Luận văn Thạc sĩ Luật học: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận văn muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động cũng như sự cần thiết của việc ban hành các quy định về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và thực tế thực hiện đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật quốc tế của các nước trong lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ PHƢƠNG THÚY An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ NỘI, 2008
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… …... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………………. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu ………………………….............. 5 3.1. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………... 5 3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu ……………………………………........ 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ………………………………….......... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………....... 7 6. Bố cục của luận văn ……………………………………………………... 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động ……………… 7 1.1.1. Khái niệm pháp luật an toàn, vệ sinh lao động ……………... 7 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động … 10 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.... 14 1.2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ở Việt Nam …………………………………………….. 21 1.2.1. Đặc điểm của lao động nữ…………………………………... 21 1.2.2. Sự cần thiết khách quan phải có các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ………………………………. 24 1.2.3. Lƣợc sử pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ở Việt Nam .......……………………………………………. 26 CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 2.1. Các quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ……………………………………………………………………... 30 2.1.1. Các quy định chung về bảo đảm an toàn,vệ sinh lao động đối với lao động nữ ………………………………………………………….. 30
- 2.1.2. Các quy định về an toàn nghề nghiệp và bảo vệ sức khoẻ của lao động nữ ……………………………………………………………….. 33 2.1.3. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khoẻ của lao động nữ……………………………………... 37 2.1.4. Các quy định về chế độ thai sản đối với lao động nữ …………. 39 2.1.5. Giải quyết quyền lợi cho lao động nữ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp …………………………………………….……… 40 2.1.6. Quy định về thanh tra và xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ ……………………………….. 42 2.2. Thực trạng thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ở Việt Nam ………………………………………… 44 2.2.1. Thực trạng điều kiện làm việc của lao động nữ ở Việt Nam …. 45 2.2.2. Tình hình thực hiện các quy định về an toàn nghề nghiệp và bảo vệ sức khoẻ của lao động nữ…………………………………………… 49 2.2.3 Thực tiễn áp dụng các quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ……………………………………………… 55 2.2.4. Tình hình thực hiện các quy định về thai sản đối với lao động nữ 65 2.2.5.Tình hình thanh tra và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp không đảm bảo quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ............................................................................................................. 71 2.3. Đánh giá khái quát về thực trạng pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ................................................................................. 72 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ……………………………………… 74 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .................................................. 75 CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM 3.1. Sự cần thiết khác quan của việc hoàn thiện pháp luật về về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ........................................................... 81 3.2. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ........................................................... 85 3.1.1 Về mặt chủ quan ............................................................................ 88
- 3.1.2 Về mặt khách quan ........................................................................ 89 3.3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ....................................................................................... 90 3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ .................................................................. 92 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
- Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. §-ờng lối đổi mới đúng đắn của Đảng thÓ hiÖn trƣớc hết ở sự quan t©m tới nh©n tố con ngƣời với chủ trƣơng coi nguån nh©n lùc lu«n là trung tâm của quá trình sản xuất và là tài sản quí giá nhất của quèc gia. Vì vậy, việc tạo ra một môi trƣờng làm việc tốt cho ngƣời lao động lµ yªu cÇu ngµy cµng cÊp thiÕt cña x· héi. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, gãp phÇn quyÕt ®Þnh ®Õn sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng một nền sản xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe ngƣời lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế bền vững vµ đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua công tác ATVSLĐ ở nƣớc ta đã có những chuyển biến đáng kể về hệ thống văn bản pháp luật và bộ máy tổ chức. Chỉ thị số 132CT/TƯ của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng nhấn mạnh: Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động sản xuất, thì ở đó, khi đó phải tổ chức công tác bảo hộ lao động theo đúng phƣơng châm: Bảo đảm an toàn để sản xuất - Sản xuất phải bảo đảm an toàn lao động [27] . Thể chế hoá đƣờng lối của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bé Luật Lao động n¨m 2002 đã dành chƣơng IX quy định về ATVSLĐ. Trên thực tế, rất nhiều ngành, nhiều địa phƣơng, doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao động đã có những biện pháp, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và môi trƣờng sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, công tác BHLĐ nói chung và công tác ATVSLĐ nãi riªng ở nƣớc ta còn quá nhiều khó khăn và tồn tại cần giải quyết. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp khu vực phi chính thức mới chỉ quan tâm đầu tƣ phát triển sản xuất, thu lợi nhuận, thiếu sự đầu tƣ tƣơng xứng để cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho ngƣời lao động. Vì vậy, Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết và bị thƣơng nhiều ngƣời, thiệt hại tài sản của Nhà nƣớc và doanh nghiệp. Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội), trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004, mặc dù chỉ có 10% tổng số doanh nghiệp thực hiện báo cáo về tai nạn lao động nhƣng đã cho thấy những con số đáng bình quân mỗi năm xảy ra 4.245 vụ, làm
- gần 500 ngƣời chết, hơn 4.000 ngƣời bị thƣơng; có ngƣời bị tàn phế suốt đời. Hiện tại, cả nƣớc có gần 22 nghìn lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Số vụ tai nạn lao động hằng năm tăng 17,38%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2005, số vụ tai nạn lao động có ngƣời chết tăng 5,5%. Điều đáng lƣu tâm là số vụ tai nạn lao động đƣợc thống kê kể trên còn thấp hơn rất nhiều so với số vụ xảy ra trong thực tế. Nguyên nhân chính để xảy ra tai nạn lao động một mặt do chủ sử dụng lao động thiếu quan tâm cải thiện điều kiện làm việc an toàn, mặt khác do ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy chế làm việc bảo đảm an toàn lao động của ngƣời lao động chƣa cao, thiếu sự kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên của cơ quan thanh tra Nhà nƣớc về an toàn lao động. Hậu quả của thực tế trên không chỉ gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của ngƣời lao động, làm thiệt hại tài sản của nhà nƣớc mà còn ảnh hƣởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Ở n-íc ta, 50,86% dân số là nữ, tƣơng ứng với hơn 50% lao ®éng n÷ ®·, ®ang vµ ngµy cµng cã ®ãng gãp quan träng vµo nÒn kinh tÕ quèc d©n. Tuy nhiªn, do những đặc điểm về tâm sinh lý, giới tính, lao động nữ thƣờng gặp khó khăn hơn so với lao động nam trong quan hệ lao động. Cùng với quan niệm sai lệch về Giới, những khó khăn này đã làm cho lao động nữ trở thành đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng hơn trong quan hệ lao động, đặc biệt là đối tƣợng lao động nữ đang chiếm số đông trong lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp các loại - nơi mà việc áp dụng pháp luật ATVSLĐ còn nhiều bất cập và tồn tại. Víi mong muèn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ nh»m gãp phÇn b¶o vÖ sự an toàn của lao ®éng n÷ trong bèi c¶nh nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng, học viên chän ®Ò tµi nghiên cứu “An toµn, vÖ sinh lao ®éng ®èi víi lao ®éng n÷ trong ph¸p luËt lao ®éng ViÖt Nam” cho luËn v¨n th¹c sÜ cña m×nh . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua thực tế tìm hiểu, học viên thấy đã xuất hiện một số bài báo, công trình nghiên cứu có đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động nói chung, với một số lƣợng hạn chế. Tuy nhiên, chƣa có một công trình khoa học nào trực tiếp đi sâu vào tìm hiểu vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ cũng nhƣ để từ đó có những kiến
- nghị xác đáng nhằm nâng cao việc bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi của đối tƣợng lao động này. Luận văn đi vào tìm hiểu, tổng hợp một vấn đề mới với nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật liên quan tới lao động nữ trong chế định an toàn, vệ sinh lao động. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động cũng nhƣ sự cần thiết của việc ban hành các quy định về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và thực tế thực hiện đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật quốc tế của các nƣớc trong lĩnh vực này. Dựa vào những kết quả đó, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vệ sinh, an toàn lao động và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải làm rõ những nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động cũng nhƣ sự cần thiết của việc ban hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ. Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ và việc thực thi trên thực tế, đánh giá những kết quả cũng nhƣ sự bất cập, nguyên nhân của sự bất cập, tồn tại. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu hƣớng vào tìm hiểu các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ ở Việt Nam (văn bản và thực tế áp dụng). Bên cạnh đó, trong chừng mực nhất định cũng có đề cập đến các quy phạm quốc tế có liên quan. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra, đã dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn sử dung các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể khác nhƣ: phƣơng pháp lịch sử, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu, tài liệu, thống kê, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp liên ngành, … 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương I: Những vấn đề chung về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ở Việt Nam Chương II: Pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ và thực tế thực hiện ở Việt Nam Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ ở Việt Nam.
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động 1.1.1 Khái niệm pháp luật an toàn, vệ sinh lao động An toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các biện pháp đƣợc tiến hành nhằm thiết lập điều kiện làm việc tốt nhất cho ngƣời lao động, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tai nạn lao động hoặc giảm thiểu tỷ lệ ngƣời bị mắc bệnh nghề nghiệp trong môi trƣờng làm việc. An toàn, vệ sinh lao động muốn đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn cần đƣợc thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật. Tập hợp các quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao động, quy định các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động trong môi trƣờng làm việc; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trƣờng làm việc nhằm bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động; hạn chế các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... chính là pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có thể đƣợc đề cập trong các văn bản pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành (nhƣ Bộ luật lao động, Nghị đinh và các Thông tƣ hƣớng dẫn các quy định của Bộ luật lao động về an toàn, vệ sinh lao động). Ngoài ra, trong các văn bản nội bộ của công ty nhƣ thoả ƣớc, nội quy lao động hay quy chế an toàn, vệ sinh lao động của công ty, cũng có các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Thực chất các quy định này chính là sự cụ thể hoá các quy định trong các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của nhà nƣớc cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công ƣớc của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định các tiêu chuẩn lao động quốc tế về an toàn lao động và bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của ngƣời lao động tại nơi làm việc nếu đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam thông qua cũng chính là một loại nguồn quan trọng bổ sung các quy định cho pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ở nƣớc ta.
- Với mục đích bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động, hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thƣờng bao gồm những nội dung cụ thể sau đây: i) Các quy định về điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động chung áp dụng tại nơi làm việc ii) Các quy định nhằm hạn chế ảnh hƣởng của các yếu tố nguy hiểm, độc hại đến sức khoẻ của ngƣời lao động iii) Các quy định về chế độ bồi thƣờng cho ngƣời lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp iv) Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với những nhóm lao động đặc thù nhƣ lao động nữ, lao động chƣa thành niên, lao động là ngƣời cao tuổi, lao động là ngƣời tàn tật v) Các quy định quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và trách nhiệm của Nhà nƣớc trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ sức khỏe của ngƣời lao động nên việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có tính bắt buộc cao đối với các đơn vị sử dụng lao động, với các chủ thể tham gia quan hệ lao động. Ngoài ra, những quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong nội bộ công ty nhƣ quy định trong nội quy, quy chế an toàn vệ sinh lao động hay trong thoả ƣớc của công ty đƣợc đặt ra đều nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật cần thiết đƣợc tính toán trên cơ sở khoa học. Do đó, việc thực hiện các quy định này có tính chất bắt buộc chặt chẽ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy cơ rủi ro xảy ra, gây ảnh hƣởng đến tính mạng và sức khoẻ của ngƣời lao động Nhƣ vậy, có thể thấy pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động là một chế định trong hệ thống pháp luật lao động. Với những nội dung và mục tiêu điều chỉnh nhƣ đã đề cập ở trên, chế định này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ ngƣời lao động và đƣợc coi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật lao động ở mọi quốc gia. 1.1.2 Đặc điểm cơ bản của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Trong thực tế, hoạt động an toàn, vệ sinh lao động thực chất là tổng hợp các biện pháp về khoa học kỹ thuật, y tế học, vệ sinh học, pháp luật, kinh tế học kết hợp với tuyên truyền, vận động nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khoẻ ngƣời lao động, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục hậu quả của tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động khi điều chỉnh hoạt động này cũng có những điểm đặc thù khác với các chế định pháp luật khác. Cụ thể là: Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật rõ nét. Mọi biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại đến sức khoẻ ngƣời lao động trong môi trƣờng làm việc đều xuất phát từ cơ sở khoa học tự nhiên và đƣợc thực hiện bằng các giải pháp kỹ thuật. Nó bao gồm các hoạt động điều tra khảo sát điều kiện lao động; phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với ngƣời lao động; giải pháp xử lý điều kiện môi trƣờng lao động; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở từng ngành nghề; cải tiến trang bị, kỹ thuật công nghệ sản xuất… Vì đặc thù nói trên nên phần lớn các quy định điều chỉnh hoạt động an toàn, vệ sinh lao động cũng mang tính chất khoa học kỹ thuật. Nhƣ vậy, tính khoa học và tính pháp lý sẽ cùng tồn tại trong rất nhiều các quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Các quy định về tiêu chuẩn ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, nồng độ bụi tối đa trong môi trƣờng làm việc,… là những quy định thể hiện kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu các yếu tố khoa học, kỹ thuật, sinh học trong môi trƣờng làm việc và sự ảnh hƣởng của nó đến sức khoẻ của ngƣời làm việc trong môi trƣờng tƣơng ứng. Với việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chuyển các kết quả này thành các quy định có tính chuẩn mực về an toàn, vệ sinh lao động trong các văn bản pháp luật có tính chất bắt buộc chung trong phạm vi toàn quốc, hoặc trong phạm vi từng ngành đã cho thấy tính khoa học kỹ thuật là một trong những đặc điểm riêng biệt của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động so với các chế định pháp luật lao động khác. Một trong những khía cạnh quan trọng của công tác quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là việc ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động. Theo quy định hiện hành, các bộ ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động cấp ngành.
- Khác với quy phạm pháp luật thông thƣờng, các quy phạm, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động về hình thức cũng chứa đầy đủ những yếu tố của một quy phạm pháp luật (nhƣ có tính chất bắt buộc áp dụng), bên cạnh đó, về nội dung, nó chứa đựng những yêu cầu mặt kỹ thuật nghiêm ngặt dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về an toàn, vệ sinh lao động. Những quy chuẩn này (gồm 150 loại) có thể đƣợc áp dụng ở cấp Nhà nƣớc hoặc cấp ngành nhằm mục đích hạn chế, ngăn ngừa các tai nạn lao động, sự cố có thể xảy ra đối với con ngƣời, môi trƣờng hoặc thiết bị; phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động. Đối tƣợng quản lý về an toàn, lao động của Bộ LĐ -TB & XH là các loại máy, thiết bị, vật tƣ và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong cả nƣớc.Trƣớc đây các thiết bị, máy móc trên đƣợc quản lý theo tiêu chuẩn do Nhà nƣớc ban hành, hiện nay những quy phạm an toàn thƣờng mang tên gọi chung là Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định tại Khoản 1 điều 3 Nghị định 06/ CP. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các TCVN nhƣng do điều kiện về kinh phí hạn chế (chỉ có từ 3-5 triệu đồng/ 1 TCVN), chịu ảnh hƣởng của hệ thống tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao đồng của Liên Xô cũ... Một số tiêu chuẩn đã cũ, nội dung đã lạc hậu, không phù hợp so với khu vực và quốc tế nhƣ các quy phạm về an toàn lao động trong hầm lo than, điện lạnh, nồi hơi và các thiết bị nâng ... cần đƣợc xem xét lại tiêu chuẩn và ban hành tiêu chuẩn mới cho phù hợp. Để đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất bắt buộc cao. Để các giải pháp khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đƣợc thực hiện, Nhà nƣớc đã thể chế các biện pháp này thành quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao động, các cá nhân ngƣời lao động và các chủ thể có liên quan khác trong quá trình áp dụng pháp luật. Có thể thấy, phần lớn các văn bản pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động đều chứa đựng các quy định cứng, không thể thoả thuận giữa các chủ thể khi vận dụng. Ví dụ nhƣ các quy định về điều kiện làm việc, trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân, việc khám sức khoẻ định kỳ cho ngƣời lao động. Trong chế định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động vẫn có một số quy định có tính chất “định khung” khi xác định quyền lợi tối thiểu của ngƣời lao động trong việc thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật, hay tiền bồi thƣờng cho ngƣời bị tai nạn lao động. Nhƣng xét một cách khái quát và so sánh với cơ chế điều chỉnh của
- nhiều chế định pháp luật khác của luật lao động, có thể thấy các quy định về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất “cứng nhắc” hơn và khó có thể có phần linh hoạt để các bên thoả thuận trong hợp đồng lao động hay thoả ƣớc tập thể. Đó cũng là nguyên nhân khách quan khiến các chủ thể khi thoả thuận về điều khoản an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động hay thoả ƣớc tập thể thƣờng ghi là “theo quy định của pháp luật hiện hành”. Các quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất xã hội rộng rãi. Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đòi hỏi sự tham gia của tất cả các chủ thể bao gồm ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực lao động, các tổ chức xã hội và các đoàn thể quần chúng có liên quan. Trong quá trình lao động, việc thực hiện đúng, đủ các quy định, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động cũng chính là hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của mọi chủ thể tham gia quan hệ lao động. Họ là ngƣời thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định và cũng là ngƣời phát hiện các yếu tố nguy hiểm, có hại từ đó yêu cầu, đề xuất biện pháp giải quyết nhằm góp phần đảm bảo điều kiện lao động ngày một tốt hơn. Do vậy, công tác an toàn, vệ sinh lao động chỉ có hiệu quả khi mọi ngành, mọi tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Vì lý do trên, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động thƣờng mang tính xã hội rộng rãi và có liên quan đến nhiều đối tƣợng trong xã hội. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là yêu cầu tất yếu, khách quan của sản xuất. Khi con ngƣời tiến hành sản xuất cũng chính là quá trình tác động tới môi trƣờng xung quanh và đó cũng chính là quá trình ngƣời lao động chịu các tác động xấu ngƣợc trở lại của môi trƣờng nơi họ lao động. Ngay từ thời sơ khai, con ngƣời đã biết cải tiến công cụ, điều kiện lao động để tự bảo vệ mình. Do hoạt động sản xuất là một trong những nguyên nhân gây tác hại tới môi trƣờng sống, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, những tiến bộ của trình độ, công nghệ sản xuất cũng tăng lên đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội, nhƣng mặt khác lại làm cho môi trƣờng sống, trong đó có môi trƣờng lao động ngày càng xấu đi do những tác động ngày càng nhiều với các yếu tố nguy hiểm độc hại nhƣ phóng xạ, tia tử ngoại… Môi trƣờng lao động ngày càng đa dạng, phức tạp, nguy hiểm đòi hỏi công tác an toàn, vệ sinh lao động phải đƣợc phát triển tƣơng xứng.
- Công tác an toàn, vệ sinh lao động đƣợc thực hiện tốt sẽ giảm thiểu các chi phí về y tế và bảo hiểm xã hội không cần thiết cho đối tƣợng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng nhƣ góp phần bảo vệ môi trƣờng sống của con ngƣời. Thực hiện hiệu quả công tác này là góp phần giảm tới mức thấp nhất sự tiêu hao lao động và những tổn thất tới vật chất, con ngƣời và môi trƣờng. An toàn lao động, vệ sinh lao động là chính sách kinh tế xã hội lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động. Đặc biệt trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, khi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp thì vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động càng trở nên bức xúc. Chạy theo lợi nhuận, ngƣời sử dụng lao động có thể giảm mọi chi phí, bao gồm cả chi phí xây dựng môi trƣờng lao động an toàn, vệ sinh cho ngƣời lao động. Do đó, nếu không giải quyết thoả đáng vấn đề an toàn, vệ sinh lao động thì nền kinh tế không đảm đƣợc sự phát triển bền vững. Điều kiện lao động xấu không chỉ ảnh hƣởng tới ngƣời lao động trực tiếp mà còn có tác động xấu tới thế hệ lao động tƣơng lai. Vì vậy, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là đảm bảo sức khoẻ, tính mạng ngƣời lao động, duy trì nền sản xuất ổn định và tạo tiền đề góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. 1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động là những tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể là các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về an toàn, vệ sinh lao động Nhƣ đã trình bày, công tác an toàn, vệ sinh lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ ngƣời lao động, duy trì nền sản xuất tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, an toàn, vệ sinh lao động đang đặt ra nhiều vấn đề ngày càng bức xúc, đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc – tổ chức có đủ quyền năng và sức mạnh cƣỡng chế - với bộ máy từ trung ƣơng đến cơ sở đảm bảo việc tiến hành hiệu quả các hoạt động quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. Nguyên tắc này đã đƣợc quy định tại điều 56 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và đƣợc cụ thể tại điều khoản 2 điều 95 Bộ luật Lao động sửa đổi:
- “Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước. đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, trang thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động” [25]. Việc quản lý của nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất tập trung dân chủ. Đây là trách nhiệm của các ngành chức năng và là nghĩa vụ của những đối tƣợng tham gia quan hệ lao động. Quyền quản lý cao nhất thuộc về Chính phủ, bên cạnh đó có sự phân công, phân cấp quản lý cụ thể nhằm tạo cơ chế cho các ngành chức năng đƣợc phát huy tính chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất. Quản lý Nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động tạo cơ sở pháp lý và thiết lập điều kiện vật chất cho việc thực thi pháp luật an toàn, vệ sinh lao động trên thực tế. Việc thiết lập môi trƣờng lao động phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và không đồng đều, do vậy, chúng ta chƣa thể tạo dựng đƣợc một môi trƣờng lao động lý tƣởng với việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ở mức cao nhất hoặc theo các tiêu chuẩn quốc tế. Với mục đích đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khoẻ ngƣời lao động nhằm xây dựng một nền kinh tế xã hội phát triển, bền vững, nhà nƣớc đã và đang cố gắng từng bƣớc đảm bảo cho ngƣời lao động đƣợc làm việc trong môi trƣờng lao động an toàn và vệ sinh theo điều kiện hiện có của đất nƣớc. Nguyên tắc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong quan hệ lao động. Để các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đƣợc thực hiện trên thực tế, các bên tham gia quan hệ lao động bắt buộc phải tuân thủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo những quy định mà pháp luật đã ban hành. Tại khoản 1 điều 95 Bộ luật Lao động sửa đổi quy định “Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá
- nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường” [25]. Trong quan hệ lao động, ngƣời sử dụng lao động phải có trách nhiệm chính trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, họ phải đầu tƣ kinh phí cho xây dựng, cải tạo nhà xƣởng, máy móc, trang bị phƣơng tiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho cá nhân và máy móc; thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật… cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. Việc ngƣời sử dụng lao động phải chịu chi phí cải tạo điều kiện lao động, đã làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm của họ trên thị trƣờng, điều nay gây nên xu hƣớng giảm đến mức thấp nhất các chi phí đầu vào trong đó bao gồm cả chi phí dành cho công tác an toàn, vệ sinh lao động để hạ giá thành sản phẩm. Do đó, pháp luật quy định ngƣời sử dụng lao động có nghĩa vụ bắt buộc trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm ràng buộc trách nhiệm của của họ khi thiết lập quá trình sản xuất kinh doanh. Môi trƣờng lao động an toàn, vệ sinh là một trong những yếu tố dễ thu hút lao động có chất lƣợng cao, trên cơ sở đó ngƣời lao động sẵn sàng phát huy chất xám và sức lực đem lại hiệu suất lao động cao cho doanh nghiệp, hơn nữa, việc thiết môi trƣờng lao động an toàn, vệ sinh sẽ làm giảm các chi phí để giải quyết các tai nạn lao động có thể xảy ra trong doanh nghiệp. Do vậy, thực hiện an toàn, vệ sinh lao động vừa là nghĩa vụ bắt buộc đối với ngƣời sử dụng lao động, vừa mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho họ. Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với các cơ quan nhà nƣớc có liên quan, các tổ chức và ngƣời sử dụng lao động mà còn là trách nhiệm của ngƣời lao động. Để các quy định của pháp luật lao động đƣợc thực hiện nghiêm túc và triệt để, bản thân ngƣời lao động phải có nghĩa vụ biết và chấp hành các nội quy đó, đồng thời có ý thức trong việc tự bảo vệ tính mạng, sức khoẻ trong quá trình lao động. Điều này đƣợc quy định tại khoản 1 điều 95 Bộ luật lao động sửa đổi nhƣ sau “… Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp” [25]. Cụ thể về các quy định đối với ngƣời lao động thƣờng đƣợc quy định trong nội quy doanh nghiệp, thoả ƣớc lao động tập thể (nếu có) và điều khoản về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động.
- Với các quy định này, nếu ngƣời lao động không có ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của bản thân bởi việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì dù có đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn, vệ sinh tuyệt đối thị tai nạn lao động vẫn có thể xảy ra. Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động thƣờng gồm các việc nhƣ: giữ gìn và sử dụng đúng quy trình các thiết bị bảo vệ an toàn, vệ sinh chung (thiết bị phòng cháy chữa cháy, quạt thông gió…); bảo quản và sử dụng các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân, chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong nội quy doanh nghiệp… Việc thực hiện các quy định này phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận thức, ý thức của bản thân ngƣời lao động, công tác tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh lao động của các đơn vị, tổ chức có liên quan, đặc biệt là tổ chức Công đoàn, cũng nhƣ việc áp dụng nghiêm minh các biện pháp xử lý ngƣời lao động nếu không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Nhƣ vậy, việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động không chỉ đảm bảo sức khoẻ, tính mạng cho chính bản thân ngƣời lao động mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với họ. Nhƣ vậy, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có ý nghĩa bắt buộc đối với tất cả các bên khi tham gia quan hệ lao động. Nguyên tắc này đƣợc quán triệt, xuyên suốt trong quá trình xác lập quan hệ lao động, cũng nhƣ quá trình thực hiện quy trình lao động, sản xuất. Thực hiện tốt nguyên tắc này trên thực tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Công đoàn là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động. Với quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động, công đoàn là tổ chức có nhiều khả năng nhất trong việc bảo vệ quyền của ngƣời lao động nói chung và quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn, vệ sinh lao động của ngƣời lao động nói riêng. Vì vậy, việc đề cao và đảm bảo quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động mang tính tất yếu, khách quan. Bộ luật Lao động sửa đổi đã dành hẳn chƣơng XIII để quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, đây chính là việc đề cao tổ chức công đoàn. Đồng thời, các quy định từ điều 153 đến 156 của Bộ luật và đặc biệt trong Luật Công
- đoàn năm 1990, Nhà nƣớc đã quy định rất rõ trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn đƣợc thành lập và hoạt động. Sau sáu tháng kể từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, tổ chức công đoàn phải đƣợc thành lập và ngƣời sử dụng lao động phải thừa nhận tổ chức đó. “Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp” [25]. Hơn thế nữa, để tạo điều kiện cho hoạt động của công đoàn, ngƣời sử dụng lao động phải có trách nhiệm đảm bảo các phƣơng tiện làm việc cần thiết, phải trả lƣơng và tạo điều kiện về thời gian cho ngƣời làm công tác công đoàn. Bên cạnh việc quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, pháp luật cũng quy định rất cụ thể về nội dung hoạt động của công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp gồm các hoạt động củng cố tổ chức, bộ máy bảo hộ lao động, xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động; tự kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động nhƣ rà soát máy móc, kẻ vẽ biển báo hiệu nguy hiểm; mua mới và sửa chữa máy móc; khám sức khoẻ định kỳ cho ngƣời lao động nhằm sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp, đo đạc yếu tố vệ sinh tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền vận động về an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động. Ngoài ra, các tổ chức công đoàn còn tham gia các hoạt động lớn của quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của quốc gia nhƣ tham gia xây dựng Chƣơng trình Quốc gia về an toàn,vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn,vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ hàng năm; và tham gia Mạng thông tin an toàn, vệ sinh lao động đã nói lên vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động đảm bảo thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Khoản 3 điều 95 Bộ luật lao động sửa đổi quy định “TLĐ LĐVN tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động” [25]. Đối với ngƣời lao động, trong hoạt động bảo đảm việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động cho họ, tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng và cốt yếu trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của ngƣời lao động trong việc yêu cầu và thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động; trong việc yêu cầu ngƣời sử dụng lao động xây dựng và đảm bảo điều kiện lao động đƣợc an toàn, vệ sinh.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động trong các Công ước có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn 17 công ƣớc trong đó có nhiều công ƣớc liên quan đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh cho ngƣời lao động nói chung, trong đó có lao động nữ nói riêng. Khi xây dựng khung pháp lý và chính sách về an toàn, vệ sinh lao động, Việt Nam tôn trọng và thể hiện trong luật pháp của mình đối với các công ƣớc mà Việt Nam đã phê chuẩn. Với các công ƣớc liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động khác của ILO, Việt Nam luôn coi là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Trong lĩnh vực an toàn lao động nói chung, Công ƣớc 155 (1981) về an toàn và vệ sinh lao động cuả ILO đƣợc coi nhƣ một công ƣớc toàn diện và đầy đủ nhất về hoạt động an toàn, vệ sinh lao động. Theo công ƣớc này, các quốc gia thành viên phải có hệ thống chính sách quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong mọi ngành nghề. Việt Nam là nƣớc đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ƣớc này. Điều này thể hiện quan điểm của Nhà nƣớc Việt Nam trong hoạt động bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động. Với một số ngành kinh tế đặc thù, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ILO đã thông qua một số công ƣớc và khuyến nghị nhƣ các công ƣớc: Công ƣớc số 62 (1937) và Công ƣớc số 167 (1992) về an toàn của ngành xây dựng; Công ƣớc số 28 (1929) và Công ƣớc số 32 (1932) về an toàn của ngƣời làm nghề bốc dỡ trên bến tàu; Công ƣớc 120 (1964) về Vệ sinh trong thƣơng mại và văn phòng. Nhằm đảm bảo mục tiêu bảo vệ đặc biệt cho những ngƣời lao động dễ bị tổn thƣơng, ILO đặc biệt chú trọng đến 2 nhóm ngƣời lao động là phụ nữ và trẻ em. Ngay trong 6 công ƣớc quốc tế của ILO đƣợc thông qua tại phiên họp đầu tiên của Hội nghị toàn thể lần thứ nhất năm 1919 thì có đến 4 công ƣớc liên quan đến phúc lợi và an toàn của lao động trẻ em, lao động chƣa thành niên và lao động nữ. Cụ thể là Công ƣớc số 3 (1919) về chế độ nghỉ thai sản; Công ƣớc số 4 (1919) về chế độ làm ban đêm; Công ƣớc số 5 (1919) về tuổi lao động tối thiểu của trẻ em trong các ngành công nghiệp và Công ƣớc số 6 (1919) về làm việc ban đêm của ngƣời lao động chƣa thành niên trong công nghiệp. Tiếp theo đó là các Công ƣớc số 45 (1935) về sử dụng phụ nữ vào những công việc dƣới mặt đất; Công ƣớc số 111 (1958) về phân biệt đối xử trong việc làm và
- nghề nghiệp; Công ƣớc số 182 (1999) về Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất1. Bên cạnh các công ƣớc của ILO, các công ƣớc khác liên quan đến phụ nữ cũng ít nhiều đề cập đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phụ nữ. Công ƣớc quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) 1979, của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (Việt Nam phê chuẩn ngày 19/3/1982) đã quy định tại điều 11, khoản 1 phần f: “Các nước tham gia phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm bảo đảm những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt là quyền được bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm an toàn lao động, kể cả bảo vệ chức năng sinh đẻ” [18]. Có thể nói, tổ chức lao động quốc tế và các công ƣớc khác của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đã xây dựng đƣợc những khuôn mẫu cho các quốc gia vận dụng trong quá trình xây dựng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 1.2 Một số vấn đề cơ bản về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ở Việt Nam 1.2.1 Đặc điểm của lao động nữ Trong pháp luật lao động Việt Nam, mặc dù có sử dụng cụm từ “lao động nữ” nhƣng không có khái niệm lao động nữ mà chỉ có khái niệm ngƣời lao động nói chung. Trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động, chúng ta có thể hiểu, lao động nữ trƣớc hết là ngƣời lao động theo quy định của pháp luật nhƣng có giới tính là nữ. Lao động nữ có những đặc điểm riêng biệt so với lao động nam chính từ sự khác biệt về giới tính mà chúng ta thƣờng đề cập đến tính đặc thù của lao động nữ. Tính đặc thù của lao động nữ thể hiện ở những điểm đặc trƣng cơ bản sau đây: Thứ nhất: về thể lực và tâm sinh lý của lao động nữ: Xét theo yếu tố sinh học (giới tính) lao động nữ có những đặc điểm về sinh lý, tâm lý, chức năng sinh học và thể lực khác hẳn so với lao động nam. Dƣới góc độ giới tính, xét về thể lực, lao động nữ thƣờng yếu hơn lao động nam nên họ thƣờng tham gia vào các công việc nhẹ nhàng. Ngoài ra, lao động nữ có thời kỳ phát triển thể chất, tinh 1 Xin xem phần Phụ lục 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn