Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 7
download
Luận văn trình bày các nội dung về những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Thực trạng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa; Quan điểm, giải pháp bảo đảm áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ ÁNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ ÁNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA Ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính. Mã số: 8.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG HÀ NỘI, NĂM 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, trung thực và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khách trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Ánh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................. 5 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ............................ 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm của ma túy, người nghiện ma túy và biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ........................................ 7 1.2. Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ..................... 13 1.3. Mục đích, vai trò của áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ................................................................................ 17 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ........................................................ 18 1.5. Các quy định pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ......................................................................... 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................... 36 Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA .................................... 37 2.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Thanh Hóa nói chung và Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh nói riêng .............................................................. 37 2.2. Thực trạng người nghiện ma túy, công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ......................................................................................... 40 2.3. Thực trạng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa .................. 44 2.4. Đánh giá chung về thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ..................................................................................... 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................... 65 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA ................................................................................................................ 66
- 3.1. Quan điểm áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa ... 66 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ......................................................................... 67 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện trong áp dụng về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................................................................... 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................... 78 KẾT LUẬN ............................................................................................ 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................. 85
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LĐ-TB&XH: Lao động – Thương binh và xã hội UBND: Ủy ban Nhân dân UBMTTQ: Ủy ban mặt trận Tổ quốc UBTVQH: Ủy ban Thường vụ Quốc hội TAND: Tòa án nhân dân. XLHC: Xử lý hành chính. XLVPHC: Xử lý vi phạm hành chính.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ma tuý đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do ma tuý gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe doạ sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc. Người nghiện ma túy có hiện tượng trẻ hóa và không ngừng tăng cao, khó kiểm soát; công tác thống kê, quản lý người nghiện ma tuý còn thiếu chặt chẽ; chất lượng cai nghiện còn nhiều hạn chế... Để hạn chế những ảnh hưởng của ma túy đến cuộc sống, xã hội thì yêu cầu bắt buộc là những người nghiện ma túy sau khi đã được cai nghiện tại cộng đồng, gia đình hoặc người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định sẽ được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong 04 biện pháp xử lý VPHC được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2013), được áp dụng với người nghiện ma túy, với mục đích là bắt buộc cai nghiện, để chữa bệnh giúp người bị nghiện lao động, học nghề, học văn hóa dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc, giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng. Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 12/2020, cả nước có trên 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tổng số học viên đang được cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện là 93.724 người (trong đó có 31.480 người đang cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án, 3.845 người nghiện đang chờ lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc); cả nước hiện có 113 cơ sở cai nghiện (trong đó 97 cơ sở công lập và 16 cơ sở ngoài công lập). TAND là một trong những chủ thể có thẩm quyền triển khai các biện pháp phòng, chống ma túy, trong đó có việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo Báo cáo của TAND tối cao, 1
- sau khi Luật XLVPHC có hiệu lực, từ năm 2016 - 2020, TAND cấp huyện đã giải quyết 113.235/113.251 (đạt tỷ lệ 99,9%) hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp XLHC (trong năm 2020, TAND cấp huyện đã giải quyết 27.635/27.651 hồ sơ); TAND cấp tỉnh đã giải quyết 100% khiếu nại đối với quyết định của TAND cấp huyện về áp dụng các biện pháp XLHC [31, tr7]. Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian qua còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là các văn bản quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ, quá trình xem xét, giải quyết tại Tòa án … Do đó, quá trình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót, chưa phù hợp với thực tiễn cần phải có sự tháo gỡ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật sát với thực tiễn, bảo đảm quyền con người, quyền tự do và tính công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng. Xuất phát từ thực tiễn cũng như yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong thời gian tới, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, chỉ ra những điểm thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp XLVPHC là hết sức cần thiết. Kết quả việc TAND áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có thể rút ra những kinh nghiệm tốt cho cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy; đồng thời những hạn chế của quá trình này có thể là những bài học và đặt ra những vấn đề cần giải quyết trên phương diện pháp lý. Chính vì vậy, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn: “Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài này có một số công trình nghiên cứu nổi bật sau: Luận văn thạc sĩ “Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” (năm 2017) của tác giả Lê Thị Lan Phương, bảo vệ thành công tại Học viện khoa học xã hội. Đây là đề tài có tính 2
- khái quát cao, phân tích được bản chất của vấn đề áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp. Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu những vướng mắc về quy định pháp luật khi các cơ quan thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật đối với biện pháp trên. Luận văn thạc sĩ “Từ biện pháp XLHC đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” năm 2012 của tác giả Phạm Tiến Thành tại Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ được các biện pháp XLHC; sự cần thiết và chuyển hóa như thế nào từ biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh sang đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tuy nhiên, nội dung của luận văn chưa nêu lên được điểm nổi bật khi áp dụng biện pháp có phù hợp hay không và các giải pháp để áp dụng biện pháp này có hiệu quả hơn. Luận văn thạc sĩ “Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Ninh Bình” năm 2020 của tác giả Lưu Hồng Ngọc Hiền tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; đây là luận văn thuộc loại ứng dụng, tác giả đi sâu vào phân tích các quy định và vướng mắc trong quá trình áp dụng biện pháp này ở giai đoạn lập hồ sơ và xem xét hồ sơ; luận văn nghiên cứu về các bất cập của quy định pháp luật nhưng lại chưa đi vào nghiên cứu các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình áp dụng biện pháp. Ngoài ra, còn một số các đề tài và bài viết trên các tạp chí về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu đã cung cấp một lượng kiến thức, thông tin lớn về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu tổng thể ý luận và thực tiễn về áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tại TAND cấp huyện nói chung, TAND cấp huyện tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Tác giả hi vọng, đây sẽ là luận văn có tính khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống trên cả phương diện lý luận và thực tiễn; góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc thẩm quyền TAND cấp huyện trên phạm vi cả nước; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xây dựng cộng đồng không còn người nghiện ma túy. 3
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Đề tài nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề lý luận, quy phạm pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do TAND xem xét, quyết định; chỉ ra những điểm còn thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, những khó khăn trong thực tiễn; từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật. - Nhiệm vụ + Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật cơ bản trong quá trình áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Đánh giá đúng thực trạng và việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do TAND xem xét, quyết định tại tỉnh Thanh Hóa. + Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do TAND xem xét, quyết định cho các địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn TAND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại TAND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. + Về thời gian: Từ năm 2014 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Với phạm vi nghiên cứu như trên, việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn trước hết dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách tư pháp. - Phương pháp nghiên cứu: 4
- + Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng hầu hết trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhất trong chương 1, 3 trong việc trình bày các khái niệm cơ bản về áp dụng pháp luật đối với áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Phương pháp so sánh, liệt kê: Được sử dụng làm sáng tỏ những khác biệt của vấn đề từ đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế, bất cập, phương pháp này được sử dụng trong chương 2, 3 nhằm khái quát hóa thực trạng pháp luật về áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Được sử dụng trong việc hoàn thiện khung pháp lý để việc áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiệu quả hơn, phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2. + Phương pháp phân tích vụ việc điển hình: Được sử dụng thông qua việc đưa ra các vụ việc trên thực tế minh chứng cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thể hiện ở Chương 2 của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ các vấn đề liên quan đến quá trình áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định; thông qua việc dẫn chứng các quy phạm pháp luật hiện hành quy định về biện pháp này, từ đó góp phần làm rõ lý luận khoa học cơ sở pháp lý về biện pháp trên; đồng thời đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện khoa học pháp lý chuyên ngành. - Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp các luận điểm có giá trị tham khảo trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật để bảo đảm việc áp dụng pháp luật đối với biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiệu quả hơn; đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm đến biện pháp trên. 5
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. 6
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC 1.1. Khái niệm, đặc điểm của ma túy, người nghiện ma túy và biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của ma túy và người nghiện ma túy 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ma túy Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy được hiểu là “các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”. Theo Tổ chức Y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi, để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”. Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc sử dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. Luật Phòng, chống ma tuý của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 (sửa đổi bổ sung năm 2008), cũng đưa ra khái niệm ma túy thông qua định nghĩa về chất ma túy là:“Các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [21, 43, Điều 2]. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về ma tuý theo hướng liệt kê: “Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao 7
- coca, Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11, các chất ma túy khác ở thể rắn hoặc thể lỏng” [26, 42, Điều 2] Từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, có thể khái quát một cách chung nhất rằng: Ma túy là tên gọi chung của các chất kích thích có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể sống, được sử dụng nhiều lần có thể gây nghiện và sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó; nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng. 1.1.1.2. Khái niệm và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy * Khái niệm Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nghiện ma túy được định nghĩa như sau: “Nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều loại ma tuý”. Dưới góc độ của các nhà xây dựng luật, Luật Phòng, chống ma túy quy định: “Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này” [21, 43, Khoản 11, Điều 2]. * Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy - Dấu hiệu bất thường của người vừa mới sử dụng Heroin: Sau khi sử dụng Heroin từ 5 – 10 phút, biểu hiện phổ biến nhất là mắt đỏ và trông ướt long lanh, sau đó chuyển qua sụp mi mắt, ngồi tại chỗ, mắt lim dim, gãi chân tay, vò đầu, bứt tóc… thể hiện rõ nhất trong trường hợp dùng thuốc phiện pha 8
- lẫn seduxen. Sau 15 – 20 phút, mắt đỏ ướt, đồng tử teo, giọng nói khàn khàn, uống nhiều nước lạnh, tâm lý ở trạng thái hưng phấn cao, nói nhiều, cử chỉ thiếu chính xác. Nếu có tật thì tật thường xuyên xuất hiện ở mức cao như vuốt mũi, nhổ râu, cắn móng tay… Sau 90 phút, người sử dụng heroin tìm chỗ yên tĩnh để thưởng thức cơn phê. Lúc này họ nằm như ngủ, nhưng không ngủ, lại hút nhiều thuốc lá, tàn thuốc vung vãi... - Dấu hiệu bất thường của người nghiện heroin: Người nghiện ma túy thường có giờ giấc sinh hoạt thất thường, mỗi ngày, cứ đến một khung giờ nhất định nào đó, dù đang bận việc gì cũng tìm cách, kiếm cớ để đi khỏi nhà; thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quoanh, chống đối, cáu gắt; hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân. Đối với người sử dụng heroin nặng, còn có biểu hiện giảm sút sức khoẻ rõ rệt, thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm... Trên người có dấu kim trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ… Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền, bán đồ đạc cá nhân, gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác. - Dấu hiệu của nghiện ma túy tổng hợp dạng kích thích: Xuất hiện những hiện tượng như nóng bừng mặt, xanh xao, tím tái thiếu oxy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, buồn nôn, nôn, mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, hoảng sợ, lú lẫn, trở nên thù địch và các triệu chứng của rối loạn lo âu, hoang tưởng và các ảo giác có thể xảy ra. Đối với người sử dụng các loại Amphetamin mới, còn có các triệu chứng nhịp tim nhanh, run, khô miệng, dị cảm, co cơ, đổ mồ hôi, lơ mơ, mệt mỏi, mất ngủ, choáng váng, ảo thị, nhìn không rõ, hay giật mình, khó tập trung, có cơn nóng lạnh, đánh trống ngực, nhạy cảm với lạnh, dễ cáu kỉnh... 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của cơ sở cai nghiện bắt buộc 9
- 1.1.2.1. Khái niệm Cơ sở cai nghiện bắt buộc là nơi cách ly có thời hạn đối với những đối tượng bị nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định nhằm tách họ ra khỏi cộng đồng theo quy định của pháp luật nhằm cải tạo họ trở thành người bình thường. Qua từng năm số lượng đối tượng nghiện ma túy ngày càng tăng nhanh, cá biệt có những nơi tăng đột biến khó kiểm soát dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương. Mặc khác, việc xử phạt hành chính chưa đủ sức răng đe và giáo dục mạnh, cai nghiện ngoài cộng đồng từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả mang lại chưa cao; do đó, việc hình thành, mở rộng các cơ sở cai nghiện bắt buộc là rất cần thiết. Cơ sở cai nghiện bắt buộc được thành lập dựa trên quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở LĐ - TB & XH, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất của Sở LĐ - TB & XH. Để khắc phục tình trạng quá tải tại các cơ sở công lập, một số địa phương đã xây dựng nên cơ sở cai nghiện ngoài công lập và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của địa phương đó. Ngoài chức năng chính là cai nghiện, các cơ sở cai nghiện hiện nay còn có nhiệm vụ tái thiết lao động cho người nghiện. Sau những đợt điều trị, người nghiện sẽ được học, được lao động, được học nghề... ngay tại cơ sở cai nghiện. Nếu ý thức chấp hành tốt, quyết tâm cai nghiện, có ý chí thì đây chính là lực lượng người lao động đông đảo đóng góp cho xã hội sau khi trở về cộng đồng. 10
- 1.1.2.2. Đặc điểm Thứ nhất, các cơ sở cai nghiện bắt buộc là tổ chức được hình thành theo quy định của pháp luật và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách nhà nước. Thứ hai, đây là nơi tập trung của những người bị nghiện nhằm mục đích khám, chữa bệnh và điều trị cắt cơn; tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật. Thứ ba, cơ sở cai nghiện tồn tại dưới hai hình thức đó là: Cơ sở cai nghiện công lập và cơ cở cai nghiện ngoài công lập được hình thành và hoạt động với chức năng như nhau, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ sở cai nghiện công lập và ngoài công lập đều áp dụng cho đối tượng cai nghiện bắt buộc và cai nghiện tự nguyện. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.3.1. Khái niệm Theo quyển từ điển tiếng Việt thì “Biện pháp” là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”. Như vậy có thể hiểu rằng, biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là cách thức mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng trực tiếp lên người bị nghiện bằng phương pháp cưỡng chế nhằm mục đích đảm bảo trật tự xã hội trong giới hạn pháp luật cho phép. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong bốn biện pháp XLHC được quy định tại Luật XLVPHC năm 2012 [23, Điều 95]. Đây là biện pháp do TAND cấp huyện xem xét, quyết định, được áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Về cơ bản, quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Luật XLVPHC 2012 được xây dựng theo hướng kế thừa các quy định của biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh của Pháp lệnh XLVPHC 2002. Mục đích 11
- của biện pháp này cũng được quy định như Pháp lệnh là “đưa người vi phạm vào cơ sở để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở”. Về hình thức, cơ cấu các điều luật được thể hiện cơ bản giống như Pháp lệnh XLVPHC năm 2002. Về nội dung, có hai điểm sửa đổi lớn là: (1) hạn chế đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh chỉ bao gồm người nghiện ma túy; (2) sửa đổi trình tự, thủ tục áp dụng theo hướng công khai, minh bạch hơn nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của công dân. 1.1.3.2. Đặc điểm biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Thứ nhất, biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp có tính cưỡng chế hành chính nhà nước khi tước bỏ một số quyền nhân thân của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định; biện pháp này do cơ quan có thẩm quyền thi hành bằng cưỡng chế Nhà nước, từ giai đoạn lập hồ sơ đến giai đoạn xem xét, đề nghị và giai đoạn áp dụng biện pháp trên là do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện như Công an xã, Phòng LĐ – TB & XH, TAND cấp huyện và chỉ có những cơ quan được pháp luật quy định mới được quyền áp dụng biện pháp này. Tính cưỡng chế còn được thể hiện ở chỗ biện pháp này mang tính bắt buộc thực hiện đối với người bị áp dụng, đây cũng là biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc nhất trong bốn biện pháp XLHC vì nó hạn chế quyền tự do nhân thân của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Thứ hai, biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có tính pháp lý, bởi lẽ nó được quy định trong các văn bản pháp quy như Luật, Pháp lệnh, Nghị định… Biện pháp này cũng do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật. Nghĩa là chỉ có các chủ thể được pháp luật quy định mới có thể tiến hành áp dụng biện pháp này. Thứ ba, đây là biện pháp chỉ áp dụng đối với cá nhân mà không áp dụng đối với các tổ chức như những biện pháp XPVPHC khác. Đối tượng áp 12
- dụng là công dân Việt Nam được xác định là nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Đây là nhóm đối tượng nếu không kịp thời phát hiện và đưa đi cai nghiện, thì sẽ gây ra những hành vi nguy hiểm, đe dọa trật tự an ninh trật tự cũng như tính mạng của con người. Biện pháp này được áp dụng ngay sau khi bị xử phạt hành chính, hoặc được cai nghiện tại cộng đồng mà vẫn tiếp tục tái nghiện. Đối với trường hợp người nước ngoài vi phạm tại lãnh thổ Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; cháy, phòng và chữa; phòng, chống bạo lực gia đình; thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ tư, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này rất chặt chẽ, linh hoạt; đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xử lý, đồng thời tránh tình trạng vi phạm các quyền con người trong quá trình áp dụng vì đối tượng bị áp dụng sẽ phải chịu sự quản lý và hạn chế một số quyền tự do cá nhân nhất định. 1.2. Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Quốc hội đã ban hành rất nhiều văn bản về XLVPHC, trong đó có “biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh” của Pháp lệnh XLVPHC trước đây và biện pháp “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” theo Luật XLVPHC hiện nay. Nguồn gốc ban đầu là biện pháp cưỡng chế đặc biệt được xuất phát từ Nghị quyết số 49-NQ/TVQH ngày 20/6/1961 của UBTVQH nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội; trong đó, quy định việc tập trung để 13
- giáo dục cải tạo những phần tử phản cách mạng ngoan cố, có hành động phương hại đến an ninh chung; những phần tử lưu manh chuyên nghiệp, từ 18 tuổi trở lên, có hành động nguy hại cho xã hội, đã được giáo dục nhiều lần mà không chịu hối cải, nhưng xét không cần đưa ra TAND xử phạt [37, khoản 1]. Ngày 27/5/1977, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 143/CP về Điều lệ xử phạt vi cảnh. Đây được coi là văn bản pháp lý đầu tiên về vấn đề XLVPHC ở nước ta. Trong đó, có quy định các vấn đề cơ bản về xử phạt VPHC cũng như các biện pháp xử lý khác nhằm ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ thường xuyên nhưng chưa truy cứu trách nhiệm hình sự [16, Điều 2]. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, vấn đề XLVPHC đã được điều chỉnh bởi một văn bản ở cấp độ Pháp lệnh. Ngày 30/11/1989, Hội đồng nhà nước (nay là UBTVQH) đã ban hành Pháp lệnh XLVPHC. Đây là văn bản pháp lý quy định tương đối đầy đủ và cơ bản về các biện pháp xử phạt VPHC cũng như biện pháp XLHC khác. Sau một thời gian thi hành, để đáp ứng được yêu cầu trong công tác đấu tranh chống các vi phạm pháp luật, ngày 06/7/1995, UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh XLVPHC mới; trong đó, quy định biện pháp XLHC “đưa vào cơ sở chữa bệnh” [38, Điều 20 và Điều 24]; đây là một trong năm biện pháp XLHC khác (cùng với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục và biện pháp quản chế hành chính). Khi Quốc hội ban hành Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 giữ nguyên tên gọi như pháp lệnh cũ [39, Điều 22 và Điều 26]. Đây là tiền đề hình thành tên gọi “biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” theo Luật XLVPHC năm 2012. Pháp lệnh cũng quy định một trình tự tương đối chặt chẽ về quy trình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh với ba cấp thực hiện từ UBND cấp xã cho đến cấp tỉnh ra quyết định. Việc này bảo đảm tính chặt chẽ, chính xác của việc áp dụng biện pháp, tuy nhiên, việc quy định nhiều cấp thực hiện 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 314 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 217 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 175 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 202 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 239 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 83 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành
24 p | 137 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn