intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn hoạt động của Văn Phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

24
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn hoạt động của Văn Phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về công chứng, phân tích những thuận lợi và khó khăn, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện pháp luật công chứng của Văn phòng công chứng, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của các Văn Phòng công chứng trên địa bàn TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn hoạt động của Văn Phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM HỒNG DŨNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM HỒNG DŨNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH : LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ : 8380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TIẾN SĨ. TRẦN QUYẾT THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN ! Đề án "Thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn hoạt động của Văn Phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh" là sản phẩm nghiên cứu cá nhân của tôi trong quá trình thực hiện đề án được Học Viện Hành Chính Quốc Gia giao cho tôi. Các dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong đề án này đã được tôi tự tiến hành tìm hiểu, thu thập và phân tích một cách khách quan và trung thực. Tất cả thông tin được sử dụng trong đề án đều có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào khác. Tôi cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của Học Viện Hành Chính Quốc Gia trong trường hợp có sự không trung thực trong việc sử dụng thông tin trong công trình nghiên cứu của tôi.
  4. ii LỜI CẢM ƠN ! Để hoàn thành được đề án này trước hết Học viên xin gửi đến Ban Giám đốc, quý Thầy, Cô trong khoa nhà nước và pháp luật, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học - Học viện hành chính Quốc gia lời cảm ơn chân thành..! Đặc biệt, Học viên xin gởi đến thầy Tiến sĩ Trần Quyết Thắng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ Học viên hoàn thành đề án này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Học viên xin chân thành cảm ơn Trưởng các Văn phòng công chứng, Công chứng viên và các chuyên gia công chứng, quý khách hàng sử dụng dịch vụ công chứng, các đồng nghiệp…, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Học viên được tìm hiểu thực tiễn, được ghi nhận những ý kiến từ các Chuyên gia công chứng, ý kiến đóng góp từ những khách hàng sử dụng dịch vụ công chứng tại TP.HCM đã hổ trợ, giúp đỡ Học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Đề án. Qua công việc này, Học viên đã thu được nhiều kiến thức mới và hữu ích về lĩnh vực pháp lý, giúp cải thiện kỹ năng và kiến thức cho công việc tương lai của bản thân. Vì kiến thức cá nhân của Học viên về lĩnh vực này còn hạn chế, trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề án, không tránh khỏi những sai sót. Học viên rất trân trọng và mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ Thầy, Cô và Hội đồng xét duyệt đề án để cải thiện và hoàn thiện công trình nghiên cứu này.. Xin chân thành cảm ơn.!
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ, cụm từ Viết tắt 1 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM 2 CSDL CSDL 3 Liên minh công chứng quốc tế UINL 4 Chứng minh nhân dân CMND 5 Căn cước công dân CCCD
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ! .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ! ...............................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án .................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ..................................................................... 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ........................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 7 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn .............................................................. 7 7. Kết cấu đề án. .............................................................................................................. 7 NỘI DUNG...................................................................................................................... 8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG CỦA CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ................................. 8 1.1. Pháp luật về công chứng........................................................................................... 8 1.2. Thực hiện pháp luật về công chứng của Văn phòng công chứng .......................... 13 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về công chứng: ................................ 15 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 18 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG CỦA VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................... 19 2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về công chứng, từ thực tiễn hoạt động của Văn Phòng công chứng tại TP.HCM .................................................................................... 19 2.2. Đánh giá thực hiện pháp luật về công chứng qua hoạt động của Văn phòng công chứng trên địa bàn TP.HCM.......................................................................................... 25 2.2.1. Những kết quả đạt được. ..................................................................................... 25 2.2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được .......................................................... 31 2.2.3. Hạn chế trong thực hiện luật công chứng ở các Văn phòng công chứng tại TP.HCM ........................................................................................................................ 40 2.2.4. Nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện pháp luật công chứng ở các Văn phòng công chứng tại TP.HCM ..................................................................................... 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 47
  7. v Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ................................... 49 3.1. Giải pháp chung ...................................................................................................... 49 3.2. Giải pháp cụ thể và lộ trình thực hiện đề án ........................................................... 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 58 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1 Phụ lục 1: Danh sách các Tổ chức hành nghề công chứng tại TP.HCM (đến ngày 31/5/2023). Nguồn: Sở Tư Pháp TP.HCM ...................................................................... 1 Phụ lục 2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ..................................................................... 16
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Hoạt động công chứng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực thừa kế, quyền sở hữu và thực hiện các giao dịch tài chính. Ngoài ra, hoạt động công chứng còn giúp tạo ra sự minh bạch và công bằng trong các giao dịch, giúp đảm bảo tính chính xác của thông tin được cung cấp trong các tài liệu công chứng. Trên địa bàn TP.HCM hoạt động công chứng tư nhân chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, việc quản lý và kiểm soát hoạt động này vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc đảm bảo tính chuyên nghiệp, đúng quy trình và chất lượng của hoạt động công chứng. Do đó, việc nghiên cứu thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn Văn Phòng công chứng tại TP.HCM là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của hoạt động công chứng trên địa bàn này. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện pháp luật trong hoạt động công chứng tư nhân không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Các vấn đề thường gặp như thiếu kiểm soát, giám sát, thiếu thông tin về pháp luật, thiếu sự chuyên nghiệp của nhân viên công chứng,...đều gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động công chứng. Do đó, nghiên cứu về việc thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn Văn Phòng công chứng tại TP.HCM là rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác, minh bạch và an toàn của các giao dịch được công chứng trên địa bàn này. Nghiên cứu sẽ phân tích tình hình và thực trạng hoạt động công chứng tư nhân trên địa bàn TP.HCM, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này. Tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng và đánh giá mức độ thực hiện của các đơn vị công chứng tư nhân trên địa bàn thành phố. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả thực hiện pháp luật trong hoạt động công chứng tư nhân, bao gồm cả những giải pháp về chính sách và quy định, lẫn giải pháp về tăng cường năng lực và chuyên môn của các đơn vị công chứng tư nhân. Do đó tác giả chọn đề án " Thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn hoạt động của Văn Phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh " để từ đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
  9. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Nhóm các công trình nghiên cứu khoa học thực hiện pháp luật về công chứng: Nguyễn Thanh Hà (2014) trong luận văn của mình trình bày về việc thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tác giả đề cập đến quy trình thực hiện công chứng và các yêu cầu về trình tự, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ cần thiết trong quá trình công chứng. Bên cạnh đó, bài báo cũng đề cập đến các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Công chứng viên và việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động công chứng. Ngoài việc phân tích cách thức thực hiện pháp luật công chứng ở Hà Nội và các quy định cần tuân thủ trong quá trình công chứng, tác giả còn đề cập đến vấn đề vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, như việc giả mạo tài liệu hoặc thông tin, hoặc việc không tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng. Tác giả kết luận rằng, việc thực hiện pháp luật trong hoạt động công chứng trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần được nâng cao và thực hiện chặt chẽ hơn, với sự quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo nguồn nhân lực công chứng và cải thiện chất lượng công tác kiểm tra, giám sát [19]. Trần Thị Thúy Hường (2020) trong luận văn thạc sĩ của mình đã tập trung nghiên cứu về pháp luật công chứng và thực tiễn qua việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả trình bày về khái niệm và vai trò của công chứng, đánh giá quy trình công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả cũng đưa ra những đánh giá về tình trạng thực tiễn của hoạt động công chứng tại địa phương. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích và đánh giá những quy định pháp luật liên quan đến công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đồng thời đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của hoạt động công chứng. [29]. Trong luận văn thạc sĩ của mình, Nguyễn Thu Hương (2018) tập trung nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật về chứng thực trong thực tiễn tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như hoạt động của các tổ chức công chứng, quản lý và giám sát công chứng của các cơ quan nhà nước, cũng như các vấn đề về chứng thực văn bản và hiệu lực pháp lý của các văn bản được
  10. 3 chứng thực. Tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, cải thiện quản lý và giám sát công chứng của các cơ quan nhà nước, đồng thời đảm bảo hiệu lực pháp lý của các văn bản được chứng thực [21]. Trong bài báo của mình, Trần Việt Dũng (2022) đã đề cập đến các quy định pháp luật hiện hành về chứng thực và những hạn chế của chúng trong thực tiễn. Tác giả chỉ ra rằng, dù đã có sự hoàn thiện trong việc quy định pháp luật về chứng thực, nhưng vẫn còn một số hạn chế cần được giải quyết. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về chứng thực nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động chứng thực trên thực địa - Nhóm các công trình nghiên cứu khoa học về hoạt động công chứng: Trong luận văn thạc sĩ của mình, Trần Trung Kiên (2017) nghiên cứu về những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tác giả nhận định rằng công tác quản lý Nhà nước về công chứng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp và chất lượng của các giao dịch pháp lý. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, công tác quản lý này vẫn còn nhiều trục trặc và hạn chế, đặc biệt là về tình trạng thực hiện pháp luật, chất lượng và hiệu quả của quản lý công chứng, tác động của các yếu tố bên ngoài và tình trạng tinh giản biên chế. Tác giả kết luận rằng để công tác quản lý Nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt được chất lượng và hiệu quả cao, cần phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến công chứng, tăng cường giám sát và kiểm soát chặt chẽ trong quản lý công chứng, đồng thời nâng cao năng lực và chuyên môn của cán bộ công chứng [30] Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Ánh Nguyệt (2020) đã nghiên cứu về bảo vệ các quyền dân sự trong hoạt động công chứng ở Việt Nam hiện nay. Các quyền dân sự được tập trung nghiên cứu bao gồm quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền hôn nhân gia đình, quyền tài sản và quyền con cái. Nghiên cứu đánh giá những hạn chế và thách thức trong việc bảo vệ các quyền dân sự này, đồng thời đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động công chứng, góp phần đảm bảo quyền lợi của người dân [33].
  11. 4 Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Mai Trang (2021) tập trung vào việc nghiên cứu về thực trạng và giải pháp xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu đưa ra một số vấn đề chính như: các chính sách và quy định liên quan đến xã hội hóa công chứng, tình hình thực tiễn hoạt động của các đơn vị công chứng, mức độ chấp hành quy định pháp luật về xã hội hóa công chứng, tầm quan trọng của xã hội hóa công chứng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng. Nghiên cứu kết luận rằng việc xã hội hóa công chứng là cần thiết và quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức tham gia trong các giao dịch pháp lý. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần có sự thay đổi trong các quy định pháp luật, tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của người làm công chứng, đồng thời tăng cường giám sát và kiểm tra chất lượng hoạt động công chứng [23]. Bài báo của Nguyễn Thảo (2013) đề cập đến việc xã hội hóa hoạt động công chứng tại Việt Nam, nêu bật những kết quả đã đạt được từ việc xã hội hóa, đồng thời cũng chỉ ra một số vướng mắc và tồn tại trong quá trình này. Cụ thể, bài báo tập trung vào việc phân tích tác động của xã hội hóa lên hoạt động công chứng, như tăng cường tính minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quyền lợi của khách hàng. Tuy nhiên, bài báo cũng đề cập đến những vấn đề còn tồn tại như sự chưa đồng đều trong việc triển khai xã hội hóa, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức công chứng, và vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của một số cá nhân trong ngành công chứng [20]. Bài báo "Xã hội hóa công chứng nhằm đảm bảo cho hoạt động công chứng ổn định và phát triển" của Đặng Văn Dinh và Võ Xuân Cường nói về tình trạng xã hội hóa công chứng hiện nay, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công chứng. Cụ thể, bài báo đề cập đến việc cần hoàn thiện quy định về "Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng" nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng. Bên cạnh đó, bài báo còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực phục vụ khách hàng của các nhân viên công chứng [9].
  12. 5 Lê Hiền (2020) trong bài báo của mình đã làm rõ vấn đề xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ công sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công, tiết kiệm chi phí cho nhà nước và tạo điều kiện cho các tổ chức phi nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công [14]. Tác giả Bạch Dương (2022) trong bài báo của mình đã trình bày về chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng tại Việt Nam, cũng như những hiệu quả tích cực mà chủ trương này mang lại. Theo tác giả, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng giúp cải thiện chất lượng dịch vụ công chứng, nâng cao năng lực của các đơn vị công chứng và nâng cao vai trò của công chứng trong giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng còn đóng vai trò quan trọng trong tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và tăng tính cạnh tranh cho các đơn vị công chứng. Tuy nhiên, tác giả cũng đề cập đến những thách thức cần được giải quyết trong quá trình thực hiện chủ trương này, bao gồm cải tiến quy trình, đào tạo nhân lực và nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị công chứng [1]. Các nghiên cứu về thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn hoạt động của Văn Phòng công chứng tại TP.HCM đã đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công chứng, như tăng cường đạo đức nghề nghiệp cho các Công chứng viên, cải thiện hệ thống quản lý và giám sát hoạt động công chứng, tăng cường cơ chế phòng ngừa và xử lý vi phạm của các Công chứng viên. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra các giải pháp để tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng liên quan, như cơ quan công an, tòa án và các cơ quan quản lý hoạt động công chứng để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng. Các nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan có thêm thông tin về tình hình hoạt động công chứng trên địa bàn, qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong hoạt động công chứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế trong việc thực hiện pháp luật trong hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thiếu sự hợp tác giữa các đơn vị có liên quan , thiếu nguồn lực để thực hiện, sự chậm trễ trong việc thực hiện hiện pháp luật trong hoạt động công chứng.
  13. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án - Đối tượng nghiên cứu đề án Đối tượng nghiên cứu của đề án là thực hiện pháp luật về công chứng của Văn Phòng công chứng trên địa bàn TP.HCM - Phạm vi nghiên cứu đề án Về phạm vi khảo sát. Đề án khảo sát các Công chứng viên, khách hàng sử dụng dịch vụ công chứng trên địa bàn TP.HCM. Về phạm vi không gian. Đề án nghiên cứu các hoạt động thực hiện pháp luật về công chứng như ký kết, chứng thực các giấy tờ, tư vấn và giải quyết tranh chấp liên quan đến công chứng trên địa bàn TP.HCM. Về phạm vi thời gian. Đề án nghiên cứu hoạt động thực hiện pháp luật về công chứng từ năm 2018 đến nay 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án - Mục tiêu đề án Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về công chứng, phân tích những thuận lợi và khó khăn, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện pháp luật công chứng của Văn phòng công chứng, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của các Văn Phòng công chứng trên địa bàn TP.HCM. - Nhiệm vụ của đề án Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về công chứng Phân tích những thuận lợi, khó khăn, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện pháp luật về công chứng của Văn phòng công chứng trên địa bàn TP.HCM Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong hoạt động công chứng trên địa bàn TP.HCM, bao gồm cả giải pháp pháp lý, chính sách và giải pháp thực tiễn. Kiến nghị các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong hoạt động công chứng trên địa bàn TP.HCM. Kết quả của đề án sẽ giúp cải thiện hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Công
  14. 7 chứng, đồng thời giúp người dân tham gia giao dịch an tâm, an toàn góp phần phát triển xã hội. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp phân tích tài liệu nghiên cứu, đề án tập trung vào phỏng vấn các chuyên gia công chứng, người làm công chứng, cán bộ Văn Phòng công chứng và khách hàng đã sử dụng dịch vụ công chứng tại TP.HCM để thu thập thông tin chi tiết và cá nhân hóa, hiểu rõ hơn về quy trình và thực tiễn công chứng tại địa phương này. Phương pháp tiếp cận các Văn Phòng công chứng tại TP.HCM và tham gia quá trình thực hiện công chứng, môi trường làm việc, cũng như tương tác giữa người làm công chứng và khách hàng. Ngoài ra, đề án còn áp dụng phương pháp quan sát hồ sơ công chứng, biểu mẫu và giấy tờ liên quan để hiểu cụ thể về các yêu cầu và quy trình công chứng tại TP.HCM. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của các Văn Phòng công chứng trên địa bàn TP.HCM sẽ giúp cho việc công chứng trở nên hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đồng thời, giúp cho các cơ quan chức năng có thể kiểm soát và quản lý tốt hơn hoạt động công chứng, từ đó giảm thiểu các vi phạm trong quá trình công chứng và nâng cao độ tin cậy của các chứng thực được công chứng. 7. Kết cấu đề án. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần nội dung chính của đề án bao gồm 03 chương : Chương 1 : Một số vấn đề lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về công chứng của các Văn phòng công chứng. Chương 2 : Thực trạng thực hiện pháp luật về công chứng của Văn phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3 : Giải pháp và lộ trình thực hiện đề án.
  15. 8 NỘI DUNG Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG CỦA CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG 1.1. Pháp luật về công chứng  Công chứng viên: Công chứng viên là người được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, được đào tạo kiến thức pháp luật, có trình độ chuyên môn về pháp luật, được cấp giấy phép hành nghề công chứng và thực hiện hành vi công chứng theo quy định của pháp luật , chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người yêu cầu công chứng và văn bản công chứng do mình chứng nhận[28]. Công chứng viên là ngạch công chức ngành tư pháp. Công chứng viên làm việc trong cơ quan công chứng nhà nước có nhiệm vụ công chứng [14]. Trong quá trình đăng ký trở thành Công chứng viên, thì thực hiện việc xác định đạt những yêu cầu quan trọng sau đây, theo quy định [28]: Quốc tịch và nơi cư trú: Đối tượng đăng ký cần phải là công dân Việt Nam, đang thường trú tại lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và luật pháp quốc gia, cùng với đạo đức đúng đắn. Bằng cử nhân luật: Đã hoàn thành khóa học và đạt bằng cử nhân luật từ các trường đào tạo phù hợp. Kinh nghiệm làm việc: Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật tại các cơ quan hoặc tổ chức sau khi đã nhận được bằng cử nhân luật. Được đào tạo hoặc được bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định, phải tập sự tại tổ chức hành nghề công chứng trước khi trải qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng: Đáp ứng yêu cầu và vượt qua kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Sức khỏe: Đảm bảo có sức khỏe đủ để hành nghề công chứng [28]. Các trường hợp được miễn khỏi việc tham gia khóa đào tạo nghề công chứng bao gồm [14]: Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên đã có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật; Giáo sư; Phó giáo sư; Tiến sĩ luật. Ngoài ra còn có thẩm tra viên cao cấp ngành toà án; Kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; Chuyên viên cao cấp; Nghiên cứu viên cao cấp; Giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; Luật sư đã có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong việc hành nghề.
  16. 9 Quyền của Công chứng viên: Công chứng viên có những quyền lợi sau đây: Trước tiên, họ được phép tham gia vào các tổ chức xã hội và nghề nghiệp liên quan đến công chứng. Tiếp theo, họ có quyền tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm do Bộ Tư pháp tổ chức. Ngoài ra, Công chứng viên được hưởng lợi từ việc tham gia vào các hoạt động khoa học và giáo dục nhằm phổ biến pháp luật liên quan đến công việc công chứng. Các quyền và tiện ích khác của Công chứng viên, bao gồm mức lương, các phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cùng với các quy định, chế độ, và chính sách khác, đều được thiết lập và tuân thủ theo quy định của luật pháp hiện hành. Một điều quan trọng khác là Công chứng viên được tôn trọng về uy tín và danh dự của mình. Họ cũng nhận được sự bảo vệ từ Nhà nước khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm trong quá trình thực hiện công việc công chứng [14]. Nghĩa vụ của Công chứng viên: Đầu tiên, họ phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của quốc gia, điều này là cơ sở vững chắc cho hoạt động công chứng của họ. Tiếp theo, Công chứng viên cần chấp hành quy chế hoạt động công chứng, đảm bảo tuân thủ quy định và quy trình chính thức trong việc thực hiện hành vi công chứng. Ngoài ra, họ phải tuân thủ quy tắc ứng xử nghề nghiệp dành riêng cho Công chứng viên, đảm bảo hành vi làm việc chuyên nghiệp và đúng mực. Công chứng viên có trách nhiệm thực hiện hành vi công chứng khi được yêu cầu từ người yêu cầu, trừ khi có quy định luật không cho phép. Công chứng viên cũng cần tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm do Bộ Tư pháp tổ chức, để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Bảo mật thông tin liên quan đến văn bản công chứng cũng là một yêu cầu quan trọng, trừ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Cuối cùng, nếu Công chứng viên gây ra lỗi trong quá trình hành nghề công chứng, họ cần chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và các bên liên quan để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong công việc của mình [14]. Như vậy, Công chứng viên đóng một vai trò quan trọng trong việc xác thực và chứng minh tính chính xác của các tài liệu pháp lý và giao dịch tại Việt Nam. Họ là những chuyên gia về pháp luật, được cử đến và bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nhằm đảm bảo tính đáng tin cậy và chuyên nghiệp trong việc công chứng các văn bản. Để trở thành một Công chứng viên, yêu cầu phải đáp ứng nhiều điều kiện chặt
  17. 10 chẽ. Trình độ chuyên môn về pháp luật là một trong những yêu cầu quan trọng nhất. Công chứng viên cần có kiến thức sâu sắc về các quy định pháp luật và quy trình công chứng. Điều này bao gồm hiểu biết về lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, và các lĩnh vực khác liên quan đến việc công chứng tài liệu và hợp đồng. Ngoài ra, để thực hiện hành vi công chứng, Công chứng viên cần được cấp giấy phép hành nghề công chứng từ cơ quan có thẩm quyền. Giấy phép này xác nhận rằng Công chứng viên đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn và yêu cầu chuyên môn để thực hiện công việc một cách chính xác và đáng tin cậy. Việc cấp giấy phép hành nghề cũng đảm bảo rằng Công chứng viên hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Công chứng viên không chỉ đơn thuần thực hiện việc xác thực các tài liệu mà còn có trách nhiệm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình công chứng. Họ phải xác định rõ danh tính của các bên liên quan và đảm bảo rằng các bên hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của văn bản mà họ đang ký kết. Như vậy, Công chứng viên là những chuyên gia về pháp luật có trách nhiệm thực hiện hành vi công chứng theo quy định của pháp luật. Được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp và có trình độ chuyên môn vững về lĩnh vực pháp luật, Công chứng viên đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và công bằng trong quá trình xác thực và công chứng các tài liệu và giao dịch tại Việt Nam.  Tổ chức hành nghề công chứng: Tổ chức hành nghề công chứng là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công chứng và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng [28].Theo Luật Công chứng số 33/2014/QH13, tổ chức hành nghề công chứng cần đáp ứng một số tiêu chí và điều kiện quan trọng để được hoạt động. Trước tiên, tổ chức này phải có giấy phép hành nghề công chứng, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy trình rõ ràng và nghiêm ngặt. Giấy phép này chứng nhận sự đáp ứng đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn về chất lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo rằng tổ chức có khả năng thực hiện công việc công chứng một cách chính xác và đáng tin cậy. Thứ hai, tổ chức hành nghề công chứng cần có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực pháp luật, công chứng và các lĩnh
  18. 11 vực liên quan. Những nhân viên này phải được đào tạo đúng quy trình, nắm vững các quy định pháp luật và quy trình công chứng, để đảm bảo quá trình công chứng diễn ra một cách chính xác, minh bạch và đáng tin cậy. Tổ chức hành nghề công chứng cũng cần trang bị đầy đủ các công cụ, thiết bị và hệ thống công nghệ hiện đại để hỗ trợ quá trình công chứng và ghi chép tài liệu. Việc sử dụng công nghệ thông tin và hệ thống mạng có hiệu suất cao sẽ giúp nâng cao tính chính xác và hiệu quả của quá trình công chứng, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và quản lý thông tin tốt hơn. Ngoài việc cung cấp dịch vụ công chứng cho người yêu cầu, tổ chức hành nghề công chứng cũng có thể thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng, được pháp luật cho phép. Điều này đảm bảo rằng tổ chức hành nghề công chứng đóng góp vào việc tăng cường tính minh bạch, công bằng và tuân thủ pháp luật trong việc xử lý các giao dịch và vấn đề pháp lý. Hệ thống tổ chức thực hiện công việc công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn Phòng công chứng. Phòng công chứng là một đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Tư pháp, được trang bị trụ sở riêng, dấu ấn riêng, và tài khoản tài chính riêng biệt. Sự thành lập của Phòng công chứng được quyết định thông qua quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [14]. Phòng công chứng hoạt động dưới sự quản lý của hai hoặc nhiều Công chứng viên, trong đó có một Công chứng viên được bổ nhiệm làm trưởng phòng [30]. Về phía Văn Phòng công chứng, đây là một tổ chức pháp nhân được thành lập theo quy định của Luật Công chứng và phải tuân thủ Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Văn Phòng công chứng phải có ít nhất hai hoặc nhiều Công chứng viên hợp danh để được thành lập và hoạt động [30]. Cả Phòng công chứng và Văn Phòng công chứng đều có tính chất hoạt động giống nhau là đều thực hiện công chứng, bao gồm: chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc các bên yêu cầu; xác nhận bản sao, bản dịch; xác nhận sự sống, sự tồn tại của người; xác nhận danh tính, tình trạng hôn nhân của người; xác nhận di sản; xác nhận diễn biến thời gian; xác nhận các sự kiện có liên quan đến quyền và nghĩa vụ dân sự.
  19. 12  Văn bản công chứng: Văn bản công chứng là tài liệu được soạn thảo bởi Công chứng viên hoặc người yêu cầu công chứng, và được Công chứng viên xác nhận tính pháp lý theo quy định của pháp luật [35]. Loại văn bản này được coi là quan trọng và có giá trị pháp lý cao, được thực hiện hoặc xác nhận về tính pháp lý bởi Công chứng viên, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong thực tế, văn bản công chứng thường được sử dụng để xác thực thông tin, chứng minh quyền lợi, và bảo đảm tính hợp pháp và đáng tin cậy của các giao dịch và hợp đồng. Quá trình soạn thảo văn bản công chứng đòi hỏi sự cẩn trọng và kiến thức sâu sắc về pháp luật từ Công chứng viên. Họ phải đảm bảo rằng nội dung của văn bản phải tuân thủ đúng quy định pháp luật và các quy chuẩn chung của ngành công chứng. Đối với các văn bản do người yêu cầu công chứng tự soạn thảo, Công chứng viên phải xác minh và kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp lệ của các thông tin trước khi tiến hành công chứng. Quá trình này bao gồm việc đối chiếu các thông tin trong văn bản với các tài liệu và giấy tờ hợp lệ, cũng như kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các yêu cầu và thông tin quan trọng khác. Sau khi hoàn tất quá trình soạn thảo hoặc xác minh, Công chứng viên tiến hành công chứng văn bản bằng cách ghi nhận đầy đủ các thông tin quan trọng về bên yêu cầu công chứng, nội dung của văn bản, thời gian và địa điểm công chứng. Việc công chứng này chính là sự xác nhận và khẳng định tính pháp lý của văn bản, đảm bảo rằng nó có giá trị và hiệu lực pháp lý. Văn bản công chứng sau khi được Công chứng viên xác nhận sẽ trở thành một tài liệu có giá trị chứng cứ trong các thương thảo, tranh chấp pháp lý và các hoạt động liên quan khác. Văn bản công chứng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như giao dịch bất động sản, hợp đồng kinh doanh, di chúc, quyền thừa kế, hợp đồng lao động và các vấn đề pháp lý cá nhân khác. Điều này đánh dấu vai trò quan trọng và không thể thiếu của Công chứng viên trong bảo đảm sự minh bạch, chính xác và đáng tin cậy của các giao dịch và thông tin pháp lý trong xã hội. 1.2. Thực hiện pháp luật về công chứng của Văn phòng công chứng Pháp luật trong lĩnh vực hoạt động công chứng đề cập đến việc thực hiện các quy định được áp dụng cho Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và các
  20. 13 thủ tục liên quan. Việc này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi và đáng tin cậy cho các giao dịch dân sự, thương mại và kinh doanh. Đây cũng đóng góp tích cực vào quá trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp [14]. - Thực hiện các quy định của pháp luật về các hoạt động liên quan đến Công chứng viên: Công chứng viên không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng, như: xác nhận sai sự thật, xác nhận cho người không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, xác nhận cho người không có quyền hạn, xác nhận cho người có lợi ích trái pháp luật, xác nhận cho người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ gia đình với mình, xác nhận cho người đã từng bị kỷ luật về nghề nghiệp công chứng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi dụng hoạt động công chứng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động công chứng, như: trung thực, khách quan, bảo mật, tôn trọng quyền tự do của người yêu cầu công chứng, không được can thiệp vào nội dung của giao dịch dân sự mà người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận. Tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động công chứng, như trung thực, khách quan, bảo mật, tôn trọng quyền tự do của người yêu cầu công chứng và không can thiệp vào nội dung của giao dịch, hợp đồng [28]. Không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng, như xác nhận sai sự thật, xác nhận cho người không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, xác nhận cho người không có quyền hạn, xác nhận cho người có lợi ích trái pháp luật, xác nhận cho người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ gia đình với mình, xác nhận cho người đã từng bị kỷ luật về nghề nghiệp công chứng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi dụng hoạt động công chứng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật [28]. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc xác nhận sai sự thật gây ra cho người yêu cầu công chứng hoặc người có quyền lợi liên quan [28]. - Thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2