Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy từ thực tiễn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Luận văn nghiên cứu về tội phạm ma túy, xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án cấp huyện được quy định tại pháp luật hình sự, tố tụng hình sự của Việt Nam hiện hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luận văn nghiên cứu về thực tiễn xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên từ năm 2016 đến năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy từ thực tiễn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- X ĐỖ THỊ THANH NHÀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ THANH NHÀN LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHÓA 1
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ THANH NHÀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRỊNH TIẾN VIỆT 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Thị Thanh Nhàn 3
- PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2.Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................ 4 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................ 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................... 5 5.1. Phương pháp luận.................................................................................. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 6 6.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 6 7. Bố cục của luận văn...................................................................................... 7 Chương 1:.............................................................................................................. 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM ..................................... 8 VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY ......................................................................... 8 1.1. Một số vấn đề chung về ma túy, tội phạm ma túy và vụ án hình sự về ma túy ................................................................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm ma túy ................................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm tội phạm về ma túy .......................................................... 13 1.1.3. Khái niệm vụ án hình sự về ma túy.................................................. 19 1.2. Khái niệm, thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy ...... 20 1.2.1. Khái niệm xét xử sơ thẩm ................................................................. 20 4
- 1.2.2. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về ma túy của Tòa án cấp sơ thẩm ............................................................................................................. 22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................ 26 Chương 2:............................................................................................................ 27 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ..... 27 THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................... 27 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về tội phạm ma túy, xét xử xơ thẩm vụ án hình sự về ma túy ................................................................................. 27 2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về tội phạm ma túy ........................ 27 2.1.2. Thực trạng quy định về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy ................................................................................................................. 33 2.2. Thực tiễn xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 45 2.2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên ................ 45 2.2.2. Những thành tựu đạt được trong xét xử vụ án hình sự về ma túy. 47 2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong xét xử vụ án hình sự về ma túy ........................................................................................ 52 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................ 61 Chương 3:............................................................................................................ 62 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN......................... 62 3.1. Một số quan điểm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự về ma túy ..................... 62 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy ...................................................................................... 65 5
- 3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên ............................................. 68 3.3.1. Giải pháp về nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân và giáo dục pháp luật trong nhân dân .................................................................... 68 3.3.2. Giải pháp về toàn tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán .......................................................................... 70 3.3.3. Giải pháp về tăng cường sự độc lập của Thẩm phán...................... 72 3.3.4. Giải pháp về đầu tư về cơ sở hạ tầng đảm bảo cho xét xử .............. 74 3.3.5. Giải pháp về tăng cường quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan chuyên môn, cơ quan hữu quan khác .............................................. 75 3.3.6. Giải pháp về tăng cường sự tham gia hỗ trợ người dân trong tham gia tố tụngcủa các tổ chức xã hội, Nhà nước ............................................ 76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................ 77 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 81 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 88 6
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự BLHS Bộ luật hình sự TTHS Tố tụng hình sự TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao 7
- 8
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn ma túy được coi là một trong những mối đe dọa to lớn đối với an ninh nhân loại. Đấu tranh phòng , chống các tội phạm về ma túy đã thành vấn đề có tính toàn cầu và đã được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Ở nước ta, các tội phạm về ma túy đã tăng nhanh với tốc độ cấp số nhân và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Do vậy, chủ động phòng ngừa tội phạm – trong đó có các tội phạm về ma túy là chủ trương và cũng là yêu cầu cấp bách của Đảng, Nhà nước ta nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tội phạm gây ra, ngăn chặn, giảm bớt và tiến tới loại trừ loại tội phạm này.“ Số liệu của Bộ Công an cho thấy, năm 2018 lực lượng chức năng đã phát hiện trên 24.500 vụ ma túy, bắt giữ khoảng 38.000 người liên quan, thu giữ 1,6 tấn heroin, 1,8 tấn ma túy tổng hợp. Tính trung bình mỗi năm, lực lượng chức năng cả nước bắt giữ trên 20.000 vụ ma túy với khoảng 30.000 đối tượng liên quan. Theo các chuyên gia, xu hướng đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng nhiều. Trước đây, khi người nghiện chủ yếu sử dụng heroin thì chúng ta có giải pháp thay thế bằng methadone, nhưng với ma túy tổng hợp thì hiện chưa có phác đồ điều trị, hoặc nếu có cũng chưa được kiểm chứng mức độ giảm hại.”[51] Cùng chung với tình hình tội phạm ma túy chung cả nước thì Thái Nguyên là một tỉnh có vị trí thuận lợi cho giao thương, là cửa ngõ của các tỉnh trung du miền núi phía bắc đồng thời cũng là nơi có nhiều khu công nghiệp, nhà máy…do đó là điều kiện thuận lợi cho các tội phạm về ma túy phát triển. Trong những năm qua Thái Nguyên luôn là một trong các địa phương có hoạt động tội phạm về ma túy nhiều so với cả nước chỉ đứng sau một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Điện Biên…Vì vậy, đòi hỏi với Thái Nguyên trong quá trình 1
- xây dựng và phát triển kinh tế là việc trấn áp, đẩy lùi các tội phạm trong đó tội phạm ma túy là một trong nhóm tội phạm có tình hình phức tạp nhất. Xét xử nghiêm minh các tội phạm là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm trong đó có tội phạm ma túy. Do đó Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên là một trong những đơn vị có nhiệm vụ góp phần vào công cuộc phòng, chống tội phạm về ma túy. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình trong những năm qua Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên đã tăng cường về công tác xét xử, giải quyết án ma túy. Đa số các vụ án ma túy được xét xử kịp thời, đúng người, đúng tội, hình phạt đảm bảo đủ tính răn đe và phòng người chung. Tuy nhiên, từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực toàn bộ và BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thì còn những hạn chế, thiếu xót trong quá trình xét xử các vụ án ma túy. Nhằm chỉ ra những vấn đề tồn tại của pháp luật, tồn tại của thực tiễn xét xử và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao kết quả xét xử vụ án hình sự mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy từ thực tiễn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2.Tình hình nghiên cứu của đề tài Tội phạm ma túy và xét xử tội phạm ma túy đã được pháp luật quy định từ rất lâu nên các đề tài, các công trình khoa học nghiên cứu về đề tài này rất nhiều. Mỗi tác giả ở mỗi công trình khoa học khác nhau đều có những góc nhìn khác nhau. Từ thời điểm BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 có hiệu lực và đi vào cuộc sống thì về vấn đề xét xử tội phạm ma túy ở Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: Võ Quốc Tuấn “Bảo đảm “quyền im lặng” của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự” Nghiên cứu lập pháp. 2020 – số 13, tr.19-23; Lê Thị Thúy Nga “Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”Nghề luật. 2020 – số 12, tr. 41-47;Luận văn thạc sỹ “ Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ 2
- thẩm vụ án hình sự và thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ”Hoàng Thị Đoài, Đại học Luật Hà Nội năm 2020; Luận văn thạc sỹ “ Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của Nguyễn Thanh Giang, Đại học Luật Hà Nội năm 2018; Luận văn thạc sỹ “ Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” của Bùi Thị Minh Phượng, Đại học Luật Hà Nội năm 2020; Luận văn thạc sỹ “ Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy” của Phạm Thanh Bình, Đại học Luật Hà Nội năm 2020… Các công trình khoa học này đều tập trung vào các vấn đề về xét xử sơ thẩm theo quy định tại BLTTHS năm 2015. Các công trình này đều đã đánh giá được những ưu điểm và đồng thời chỉ ra những hạn chế của các quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Các công trình khoa học nghiên cứu về tội phạm ma túy, xét xử tội phạm ma túy theo quy định của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 như: Luận văn thạc sỹ “ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” của Ngô Quỳnh Thanh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội năm 2018; Luận văn thạc sỹ “Tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của Phạm Trường Trung Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội năm 2020; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “ Thủ tục xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Trường Đại học luật Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài Vũ Gia Lâm. Tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp, so sánh, các luận văn, các sách bình luận, ...về vấn đề áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án về ma túy trong luật hình sự. Tác giả đã tham khảo những tài liệu trên, để phục vụ cho quá trình viết luận văn của mình. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu nhận thấy nhiều tác giả đã đi sâu vào tội phạm 3
- ma túy và vấn đề xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy khi BLHS năm 2015 có hiệu lực, việc nghiên cứu hoạt động xét xử các vụ án về ma túy gắn với một địa phương thì còn chưa nhiều; hàng năm Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên xét xử số các vụ án hình sự về ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại án hiện nay khoảng 70% trên tổng số các vụ án hình sự. Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu vấn đề xét xử sơ thẩm cácvụ án về ma túy, nhằm hệ thống hóa lý luận về xét xử sơ thẩm g xét xử nói riêng và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của ngành Tòa án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ quy định về tội phạm ma túy, xét xử vụ án hình sự ma túy tại cấp sơ thẩm được quy định trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự của Việt Nam và thực trạng pháp luật hiện hành về tội phạm ma túy, xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án cấp sơ thẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên để chỉ ra những điểm chưa phù hợp của quy định pháp luật hiện hành và đồng thời xem xét những khó khăn, hạn chế khi áp dụng pháp luật trên thực tế giải quyết vụ án. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Phân tích những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự Việt Nam và một số văn bản có liên quan đến tội phạm ma túy, thẩm quyền xét xử vụ án hình sự vê ma túy tại Tòa án cấp sơ thẩm. - Đánh giá những ưu, nhược điểm của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay quy định về tội phạm ma túy, xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án cấp sơ thẩm. 4
- - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội phạm ma túy, xét xử vụ án hình sự về ma túy sự đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tội phạm ma túy và xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án cấp sơ thẩm được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, đối tượng nghiên cứu luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề chung về xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án cấp sơ thẩm được quy định trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự Việt Nam trong các thời kỳ cũng như trong các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luận văn tập trung vào nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật về tội phạm ma túy, xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án cấp sơ thẩm tại BLHSnăm 2015, BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan hiện còn hiệu lực áp dụng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về tội phạm ma túy, xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án cấp huyện được quy định tại pháp luật hình sự, tố tụng hình sự của Việt Nam hiện hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luận văn nghiên cứu về thực tiễn xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan 5
- điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế, xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng như: phân tích, so sánh tổng hợp, đối chiếu, tư duy logic…để làm sáng tỏ các nội dung cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Làm sáng tỏ các quy định về tội phạm ma túy, thẩm quyền xét xử sơ thẩm, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy được quy định trong BLHS và BLTTHS. Đánh giá các quy định về tội phạm ma túy, thẩm quyền, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm góp phần phát triển lý luận về tội phạm ma túy và thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đưa ra được một số những giải pháp thiết thực, có tính khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả xét xử vụ án hình sự về ma túy đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp. Đồng thời đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện các chế định pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp trong hoạt động sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói riêng; chứa đựng nhiều thông tin hữu ích cho Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án và những người học tập, giảng dạy, nghiên cứu pháp luật. 6
- 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về ma túy. Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên. Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên. 7
- Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY 1.1. Một số vấn đề chung về ma túy, tội phạm ma túy và vụ án hình sự về ma túy 1.1.1. Khái niệm ma túy Khái niệm ma tuý được biết đến từ rất lâu, trong y học xưa các loại cây như thuốc phiện, cây cần xa, cây cô ca… được biết đến và sử dụng để chữa bệnh, có tác dụng giảm đau, gây mê. Nhưng sau đó khi con người phát hiện ra tác hại của nó “ ma tuý” là tên gọi tắt cho một số loại cây cỏ trên như cây thuốc phiện, cần sa, cô ca… Dân gian Việt Nam hiểu thuật ngữ “Ma tuý là chất có tác dụng như ma thuật, ma quái, có thể chữa một số bệnh, tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, làm cho con người mê mẩn, ngây ngất, tuý luý”[37].Ngoài thành phần là các loại cây cỏ trên, ma tuý ngày nay còn có các chất tổng hợp, các chất nguyên liệu gây nghiện, nên có tác dụng gây nghiện và hướng thần. Tuy nhiên, sau khi được con người tổng hợp từ các chất tự nhiên gây nghiện, thì ma tuý được hiểu là chất có tính gây nghiện và thường bị người dùng lạm dụng. Chất ma tuý là các chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, có tác dụng ảnh hưởng đến ý thức của con người, sử dụng liên tục sẽ dẫn đến lệ thuộc và gây nghiện cho người sử dụng. Chất ma tuý theo y học là một chất có tác dụng gây ngủ, gây mê. Vì vậy, trong ý học ma túy còn được sử dụng là thành phần của một số loại thuốc có tác dụng gây mê, gây ngủ. Theo từ điển Hán - Việt, “ma tuý” có nghĩa là “làm mê mẩn, say sưa, tê liệt”[19, tr.14], là từ dùng để chỉ chất thuốc có khả năng gây ra các hiện tượng thần kinh tê liệt, gây nghiện nếu dùng nhiều lần. 8
- Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc, ma tuý được hiểu là “Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”. Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra khái niệm như sau: “Ma túy là các chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”. Trong đề tài nghiên cứu “Mại dâm, ma tuý, cơ bạc - tội phạm thời hiện đại” của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Yêm, TS Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên 2003 các tác giả có đưa ra ý kiến cho rằng “Các chất ma tuý là các chất độc có tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu hiện của tình trạng bị ngộ độc mãn tính do các chất ma tuý gây nên cho người sử dụng chúng”[62]. Tính chất gây nghiện của các chất ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người sử dụng, các chất độc ngấm vào các tế bào trong cơ thể sống, ban đầu gây cảm giác sảng khoái, hưng phấn, dẫn đến tình trạng lạm dụng chúng để giảm đau hoặc tìm cảm giác vui vẻ. Việc sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tính trạng nghiện, bắt buộc phải sử dụng nếu không sẽ khó chịu, ảnh hưởng đến các dây thần kinh, có thể dẫn đến không thể điều khiển được hành vi của mình. Hiện nay thuật ngữ ma tuý theo quan điểm khoa học thì “ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên ( morphin…); bán tổng hợp ( heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp ( amphetamine) có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn, hay cảm thấy dễ chịu… mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu”. Chất ma tuý có thể là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp hoá học được đưa vào cơ thể người dưới nhiều hình thức như uống, hút, hít, tiêm ( chích) … gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, hoặc gây các ảo giác, sẽ dẫn đến sự lệ thuộc cả về tâm lý và thể chất đối với người sử dụng 9
