intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

54
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Chương 2 - Áp dụng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Long An; Chương 3 - Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC VIỆT TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC VIỆT TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số:8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.VÕ KHÁNH VINH Hà Nội, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Võ Khánh Vinh. Tôi xin cam đoan số liệu, thông tin và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin và tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Quốc Việt
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI ................................................................................ 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu pháp lý đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ............................................................................................................. 8 1.2. Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội phạm khác mà nạn nhân dưới 16 tuổi .................................................................................................. 24 1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ....................................................................................................................... 27 Chương 2: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TẠI TỈNH LONG AN ................................................................. 33 2.1. Thực tiễn định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Long An . 33 2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Long An ..................................................................... 40 2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Long An ............................................................................................. 48 Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI .......... 57 3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ........................................................................................................................ 57 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ................................................................................................ 62 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình giải quyết vụ án hình sự về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2014 -2018 Bảng 2.2. Hình phạt được áp dụng đối với bị cáo về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2014 -2018
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLHS 1999 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 BLHS 2015 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 CQĐT Cơ quan điều tra CTTP Cấu thành tội phạm TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiệm hình sự VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 20 như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [21, tr.19]. Hiến pháp đã đặt ra trách nhiệm bảo vệ nhân phẩm, sức khỏe, danh dự của công dân là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và tất cả các tổ chức xã hội, do nhiều ngành luật điểu chỉnh trong đó có pháp luật hình sự, và tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bốc lột sức lao động và những hành vi khác xâm phạm quyền trẻ em” [21, tr.26]. Do trẻ em chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, chưa có khả năng nhận thức một cách cơ bản và tự bảo vệ mình nên ở độ tuổi này rất dễ tổn thương về mọi mặt. Qua tìm hiểu và theo dõi tình hình tội phạm tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thời gian qua loại tội phạm xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em luôn là vấn đề thời sự và được dư luận hết sức quan tâm, trong đó nổi lên là các tội xâm hại tình dục đối với người dưới 16 tuổi, đây không chì là vấn đề xã hội mà dưới góc độ pháp lý đặt ra yêu cầu đòi hỏi việc vận dụng pháp luật đúng đắn để xử lý tội phạm trên. Trong các các tỉnh Miền Tây Nam Bộ thì Long An là tỉnh có vị trí đặc biệt, trải rộng và có sự khác biệt về vị trí địa lý so với hầu hết các tỉnh thành khác. Là cửa ngõ của cả miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh, giáp ranh với một tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ là tỉnh Tây Ninh, chỉ cách biển Đông 12km qua hướng cửa sông Soài Rạp và giáp với nước bạn Campuchia ở phía tây, có một cửa khẩu quốc tế là Bình Hiệp, hai cửa khẩu quốc gia là Long Khốt và Mỹ Quý Tây, vị trí cuối tỉnh giáp với hai tỉnh lân cận và nước bạn cũng là cửa khẩu Phước Chỉ - Tây Ninh và Giồng Găng - Đồng Tháp, và nhiều lối đi nhỏ sang nước bạn. Nhìn chung kinh tế xã hội Long An phát triển với tốc độ nhanh so với tốc độ chung của khu vực và cả 1
  8. nước, do đó tình hình an ninh trật tự trị an luôn là vấn đề luôn được xã hội quan tâm, các tội về hiếp dâm gia tăng trong đó thời gian gần đây nổi bật là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong việc xử lý. Trước tình hình đó, vấn đề bảo vệ trẻ em tránh khỏi sự xâm hại thân thể và tình dục đang là vấn đề cấp thiết nhất, vì đây đối tượng chưa thực sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần, các em cần được sống trong môi trường lành mạnh, trong sạch để phát triển bình thường, phát huy hết tiềm năng và khả năng mà con người có được. BLHS 2015 ra đời đã được sửa đổi bổ sung, thông qua năm 2017 cũng đã quy định khá cụ thể về các tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn các vướng mắc và thiếu sót chưa đáp ứng được hết yêu cầu của thực tiễn. Xuất phát từ tình hình tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi hiện nay đang có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, người phạm tội có thể là những người thân thích, quen biết nạn nhân thực hiện hành vi phạm tội trái với pháp luật cũng như các chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngoài ra, tình hình các tội phạm xâm phạm về tình dục người dưới 16 tuổi ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng gia tăng cũng như mức độ nguy hiểm, gây tâm lý khủng hoảng đối với nạn nhân, hoang mang trong nhân dân và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi cho thấy còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, định khung và quyết định hình phạt dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, xử lí quá nghiêm khắc hoặc nhẹ hơn với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, gây ảnh hưởng đến chất lượng của pháp luật khi vận dụng vào cuộc sống. Do đó, việc tìm hiểu nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn thực thi áp dụng pháp luật đối với tội danh này là một vấn đề cần thiết, đặc biệt là việc nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Long An là một nhu cầu thực tế, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và tính đúng đắn trong việc áp dụng pháp luật đối với địa phương. 2
  9. Bản thân tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức và sự hiểu biết của mình cho công tác nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm. Đó là lý do mà tác giả quyết định chọn đề tài: “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An” làm luận văn thạc sĩ luật học, nhằm góp phần hạn chế thấp nhất án bị huỷ, sửa với lỗi chủ quan của người tiến hành tố tụng. Qua đó nâng cao chất lượng xét xử và áp dụng pháp luật hình sự vào hoạt động thực tiễn công tác tư pháp. Luận văn nghiên cứu từ thực tiễn và qua phân tích số liệu từ năm 2014 đến năm 2018, là thời điểm chuyển giao hiệu lực giữa BLHS 1999 và BLHS 2015. Do đó nội dung nghiên cứu về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luận văn này bao gồm “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” quy định tại Điều 142 BLHS 2015 và “Tội hiếp dâm trẻ em” quy định tại Điều 112 BLHS 1999. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiêm cứu ở ngoài nước Do đây là đề tài có phạm vi hẹp ở một tội danh cụ thể và địa bàn nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Long An, nên chưa tìm thấy có công trình nghiên cứu, bài báo khoa khọc pháp lý viết về đề tài này được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Nhận thức được từ rất sớm của việc bảo vệ quyền con người mà đặc biệt là quyền trẻ em, trên phạm vi thế giới đã có các những văn bản pháp lý được ban hành về bảo vệ trẻ em, tiêu biểu là Công Ước về quyền trẻ em 1986 mà Việt Nam là quốc gia thứ 2 ký kết (ngày 20/02/1990) chỉ sau Ghana, Tuyên bố thế giới về quyền con người, Tuyên bố về quyền trẻ em 1959. Liên quan đến các tội xâm phạm tình dục nói chung và hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng đã có nhiều luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu về vấn đề này. Nhóm các luận văn thạc sĩ, có thể kể đến: “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” – Tác giả Trần Thúy 3
  10. Quỳnh Trang (năm 2014); “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” Tác giả Lê Văn Hùng (năm 2014); “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh” – Tác giả Lâm Thị Bé Ba (năm 2015); “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Cà Mau” – Tác giả Chung Văn Kết (năm 2015); “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” Tác giả Lê Thị Mỹ Ly (năm 2018); “Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh An Giang” – Tác giả Lại Văn Giang (năm 2019). Các bình luận khoa học chuyên sâu về tội hiếp dâm như: “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự” (Phần các tội phạm, xuất bản năm 2013) của GS.TS Võ Khánh Vinh - Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện khoa học xã hội; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm của Đại học Luật Hà Nội năm 2008. Thông qua các tài liệu trên cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản về khái niệm của các tội về dâm ô và hiếp dâm, các dấu hiệu pháp lý cơ bản, các trường hợp phạm tội cụ thể theo quy định của pháp luật của các tội hiếp dâm cũng như hình phạt dành cho của các tội này. Đa số các luận văn, khóa luận, các công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu tập trung khai thác làm nổi bật nội dung các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong BLHS 1999 với những chế định cũ có nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn áp hiện nay. Mặt khác, BLHS 2015 vừa có những sửa đổi, bổ sung và được thông qua vào năm 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018 với những quy định mới, và dựa trên tình hình thực tiễn cho thấy còn nhiều bất cập trong các quy định của pháp luật hình sự. Do vậy, đây là đề tài tạo được tính mới so với những nghiên cứu trước đây. Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về: “Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An”. Do đó đây là đề tài mới, lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn Thạc sĩ. 4
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ niềm đam mê nghiên cứu khoa học, quá trình tìm tòi học hỏi từ thực tiễn, nhận thấy hành vi xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trong đó có hành vi hiếp dâm diễn ra nhiều nơi. Trong khi đó BLHS 2015 thay thế BLHS 1999 đã có nhiều bước tiến, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử đối với tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Trên cơ sở nghiên cứu từ thực tiễn làm rõ những vấn đề lý luận của luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, trên cơ sở phân tích đánh giá, nhận xét các khía cạnh lý luận về mặt pháp lý và việc áp dụng thực tiễn từ công tác xét xử tại địa bàn tỉnh Long An từ năm 2014 đến năm 2018, đồng thời chỉ ra các khó khăn vướn mắc và tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự về tội danh này trong tình hình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiêm cứu Trong phạm vi đề tài, tác giả thực hiện 3 nhiệm vụ nghiêm cứu, cụ thể như sau: Thứ nhất: Tìm hiểu những vấn đề lý luận và pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam. Thứ hai: Áp dụng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Long An. Thứ ba: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề: quan điểm khoa học, các quy định của BLHS Việt Nam về “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi”; thực tiễn áp dụng tội danh tội này tại địa bàn tỉnh Long An nhằm tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc vận dụng pháp luật; đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp áp dụng đúng pháp luật đối ở nước ta hiện nay. 5
  12. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn: “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An” được nghiên cứu trong phạm vi như sau: Về không gian, số liệu thu thập được từ việc khảo sát tình hình tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên phạm vi tỉnh Long An từ năm 2014 - 2018 Về thời gian, luận văn sử dụng số liệu thống kê số liệu trong 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. Trong đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi cấp xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Long An và TAND các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Long An đối với việc định tội danh và áp dụng hình phạt. Về nội dung, luận văn nêu ra các vấn đề sau: khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu pháp lý tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổivới một số tội danh trong BLHS; Thực tiễn áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Long An và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của luận văn dựa trên phương pháp luận của khoa học pháp lý, sử dụng quan điểm duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tội phạm và hình phạt, công tác xét xử tội phạm, lý luận về tội phạm, Luật hình sự và Tố tụng hình sự, cải cách tư pháp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích; phương pháp tìm hiểu, khảo sát thực tiễn thông qua số liệu thống kê; phương pháp tổng kết các kinh nghiệm, đọc các bản án và phương pháp trao đổi, thảo luận, tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học 6
  13. Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá và đề xuất góp phần áp dụng đúng pháp luật và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu trong việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy chuyên ngành luật. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng trong thực tiễn chỉ đạo công việc và tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Long An cũng như cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục từ viết tắt, nội dung của luận văn gồm 3 chương.Cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Chương 2: Áp dụng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Long An. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 7
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 1.1. Khái niệm, đặc điểm dấu hiệu pháp lý tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1.1.1. Các khái niệm Người dưới 16 tuổi theo pháp luật hiện hành: Điều 1 Luật Bảo vệ, năm 2004, quy định: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” và tại Điều 1 Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016 trong đó quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [22, tr.7]. Như vậy, người dưới 16 tuổi xác định là “trẻ em” theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. - Tội hiếp dâm: Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì hành vi hiếp dâm được hiểu là “Dùng sức mạnh cưỡng bức người khác để thoả mãn nhu cầu tình dục của mình”. Như vậy, theo như quan điểm trên thì hiếp dâm là hành vi dùng sức mạnh hoặc đe dọa để nhằm thỏa mãn tình dục một cách trái pháp luật. Theo Điều 141 BLHS 2015 quy định về tội hiếp dâm như sau: Hiếp dâm là hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân” [20, tr.96]. Hoặc có thể hiểu theo cách ngắn gọn theo quan điểm tác giả là: Hiếp dâm là hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người khác. - Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là trường hợp đặc biệt của tội Hiếp dâm thuộc nhóm các tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm con người, đồng thời xâm phạm tính mạng, sức khỏe và sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý, sinh lý của người dưới 16 tuổi. Như vậy, có thể kết hợp các nội dung trên và quy định tại Điều 142 BLHS 2015 để nêu ra khái niệm đối với tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau: “Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã 8
  15. hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý bằng cách thức dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ”. 1.1.2. Đặc điểm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Tội phạm này thuộc nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người, đồng thời là tính mạng, sức khỏe và sự phát triển bình thường về thể chất và tâm, sinh lý của người dưới 16 tuổi. Hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội, có thể sử dụng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm thỏa mãn những ham muốn tình dục, dục vọng thấp hèn của người phạm tội (nếu giao cấu với nạn nhân là người dưới 13 tuổi cũng phạm tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi mặc dù có sự thuận tình của nạn nhân). Tội Hiếp dâm trẻ em còn xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự và nhân phẩm của trẻ em, tạo ra sự tác động lớn đến sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần của trẻ em (có thể làm cho trẻ sợ hãi, bị tâm thần sau khi bị xâm hại, có khi dẫn đến trẻ tự sát). Do đó, về phương diện pháp lý, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142, Chương XIV phần các tội phạm của BLHS 2015 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [20, tr.98]. Ngoài sự tác động lớn đến sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần, người thực hiện hành vi của tội danh này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nạn nhân, đó là: - Làm cho nạn nhân có thai. - Nạn nhân bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là HIV. - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Từ các lý do trên, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi không bỏ khung hình phạt với mức án cao nhất là tử hình trong BLHS, điều này thể hiện chính sách pháp luật 9
  16. của nhà nước Việt Nam là nghiêm khắc, không khoang nhượng đối với hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi Xét về mặt cấu trúc theo khoa học hình sự Việt Nam, tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Bốn yếu tố này hợp thành cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho từng loại tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Cấu thành tội phạm được coi là khái niệm cơ bản của pháp luật hình sự, là sự mô tả khái quát nhất về loại tội phạm nhất định. Cũng như bất kỳ loại tội phạm nào, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Nghiên cứu bốn yếu tố này của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi giúp làm rõ các dầu hiệu pháp lý của tội phạm, có tác dụng xác định có hay không có tội cho hành vi đã xảy ra đồng thời phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác. 1.1.3.1. Khách thể của tội phạm “Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại” [32, tr.62]. Như vậy, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó đã được Bộ luật hình sự thừa nhận bảo vệ đây cũng là một đặc điểm mà thiếu nó thì không phải là tội phạm. Có thể nói khách thể của tội phạm có vai trò rất lớn trong quá trình định tội danh, việc xác định đúng khách thể (khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp) giúp làm sáng tỏ một trong số những tiêu chuẩn trong quá trình định tội danh. Những quan hệ được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong BLHS, bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,... Đối với tội 10
  17. hiếp dâm hiếp dâm là xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của con người, mặc khác hành vi này còn xâm hại đến sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của nạn nhân và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ chính là khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Mặt khác, hành vi này còn xâm hại đến sức khỏe, sự phát triển bình thường, ổn định và lành mạnh của trẻ em, gây ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý của trẻ về lâu dài, làm tổn thương tinh thần trẻ em cũng như gia đình của trẻ. Độ tuổi nạn nhân là đặc điểm có ảnh hưởng quan trọng đến tính nguy hiểm của tội phạm, được thể hiện rõ nét qua việc xâm hại của hành vi phạm tội đối với mọi trẻ em dưới 16 tuổi, độ tuổi này trẻ em là đối tượng chưa hoàn thiện về tâm, sinh lý, dễ bị dụ dỗ, mua chuộc hoặc không thể chống cự, tự vệ lại hành vi xâm hại. Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, khách thể trực tiếp là quyền được tôn trọng nhân phẩm, danh dự và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em, ngoài ra tội phạm còn có thể xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của trẻ em. Tội này còn xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức xã hội, đạo đức truyền thống tốt đẹp, xâm phạm Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn. Đối tượng tác động là một trong những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, nó có ý nghĩa trong việc phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với các tội danh khác về tình dục khác cũng như xác định khung hình phạt và quyết định mức hình phạt. Việc phụ thuộc nhiều về vật chất và tinh thần, nên dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi hiếp dâm; trường hợp hiếp dâm có tính chất loạn luân còn ảnh hưởng đến đạo đức, luân thường đạo lý. Khách thể bị xâm hại còn có thể là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe như làm nạn nhân có thai, làm nạn nhân bị nhiểm HIV, tự sát. Như vậy, một khi khách thể bị xâm hại thì không chỉ nguy hại về thể chất và tinh thần mà còn gây ảnh hưởng đến đến quyền nhân thân của bị hại, đồng 11
  18. thời tác động gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội khác được pháp luật hình sự bảo vệ, đó là chính là trật tự an toàn xã hội. Đối tượng tác động là một trong những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm tại Điều 142 BLHS giúp phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với các tội danh khác. Độ tuổi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc phải xác định tuổi của nạn nhân trên cơ sở các loại giấy tờ nhân thân của họ, nếu trường hợp không có giấy giấy tờ nào thì phải dùng tất cả các biện pháp để có thể xác định được tuổi thật của nạn nhân, trường hợp xác định được thì phải áp dụng nguyên tắc suy đoán có lợi cho người phạm tội. 1.1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm “Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan” [32, tr.77], thì các dấu hiệu hợp thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện chi phối hành vi và hậu quả của hành vi và các dấu hiệu khách quan khác như: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội... (các dấu hiệu không bắt buộc). Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là trường hợp đặc biệt của tội Hiếp dâm. Độ tuổi của nạn nhân chính là yếu tố định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bắt buộc phải là dưới 16 tuổi, đồng thời việc xác định độ tuổi này còn là dấu hiệu để phân biệt giữa tội này với các tội danh về tình dục khác trong Bộ luật Hình sự. Mặt khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bao gồm: Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi có mục đích là làm tê liệt hoặc vô hiệu hóa sự kháng cự của nạn nhân để người thực hiện hành vi phạm tội tiến hành việc giao cấu như: vật lộn, giữ chân tay, dùng hung khí de dọa, bịt mồm, dùng dây trói, bóp cổ, đánh đấm... Thực tế có trường hợp nạn nhân bị dùng vũ lực tới mức ngất xỉu (chưa chết), sau khi người phạm tội thực hiện xong hành vi thì người nạn nhân mới 12
  19. chết, người phạm tội hiếp dâm còn phải về tội giết người do đã bỏ mặc cho hậu quả xảy ra chết người. Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động mang tính bạo lực uy hiếp về tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi như: dọa giết chết, dọa tính mạng sức khỏe người thân, dọa đánh, dọa chém, dọa bắn... làm cho nạn nhân không dám phản kháng, phải để cho người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của mình. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở đây bao gồm đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và trường hợp đe dọa dùng vũ lực thông thường do luật không quy định phân loại. Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: là trường hợp nạn nhân vì lý do nào đó mà đã rơi vào tình trạng nếu như bị người khác tấn công hoặc thực hiện hành vi giao cấu thì không thể phản kháng lại được. Tình trạng này cũng có thể do chính người phạm tội cố ý tạo ra cho nạn nhân nhằm mục đích thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của họ. Ví dụ: Bỏ thuốc mê vào nước uống làm cho nạn nhân sau khi uống vào sẽ bị mê man không biết điều gì xảy ra xung quanh và đối với mình, người phạm tội lợi dụng lúc này để thực hiện hành vi giao cấu, hoặc vì lý do khách quan khác như nạn nhân bị tai nạn, say rượu bia, bệnh tâm thần, đang lâm bệnh nặng ảnh hưởng đến việc nói và cử động hoặc dùng thuốc trị bệnh có tác dụng làm cho ngủ sâu… nên không thể tự vệ được. Hành vi dùng thủ đoạn khác: Là những thủ đoạn mà pháp luật chưa dự liệu trước được ngoài những hành vi được quy định trong cấu thành tội hiếp dâm nêu trên. Quy định này mang tính mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm này. Ví dụ: Cho nạn nhân sử dụng ma túy, thuốc kích dục, xem phim người lớn, và hiện nay tình trạng các thầy lang, thầy cúng trị bệnh, lợi dụng sự ít hiểu biết của người dân tộc, bịa chuyện chữa bệnh bằng cách cho giao cấu với nhau thì mới trị hết bệnh; học sinh muốn học giỏi thi đậu thì giao cấu sẽ đạt kết quả cao… các hành vi này diễn ra khá phổ biến. Hành vi giao cấu trái ý muốn của người bị hại là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành tội hiếp dâm nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng, đây 13
  20. là vấn đề quan trọng xác định có tội hay không có tội (trái ý muốn hay đồng tình). Trên thực tế, biểu hiện trái ý muốn của người bị hại được thể hiện ra bên ngoài, có thể nhìn thấy được như vết cào cấu, tiếng kêu cứu, trầy xướt hoặc vết cắn, vùng vẫy nhằm trốn thoát, vết bẩn bùn đất... Nhưng cũng có trường hợp nạn nhân sợ hãi, hoặc sức khỏe yếu không có khả năng kháng cự, cho nên một vài trường hợp việc chứng minh trạng thái tâm lý trái ý muốn nạn nhân có thể gặp trởi ngại, khó khăn. Có trường hợp do có sự thỏa thuận nên khai mình bị hiếp dâm, có trường hợp tội phạm ẩn diễn ra đã lâu nhưng vì sợ ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm mà không tố giác nên khi phát hiện thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, ngược lại có trường hợp bị hiếp dâm thật nhưng do bị mua chuộc, hay bị đe dọa nên khai là có sự đồng ý,... Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đánh giá cẩn trọng, khách quan, phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như: mối quan hệ giữa các bên, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội, hoàn cảnh cụ thể xảy ra sự việc, ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, bạn bè, cha mẹ...nhằm hạn chế việc chủ quan, đánh giá phiến diện, tránh trường hợp xử lý oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Về hậu quả thiệt hại: Như đã phân tích trên, hành vi khách quan của tội hiếp dâm gây ra không chỉ nguy hại về vật chất, thể chất mà còn nguy hại đến các quyền nhân thân của người bị hại, đồng thời ảnh hưởng xấu đến các quan hệ xã hội khác được pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nhóm dấu hiệu khách quan không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm như: công cụ, phương tiện thực hiện phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội... Tuy nhiên việc xác định các dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do những dấu hiệu này góp phần xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời thông qua đó làm rõ được nguyên nhân và điều kiện phạm tội, để từ đó tìm ra các phương pháp hữu hiệu cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm hình thức. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0