chính trị thế giới thông qua tác phẩm “Bàn cờ lớn” (The Grand Chessboard) được Lê Phương Thúy biên dịch vào 1999, do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản. Cuốn sách đã mô tả chiến lược toàn cầu của Mỹ ở thế kỷ XXI. Tác giả nhìn nhận những lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu cường mà Mỹ có được sau Chiến tranh lạnh. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, Mỹ phải ngăn chặn không để xuất hiện một đối thủ nào ở lục địa Á – Âu có khả năng thống trị lục địa này và thách thức địa vị quốc tế của nước Mỹ. Xuất phát từ nhận định lục địa Âu - Á sẽ là nơi diễn ra những tranh chấp chủ yếu, tác giả cũng cho rằng Mỹ phải duy trì cho được sự hiện diện quân sự của mình tại các khu vực then
  8. chốt Trung Đông và các quốc gia đồng minh ở Đông Á. Bên cạnh đó, tăng cường xâm nhập những địa bàn chiến lược then chốt: Trung Á, Đông Nam Á. Ở Việt Nam công trình nghiên cứu có tính khái quát địa – chính trị đầu tiên được nhắc đến là “Khái quát lịch sử tư tưởng địa – chính trị thế giới” của Nguyễn Thế Lực và Nguyễn Hoàng Giáp, đăng trên tạp chí Khoa học chính trị vào năm 2000. Trong bài viết này các tác giả đưa ra những luận chứng cho thấy tư tưởng về địa - chính trị đã có từ lâu đời, nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XIX, địa – chính trị mới trở thành một khoa học độc lập. Bài viết đã giới thiệu một số nhà tư tưởng địa – chính trị nổi tiếng cùng với những quan điểm của họ về địa – chính trị: Alfred Thayer Haman (người đề cao quyền lực trên biển), Halford Mackinder (người đề cao quyền lực có được ở lục địa mà trung tâm là lục địa Á –Âu), Nicholas John Spykman (người đề cao quyền lực ở “vùng rìa” ). Năm 2000, Aham P. Chapman, Giáo sư danh dự địa lý trường đại học Lancaster, Anh quốc, viết cuốn “The geopolitics of South Asia: from early empires to the nuclear age”, do Ashgate Publishing Limited xuất bản. Cuốn sách này đã được tái bản nhiều lần. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông có cái nhìn xuyên suốt địa – chính trị khu vực này từ đầu những đế chế xuất hiện trên tiểu lục địa Ấn Độ cho tới khi vùng lãnh thổ này sở hữu vũ khí hạt nhân. Tác giả tập trung vào giai đoạn từ sau thế chiến thứ hai cho đến khi Ấn Độ và Pakistan thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân. Trong đó tác giả đề cập đến mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nga ở khu vực địa – chính trị này. Chapman đặc biệt đưa ra các tam giác quan hệ giữa các quốc gia Nam Á với nhau và với các cường quốc bên ngoài. Từ đó rút ra nhận định về bản chất và chiều hướng phát triển của các mối quan hệ này có ảnh hưởng tới địa – chính trị khu vực. Năm 2003, Giáo sư David S. Chou thuộc trường đại học quốc gia Chengchi, Trung Quốc cho xuất bản cuốn sách “U.S. policy toward Indian and Pakistan in the post- Cold War Era”, do công ty phát hành sách Sheng - Chih, Đài Loan phát hành. Sau đó một phần trích được giới thiệu trên Tạp chí Tamkang các vấn đề quốc tế. Trong công trình này, tác giả đề cập đến những chuyển biến chính sách của Mỹ đối với Ấn Độ và Pakistan sau Chiến tranh lạnh, chuyển dịch từ cải thiện những quan hệ với Ấn Độ tới một chính sách “Ấn Độ là trước hết”. Tác giả cũng chỉ ra rằng do sự cân nhắc chiến lược của “mối đe doạ Trung Quốc”, Ấn Độ được Mỹ coi trọng hơn và khi nào cái bóng của “sự đe doạ Trung Quốc” vẫn tồn tại trong trí não của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, Washington sẽ đối xử với Ấn Độ như một đối tác tự nhiên của họ ở Nam Á. Đồng thời, chừng nào chiến dịch chống khủng bố còn tiếp tục và tái thiết ở Afghanistan vẫn chưa kết thúc, Mỹ vẫn sẽ cần sự hợp tác của Pakistan, vì thế, Mỹ sẽ cố gắng duy trì chính sách cân bằng hiện
  9. thời của họ đối với Ấn Độ và Pakistan. Từ đó tác giả kết luận lợi ích chiến lược là nhân tố quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với Nam Á. Chính sách đó là một phần của chính sách toàn cầu tìm kiếm sự ngăn chặn một cường quốc thù địch từ các nước Châu Âu hay Châu Á. Năm 2003, Nhóm đặc Đặc nhiệm gồm Frank G.Wisner II, Nicholas Platt, Marshall M. Bouton, Dennis Kux and Mahnaz Ispahani, cho xuất bản ở Mỹ công trình nghiên cứu “New Priorities in South asia: U.S. Policy toward India, Pakistan and Afghanistan” do Ủy ban đối ngoại Mỹ phát hành. Các tác giả khẳng định sau sự kiện 11/9, Nam Á có tầm quan trọng then chốt đối với an ninh toàn cầu, củng cố quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ và đảm bảo một quốc gia Hồi giáo Pakistan ôn hòa, tích cực khuyến khích mối quan hệ hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan, đảm bảo một Afghanistan, nơi lực lượng khủng bố có thể không bao giờ giành lại nơi ẩn náu – tất cả phải là ưu tiên của Mỹ. Năm 2004, Rahul Roy Chaudhury cho đăng bài viết “The United States’ role and influence on the India – Pakistan conflict” trên trang web của Cơ quan nghiên cứu giải trừ quân bị Liên Hợp Quốc (The United Nations Institute for Disarmament Research, http://www.unidir.org). Bài viết cho thấy Mỹ hết sức quan tâm đến những mâu thuẫn nảy sinh trong tranh chấp lãnh thổ Jammu và Kashmir vốn đã diễn ra 3 cuộc chiến tranh quy mô và nhiều cuộc đụng độ dọc biên giới Ấn Độ - Pakistan. Chính sách của Mỹ là theo đuổi phương án hóa giải các mâu thuẫn hai bên để không dẫn đến chiến tranh, thúc đẩy họ giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán hòa bình. Bởi Nam Á hòa bình sẽ phục vụ cho lợi ích địa – chính trị của họ ở đây. Năm 2005, Polly Nayak công bố công trình U.S. Security Policy in South Asia Since 9/11 — Challenges and Implications for the Future được đăng tải trên trang web của Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương (The Asia-Pacific Center for Security Studies, www.apcss.org) có cơ sở tại Honolulu, Mỹ. Tác giả cho rằng từ khi Mỹ tiến hành cuộc T 3 3T chiến chống khủng bố ở Nam Á, chính sách an ninh của họ ở khu vực này được coi trọng. Mỹ đã tiến hành những hợp tác an ninh với các quốc gia chủ chốt ở đây. Tuy nhiên chính sách này của Mỹ đang có những thách thức lớn như sự bất lực của Pakistan trong việc ngăn chặn các phiến quân Hồi giáo cực đoan thâm nhập vào Afghanistan; khó giải quyết mâu thuẫn khi tăng cường quan hệ với Ấn Độ sẽ làm mất lòng Pakistan và ngược lại (đặc biệt là hoạt động quân sự); nguy cơ xung đột Ấn Độ - Pakistan đe dọa nỗ lực chống khủng bố của Mỹ; cơ chế nào cho sự kiểm soát vũ khí hạt nhân ở Ấn Độ và Pakistan một cách hiệu quả; sự khác biệt giữa tầm nhìn chiến lược Washington và New Delhi là giới hạn hợp tác quốc tế đáng kể của hai nước… Năm 2005, Hồ Châu cho đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu bài “ Chiến lược Á – Âu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh nhìn từ góc độ địa – chính trị”. Bài viết này khẳng định lục địa Á –
  10. Âu là quan trọng đối với vị trí siêu cường của Mỹ. Mỹ đang thực hiện một chiến lược quan trọng là ngăn chặn bất kỳ nước nào vươn lên tranh giành địa vị bá quyền của Mỹ ở đây. Mỹ đang cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng của mình ở các khu vực Trung Đông, Trung Á và Nam Á. Bruce Vaughn, một Chuyên gia các vấn đề Nam Á của chính quyền Mỹ đã cho công bố trên trang web của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (www.fas.org) các bài viết về các nước Nam Á khác như Nepal: Background and U.S. Relations (2006); Bangladesh: Background and U.S. Relations(2007); Sri Lanka: Background and U.S. Relations (2009)… thể hiện cái nhìn cơ bản về mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia này từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó có thể thấy được chính sách của Mỹ đối với khu vực này qua từng thời kỳ. Tầm quan trọng địa – chính trị của những nước Nam Á nhỏ nói trên được khẳng định trong bối cảnh các cường quốc mới nổi đang cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Tác giả cho thấy ở Nam Á ngày nay, Mỹ không còn một mình một sân khấu nữa, lợi ích của Mỹ đang bị đe dọa thường xuyên hơn. Cũng như, Bruce Vaughn, năm 2009, K. Alan Kronstadt, chuyên gia các vấn đề Nam Á của chính quyền Mỹ có một loạt bài viết về mối quan hệ của Mỹ với Ấn Độ, Mỹ với Pakistan (U.S. – Indian Relations; U.S. – Pakistan Relations; Pakistan: Key current issues and devolopment) được đăng tải trên trang web của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (Congressional Research Service, www.fas.org). Tác giả điểm lại những mốc quan trọng và sự kiện nổi bật trong quan hệ của Mỹ từ sau sự kiện 11/9 với các quốc gia này. K. Alan Kronstadt cho thấy, khi chính quyền Mỹ tuyên bố cuộc chiến chống khủng bố, Nam Á trở thành khu vực địa – chính trị quan trọng. Vì vậy, Mỹ đã tiến hành chuyển hướng quan hệ với Pakistan, chấm dứt hơn một thập niên quan hệ lạnh nhạt, trong khi tiếp tục thắt chặt quan hệ với Ấn Độ. Tác giả cũng cho thấy những mâu thuẫn khó giải quyết trong quan hệ cùng lúc với hai quốc gia là địch thủ của nhau, sự tích cực của Mỹ tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh trước những âm mưu khủng bố trên đất nước Ấn Độ. Hơn lúc nào hết Mỹ cần khu vực này hòa bình, ổn định để không gây tổn hại đến mục tiêu toàn cầu mà họ đang theo đuổi ở đây. Kết quả nghiên cứu của những công trình này đã cung cấp nguồn tài liệu quan trọng cho đề tài của tôi hiểu về chính sách của Mỹ đối với hai quốc gia quan trọng ở Nam Á. Năm 2011, Nguyễn Văn Dân cho xuất bản công trình nghiên cứu Địa – chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, do nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội thực hiện. Tác giả tập trung nghiên cứu các khái niệm khác nhau về địa – chính trị của các tác giả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó tác giả đi vào tìm hiểu các quan điểm địa – chính trị của các nhà địa – chính trị cổ điển cũng như hiện đại, qua đó dựng lại bức tranh địa – chính trị toàn cầu từ trước đến nay. Tác giả cũng quan tâm đến các lý thuyết địa – chính trị đang ảnh hưởng đến các chính sách của
  11. Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh. Cuối cùng tác giả đưa ra những gợi ý dưới góc độ địa – chính trị cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nhằm phát triển đất nước. Bên cạnh các công trình nghiên cứu này, các tạp chí uy tín như Nghiên cứu Quốc tế, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Thông tin Khoa học Xã hội, Tài liệu tham khảo đặc biệt…luôn cập nhật nhiều bài viết của các tác giả về quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế có giá trị cho đề tài. Bên cạnh đó, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Kim Hằng về “Yếu tố địa – chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 – 5/2008)” đã cung cấp cho tôi cái nhìn tổng quan về địa – chính trị và địa – chính trị có tác động thế nào đến quá trình hoạch định chính sách của Mỹ. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này chủ yếu phản ánh quan hệ của Mỹ với các nước Nam Á qua từng thời kỳ. Qua đó, cung cấp cho người đọc bức tranh về quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao giữa Mỹ với các nước này và là nguồn tư liệu quan trong cung cấp cho tôi thực hiện luận văn. Tuy nhiên, vì mục đích nghiên cứu của từng tác giả trong các công trình của họ, nên họ chưa chỉ ra yếu tố nào đã tác động đến các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc đưa ra chính sách cho từng quốc gia trong khu vực Nam Á. Đây là điểm mà tôi sẽ cố gắng chỉ ra trong luận văn của mình. 3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố địa lý, chính trị tác động đến quá trình hoạch định chính sách và thực thi chính sách đó của Mỹ đối với khu vực Nam Á. Về mặt thời gian đề tài tập trung tìm hiểu các chính sách của Mỹ tìm kiếm lợi ích địa – chính trị từ sau Chiến tranh lạnh cho đến khi tổng thống Obama lên nắm quyền (1989 – 2009). Về mặt không gian đề tài tập trung tìm hiểu các quốc gia nằm trong khu vực Nam Á. Cụ thể là: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Sri Lanka. 4T 4T 4T T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 T 4 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, chủ yếu tôi sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành như sau: Phương pháp lịch sử, một phương pháp quan trọng, trên cơ sở các tài liệu phục dựng lại bức tranh lịch sử về chính sách của Mỹ nhằm đạt được lợi ích địa – chính trị Nam Á trong 2 thập niên sau Chiến tranh lạnh.
  12. Phương pháp logic được sử dụng để lý giải những tính toán địa – chính trị, thấy được sự nhất quán trong chính sách của Mỹ đối với thế giới và khu vực. Từ đó rút ra những gì tiềm ẩn đằng sau toan tính địa – chính trị. Bên cạnh đó tôi có sử dụng các phương pháp liên ngành như phương pháp quan hệ quốc tế đi đến phân tích cái tổng thể, toàn cục trong chính sách của Mỹ, so sánh các lực lượng, để thấy được mối quan hệ phức tạp giữa các cường quốc ở khu vực này. Ngoài ra, tôi cũng sử dụng những kiến thức địa – văn hóa, địa - kinh tế có liên quan khi nghiên cứu đề tài. 5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Cung cấp bức tranh toàn cảnh về vị thế địa – chính trị của khu vực Nam Á thu hút sự quan tâm của các cường quốc quân sự trong đó có Mỹ. Luận văn cung cấp cái nhìn cụ thể chính sách của Mỹ về một khu vực có giá trị địa – chính trị quan trọng như Nam Á trong hai thập niên sau Chiến tranh lạnh. Từ đó góp thêm tư liệu hiểu về chính sách toàn cầu của Mỹ hiện nay cũng như góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu lĩnh vực địa – chính trị mà Mỹ là một chủ thể. Từ thực tế nghiên cứu địa – chính trị Nam Á trong chính sách của Mỹ cung cấp cho chúng ta những gợi ý về địa – chính trị Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Bởi vì những bài học từ các nước khác trong việc phát triển lợi thế địa – chính trị luôn có giá trị cho chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nội dung của luận văn góp phần cho việc học tập nghiên cứu và giảng dạy của bản thân cũng như những ai quan tâm đến yếu tố địa – chính trị trong chính sách của Mỹ. 6.BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về khu vực Nam Á và vị thế địa – chính trị của khu vực Chương 2: Yếu tố địa – chính trị khu vực Nam Á trong chính sách của Mỹ từ 1989 - 2001 Chương 3: Yếu tố địa – chính trị khu vực Nam Á trong chính sách của Mỹ từ 9/2001 -2009.
  13. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NAM Á VÀ VỊ THẾ ĐỊA -CHÍNH TRỊ CỦA KHU VỰC 1.1.Sơ lược về địa lý dân cư và lịch sử hình thành khu vực 1.1.1.Khái niệm Nam Á và địa lý, dân cư khu vực Nam Á 1.1.1.1.Khái niệm Nam Á Nam Á là khái niệm địa lý chỉ các nước nằm ở phía nam châu Á, tiếp giáp với các khu vực khác như Trung Á, Tây Á, Đông Nam Á, Bắc Á. Nam Á bao gồm một số nước có đặc điểm lãnh thổ cùng nằm trên khu vực địa lý với những nét tương đồng nhất định về khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường sống…Tuy nhiên, những quốc gia nào được xác định thuộc về khu vực Nam Á thì không phải các nhà nghiên cứu, các nhà địa lý, các nhà ngoại giao, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức trên thế giới… luôn thống nhất ý kiến với nhau. Có quan điểm cho rằng Nam Á gồm 8 nước đó là: Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Bhutan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives. Bên cạnh đó lại có quan điểm cho rằng Nam Á chỉ gồm 7 nước. Quan điểm này không coi Afghanistan là một quốc gia thuộc khu vực địa lý Nam Á mà thuộc khu vực địa lý Trung Á. Lại có quan điểm coi Nam Á là một khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ rộng lớn hơn gồm: Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Bhutan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives, khu vực Tây Tạng (Trung Quốc), Myanma… Quan điểm này không được nhiều người chấp nhận. Như vậy, Nam Á gồm 7 nước hay 8 chỉ khác biệt ở chỗ coi Afghanistan thuộc về Nam Á hay thuộc về một khu vực địa lý khác trên thế giới. Đại diện cho những người coi Nam Á gồm 8 quốc gia (bao gồm cả Afghanistan) có thể kể đến như các nhà nghiên cứu Việt Nam. Trong cuốn sách có tên “Các nước Nam Á” của Nhà xuất bản Sự Thật (sách không có tên tác giả) xuất bản năm 1976 đã trình bày nội dung khái quát về địa lý, dân cư, lịch sử vùng đất, thể chế chính trị của 8 nước nói trên. Ở Việt Nam, cho đến nay, nhiều nhà báo, phóng viên truyền hình, nhiều nhà khoa học vẫn theo quan điểm coi Afghanistan thuộc khu vực Nam Á. Trên phạm vi thế giới cũng có nhiều nhà nghiên cứu cùng chung quan điểm này. Theo cách sắp xếp của tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á – Thái Bình Dương (APCSS) đều cho rằng Nam Á gồm 8 quốc gia (bao gồm cả Afghanistan). Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) được thành lập theo sáng kiến
  14. của Tổng thống Bangladesh, Ziaur Rahman, đã kết nạp Afghanistan làm thành viên chính thức của hiệp hội vào năm 2005. Vậy theo quan điểm của tổ chức này, Afghanistan cũng thuộc khu vực địa lý Nam Á. Cùng quan điểm như vậy có nhiều nhà nghiên cứu Phương Tây cho rằng Afghanistan thuộc Nam Á. Tiêu biểu như trong bài nghiên cứu “Chủ nghĩa khu vực trong ngoại giao Nam Á” của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, các tác giả của Viện này đã xem Afghanistan thuộc về Nam Á. Trong khi đó, tổ chức toàn cầu khác là Liên Hợp Quốc xác định có 7 nước trong khu vực này mà không có Afghanistan. Đại diện cho những quan điểm này còn có Bộ ngoại giao Mỹ. Trong cách phân chia khu vực của mình, Bộ Ngoại giao Mỹ coi Afghanistan thuộc về Trung Á. Như vậy, mặc dù có sự không thống nhất trong xác định Nam Á gồm 7 hay 8 quốc gia giữa các nhà nghiên cứu, nhưng xuất phát từ việc nghiên cứu khu vực này trong chính sách của Mỹ nên tôi coi Nam Á có 7 quốc gia như quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ và cũng là quan điểm chính thống của chính quyền Mỹ. Tuy nhiên, Afghanistan vẫn được tôi đề cập trong đề tài như một nhân tố có liên quan đến chính sách của Mỹ ở khu vực này. 1.1.1.2.Vài nét về địa lý, dân cư, kinh tế của khu vực Với 7 quốc gia chủ chốt, Nam Á là khu vực địa lý rộng khoảng 4,4 triệu km2, chiếm 10% P P diện tích châu Á, 2,4% diện tích thế giới. Vùng đất này có mật độ dân cư đông đúc, chiếm khoảng 34% dân số châu Á, 16,5% dân số thế giới. Nam Á là khu vực địa lý cùng chung hệ sinh thái với hai hệ thống phụ: hệ thống núi Himalaya ở phía Bắc và khu vực chịu ảnh hưởng của biển ở miền Nam. Dãy Himalaya trở thành bức tường thành tự nhiên ngăn cách Nam Á với các khu vực khác trên thế giới trong nhiều thế kỷ, đặc biệt trong thời kỳ phương tiện giao thông của loài người còn những hạn chế. Nam Á nằm trong vùng khí hậu đa dạng, từ nhiệt đới gió mùa ở miền Nam đến ôn hoà ở miền Bắc, một số nơi có nền khí hậu sa mạc khô nóng như Pakistan. Nam Á có đầy đủ các dạng địa hình như: vùng núi, đồng bằng, thảo nguyên, sa mạc. Đặc biệt là những đồng bằng được tạo nên bởi hai dòng sông mẹ là sông Hằng và sông Ấn. Từ những điều kiện thuận lợi ban đầu, Nam Á đã trở thành một trong những trung tâm văn minh cổ đại kỳ vĩ của loài người. Nam Á có những quốc gia không có đường biển, địa hình đồi núi cao chiếm đa số như Nepal, Bhutan, lại có những quốc gia bao quanh bởi biển cả, án ngữ vị trí chiến lược quan trọng như Sri Lanka, Maldives trong vùng Ấn Độ Dương.
  15. Trung tâm văn minh nhân loại cổ đại này đang sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên như: thạch anh, cô ban, ở Nepal. Gỗ có nhiều ở Nepal, Bangladesh, Bhutan. Than đá ở Ấn Độ, quốc gia được coi là đang sở hữu trữ lượng than đứng thứ tư trên thế giới. Than đá cũng có ở Pakistan nhưng chất lượng không tốt. Quặng sắt có nhiều ở Nepal, Ấn Độ. Dầu mỏ có ở Ấn Độ, loại nhiên liệu quan trọng này cũng có ở Pakistan nhưng không nhiều. Khí tự nhiên với trữ lượng lớn ở Pakistan, ngoài ra cũng có ở Ấn Độ, Bangladesh. Kim loại đồng có ở Nepal, Pakistan. Mangan, khoáng chất mi ca, bô xit, quặng titanium, crôm, kim cương có ở Ấn Độ. Thạch cao có ở Bhutan. Sa khoáng, đá quý có ở Sri Lanka… Như vậy Nam Á sở hữu nhiều loại khoáng sản trong đó có những loại khoáng sản giá trị cao như dầu mỏ, quặng titanium, kim cương, đá quý. Cư dân làm nên lịch sử, văn hóa Nam Á lục địa hiện nay gồm hai chủng tộc chính là người Dravida bản địa và người Arian di cư từ Trung Á đến, trong đó người Arian nắm vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó Nam Á cũng có những bộ phận dân cư mà tổ tiên của họ đến từ những vùng đất khác như người Botia của Bhutan và một số tộc người khác của Nepal đến từ vùng Tây Tạng của Trung Quốc. Ngày nay đa số các quốc gia Nam Á không có cư dân thuần nhất. Nhiều tộc người khác nhau đang cùng chung sống trong lãnh thổ của mỗi nước (chẳng hạn, Ấn Độ theo thống kê có tới hơn 2000 tộc người đang cùng sinh sống). Dù đã bước vào thế kỷ XXI với những bước tiến dài của loài người nhưng Nam Á còn nhiều vùng đất mà ở đó xã hội vẫn được tổ chức theo kiểu thị tộc, bộ lạc. Ở những vùng đất này pháp luật của chính quyền trung ương và nhịp sống hiện đại chưa đủ mạnh để phá vỡ cấu trúc truyền thống của họ. Đây là một thách thức lớn đối với các chính quyền Nam Á. Tuy nhiên, cho dù chất lượng sống chưa cao nhưng với số dân chiếm khoảng 1/6 dân số thế giới, Nam Á đang là một thị trường tiềm năng cho các nhà tư bản trên thế giới. Mặc dù có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời nhưng các quốc gia Nam Á vẫn là những nước có nền kinh tế kém phát triển, không ổn định, tỉ lệ người nghèo trong xã hội cao hàng đầu trên thế giới. Nền kinh tế chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp. Nhiều nước, lực lượng lao động nông nghiệp chiếm trên 50% như Ấn Độ (60%, 18% of GDP), Bhutan lực lượng lao động nông nghiệp 94%; (GDP chiếm 22.3%, 2006-2007), Nepal lực lượng lao động nông nghiệp 71% (32.12% of GDP) Bên cạnh đó là kinh tế công nghiệp. Dù ngành công nghiệp chưa chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế quốc gia nhưng có một số nước đã xây dựng được những ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn. Ấn Độ hiện đang có những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như công nghệ hạt nhân, vũ trụ, công nghệ quốc phòng. Ở Nam Á, Ấn Độ còn được biết đến như một quốc gia hàng đầu trên thế giới về gia công phần mềm công nghệ thông tin…Tiềm năng của thị trường
  16. công nghệ cao và quyết tâm theo đuổi nền kinh tế hiện đại ở một số nước Nam Á, đang là tâm điểm chạy đua của các cường quốc trên thế giới để có được những đơn đặt hàng từ những nước này. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước Nam Á khá cao. Mức tăng trưởng của Ấn Độ năm 2008 đạt 6,6%, Bangladesh là 6,2%, Sri Lanka là 6%, Maldives là 5,8% Bhutan là 8.5%. Tuy nhiên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước Nam Á còn ở mức thấp. GDP của Bhutan năm 2007 là 3,3 tỷ USD; Bangladesh là 79 tỷ USD, Nepal là 12,69 tỷ USD; Ấn Độ là quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội lớn nhất trong khu vực, nhưng cũng chỉ đạt 1.210 tỷ USD vào năm 2008, thua một bang của Mỹ (bang California là 1.500 tỷ USD vào năm 2006). Dù Nam Á đang là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh trên thế giới nhưng đây cũng là khu vực đông dân số và chất lượng sống thấp, đói nghèo vào hàng cao nhất thế giới. Theo Ngân hàng thế giới thì Nam Á đang chiếm ½ số người nghèo nhất thế giới. 1.1.2.Sơ lược lịch sử hình thành khu vực Nam Á là một trong những khu vực có lịch sử phát triển lâu đời nhất của nhân loại, nơi có một trong bốn nền văn minh cổ đại của phương Đông. Trước kia Nam Á là khu vực chỉ bao gồm quốc gia Ấn Độ cổ đại. Lịch sử vùng đất này vì vậy gắn với những thăng trầm của Ấn Độ. Ấn Độ thời cổ trung đại có nhiều tiểu quốc cùng tồn tại. Các tiểu quốc này luôn tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau. Tình hình đó khiến Ấn Độ luôn trong tình trạng hợp rồi tan, thống nhất rồi chia cắt nhưng xu thế thống nhất luôn được các vương công của các tiểu quốc lớn mạnh đặt ra. Ấn Độ cổ đại từng là đối tượng xâm lược của nhiều thế lực như đế quốc Ba Tư, người Hồi giáo, người Mông Cổ. Vào thế kỷ XV, dưới cái nhìn của các nước phương Tây, Ấn Độ là vùng đất giàu có, vàng bạc, hương liệu, gia vị nhiều vô kể. Sức hấp dẫn của Ấn Độ nói riêng, phương Đông nói chung đã khiến vùng đất này sớm trở thành đối tượng xâm chiếm của các cường quốc phương Tây lúc bấy giờ như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Tuy nhiên, Ấn Độ rộng lớn không dễ để cho các nước thực dân phương Tây biến toàn bộ quốc gia này thành thuộc địa. Trong buổi đầu, các nước thực dân phương Tây chỉ chiếm được một số địa điểm, lập các thương điếm để tiến hành thu mua hương liệu, gia vị và những hàng hóa có giá trị khác với lối buôn bán bất công. Lợi ích to lớn từ vùng đất này đã khiến các nước thực dân phương Tây không từ thủ đoạn nào có thể thu được lợi nhuận. Chúng tiến hành mua chuộc, dụ dỗ và cả bằng biện pháp quân sự để buộc các vương công của các tiểu quốc trên đất nước Ấn Độ lúc bấy giờ thực hiện những điều có lợi cho chúng. Khi lợi ích giữa các nước thực dân phương Tây va chạm với nhau,
  17. chúng không ngần ngại tiến hành các biện pháp quân sự. Trong số các nước thực dân, Anh là kẻ đến sau nhưng tỏ ra mạnh mẽ nhất trong việc đặt ách thống trị lâu dài lên đất nước Ấn Độ. Buổi đầu cũng như nhiều nước thực dân khác, Anh tiến hành cai trị Ấn Độ thông qua Công ty Đông Ấn. Đến thế kỷ XIX, chính quyền Anh bãi bỏ từng bước vị trí độc quyền của công ty này và trực tiếp cai trị Ấn Độ. Giữa thế kỷ này, thực dân Anh đã hình thành bộ máy cai trị Ấn Độ trực thuộc chính phủ Anh. Đứng đầu là một Phó vương với một hội đồng điều hành gồm 5 người. Quyền lập pháp cũng do viên Phó vương này cùng với 12 người trong hội đồng thực thi. Năm 1877, Nữ hoàng Anh Victoria tuyên bố chính thức lên ngôi vua ở Ấn Độ, đánh dấu hoàn thành việc chinh phục Ấn Độ thành thuộc địa Anh. Ngay từ buổi đầu bị xâm lược, nhân dân Ấn Độ đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại thực dân phương Tây nói chung, thực dân Anh nói riêng. Nhưng thực dân Anh một mặt mua chuộc tầng lớp quý tộc Ấn Độ, một mặt thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. Vì vậy, các cuộc đấu tranh này nhanh chóng bị dập tắt. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh đòi độc lập ở đây lên cao. Không muốn mất hết, Anh tiến hành trao trả độc lập nhưng vẫn giữ lại những lợi ích quan trọng ở đây. Năm 1947, đồng thời với việc trao trả độc lập cho vùng đất là thuộc địa của Anh hàng thế kỷ này, trên cơ sở tôn giáo, Anh tách Ấn Độ thành hai quốc gia: Liên bang Ấn Độ thuộc về những người theo Ấn Độ giáo và Pakistan của những người theo Hồi giáo. Trong đó, quốc gia Pakistan tuyên bố độc lập vào năm 1947 gồm hai vùng lãnh thổ không cận kề là Đông Pakistan và Tây Pakistan. Mâu thuẫn từ những vùng đất tranh chấp cận kề hai quốc gia mới, mà ở đó cơ sở phân chia tôn giáo không tạo nên sự rạch ròi đã nảy sinh. Chính sách của thực dân Anh đã nuôi mầm cho sự bất ổn của khu vực vốn từng thống nhất này và là nguyên nhân sâu xa của ít nhất ba cuộc chiến tranh quy mô và nhiều cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Ấn Độ và Pakistan giành được độc lập trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc Chiến tranh lạnh. Các cường quốc luôn lôi kéo các nước nhỏ đứng về phía mình. Mỹ đứng đầu khối các nước tư bản đã thực hiện chính sách bao vây Liên Xô và các nước XHCN. Nam Á lúc bấy giờ nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho toan tính toàn cầu này của Mỹ. Vì vậy, các quốc gia Nam Á, nổi bật là Ấn Độ và Pakistan, luôn được Mỹ tìm cách lôi kéo. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của hai quốc gia này khác nhau. Trong khi Pakistan chủ trương dựa hẳn vào Mỹ để nhận viện trợ quân sự và ủng hộ quốc tế cho những hành động đối đầu với Ấn Độ, thì Ấn Độ chủ trương một chính sách ngoại giao độc lập, có phần nghiêng về Liên Xô khi quốc gia này đứng đầu tổ chức Không liên kết chống lại hành động xâm lược của các nước đế quốc.
  18. Lợi dụng bối cảnh quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp lãnh thổ bằng hành động quân sự không hiệu quả, hai nước đã đi đến đàm phán. Kết quả là những thỏa thuận và hiệp định giữa hai bên đã được ký kết như thỏa thuận Tasken (1966), hiệp định 6 điểm Shimla (1972) có nội dung ngăn chặn một cuộc chiến tranh quy mô mới có thể xảy ra giữa hai nước. Lịch sử cho thấy, mọi biện pháp quân sự không giải quyết được mâu thuẫn, nhất là trong điều kiện hiện nay khi hai nước đã có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, sự phức tạp của những vấn đề tranh chấp dẫn đến các bên không dễ chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào đi đến giải quyết tận gốc vấn đề. Tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn còn đó, nguy cơ chiến tranh xuất phát từ những tranh chấp trên luôn thường trực. Nền hòa bình của khu vực Nam Á hiện thời hầu như được phản ánh trong cơn nóng lạnh của mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan. Mâu thuẫn giữa hai quốc gia nằm ở vị trí địa – chính trị quan trọng này đang được các cường quốc tìm cách can dự nhằm tìm kiếm lợi ích cho mình. Do đó không dễ gì mâu thuẫn này sẽ sớm được giải quyết. 1.2.Những nhân tố tác động đến chiến lược địa – chính trị của Mỹ đối với khu vực Nam Á 1.2.1.Sự trỗi dậy của Nam Á trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của Mỹ 1.2.1.1.Ấn Độ  Sự trỗi dậy sau Chiến tranh lạnh Ấn Độ là một quốc gia có diện tích lớn và số dân đông nhất Nam Á, có lịch sử tồn tại và phát triển lâu dài. Ngày nay người ta biết đến Ấn Độ như một quốc gia hội tụ tất cả những yếu tố hiện đại và lạc hậu, hùng mạnh và yếu kém như: nơi đây đang có nền công nghiệp phần mềm hàng đầu thế giới, và là quê hương của nhiều nhà khoa học danh tiếng trong lĩnh vực hạt nhân, vũ trụ…nhưng cũng là quốc gia có tỉ lệ dân số đói nghèo vào hàng lớn nhất thế giới. Cuộc cải cách kinh tế mà quốc gia này tiến hành cách đây gần 20 năm đã đưa Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế đang lên và được đánh giá là những siêu cường tiềm năng, BRIC. Thực tế đó Ấn Độ có trở thành một thách thức với Mỹ trong khu vực và trên thế giới hay không? Nhận định về khả năng của Ấn Độ, tác giả công trình nghiên cứu Bàn cờ lớn, Zbigniew Brzezinski, cho rằng “Có thể là đánh giá quá cao những khả năng về lâu về dài của Ấn Độ nhưng chắc chắn Ấn Độ là quốc gia hùng mạnh nhất Nam Á, một loại bá chủ khu vực” [2, tr 54]. Những năm Chiến tranh lạnh, Ấn Độ đi theo đường lối ngoại giao tránh bị lôi kéo đứng về bên nào giữa hệ thống các nước XHCN và các nước TBCN. Tuy nhiên chính sách không liên kết mà Ấn Độ theo đuổi có chiều hướng thân thiện với Liên Xô và các nước XHCN hơn. Nhờ vậy, Ấn Độ nhận được nhiều sự ủng hộ từ khối các quốc gia này. Sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ đứng trước nhiều thách thức, trong đó có những thách thức đã tồn tại từ lâu, có những thách thức mới
  19. xuất hiện do bối cảnh quốc tế như: nguy cơ chiến tranh với nước láng giềng Pakistan luôn luôn thường trực, sự yếu kém của nền kinh tế, sự mất đi nguồn viện trợ từ Liên Xô, tình trạng đói nghèo, tăng dân số quá nhanh…Chính các quan chức cấp cao Ấn Độ phải thừa nhận tình trạng đất nước họ là hết sức nguy ngập. Thủ tướng Ấn Độ lúc bấy giờ, Narasimha Rao, nói với báo chí rằng “Ấn Độ đứng trước bờ vực”. Những thách thức đó đã đặt ra cho các nhà cầm quyền Ấn Độ nhiệm vụ phải xem xét lại chiến lược phát triển đất nước. Trên thế giới lúc này có nhiều quốc gia đang đối diện với những khó khăn, đặc biệt là khó khăn từ mô hình phát triển kinh tế không phù hợp. Trước tình hình đó họ đã tiến hành cải cách, cải tổ. Có những quốc gia thành công, có những quốc gia thất bại. Cải cách là đòi hỏi cấp thiết, không thể đảo ngược nếu Ấn Độ muốn thoát khỏi bờ vực của sự đổ vỡ. Bài học từ các quốc gia đang tiến hành cải cách, đổi mới đã cung cấp cho Ấn Độ một lựa chọn phù hợp với thực tế đất nước đông dân cư vào hàng thứ hai thế giới này. Sau gần 20 năm, những chuyển biến tích cực từ cuộc cải cách diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh …đã làm thay đổi đời sống, địa vị của Ấn Độ. Về kinh tế: Năm 1991, Ấn Độ chính thức bước vào con đường cải cách với hai giai đoạn: 1991 – 1999 và 1999 - nay. Cuộc cải cách sâu rộng đã đưa nền kinh tế Ấn Độ chuyển mình theo hướng “chuyển từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp và đóng cửa sang một nền kinh tế thị trường, tự do hóa và mở cửa, […], từng bước hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế”[34, tr 30]. Ấn Độ chủ trương mở cửa, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại quốc gia lớn nhất Nam Á này. Trước cải cách, các nhà đầu tư nước ngoài luôn gặp trở ngại trong khâu cấp phép, sau cải cách những thủ tục cấp phép phiền hà đã bị cắt bỏ. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vốn tới 51% trong nhiều lĩnh vực, có lĩnh vực kinh tế Ấn Độ cho phép vốn đầu tư nước ngoài là 100% như ngành điện, các dự án xuất khẩu… Đáng kể là với nỗ lực của M. Singh (lúc này là Bộ trưởng Bộ tài chính, trợ thủ đắc lực của Thủ tướng N. Rao) chỉ trong 5 năm, dưới sự cầm quyền của đảng Quốc Đại (1991-1996) cuộc cải cách đã mang lại kết quả rõ rệt. Ông đã khôi phục lại dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ từ chưa đầy 1 tỷ USD lên mức 18 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài hối hả đầu tư vào Ấn Độ kể cả Coca Cola và IBM đã một thời bị trục xuất. Trong vòng 5 năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ tăng gấp 11 lần, từ 0,15 tỷ USD lên 1,7 tỷ USD. Chứng khoán cũng là lĩnh vực tiến hành cải cách nhằm tạo ra sự gắn bó, liên kết chặt chẽ với cuộc cải cách tài chính, ngân hàng, tiền tệ. Thị trường chứng khoán Ấn Độ từ thập niên 90 đã được xếp vào số 8 thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới, nổi bật nhất là thị trường chứng khoán Bombay. Năm 1993 đã có trên 6500 công ty đăng ký hoạt động tại thị trường này. Năm
  20. 1994, đã đạt mức giá trị 142 tỷ USD. Thập niên này Ấn Độ có 32 sở giao dịch chứng khoán với khoảng 20 triệu nhà đầu tư [34, tr 44]. Đến 1994 đã có 20 công ty nước ngoài đăng ký hoạt động tại Ấn Độ với giá trị khoảng 2,5 tỷ USD. Thị trường chứng khoán Ấn Độ hoạt động hiệu quả, có sức thu hút các nhà đầu tư đã khiến Ấn Độ huy động được lượng lớn vốn từ trong dân phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đang diễn ra lúc bấy giờ. Cải cách kinh tế của Ấn Độ đã thúc đẩy nền công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp phần mềm đầy tiềm năng. Đây được coi là ngọn cờ đầu trong ngành công nghiệp Ấn Độ, đóng góp ngân sách lớn cho quốc gia và tạo nên danh tiếng Ấn Độ trên thị trường thế giới. Trong 10 năm sau cải cách, ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ tăng đều đặn 10% năm [34, tr 58]. Xuất khẩu phần mềm tăng bình quân 50% năm; hiện nay khoảng 65% nhu cầu phần mềm của Mỹ là do Ấn Độ hoặc người Ấn Độ nói chung cung cấp. Các sản phẩm tin học của Ấn Độ chiếm 30% thị trường thế giới và trở thành nước có phần mềm máy tính lớn thứ hai thế giới sau Mỹ [23, tr 278-279]. Tiềm năng ngành công nghiệp phần mềm của Ấn Độ là rất lớn. Ấn Độ đang sở hữu đội ngũ lao động kỹ thuật cao được đào tạo trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng trong nước, họ thông thạo tiếng Anh, giỏi toán học. Ngành công nghiệp này được chính phủ quan tâm thông qua các chính sách ưu tiên về cơ sở vật chất. Khu công nghệ cao Bangalore được ví như thung lũng Silicon nổi tiếng thế giới của Mỹ. Tại đây, những hoạt động nghiên cứu, sản xuất công nghệ hàng đầu thế giới đang được tiến hành. Nhờ vậy, những sản phẩm phần mềm Ấn Độ được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới (như đã đề cập ở trên), đưa xuất khẩu phần mềm nhanh chóng trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Nhìn chung cuộc cải cách đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế. Tính đến năm 2006, GDP của Ấn Độ đã đạt 700 tỷ USD, kinh tế tăng trưởng liên tục trong 10 năm ở mức bình quân là 7% năm. Dự báo trong tương lai không xa con số này sẽ là 10% năm. Ngoại tệ dự trữ Ấn Độ đạt con số 170 tỷ USD. Đáng chú ý là tăng trưởng kinh tế Ấn Độ đang theo chiều sâu, tức là giá trị tăng trưởng có được do tăng sản lượng chứ không phải tăng vốn đầu tư hay nhân lực lao động (con số này đạt 30 – 40%). [29, tr 90] Cuộc cải cách khởi đầu từ 1991 cũng đã tạo điều kiện cho Ấn Độ tham gia vào lĩnh vực hàng không vũ trụ. Ngày 21/3/1996, Ấn Độ phóng thành công Tàu phóng vệ tinh địa cực PSLV mang theo một vệ tinh quan sát trái đất IRS-P3. Hai năm sau, năm 1998, Ấn Độ lại phóng thành công vệ tinh địa tĩnh nặng 2,5 tấn bằng tên lửa của mình [34, tr 78]. Thành công này đã khẳng định khả năng của Ấn Độ trong lĩnh vực vũ trụ, đồng thời mở ra khả năng bước vào thị trường dịch vụ phóng vệ tinh toàn cầu mà lâu nay chỉ có Nga, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc thực hiện được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2