Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 6
download
Luận văn trình bày những vấn đề lý luận và pháp luật về Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác; Thực trạng Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi; Yêu cầu và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ NON KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số : 8 38 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng xây dựng luận văn có nguồn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi và có độ tin cậy, chính xác cao nhất đối với phạm vi hiểu biết của tôi. Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Hồ Thị Non
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ............................................................... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa , vị trí vai trò, chức năng của kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác .......................... 7 1.2. Quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ....... 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI .......... 31 2.1. Một số nội dung liên quan hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trà Bồng ................................................................................................. 31 2.2. Thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi .................................... 34 CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI .................................................................................................................................. 66 3.1. Đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động tố tụng hình sự ... 66 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gay tổn hại cho sức khỏe của người khác tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới ......................................................................... 69 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 VKSND Viện kiểm sát nhân dân 2 VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao 3 VKSNDCC Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 4 CQĐT Cơ quan điều tra 5 TAND Tòa án nhân dân 8 TANDCC Tòa án nhân dân cấp cao 9 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao 11 BLHS Bộ luật hình sự 16 BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 20 LTCTAND Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 22 LTCVKSND Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 23 ĐTV Điều tra viên 24 KSV Kiểm sát viên 28 NTHTT Người tiến hành tố tụng 29 CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng 30 NTGTT Người tham gia tố tụng 31 NCQL&NVLQ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan 32 TACPT Tòa án cấp phúc thẩm 33 HĐXX Hội đồng xét xử 34 HĐXXPT Hội đồng xét xử phúc thẩm 35 Tội CYGTT Tội cố ý gây thương tích 36 Vụ án CYGTT Vụ án cố ý gây thương tích
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm nói chung, đối với loại tội phạm Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng luôn là vấn đề thời sự trong xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học và thi hành pháp luật; điều đó đặt ra trách nhiệm nặng nề đối với hoạt động kiểm sát điều tra của VKS, nhất là đối với các VKS cấp huyện, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Qua nghiên cứu có hệ thống về thực tiễn hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây thương tích của Viện KSND huyện Trà Bồng trong nhiều năm qua cho thấy, ngoài những ưu điểm nổi bật thì cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế trong quá trình tố tụng kể từ khi tiếp nhận, giải quyết và kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố điều tra; có trường hợp sau khi kết thúc điều tra và đề nghị truy tố hoặc sau khi truy tố hoặc tại phiên tòa sơ thẩm VKS hoặc Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ cơ chế hành vi, công cụ phạm tội để định tội, định khung đúng; Làm rõ, khởi tố bổ sung đồng phạm hoặc chuyển khung tăng nặng; Giám định bổ sung tỷ lệ thương tật; Xác định hành vi phạm tội có xuất phát từ quyền phòng vệ chính đáng hay bị hại cũng có lỗi; Làm rõ hậu quả về dân sự vụ án… mà được chấp nhận. Bên cạnh đó, không ít bản án sơ thẩm và hồ sơ vụ án thể hiện đề nghị truy tố, cáo trạng và ý kiến đề nghị của KSV tại phiên tòa cơ bản thống nhất về áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và được HĐXX chấp nhận, nhưng Tòa án phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại do kháng cáo hoặc VKS cấp trên trực tiếp kháng nghị; khi điều tra lại dẫn đến thay đổi tội danh hoặc khởi tố bổ sung tội danh, khởi tố thêm người phạm tội hoặc truy tố khung tăng nặng, bổ sung các chứng cứ quan trọng của vụ án, mà mỗi hạn chế, sai lầm trên đều có nguyên nhân từ hiệu quả kiểm sát điều tra. Công cuộc và lộ trình Cải cách tư pháp kể từ khi có Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đến nay luôn đặt ra những yêu cầu đòi hỏi và thách thức to lớn đối với hệ 1
- thống VKSND. Vì thế, để góp phần vào yêu cầu trong phòng, chống tội phạm xâm hại sức khỏe của công dân nói riêng, tôi chọn đề tài “Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” làm Luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua tìm hiểu chúng tôi chưa được biết có tác giả nào nghiên cứu đề tài mà chúng tôi đã chọn ở tầm luận án hoặc luận văn. Chúng tôi chỉ nhận diện được một số đề tài liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kiểm sát điều tra, đó là Tiểu luận tốt nghiệp Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh “Thực tiễn kiểm sát hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi” (2005) Luận văn Thạc sỹ Luật học“Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử tỉnh Quảng Ngãi” (2015) của Ths. Dương Ngọc An. Xét về các chức năng của tố tụng hình sự Việt Nam và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi cho rằng một số đề tài sau đây có liên quan đến hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra, như Luận văn Thạc sỹ Luật học “Kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” (2017) của Ths. Trần Minh Tú; Luận văn Thạc sỹ Luật học “Kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” (2018) của Ths. Ngô Quang Vũ (2018); Luận án Tiến sĩ luật học “Xét xử sơ thẩm trong Tố tụng Hình sự Việt Nam” của Võ Thị Kim Oanh; Luận án tiến sĩ luật học “Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta” của tác giả Nguyễn Văn Du (Hà Nội, năm 2006)…và nhiều bài viết trên các Báo, Tạp chí khoa học về hoạt động kiểm sát điều tra. Các vấn đề nêu trên đều có nội dung cơ bản là phản ảnh hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự để thực hiện chức năng của Viện kiểm sát với những ưu điểm, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và đề ra giải pháp, nhưng chưa đi sâu ngiên cứu các quy định pháp luật cùng với hoạt động thực tiễn về kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn cấp huyện cụ thể với khoảng thời gian 5 năm để chỉ ra những ưu điểm, 2
- đồng thời nhận diện những hạn chế và nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp thiết thực, khả thi có thể ứng dụng trong thi hành pháp luật, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, xây dựng pháp luật và phòng chống tội phạm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về kiểm sát điều tra vụ án và thực trạng kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Làm rõ khái niệm, đặc điểm, phạm vi, ý nghĩa của hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam cũng như vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong kiểm sát việc điều tra; Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kiểm sát điều tra vụ án hình sự; Làm rõ tình hình, đặc điểm có liên quan đến kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi; Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi; Đưa ra được những nhận xét về những ưu điểm và tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp có tính khả thi; 3
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hoạt động Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi cả ở phương diện lý luận và thực tiễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tập trung nghiên cứu sâu về Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi theo quy định của pháp luật TTHS (từ khởi giải quyết tin báo tố giác về tội phạm, khởi tố vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cho đến khi kết thúc điều tra vụ án). Về thời gian: từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020. Về địa bàn: huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Về Chủ thể: VKSND huyện Trà Bồng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác–Lê Nin. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Các luận điểm chung của khoa học pháp lý tố tụng hình sự và khoa học pháp lý khác có liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thu thập được liên quan đến công tác kiểm sát nói chung, kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác, từ đó bổ sung luận cứ để hoàn thiện cơ sở lý luận của luận văn. 4
- Phương pháp tổng hợp, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu lý luận về công tác kiểm sát điều tra. Từ đó tổng hợp, sắp xếp khoa học để tạo nên các vấn đề lý luận và quy định pháp luật về công tác kiểm sát điều tra. Phương pháp thống kê, so sánh để thống kê số liệu thực tiễn về công tác kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi và tiến hành so sánh, đối chiếu để đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong công tác kiểm sát. Phương pháp khảo sát thực tiễn: sử dụng lý luận và kết quả các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án để đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật khi kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này. Phương pháp chuyên gia: trực tiếp xin ý kiến chuyên môn của các Kiểm sát viên trong đơn vị tiến hành kiểm sát điều tra và đánh giá, nhận xét của họ về những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. Phương pháp nghiên cứu điển hình: nghiên cứu các vụ án do VKSND huyện Trà Bồng kiểm sát điều tra từ năm 2016 đến hết năm 2020, từ đó đưa ra một số vụ để minh chứng cho những nội dung trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu và các nhu cầu, giải pháp trong Luận văn không những góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động tố tụng hình sự tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi để bảo đảm điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội, không làm sai, góp phần bảo đảm pháp chế thống nhất. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn còn có thể cung cấp thông tin cho người quan tâm để ứng dụng trong thực tiễn quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, 5
- trong điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự theo các thủ tục và hoạt động kháng nghị theo tố tụng hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn huyện Trà Bồng nói riêng, trên phạm vi toàn quốc nói chung. Luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong xây dựng pháp luật hình sự liên quan đến trách nhiệm chứng minh của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, góp phần tích lũy tri thức, kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng, phục vụ hoạt động quản lý hành chính – tư pháp, ngăn chặn vi phạm trong hoạt động tư pháp và phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác. Chương 2: Thực trạng Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Yêu cầu và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 6
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa , vị trí vai trò, chức năng của kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác. - Kiểm sát: Theo Từ điển Luật học (tr.259) thì kiểm sát là kiểm tra xem xét có đúng hay không. Chúng tôi cho rằng: Điều tra vụ án hình sự là hoạt động được pháp luật tố tụng hình sự quy định. Theo đó, CQĐT và VKS phải thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đắn nhiệm vụ, quyền năng và các biện pháp pháp lý để thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ để giải quyết vụ án khách quan, toàn điện, đầy đủ và kịp thời, đảm bảo xử lý vụ án đúng người, đúng pháp nhân, đúng tội, đúng pháp luật; đảm bảo áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định của BLTTHS. Kiểm sát điều tra vụ án hình sự: là hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh trong giai đoạn điều tra, nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh. Kiểm sát điều tra vụ án tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, là hoạt động của VKSND có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các chủ thể liên quan tham gia trong quá trình điều tra vụ án. VKS phải chủ động áp dụng các biện pháp pháp lý để can thiệp vào các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng khi yêu cầu điều tra đặt ra; kịp thời phát hiện và xử lý đúng pháp luật những vi phạm nảy sinh trong quá trình điều tra để đảm bảo quá trình điều tra phải được tuân thủ, thực hiện theo 7
- đúng các quy định của pháp luật để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của người bị hại và các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án. 1.1.2. Đặc điểm Kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện mối quan hệ phối hợp – chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Kiểm sát điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là hoạt động do luật định, trong đó các chủ thể tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện để mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Kiểm sát điều tra thực chất là phương thức, cách thức, biện pháp thực hiện quyền lực Nhà nước trong tố tụng hình sự được BLTTHS quy định để góp phần đảm bảo cơ chế và đạt hiệu quả của quyền công tố và quyền tư pháp của Nhà nước trong giai đoạn điều tra; bởi vì các hoạt động này đều tập trung vào yêu cầu xác định có hay không có hành vi phạm tội, ai là người/pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, hệ thống chứng cứ để chứng minh tội phạm, những tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự cần phải chứng minh theo quy định của pháp luật để xử lý theo pháp luật. Cụ thể là phải làm rõ để kết luận về những vấn đề phải chứng minh về vụ việc có dấu hiệu tội phạm, vụ án hình sự theo yêu cầu tại Điều 85 BLTTHS. Bản chất là kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (gọi tắt là CQĐT), những NTHTT và NTGTT trong quá trình điều tra thông tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự tội CYGTT và việc đưa ra các quyết định, yêu cầu của VKS để xử lý thông tin về tội phạm, tội phạm và người phạm tội, kể cả minh oan cho người vô tội. 1.1.3. Ý nghĩa 8
- Kiểm sát điều tra nói chung, kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng đảm bảo mọi hoạt động điều tra diễn ra trên toàn quốc được thống nhất và đồng bộ, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ở đâu có hoạt động điều tra thì ở đó có hoạt động kiểm sát điều tra nhằm đảm bảo tính khách quan, toàn diện, hợp pháp, đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động điều tra Việc xác định phạm vi như vậy thể hiện tính đầy đủ, toàn diện việc kiểm sát điều tra đối với quá trình điều tra và các biện pháp điều tra cụ thể cũng như các quyết định xử lý của CQĐT. Mặt khác, nó thể hiện đầy đủ bản chất hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra cũng như việc nghiên cứu các quyết định cụ thể của CQĐT sau khi kết thúc giải quyết thông tin về tội phạm, kết thúc điều tra vụ án; từ đó VKS đưa ra các quyết định theo quy định của pháp luật trong giai đoạn điều tra hoặc sau khi kết thúc điều tra được đúng đắn. Kiểm sát điều tra loại tội phạm này góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hoạt động tố tụng hình sự theo Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động này để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong các hoạt động điều tra của CQĐT; hạn chế thấp nhất sai lầm hoặc sơ suất. Quá trình kiểm sát điều tra khi phát hiện có vi phạm thì VKS phải sử dụng những quyền năng pháp lý để tác động tới các chủ thể yêu cầu khắc phục hoặc trực tiếp xử lý vi phạm đó theo quy định pháp luật. Kiểm sát điều tra để bảo đảm mọi quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự khi ban hành đều có căn cứ và hợp pháp theo quy định của pháp luật; góp phần hạn chế oan, sai; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan và người có thẩm quyền trước hành vi, quyết định tố tụng của mình. Kiểm sát điều tra loại tội phạm này từng bước góp phần nâng cao uy tín và vị thế của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động kiểm sát điều tra nhằm đảm bảo thẩm quyền điều tra của các CQĐT được thực hiện đúng quy định pháp luật. Hoạt động kiểm sát điều tra còn đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của những NTGTT trong quá trình điều tra như: người bị tạm giữ, bị can, bị hại, nhân chứng, ngưởi có quyền lợi 9
- và nghĩa vụ liên quan, giám định viên, phiên dịch viên, người bào chữa… nhằm đảm bảo cho họ có điều kiện, khả năng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật. 1.1.4. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân 1.1.4.1. Vị trí, vai trò. Chính thể nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo nguyên tắc Tập quyền dân chủ Xã hội chủ nghĩa. Do Quốc Hội làm việc theo chế độ hội nghị và chỉ trực tiếp thực hiện một số quyền quan trọng, chủ yếu nhất nên Quốc hội thành lập ra hệ thống cơ quan Chính Phủ, TAND và VKSND thay mặt mình thực hiện chức năng quản lý hành chính, thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử và quyền tư pháp. Xét trong quan hệ với hệ thống cơ quan hành pháp và Tòa án thì VKS độc lập về tổ chức bộ máy, chức năng nhưng có quan hệ phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng ngừa tội phạm và quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm góp phần bảo đảm các hoạt động này đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Hoạt động của VKSND là hình thức hoạt động của hệ thống cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương chỉ trực thuộc vào Quốc Hội và chịu sự giám sát của Quốc Hội, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 1.1.4.2. Chức năng. Chức năng là một vấn đề căn bản xuyên suốt toàn bộ hoạt động của hệ thống và quyết định sự tồn tại của VKS, nó thể hiện bản chất hoạt động của VKS; đồng thời còn là cơ sở để phân biệt hình thức hoạt động của VKSND với hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác. Điều 107 Hiến pháp 2013 và Điều 2 LTCVKSND năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ của VKSND. Về chức năng thực hành quyền công tố: Điều 3 LTCVKSND quy định thực hành quyền công tố là hoạt động của VKS trong tố tụng hình sự để thực hiện quyền buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo Điều 4 LTCVKSND, là kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp để đảm bảo các hoạt 10
- động tư pháp được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật; mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đối tượng khi thực hiện chức năng. Chính là hoạt động tuân thủ pháp luật của chủ thể trong quá trình tố tụng tư pháp và thi hành án khi các chủ thể này thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ tố tụng tư pháp và thi hành án. Tính chất chức năng. Là kiểm sát tối cao; đây là vấn đề có ý nghĩa bao trùm từ công tác chỉ đạo điều hành đến hoạt động nghiệp vụ cũng như tổ chức xây dựng hệ thống VKS với mục tiêu duy nhất đảm bảo pháp chế thống nhất.. Căn cứ pháp luật để tiến hành thực hiện chức năng, đó là pháp luật và các văn bản hướng dẫn, quy định có liên quan, kể cả các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế mà Nhà nước ta ban hành hoặc tham gia ký kết, và các công ước quốc tế mà Nhà nước ta phê chuẩn với những nội dung bắt buộc các quốc gia thành viên thực hiện (trừ trường hợp Nhà nước ta đã ra tuyên bố bảo lưu không công nhận, yêu cầu sửa chữa hoặc hủy bỏ chế định hoặc quy phạm của Điều ước quốc tế đó) để làm căn cứ nhằm xác định, kết luận hành vi, quyết định của cơ quan tư pháp hữu quan, ban hành các kết luận, quyết định về tư pháp thuộc thẩm quyền và kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp. Quá trình thực hiện chức năng cần phải luôn nắm vững chỉ thị, nghị quyết của các cấp Ủy đảng để định hướng cho hoạt động kiểm sát. 1.1.4.3. Nhiệm vụ. Là những hoạt động thường xuyên, trước mắt và lâu dài để hướng tới quá trình thực hiện chức năng được hiến pháp và pháp luật quy định. Khi thực hiện chức năng, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định cụ thể của hệ thống pháp luật. Mục đích, yêu cầu của thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS là góp phần nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. 1.2. Quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 11
- 1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 thuộc Chương XIV về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của BLHS hiện hành. Cụ thể là: Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 12
- 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo 13
- không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điểm mới quy định về tội phạm này trong Luật 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13: Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 7 khoản thành 6 khoản. Sửa khoản 1: bỏ 3 tình tiết định khung là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm. Điểm a bổ sung cụm từ “Dùng vũ khí, vật liệu nổ”; điểm 2 thay cụm từ “Sunfuric (H2SO4) bằng cụm từ “nguy hiểm” bỏ cụm từ “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Điểm k bổ sung cụm từ: “bị giữ”. Khoản 2 sửa hình phạt tù tối đa từ 05 năm lên 06 năm. Khoản 3 tăng hình phạt tù cả mức tối thiểu và tối đa (04 năm đến 07 năm thành 05 năm đến 10 năm) và quy định các trường hợp phạm tội cụ thể định khung. Khoản 4 tăng mức phạt tối đa từ 12 năm lên 14 năm, quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 5 và khoản 6 gộp lại thành khoản 5, tăng mức hình phạt tối thiểu từ 10 năm lên 12 năm tù; quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 6 quy định những trường hợp cụ thể chuẩn bị phạm tội. * Dấu hiệu pháp lý của tội phạm: Khách thể của tội phạm: là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, cho chó cắn, bị tra tấn... Có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự làm tổn hại cho sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay... Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bị coi là tội phạm. Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là phạm tội: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011. Hung khí nguy hiểm được 14
- hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác. Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP ngày 17/4/2003 thì “phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Ví dụ, dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá... gây thương tích cho người khác. - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các a-xít, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là a-xít hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định. - Phụ nữ đang có thai: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ và kết luận của bác sĩ. - Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: ông, bà gồm ông bà nội (người sinh ra người bố), ông bà ngoại (người sinh ra người mẹ); cha, mẹ là người đã sinh ra người phạm tội. Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận. Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình. Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp, v.v... Về tình tiết “phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình” được hướng dẫn tại mục 3.3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006. - Có tổ chức, là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau. - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc: để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. 15
- - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê. - Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm: phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác; gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt; đâm, đánh người dã man,... - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Về chủ thể của tội phạm: quy định cụ thể tại Điều 12 BLHS hiện hành. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Đây là loại tội phạm có cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra. Lưu ý: - Căn cứ đánh giá tỷ lệ thương tích là kết quả giám định pháp y theo văn bản đang có hiệu lực thi hành của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, pháp y tâm thần. - Phạm tội dẫn đến chết người là trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân chết, việc nạn nhân chết là ngoài ý muốn của người phạm tội. Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải nguyên nhân nào khác, ở đây cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người với những thương tích của nạn nhân do người phạm tội gây ra. - Để phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, cần căn cứ vào hành vi phạm tội và công cụ thực hiện tội phạm cũng như ý thức chủ quan của người phạm tội. Phải xem xét tính nguy hiểm của công cụ, phương tiện được sử dụng; vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân; cường độ tấn công; thời gian, không gian thực hiện tội phạm. Đặc biệt là phải xem xét nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với những yếu tố tạo nên khả năng gây ra hậu quả chết người và thái độ của họ đối với hậu quả đó. - Nếu người nào tự gây thiệt hại cho sức khoẻ của chính mình thì cần làm rõ động cơ của hành vi đó, tuỳ từng trường hợp có thể xem xét trách nhiệm hình sự 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 322 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 75 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 188 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 138 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 133 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 179 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 112 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 46 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 60 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 124 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 47 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 39 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
77 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 32 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn