Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tổ chức đánh bạc từ thực tiễn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 5
download
Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 Tội tổ chức đánh bạc; Thực tiễn xét xử Tội tổ chức đánh bạc từ thực tiễn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng xét xử Tội tổ chức đánh bạc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tổ chức đánh bạc từ thực tiễn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ KHƯƠNG TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội - 2021 1
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ KHƯƠNG TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÍ TUỆ Hà Nội - 2021 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn là kết quả quá trình tìm tòi nghiên cứu! Người cam đoan Vũ Thị Khương 3
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 8 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 9 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 11 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................... 12 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 13 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC ............. ..14 1.1. Một số khái niệm về Tội tổ chức đánh bạc, tội gá bạcError! Bookmark not define 1.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội Tổ chức đánh bạc .. 17 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển quy định về Tội tổ chức đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn ...................................... 17 1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội tổ chức đánh bạc ......................................................................................... 23 1.2.3. Cấu thành tội phạm Tội tổ chức đánh bạc................................... 27 1.2.4. Hình phạt Tội tổ chức đánh bạc.................................................... 30 1.3. Phân biệt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc trong Bộ luật hình sự ....................................................... 32 Tiểu kết chương 1....................................................................................... 39 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH .......................... 40 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du......................... 40 2.2. Tình hình xét xử tội “Tổ chức đánh bạc” từ năm 2016 đến năm 2020.. ............................................................................................................... 41 2.2.1. Kết quả xét xử tội Tổ chức đánh bạc ............................................ 41 2.2.2. Một số hạn chế, vướng mắc trong xét xử tội tổ chức đánh bạc .... 45 4
- 2.2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế .............................. 54 Tiểu kết chương 2....................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH ....................................... Error! Bookmark not defined. 3.1 Yêu cầu ................................................................................................. 58 3.1.1. Đối với cơ quan ban hành pháp luật ............................................ 58 3.1.2. Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng65 3.2 Giải pháp .............................................................................................. 58 3.2.1 Đối với các cơ quan ban hành pháp luật ....................................... 58 3.2.2. Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Tiên Du ................. 64 3.2.3. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao .................................................................................................. 65 3.2.4. Đối với chính quyền địa phương huyện Tiên Du: ......................... 71 Tiểu kết chương 3....................................................................................... 73 ....................................................................................................................... 75 5
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự TAND : Tòa án nhân dân VKS : Viện kiểm sát HĐXX : Hội đồng xét xử NQ: Nghị quyết HĐTP : Hội đồng thẩm phán XPATCC Xâm phạm an toàn công cộng TTCC Trật tự công cộng 6
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng số liệu so sánh Tội tổ chức đánh bạc với tội phạm thuộc Chương XXI (các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng) trên địa huyện Tiên Du giai đoạn 2016 – 2020. Bảng 2.2. Bảng số liệu tội Tổ chức đánh bạc trên địa bàn huyện Tiên Du so với tội Tổ chức đánh bạc trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020. Bảng 2.3. Bảng số liệu hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo phạm tội Tổ chức đánh bạc trên địa bàn huyện Tiên Du. 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cùng với sự quyết tâm nỗ lực của toàn dân, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức cao, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì đó cũng nảy sinh nhưng vấn đề tiêu cực như sự gia tăng của các tệ nạn xã hội và các hành vi phạm tôi, trong đó có sự gia tăng nhanh chóng của tệ nạn cờ bạc và hành vi tổ chức đánh bạc. Hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra ở khắp mọi nơi với quy mô ngày càng lớn, số lượng ngày càng đông, hình thức ngày càng tinh vi, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến nếp sống, văn minh của nhân dân, làm tha hóa đạo đức của một số bộ phận dân cư, gây thiệt hại về mặt vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình và là nguyên nhân gây ra cho nhiều loại tội phạm khác như tham nhũng, trộm cắp, lừa đảo, ma túy, mại dâm... Để phòng ngừa ngăn chăn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn này, bằng việc ban hành ra các văn bản pháp luật để tiến tới ngăn chặn và phòng ngừa loại tội phạm. Hiện nay trên địa bàn huyện Tiên Du có rất nhiều các vụ án liên quan đến tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc do huyện Tiên Du là một huyện có nhiều khu công nghiệp,tập trung nhiều công nhân từ các tỉnh khác đến. Những điều kiện thuận lợi đó đã thúc đẩy kinh tế huyện phát triển nhanh chóng và ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì với mật độ dân số cao, dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động nhiều, trong số đó không ít người không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định đây chính là những đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, là nguồn “bổ sung” cho tội phạm 8
- nói chung trong đó có tội phạm về đánh bạc, tổ chức đánh bạc. Đặc điểm này có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng tội phạm nói chung và tình trạng tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc nói riêng trong những năm qua trên địa bàn huyện Tiên Du. Trước những thực trạng đó, việc nghiên cứu các quy định của PLHS hiện hành về tội tổ chức đánh bạc dưới góc độ thực tiễn tại một địa phương nhất định, không những có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật, để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật đối với loại tội phạm này. Nhận thức được điều đó, tôi chọn đề tài: “Tội tổ chức đánh bạc từ thực tiễn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc là những vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tính ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội là không nhỏ. Đến nay, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau đề cập trực tiếp hoặc có liên quan tới tội tổ chức đánh bạc, như: - Nhóm các các bài viết đăng trên các tạp chí, gồm: TS Phạm Minh Tuyên, ‘Tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc theo BLHS 2015 – Những vướng mắc và kiến nghị”, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, https://tapchitoaan.vn/ (ngày 4.4.2020); Lê Văn Quang, Vướng mắc khi xử lý hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước https://vksbinhphuoc.gov.vn/(02.01.2020) - Nhóm Luận văn thạc sĩ, có: Trương Thùy Trang (2018), Tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội–Viện hành lâm khoa học xã hội Việt Nam; 9
- Dương Thu Hằng (2020), Tổ chức đánh bạc từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Viện hành lâm khoa học xã hội Việt Nam; Các giáo trình, bình luận có liên quan đến tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc của một số Trường Đại học. Về cơ bản, các công trình, bài viết nêu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc; có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn và là nguồn tài liệu tham khảo phong phú, có giá trị lớn đối với luận văn của tác giả. Qua nghiên cứu Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 năm 2015, được sửa đổi theo Luật số 12/2017/QH14 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), thay thế cho BLHS năm 1999, nhận thấy đã có những sửa đổi, bổ sung quy định về tội tổ chức đánh bạc để khắc phục những hạn chế của BLHS năm 1999, tuy nhiên vẫn còn những diểm quy định chưa được chặt chẽ làm cho việc ĐTD, quyết định hình phạt, việc phân hóa TNHS đối với tội phạm chưa cao, hình phạt chưa đủ sức răng đe, giáo dục đối với người phạm tội. Việc tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp một cách có hệ thống các quy định của pháp luật đối với tội Tổ chức đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, từ thực tiễn áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Tiên Du;chỉ ra những tồn tại, vướng mắc và hướng hoàn thiện trong thời gian tới là rất cần thiết, có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội Tổ chức đánh bạc, từ thực tiễn xét xử trên địa bàn huyện Tiên Du; đồng thời phát hiện những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm này, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng giải quyết sát hợp, có hiệu quả. 10
- - Nhiệm vụ Thứ nhất, luận văn phải phát hiện và giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống và cơ bản về lý luận và các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hình sự về tội Tổ chức đánh bạc, từ thực tiễn xét xử trên địa bàn huyện Tiên Du. Thứ hai, nghiên cứu và đề xuất giải pháp pháp lý hoặc cơ chế thực hiện pháp luật hình sự về tội Tổ chức đánh bạc, nhằm đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của việc xét xử, phù hợp với thực trạng, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay tại địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật hình sự đối với Tội tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành (có so sánh, đối chiếu với Tội tổ chức đánh bạc qua các thời kỳ) và một số văn bản pháp lý có liên quan; Ngoài ra, luận văn sẽ tập hợp số liệu các vụ án và bị cáo bị xét xử về tội tổ chức đánh bạc, cùng một số hồ sơ, bản án hình sự đối với tội danh này. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các các quy định tại Điều 322 BLHS 2015 (có mở rộng so sánh, phân tích thêm với Điều 321 BLHS 2015; các Điều 248, 249 BLHS 1999); Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP; Công văn số 196/TANDTC-PC của TANDTC; so sánh số liệu các vụ án và bị cáo bị xét xử về tội tổ chức đánh bạc tại Tòa án nhân dân huyện Tiên Du từ năm 2016 đến năm 2020; cũng như nghiên cứu, phân tích một số hồ sơ, bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm về tội danh này tại địa phương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: 11
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để luận giải các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thểnhư: phương pháp thống kê số liệu, phân tích, tổng hợp các hồ sơ, bản án có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật vào việc điều tra, truy tố, xét xử tội Tổ chức đánh bạc; từ đó dùng phương pháp so sánh, đối chiếu để phân tích, làm rõ những nội dung đã xử lý hiệu quả, những nội dung chưa giải quyết được, giải quyết chưa thỏa đáng, thậm chí là vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Tiên Du. Thông qua các phương pháp được sử dụng, luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự về tội Tổ chức đánh bạc và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội danh này, nhằm làm rõ những điểm còn bất cập, khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: Thông qua việc nghiên cứu, luận văn sẽ: - Đưa ra khái niệm về tội tổ chức đánh bạc. - Trình bày khái quát về quan điểm của Đảng, nhà nước ta đối với tội tổ chức đánh bạc qua các thời kỳ. - Phân tích các yếu tố cấu thành của tội tổ chức đánh bạc theo BLHS hiện hành. - Phân tích thực tiễn xét xử trên địa bàn huyện Tiên Du trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy 12
- định của BLHS Việt Nam đối với tội tổ chứ đánh bạc và các tội phạm khác liên quan đến đánh bạc - Ý nghĩa mặt thực tiễn: Từ việc chỉ ra các tồn tại, vướng mắc cũng như đưa ra các giải pháp sát hợp với thực tiễn, Luận văn sẽ là cơ sở để các cấp có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tội tổ chức đánh bạc trong thời gian tới; Đồng thời sẽ giúp cho quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng được chính xác hơn, hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo. Trong phần nội dung, Luận văn phân bố thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 Tội tổ chức đánh bạc. Chương 2. Thực tiễn xét xử Tội tổ chức đánh bạc từ thực tiễn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Chương 3. Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng xét xử Tội tổ chức đánh bạc 13
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC 1.1. Những vấn đề lý luận về tội tổ chức đánh bạc 1.1.1. Một số khái niệm Pháp luật Việt Nam về xử lý hành chính, cũng như xử lý hình sự đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, không đưa ra khái niệm cụ thể nào về đánh bạc, tổ chức đánh bạc. Nhưng trong khoa học luật hình sự nước ta, trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau, như: Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào”1. Còn theo từ điển Bách khoa toàn thư, thì: “Đánh bạc” (hay cờ bạc, bài bạc) là việc chấp nhận được thua bằng tiền hay bằng một vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất. “Tổ chức đánh bạc” được hiểu là hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đánh bạc. “Gá bạc” được hiểu là hành vi cho thuê, cho mượn, hoặc đi thuê, đi mượn địa điểm, phương tiện để cho người khác sử dụng làm nơi tập tụ đánh bạc. "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ Đinh Văn Quế (2018), Chuyện pháp đình (bình luận án), Nxb Thông tin truyền thông, Hà Nội 1 14
- kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”2. Như vậy, từ các khái niệm của các tác giả và theo quy định trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính, các điều luật hình sự về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc qua các thời kỳ, có thế đưa ra khái niệm: “Tội tổ chức đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có trách nhiệm hình sự thực hiện thông qua hành vi lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ, cưỡng bức, đe dọa, chỉ huy tạo cơ sở vật chất hoặc điều kiện cần thiết cho nhiều người cùng tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản có giá trị dưới bất kỳ hình thức nào, một cách trái phép”. “Tội Gá bạc là hành vi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có trách nhiệm hình sự thực hiện bằng hành vi giúp sức đánh bạc, thể hiện ở việc tạo điều kiện về địa điểm cho người có hành vi đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi” 1.1.2. Vai trò ý nghĩa của việc quy định tội đánh bạc quy định trong bộ luật hình sự - Vai trò: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với đó là sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội, mà nổi bật đó là hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn, tính chất nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội ở địa phương, làm cho bao con người phải rơi vào Điều 8 BLHS 2015 2 15
- bước đường cùng quẫn, bao gia đình tan nát; làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có các tội phạm như trộm cắp, giết người, cướp tài sản.... Pháp luật Việt Nam quy định và ngày càng hoàn thiện tội Tổ chức đánh bạc trong Bộ luật hình sự có một vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra căn cứ pháp lý cụ thể để xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời các hành vi tổ chức đánh bạc với quy mô lớn, tính chất nguy hiểm cho xã hội cao; đáp ứng được mong muốn người dân, đồng thời cũng để đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự trên phạm vi cả nước; đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Thể chế hóa được quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước ta trước một hiện tượng xã hội không lành mạnh; góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và đồng bộ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. - Ý nghĩa: Việc quy định tội Tổ chức đánh bạc trong bộ luật hình sự là căn cứ pháp lý để xác định một hành vi đánh bạc với quy mô, số lượng như thế nào thì sẽ được xác định là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự; các yếu tố cấu thành cụ thể của tội danh này, để từ đó tránh được trường hợp hình sự hóa các vi phạm hành chính và ngược lại. Bên cạnh việc quy định các chế tài xử lý nhằm trừng trị đối với các đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội, thì tội danh này còn góp phần răn đe, giáo dục những đối tượng đang và sẽ có ý định thực hiện hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc, góp phần hạn chế và kìm hãm một hiện tượng xã hội tiêu cực và là điều kiện để giữ vững trật tự trị an, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc. 16
- 1.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội Tổ chức đánh bạc 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển quy định về Tội tổ chức đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn * Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự năm 1985: - Thứ nhất, Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên, trong đó có quy định về các tội cờ bạc. Theo đó, “hành vi tổ chức đánh bạc được quy định là hành vi tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc, một trò chơi mà được thua bằng tiền, không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện hành vi. Những người chủ nhà vì tình cảm mà để cho người khác đánh bài, đánh bạc trong nhà mình cũng đều bị phạt như người tổ chức, không phụ thuộc vào việc có thu lợi hay không.”3. Theo văn bản này, phạm vi chủ thể có thể bị xử lý về hành vi cờ bạc rất rộng, chỉ cần người nào thực hiện hành vi liên quan đến cờ bạc là bị xử lý về mặt hình sự mà không quy định tính chất, mức độ vi phạm.Hình phạt được áp dụng với loại tội này cũng hết sức nghiêm khắc; đồng thời có thể áp dụng nhiều loại hình phạt cùng một lúc với cùng một người, như: tịch thu toàn bộ đồ đạc, tiền nong... thu được ở nơi đánh bạc mà không phân biệt tài sản đó có được sử dụng vào việc đánh bạc hay không. - Thứ hai, Thông tư số 301/VHH-HS ngày 14/01/1957 và Thông tư số 2098/VHH-HS ngày 31/5/1957của Bộ tư pháp Đây là hai văn bản giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật về xử lý các tội phạm cờ bạc, nhằm đáp ứng tình hình thực tế lúc bấy giờ. 3 Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 17
- Theo đó, đường lối xử lý đối với các tội cờ bạc đã có sự thay đổi theo hướng giảm nhẹ hơn so với Sắc lệnh số 68/SL. Trên tinh thần đó, hai văn bản này quy định: “Chỉ truy tố ra trước Tòa án đối với bọn tổ chức, bọn chứa gá, bọn sóc cái, bọn hồ lỳ, bọn canh gác, bọn con bạc chuyên sống về nghề cờ bạc và những con bạc đã được cảnh báo rồi mà vẫn tiếp tục chơi, coi thường pháp luật, còn các bị can khác không đáng thì không truy tố. Hình phạt áp dụng cũng chỉ nên phạt ở mức tối thiểu được quy định tại Sắc lệnh số 168/SL, trừ trường hợp đặc biệt thì mới phạt ở mức cao hơn, hình phạt quản thúc cũng không nên áp dụng nữa. Chỉ tịch thu đối với tiền và đồ đạc dùng vào việc đánh bạc chứ không tịch thu toàn bộ tiền và đồ đạc thu được tại nơi đánh bạc”4. - Thứ ba, Bản tổng kết số 9/NCPL ngày 08/01/1968 của TANDTC Nội dung chính của những hướng dẫn này khi xử lý đối với tội phạm cờ bạc là: “Không cần thiết phải xử lý hình sự đối với những hành vi tổ chức đánh bạc mà không có động cơ trục lợi, không thu hồ, không chia hồ, đây là trường hợp chỉ nhà vì nể nang, tình cảm bạn bè, bà con mà một vài lần cho người khác đánh bạc trong nhà mình hoặc tổ chức đánh bạc trong nhà mình nhưng chỉ là để tạo cơ hội cho bản thân tham gia đánh bạc, thỏa mãn tính máu mê cờ bạc của mình, trường hợp này chỉ xử lý hình sự về hành vi đánh bạc, còn hành vi tổ chức đánh bạc, chứa gá cờ bạc thì chỉ để đánh giá lượng hình.Tại văn bản này, lần đầu tiên hình thức xử phạt tù và cho hưởng án treo được quy định đối với những người phạm tội cờ bạc thuộc những trường hợp ít nghiêm trọng. Có thể chỉ cần áp dụng hình phạt tiền mà không cần áp dụng hình phạt tù trong trường hợp cá biệt như tội phạm nhẹ, hoàn cảnh bản thân hoặc gia đình đáng chiếu cố đặc biệt (tuổi già, bệnh tật, v.v...). Khi phạt tiền cũng phải xét đến khả năng kinh tế hiện tại của từng bị cáo để bản án có thể Thông tư số 301/VHH-HS ngày 14/01/1957 và Thông tư số 2098/VHH-HS ngày 31/5/1957 4 18
- thi hành được và việc phạt tiền không ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình họ”5. - Bốn là, Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nội dung của Sắc luật số 03/SL-76 đều căn cứ vào các quy định của Sắc lệnh số 168/SL nói trên và áp dụng vào tình hình thực tiễn ở miền Nam Việt Nam. Như vậy, trong giai đoạn này, những văn bản nói trên đã tạo ra những cơ sở pháp lý đầu tiên rất quan trọng; thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong việc đấu tranh, xử lý đối với các loại tội phạm về cờ bạc; đồng thời là tiền đề cho việc xây dựng Bộ luật hình sự nói chung, đối với loại tội phạm về cờ bạc nói riêng. * Giai đoạn thi hành Bộ luật hình sự năm 1985 Năm 1985 Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó. BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt. Trong đó, tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc được quy định trong cùng một điều luật, đó là Điều 200. Bên cạnh đó, các quy định trong Phần chung và Điều 218 BLHS 1985 (quy định về hình phạt bổ sung) đã tạo thành cơ sở pháp lý cho việc xử lý các tội cờ bạc trong giai đoạn này. Có thể nói, BLHS năm 1985 ra đời có sự kế thừa và phát triển các quy định của các văn bản pháp luật hình sự giai đoạn trước về tội phạm cờ bạc. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự 1985 đã bộc lộ một số hạn chế cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Để phân biệt hành vi nào là đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là rất khó, vì nhà làm luật còn quy định chung cả 3 tội danh vào trong cùng 1 điều luật và chưa 5 Bản tổng kết số 9/NCPL ngày 08/01/1968 của TANDTC 19
- có bất kỳ quy định nào mang tính định lượng hoặc định tính để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi như thế nào thì bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. * Giai đoạn từ thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 Cùng với sự ra đời của BLHS năm 1999 thay thế BLHS năm 1985, tội Tổ chức đánh bạc cũng đã có những sửa đổi, bổ sung cả về kỷ thuật lập pháp, lẫn nội dung điều luật, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về cờ bạc trong tình hình mới. Cụ thể, BLHS năm 1999 đã tách riêng các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc tại Điều 200 BLHS 1985, thành hai điều luật, gồm: Điều 248 quy định về tội Đánh bạc; Điều 249 quy định về tội tổ chức đánh bạc và Tội gá bạc. Điều 249 của BLHS năm 1999 quy định về tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau: “1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 329 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 80 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 190 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 108 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 141 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 142 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 181 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 120 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 47 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 127 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam
91 p | 57 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
70 p | 82 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 48 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 41 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 68 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 61 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 57 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
76 p | 73 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn