intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở phân tích một số quy định pháp luật hiện hành về VTHK bằng đường bộ, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật quy định về điều kiện, tổ chức quản lý hoạt động vận tải, thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, bảo đảm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................/.............. ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU ĐOAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................/.............. ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU ĐOAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƢƠNG THANH CƢỜNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung được trình bày trong Luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lương Thanh Cường. Số liệu và kết quả nêu trong trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố hoặc sử dụng ở các công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2018 Học viên Nguyễn Hữu Đoan
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Học viện hành chính Quốc gia đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện cũng như quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương. Đặc biệt, là sự hướng dẫn khoa học tận tâm, tận tình của PGS.TS Lương Thanh Cường để tôi hoàn thành Luận văn này. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và các anh chị em đồng nghiệp tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi và các Sở Giao thông vận tải trong khu vực miền Trung, các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên chắc chắn Luận văn sẽ còn có nhiều khiếm khuyết, kính mong quý Thầy, Cô giáo đóng góp ý kiến để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn và ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2018 Học viên Nguyễn Hữu Đoan
  5. 5 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH ..............9 1.1. Khái quát về pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định ................................................................................................................ 9 1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định .................................................... 13 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định ....................................................................... 23 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH Ở QUẢNG NGÃI ......................................................... 32 2.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi........................ 32 2.2. Khái quát tình hình thực hiện các quy định pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .... 45 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật hiện hành vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ............... 67 Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI................. 77 3.1. Định hướng bảo đảm thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi ...................... 77 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng theo tuyến cố định từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi ................................................ 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107
  6. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ ATGT An toàn giao thông BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CSGT Cảnh sát giao thông DN Doanh nghiệp ĐBVN Đường bộ Việt Nam GTVT Giao thông vận tải GTĐB Giao thông đường bộ GPKDVT Giấy phép kinh doanh vận tải GPLX Giấy phép lái xe HĐND Hội đồng nhân dân HTGT Hạ tầng giao thông HTX Hợp tác xã HTGTĐB Hạ tầng giao thông đường bộ KDVT Kinh doanh vận tải KDVTHK Kinh doanh vận tải hành khách KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông KTTT Kinh tế thị trường TBGSHT Thiết bị giám sát hành trình TNGT Tai nạn giao thông TTATGT Trật tự an toàn giao thông TTGTVT Thanh tra giao thông vận tải UBND Ủy ban nhân dân VTHKĐB Vận tải hành khách đường bộ VTĐB Vận tải đường bộ VTHKCC Vận tải hành khách công cộng XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Hiện trạng xe ô tô KDVT một số tỉnh trong khu vực ................ 36 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đảm nhận vận tải các loại hình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................................. 37 Biểu đồ 2.3: Tổng hợp hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ..... 41 Biểu đồ 2.4: Hiện trạng bến xe khách một số tỉnh khu vực ............................ 42 Biểu đồ 2.5: So sánh số lượng GPKDVT của các tỉnh trong khu vực............ 47 Biểu đồ 2.6: Hiện trạng so sánh tuyến VTHK các tỉnh .................................. 52
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu đi lại của con người giữa các vùng miền trong cả nước cũng tăng lên nhanh chóng. Chất lượng cuộc sống được nâng lên khiến con người đòi hỏi chất lượng dịch vụ vận tải cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, nhanh chóng, thuận lợi, văn minh lịch sự. Hiện nay, ở nước ta, vận tải đường bộ đảm nhận trên 90% tổng khối lượng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, hoạt động vận tải đường bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Kể từ khi nhà nước chủ trương xã hội hóa lĩnh vực VTHKĐB, lực lượng vận tải được mở rộng cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia như: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, phương tiện kinh doanh vận tải gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Cùng với sự phát triển của lực lượng vận tải, công tác thực hiện pháp luật về VTĐB cũng đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng được hoàn thiện. Luật GTĐB năm 2008 và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Bộ GTVT ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động VTĐB, gồm: quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh, quy định về tổ chức, quản lý hoạt động VTHK bằng đường bộ, quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô… Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị KDVTHK bằng đường bộ thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  9. 2 Tuy nhiên, trong lĩnh vực VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ vận tải và ATGT, làm hạn chế những thành công trong quá trình phát triển của lực lượng vận tải đường bộ. Công tác thực hiện pháp luật về GTVT đường bộ chưa theo kịp với yêu cầu phát triển lực lượng vận tải đường bộ trong cơ chế thị trường, chưa tạo được môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh VTHK. Có địa phương còn buông lỏng quản lý, thiếu nhất quán, chậm đổi mới, phương tiện đầu tư mới không đồng đều, các tuyến mở chồng chéo, kém hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc chấp hành quy định pháp luật VTHK bằng đường bộ và bảo đảo TTATGT chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng dừng đỗ, đón trả khách trái quy định, tranh giành khách, bán khách, hoạt động không đúng tuyến, hành trình, lịch trình, chở quá số người quy định và hiện tượng “xe dù”, “bến cóc”, “cơm tù” ,… vẫn tồn tại. Đối với tỉnh Quảng Ngãi, những năm qua đã triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật VTHK bằng đường bộ. Tuy nhiên, tình hình thực hiện pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định cũng có những tồn tại hạn chế không nằm ngoài bức tranh chung đó của cả nước. Để có căn cứ hoàn thiện pháp luật cũng như khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên trong hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu TNGT đường bộ thì việc nghiên cứu, nắm bắt cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật là vô cùng cần thiết. Đó chính là lý do lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia.
  10. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của các nhà khoa học, chuyên gia viết về hoạt động thực hiện pháp luật VTHK bằng đường bộ trên nhiều số báo, tạp chí, trên các website, trong các báo cáo tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về vấn đề này của Việt Nam, điển hình như: Lưu Việt Anh (2014), “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Trường Đại học Thái Nguyên, đề cập vấn đề thực tiễn và phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân những yếu kém, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh. Phạm Việt Cảm (2013), “Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, đề cập đến vấn đề phát triển, nội dung phát triển, các yếu tố tác động đến phát triển vận tải hành khách đường bộ, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ vận tải trong thời gian qua và đề ra giải pháp phát triển dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Lê Cao Duẫn (2015), “Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, đề cập đến cơ sở khoa học, các yếu tố tác động, đánh giá thực trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, đề xuất các giải pháp tạo động lực phát triển VTHKCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đỗ Thị Như Hải (2015), “Pháp luật về kinh doanh vận chuyển hành khách đường bộ ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Đại học quốc gia Hà Nội, đề cập khái quát về pháp luật vận chuyển hành khách đường bộ, thực trạng hệ thống pháp luật quy định về vận chuyển hành khách đường bộ theo tuyến cố định, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu
  11. 4 quả quản lý nhà nước, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh về vận chuyển hành khách đường bộ theo tuyến cố định trong giai đoạn hiện nay. Đỗ Như Hùng (2013), “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đề cập đến vấn đề thực tiễn, đánh giá những tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước về vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Quang Huy (2010), “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ qua thực tế tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Đại học Quốc gia Hà Nội, đề cập thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trần Đình Lưu (2011), “Hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng tại Khánh Hòa”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, đề cập đến tình hình phát triển đô thị, thực trạng mạng lưới tuyến VTHKCC như: hiện trạng tuyến, hiện trạng phương tiện, hiện trạng kết cấu HTGT, đề xuất giải pháp hoàn thiện mạng lưới tuyến VTHKCC trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Chu Thị Nhàn (2017), “Pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Hành chính - Học viện hành chính quốc gia, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng hệ thống và nội dung cơ bản của quy định pháp luật về quản lý VTĐB thực tiễn áp dụng hiện nay, để tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý VTĐB ở nước ta. Đào Văn Mười (2017), “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công - Học viện hành chính quốc gia, hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động
  12. 5 vận tải hành khách bằng ô tô, phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về VTHK bằng ô tô của các cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. Bộ GTVT (2015), Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực vận tải đường bộ giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Nguyễn Văn Điệp (chủ biên) - Chu Kiều Linh - Nguyễn Thị Tường Vi - Đỗ Thị Ngọc Điệp, “Giáo trình Kinh tế Vận tải”, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội - 2003. Nguyễn Mạnh Hùng, Vũ Thị Hiệp (30/11/2016), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định”, Tạp chí giao thông. Hoàng Sơn (11/01/2017), “Ngành vận tải hành khách vẫn còn nhiều bất cập thiệt thòi”, Báo điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập từng khía cạnh như: phát triển VTHKCC, pháp luật về VTĐB, quản lý nhà nước về VTHK bằng xe ô tô, hoàn thiện hệ thống pháp luật về VTHKĐB… ở một số địa phương và trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu khoa học, bài viết về đề tài “Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, do đó có thể khẳng định chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài này và cũng không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích một số quy định pháp luật hiện hành về VTHK bằng đường bộ, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật quy định về điều kiện, tổ chức quản lý hoạt động vận tải, thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về VTHK bằng đường bộ
  13. 6 theo tuyến cố định, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, bảo đảm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Nhiệm vụ Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định, thông qua đó làm rõ các nội dung có liên quan như: khái niệm, nội dung pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định; khái niệm, đặc điểm, nội dung thực hiện pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định; các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân thực hiện pháp luật hiện hành. Ba là, trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất định hướng của Đảng và Nhà nước, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định hiện nay từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thực hiện quy định pháp luật hiện hành về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài của luận văn được giới hạn trong việc nghiên cứu nội dung thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định được quy định trong Luật GTĐB năm 2008, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định.
  14. 7 - Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017. - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có các phương pháp cụ thể như: Chương 1, sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích để khái quát những vấn đề lý luận và đánh giá các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định. Chương 2, sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh nhằm tạo lập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá các khía cạnh thực tiễn thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tư duy khoa học thực tiễn để làm sáng tỏ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phương pháp pháp lịch sử, tư duy logic, phương pháp quy nạp, diễn giải ... nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua việc nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về VTĐB, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực hiện pháp luật về
  15. 8 VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định để rõ những mặt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập trong các quy định cũng như việc triển khai, thực hiện pháp luật về VTHK đường bộ theo tuyến cố định. Từ đó, đưa ra một số định hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trong phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Tác giả luận văn với mong muốn đây là công trình nghiên cứu có ít nhiều giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn để làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ nói chung và vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoại trừ phần mở đầu, kết luận, danh mục biểu đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định Chương 2. Thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi Chương 3. Định hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
  16. 9 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH 1.1. Khái quát về pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định 1.1.1. Khái niệm pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định VTHK là quá trình di chuyển hay thay đổi vị trí của hành khách trong không gian, theo thời gian cụ thể nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, “vận tải theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định” [34]. VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là một loại hình vận tải chuyên chở con người từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng xe ô tô. VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là một loại hình kinh doanh vận tải đường bộ, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, hoạt động VTHK phải phù hợp với quy hoạch GTVT đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải, “tuyến cố định là tuyến kinh doanh vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố, được xác định bởi hành trình, bến đi, bến đến (điểm đầu, điểm cuối đối với xe buýt) phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến được phê duyệt” [21]. Pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là pháp luật điều chỉnh về một loại hoạt động thương mại dịch vụ đặc biệt nên không chỉ bị điều chỉnh bởi các quy định chung về hoạt động thương mại dịch vụ mà còn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của các quy định pháp luật chuyên ngành như: điều kiện kinh doanh, tổ chức và quản lý hoạt động, nhất là thể hiện rõ rệt vai trò quản lý của cơ quan nhà nước [21]. Do vậy, pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định mang tính tổng quát, bao gồm các yếu tố sau:
  17. 10 Thứ nhất, các quy định của pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định thể hiện rất rõ vai trò của thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước. Trong pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định, các quy định về quản lý nhà nước thể hiện rất rõ rệt và giữ vai trò chi phối. Ví dụ như việc quy định về điều kiện của doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải [21], tổ chức, quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, quy định về giá vé, các quy định về kiểm tra xe ra vào bến đón, trả khách [14]. Thứ hai, pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là pháp luật mang tính chuyên ngành; đồng thời, cũng chịu sự tác động của một số văn bản pháp luật khác và của một số cơ quan khác nhau. Ví dụ như: pháp luật về dân sự, hình sự, giá, phí và lệ phí, về KCHTGT….Các quy định của pháp luật điều chỉnh về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định gắn liền với các quy định của các hoạt động thương mại mang tính chuyên ngành như quy định về bảo đảm ATGT, bảo hiểm tính mạng, rủi ro hàng hóa, hành lý đi kèm khi vận chuyển [34]. Thứ ba, các quy định pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định liên quan trực tiếp đến tài sản và sinh mạng con người nên có tính bắt buộc cao. Ví dụ như: đơn vị KDVTHK theo tuyến cố định phải có GPKDVT bằng xe ô tô; phương tiện trước khi đưa vào hoạt động vận tải phải được kiểm tra, giám sát tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường…[21] Thứ tư, pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định có tính quần chúng, gần gũi với người dân, là hoạt động có tính xã hội hóa cao. Vì vậy, các quy định của pháp luật về hoạt động VTHKĐB được xây dựng, ban hành cần đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu, để quần chúng nhân dân nhân dễ tiếp thu các quy định để tự giác thực hiện. Từ những phân tích về hoạt động VTHK theo tuyến cố định, có thể rút khái niệm: Pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là tổng thể
  18. 11 hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định như: điều kiện kinh doanh vận tải, nguyên tắc tổ chức, quản lý hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. 1.1.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định gồm những quy định chủ yếu như: Thứ nhất, Nhà nước vừa là chủ thể ban hành các quy định của pháp luật về quản lý VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định, đồng thời vừa là chủ thể thực hiện các quy định này trên thực tế. Vì vậy pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định đưa ra các quy định thực hiện về: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Cụ thể là: xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, thi hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định; xây dựng, quy hoạch tuyến, các chính sách phát triển VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định... Thứ hai, nội dung pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là hệ thống các quy định về điều kiện, quy định về tổ chức, quản lý hoạt động KDVTHK bằng đường bộ. Pháp luật về VTĐB cũng quy định chỉ có DN, HTX mới được hoạt động VTHK theo tuyến cố định, có bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ VTHK với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai [21]; quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người KDVTHK; quy định cụ thể về tổ chức, quản lý và hoạt động KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định; quy định dịch
  19. 12 vụ hỗ trợ VTĐB; quy định về giá, cước, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định; quy định người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định về ATGT; ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động KDVT [14]. Bất cứ quy định pháp luật nào cũng có phạm vi và đối tượng thực hiện cụ thể. Pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định cũng vậy, đối tượng thực hiện của pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chính là hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Do đó, pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định cần đưa ra các quy định thực hiện cụ thể đối với hoạt động này. Thứ ba, pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định quy định các biện pháp đảm bảo thực hiện như: thanh tra, kiểm tra, giám sát, tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định và bảo đảm TTATGT. Trong đó, biện pháp đảm bảo chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính, xử lý trách nhiệm. Có thể nói, khi pháp luật được ban hành và triển khai thực hiện trên thực tế thì không phải tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều có ý thức tuân. Do đó, cần có các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này có hiệu lực, hiệu quả. Các quy định này mang tính răn đe đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định, từ đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và chủ thể tham gia hoạt động KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định.
  20. 13 Có thể nói, so với Luật GTĐB năm 2001 thì Luật GTĐB năm 2008 đã đưa ra các quy định để điều chỉnh hoạt động VTĐB nói chung và VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định nói riêng một cách đầy đủ, rõ ràng hơn, đây chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định vận hành và phát triển. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định 1.2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu và là hoạt động cực kì quan trọng, vì nó có vai trò hiện thực hóa các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ văn bản thành các xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hóa, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Do tầm quan trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, được đề cập đến trong các giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học. Thực hiện pháp luật là hoạt động của con người đưa pháp luật vào cuộc sống ("vật chất hóa" pháp luật), nhằm đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, an toàn cho nhân dân [32, tr.278]. Tất cả những hành vi, hoạt động xử sự của các chủ thể pháp luật được tiến hành phù hợp với các yêu cầu của các quy định pháp luật đều được coi là sự thực hiện pháp luật. Có thể hiểu thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2