- Theo định nghĩa của bộ luật hình sự Việt Nam thuật ngữ “ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, nhựa coca, lá, hoa, quả cây cần xa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng hay thể rắn”. Dù tồn tại dưới hình thức nào thì các chất ma tuý đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái và phá huỷ các cơ quan nội tạng của người sử dụng Cụ thể hơn, Luật phòng, chống ma tuý 2013 định nghĩa tại điểm 1, điểm 2, điểm 3 khoản 2 như sau “ 1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành 2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. 3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.”[31].Chất ma tuý là chất gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, kinh tế và trật tự xã hội, vì vậy nhà nước trực tiếp và độc quyền quản lý. Ngoài việc đưa ra định nghĩa về ma tuý, luật phòng, chống ma tuý và một số văn bản hướng dẫn luật này còn quy định về các loại cây có chứa chất ma tuý như nghị định 73/2018/ NĐ - CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma tuý và tiền chất bao gồm 4 danh mục các chất ma tuý và tiền chất như sau: “Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. .(46 chất trong đó có một số chất như heroin, morphin, cần sa…) Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ 10
- quan có thẩm quyền (398 chất trong đó có một số chất như cocain, thuốc phiện,nhựa coca…) Danh mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. .(71 chất trong đó có một số chất như diazepam, delorazepam…) Danh mục IV: Các tiền chất: các hoá chất không thể thiếu trong quá trình điều chế ma tuý. Các tiền chất sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Công an quản lý và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. Các tiền chất sử dụng trong lĩnh vực thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu (44 chất trong đó có một số chất như acetone, acetic anhydride…)”[32]. Như vậy, theo quan điểm của tác giả thì có thể thấy dưới góc độ khoa học pháp lý thì ma tuý có các chất gây nghiện, làm ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh cuả con người, khiến họ lệ thuộc vào chất này. Phân loại ma túy Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà phân loại ma túy thành nhiều loại khác nhau, như căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, mục đích sử dụng ma túy, mức độ tác động lên hệ thần kinh của ma túy…Trong bối cảnh của việc sản xuất, mua bán, trao đổi, sử dụng ma túy…luôn luôn biến đổi như hiện nay thì các cách phân loại cũng chỉ mang tính chất tương đối. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia thành các loại ma túy cụ thể như sau: Thứ nhất, căn cứ vào nguồn gốc của ma túy thì có thể chia thành ba loại: Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của nó như cây thuốc phiện, cây cần sa, cocain. Ma túy bán tổng hợp là chất ma túy mới xuất hiện trong thời gian gần đây và là chất ma túy phổ biến hiện nay. 11
- Ma túy tổng hợp là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và một số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ma túy tổng hợp là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất. Các loại ma túy tổng hợp hiện nay vẫn thường được gọi dưới các cái tên như: thuốc lắc, ma túy đá, hồng phiến, ke, kẹo... Thứ hai, căn cứ theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng thì chia thành hai loại là loại ma túy có hiệu lực cao (ma túy mạnh) và ma túy có hiệu lực thấp (ma túy nhẹ). Ma túy có hiệu lực cao (ma túy mạnh) là các chất ma túy chỉ cần sử dụng với một lượng nhỏ đã có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng (mức độ kích thích mạnh), và sử dụng vài lần có thể gây nghiện. Ví dụ: thuốc phiện, heroine, cocaine, thuốc lắc… Ma túy có hiệu lực thấp (ma túy nhẹ) là các chất ma túy phải sử dụng nhiều lần với một lượng lớn thì mới làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của người dùng và gây nghiện; ví dụ: thuốc lá, thuốc lào…Các loại ma túy này thì không bị pháp luật cấm hoàn toàn nhưng việc sử dụng, mua bán, sản xuất…cũng theo những quy định khắt khe của pháp luật. Thứ ba, căn cứ vào tác dụng của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương. Dựa trên tác dụng chủ yếu của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương của con người, ta có thể chia thành 3 loại ma túy là nhóm thuốc an thần, ức chế hộ thần kinh trung ương, nhóm các chất kích thích, nhóm các chất gây ảo giác. Thứ tư, căn cứ vào tiêu chí quy định của pháp luật thì có hai loại ma túy là ma túy hợp pháp và am túy không hợp pháp. Ma túy hợp pháp là những loại ma túy thông dụng: rượu bia, thuốc lá (ni-cô- tin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường…Những loại ma túy này Nhà nước quản lý về việc sản xuất, mua bán, sử dụng. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 322 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 75 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 188 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 138 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 133 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 179 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 112 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 46 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 60 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 124 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 47 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 39 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
77 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 32 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn