intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, quy định của bộ luật hình sự năm 2015 về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với dưới 18 tuổi phạm tội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _______________________ LẠI ANH VÂN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG QUANG PHƯƠNG Hà Nội – 2021 HÀ NỘI, 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, luận văn thạc sỹ “Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Đặng Quang Phương. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu được sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nêu trong luận văn chưa được sử dụng trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lại Anh Vân
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH 8 PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 1.1. Khái niệm và các đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội 8 1.2. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng hình phạt đối với người 14 dưới 18 tuổi phạm tội 1.3. Các nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi 23 phạm tội Tiểu kết Chương 1 29 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 31 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về áp dụng hình phạt 31 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 45 tại tỉnh Hải Dương Tiểu kết Chương 2 59 Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 61 3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 61 tuổi phạm tội 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người 63 dưới 18 tuổi phạm tội Tiểu kết Chương 3 70 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC THAM KHẢO 73
  4. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ADPL Áp dụng pháp luật ADPLHS Áp dụng pháp luật hình sự BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự PLHS Pháp luật hình sự TAND Tòa án nhân dân TNHS Trách nhiệm hình sự TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê số vụ án hình sự có bị cáo là dưới 18 tuổi thực hiện đã thụ lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2016 đến năm 2020.. Bảng 2.2. Thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội đã bị xét xử theo nhóm tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2016 đến năm 2020 Bảng 2.3. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2016 Bảng 2.4. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2017 Bảng 2.5. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2018 Bảng 2.6. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2019 Bảng 2.7. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2020
  6. Bảng 2.1. Thống kê số vụ án hình sự có bị cáo là dưới 18 tuổi thực hiện đã thụ lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2016 đến năm 2020 Năm Tội phạm nói chung Tội phạm do người Tỷ lệ dưới 18 tuổi thực % hiện Số vụ Số bị Số vụ Số bị Số vụ Số bị cáo cáo cáo 2016 1030 1534 17 22 1.65 1,43 2017 1047 1574 45 67 5.29 4.25 2018 1146 1807 41 58 3.57 3.20 2019 1088 1742 33 41 3.03 2.35 2020 956 1700 24 31 2.51 1.82 Tổng 5267 8357 160 219 3.04 2.62 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin – TAND tỉnh Hải Dương
  7. Bảng 2.2. Thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội đã bị xét xử theo nhóm tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2016 đến năm 2020 Năm Tổng số Độ tuổi từ đủ 14 đến Độ tuổi từ đủ 16 đến người dưới dưới 16 tuổi dươi 18 tuổi 18 tuổi Tổng số Tỷ lệ% Tổng số Tỷ lệ% phạm tội 2016 22 4 18 18 82 2017 67 4 5,9 63 94.1 2018 58 7 12 51 88 2019 41 1 2,4 40 97.6 2020 31 0 0 31 100 Tổng 219 16 7.3 203 92,7 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin – TAND tỉnh Hải Dương
  8. Bảng 2.3. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2016 Số Số bị Hình phạt áp dụng vụ cáo là án người Cải Hình Hình Tội danh dưới tạo phạt tù phạt tù 18 Cảnh Phạt không được không tuổi cáo tiền được giam hưởng hưởng giữ án treo án treo Tội cố ý gây thương 02 03 01 01 01 tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội hiếp dâm trẻ em 01 03 03 Tội cướp tài sản 01 02 01 01 Tội công nhiên chiếm 01 01 01 đoạt tài sản Tội trộm cắp tài sản 07 08 04 02 02 Tội tàng trữ, vận 01 01 01 chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy Tội vi phạm quy định 01 01 01 về tham gia giao thông đường bộ Đánh bạc 03 03 02 01 Tổng cộng 17 22 02 01 05 06 08 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin – TAND tỉnh Hải Dương
  9. Bảng 2.4. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2017 Số Số bị Hình phạt áp dụng vụ cáo là án người Hình Cải Hình dưới phạt tù Tội danh tạo phạt tù 18 Cảnh Phạt không không được tuổi cáo tiền được giam hưởng hưởng giữ án treo án treo Tội cố ý gây thương tích 03 03 02 01 hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội cướp tài sản 02 05 02 03 Tội cưỡng đoạt tài sản 04 04 01 01 02 Tội cướp giật tài sản 02 02 02 Tội trộm cắp tài sản 24 35 04 02 11 08 10 Tội lừa đảo chiếm đoạt 01 03 03 tài sản Tội hủy hoại hoặc cố ý 01 04 02 02 làm hư hỏng tài sản Tội tàng trữ, vận 02 03 03 chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy Tội gây rối trật tự công 02 03 02 01 cộng Đánh bạc 04 05 01 01 02 01 Tổng cộng 45 67 04 03 18 19 23 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin – TAND tỉnh Hải Dương
  10. Bảng 2.5. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2018 Số vụ Số bị Hình phạt áp dụng án cáo là Hình Hình người Cải tạo phạt tù phạt tù Tội danh dưới 18 Cảnh Phạt không không được tuổi cáo tiền giam được hưởng giữ hưởng án treo án treo Tội cố ý gây 06 08 02 02 04 thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội cướp tài sản 05 08 01 02 05 Tội cướp giật tài 05 07 03 04 sản Tội tàng trữ, vận 05 07 03 04 chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy Tội Trộm cắp tài 11 16 04 08 04 sản Tội Lừa đảo 06 09 01 05 03 chiếm đoạt tài sản Đánh bạc 03 03 02 01 Tổng cộng 41 58 0 0 8 25 25 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin – TAND tỉnh Hải Dương
  11. Bảng 2.6. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2019 Số vụ Số bị Hình phạt áp dụng án cáo là Hình Hình người Cải tạo phạt tù phạt tù Tội danh dưới Cảnh Phạt không không được 18 tuổi cáo tiền giam được hưởng giữ hưởng án treo án treo Tội cố ý gây thương 04 04 02 02 tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội cướp tài sản 04 06 02 04 Tội cướp giật tài sản 02 02 01 01 Tội trộm cắp tài sản 14 20 02 10 08 Tội hủy hoại hoặc cố 01 01 01 ý làm hư hỏng tài sản Tội tàng trữ, vận 04 04 04 chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy Tội vi phạm quy 02 02 01 01 định về tham gia giao thông đường bộ Đánh bạc 02 02 01 01 Tổng cộng 33 41 0 0 05 17 19 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin – TAND tỉnh Hải Dương
  12. Bảng 2.7. Thống kê số vụ án đối với người dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2020 Số vụ Số bị Hình phạt áp dụng án cáo là Hình Hình người Cải tạo phạt tù phạt tù Tội danh dưới Cảnh Phạt không không được 18 tuổi cáo tiền giam được hưởng giữ hưởng án treo án treo Tội cố ý gây thương 03 03 02 01 tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội hiếp dâm trẻ em 01 01 01 Tội cướp tài sản 01 01 01 Tội cướp giật tài sản 01 01 01 Tội trộm cắp tài sản 09 13 02 03 04 04 Tội tàng trữ, vận 03 03 03 chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy Tội vi phạm quy 04 04 01 03 định về tham gia giao thông đường bộ Tội gây rối trật tự 02 05 01 03 01 công cộng Tổng cộng 24 31 03 0 08 09 11 Nguồn: Phòng thống kê và công nghệ thông tin – TAND tỉnh Hải Dương
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với sự phát triển của xã hội thì tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp. Các vụ án hình sự tăng về số lượng, tính chất, quy mô. Đặc biệt trong số đó, có nhiều vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của xã hội. Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực vào cuộc đấu tranh ngăn chặn, hạn chế tội phạm nói chung, tội phạm do người dưới 18 tuổi nói riêng nhằm đảm bảo trật tự cho cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội. Tòa án đã đưa nhiều vụ án đối với người dưới 18 tuổi ra xét xử để giáo dục riêng, phòng ngừa chung và tuyên truyền rộng rãi pháp luật trong nhân dân. Tuy nhiên, tội phạm do người dưới 18 tuổi vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm. Trong khi đó, Bộ luật hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu để phòng chống tội phạm vẫn còn có những bất cập, hạn chế về một số quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong đó có những quy định về áp dụng hình phạt dẫn đến thực tế áp dụng còn vướng mắc, không thống nhất như các quy định về: Căn cứ áp dụng hình phạt, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt… Bên cạnh đó, các chủ thể áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chưa mang tính riêng biệt, chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về tâm lý, khoa học giáo dục … dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng. Tỉnh Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn, biến động dân cư, và xã hội khá phức tạp. Một mặt sự phát triển kinh tế mang lại đời sống ngày càng tốt hơn cho người dân, nhưng ở một khía cạnh tiêu cực thì nó cũng kéo theo những hệ quả nhất định về tình hình 1
  14. đảm bảo trật tự, an ninh trên địa bàn. Đặc biệt sự phát triển của mạng internet, mạng xã hội dẫn đến tình trạng trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi phạm tội ngày một gia tăng. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua số vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện ngày một nhiều, với mức độ nghiêm trọng đáng kể. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, các Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương đã đưa ra xét xử nhiều vụ án hình sự, trong đó có các vụ án do người dưới 18 tuổi phạm tội bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, được nhân dân đồng tỉnh, ủng hộ. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương đã góp phần vào công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữa vững ổn định chính trị, trật tự trị an trên địa bàn, tạo ra môi trường lành mạnh cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa… của tỉnh nhà. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nhất là việc áp dụng hình phạt đối với họ vẫn còn những hạn chế, bất cập như việc lựa chọn, quyết định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể vẫn còn mang tính tùy tiện, chưa có sự thống nhất giữa các Tòa án trên địa bàn; áp dụng hình phạt không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, không bảo đảm chính sách hình sự cũng như nguyên tắc xử lý đối với người ngưới 18 tuổi phạm tội… có nguyên nhân từ những quy định chưa đầy đủ, rõ ràng, chi tiết của pháp luật, việc hướng dẫn, giải thích pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa đầy đủ, kịp thời; sự ảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan như nhận thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp… của những người áp dụng pháp luật đã làm giảm hiệu quả, không phát huy được mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người 2
  15. dưới 18 tuổi phạm tội cũng như thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó tìm ra được những tồn tại, hạn chế, đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một yêu cầu bức thiết, mang tính thời sự cao đồng thời có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Từ những sự phân tích trên, Học viên quyết định chọn đề tài “Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Áp dụng hình phạt trong luật hình sự nói chung và đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng là một vấn đề khó khăn. Trong giới luật học cũng như thực tiễn hiện xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu ở 3 khía cạnh, một là khía cạnh áp dụng hình phạt nói chung, hai là khía cạnh hình phạt nói chung, ba là áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể được chia thành các nhóm sau: * Nhóm thứ nhất: Tài liệu là giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo có: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2014 ( GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên); Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2017 ( Trường Đại học luật Hà Nội); Giáo trình Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2019 ( PGS.TS Trần Văn Độ - TS. Hoàng Mạnh Hùng đồng chủ biên). Đặng Thanh Nga, Trương Quang Vinh: Người chưa thành niên phạm tội, đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2014. * Nhóm thứ hai: Các bài viết đăng trên các tạp chí: PGS.TS Dương Tuyết Miên, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí luật học, số 4/2002; Ths. Đặng Thanh Sơn, Pháp luật Việt Nam về tư 3
  16. pháp người chưa thành niên, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tháng 12/2008; TS Trịnh Tiến Việt, Những khía cạnh pháp lý hình sự về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7,8/2010; Nguyễn Gia Viễn, Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và đề xuất, kiến nghị, Tạp chí Kiểm sát, số 18/2018, tr.53 - 57; Vũ Hồng Thắng, Bàn về áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2019, tr.38 - 40; Nguyễn Gia Viễn, Nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tạp chí Kiểm sát, số 20/2018, tr 14 -19. * Nhóm thứ ba: Các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ luật học có liên quan: Luận án tiến sỹ Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam của Nguyễn Sơn ( năm 2002); Luận án tiến sỹ Áp dụng hình phạt trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay của Lê Xuân Thân ( năm 2014); Luận văn Thạc sỹ Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội của Trịnh Thị Yến ( năm 2014); Luận văn Thạc sỹ Áp dụng hình phạt theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam của Đinh Tấn Long ( năm 2017). Mặc dù, các công trình trên đây đã nghiên cứu ở nhiều cấp độ và bình diện khác nhau nhưng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về áp dụng hình phạt đối với ngườ i phạm tôị dưới 18 tuổi, đặc biệt là ở địa bàn tỉnh Hải Dương với cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Do vậy trong luận văn này, tác giả nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng hình phạt này để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 4
  17. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Hải Dương từ đó luận văn đưa ra các kiến nghị, đề xuất bảo đảm quả áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn triển khai các nhiệm vụ để nghiên cứu sau đây: Một là, phân tích khoa học và pháp lý về vấn đề mang tính lý luận dưới góc độ luật hình sự về áp dụng hình phạt nói chung và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như: khái niệm áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi, đặc điểm của áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi, nội dung của áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi và ý nghĩa của hoạt động này… Hai là, nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về áp dụng hình phạt từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của những quy định này. Ba là, nghiên cứu đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó phân tích những hạn chế, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của vấn đề này. Bốn là, đề xuất các giải pháp để bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua. 5
  18. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về chuyên ngành: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Phạm vi về không gian và chủ thể áp dụng hình phạt: Thực tiễn áp dụng hình phạt của Tòa án hai cấp trên địa bàn tỉnh Hải Dương Về thời gian: Luận văn nghiên thực tiễn áp dụng trong 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học đó là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về áp dụng hình phạt nói chung, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội riêng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn là: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê; phương pháp so sánh…Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng nghiên cứu một số bản án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nghiên cứu số liệu thống kê về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và tham khảo ý kiến của các chuyên gia làm công tác thực tiễn để đưa ra những kiến nghị khoa học nhằm bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 6. Điểm mới của luận văn Luận văn được nghiên cứu từ tổng thể các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật hình sự nước ta từ năm 1945 đến năm 2020 về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cũng như từ việc nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã nêu lên những bất cập, vướng mắc trong các quy định của pháp luật hình sự cũng như trong quá trình áp dụng hình phạt đối vớ i ngườ i 6
  19. phạm tội dưới 18 tuổi. Trên cơ sở này, luận văn nêu một số giải pháp đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những khuyết điểm trong quá trình xây dựng quy định của BLHS về áp dụng hình phạt và phòng ngừa tội phạm dưới 18 tuổi. - Về lý luận: luận văn là công trình nghiên cứu khoa học pháp lý góp phần làm sáng tỏ một một số vấn đề lý luận, pháp luật về áp dụng hình phạt đối với ngườ i phạm tội dưới 18 tuổi và thực tiễn áp dụng hình phạt taị Toà án hai cấp tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất giải pháp có tính khả thi bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người phạm tội trên cả khía cạnh lập pháp và việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn. - Về thực tiễn: Kết quả đề tài nghiên cứu của tác giả có thể làm tài liệu tham khảo để các Thẩm phán của Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương vận dụng trong thực tiễn xét xử khi áp dung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục cải tạo người phạm tội dưới 18 tuổi hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. 7. Kết cấu của luận văn Với cấu trúc mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo được tạo thành các mục rõ ràng thì phần chính của luận văn được bố cục thành 03 chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Chương II: Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương. Chương III. Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 7
  20. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 1.1. Khái niệm và các đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội 1.1.1. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội Xét trên phương diện xã hội, người dưới 18 tuổi (trước đây BLHS 1999 dùng thuật ngữ “người chưa thành niên”) là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, cũng như chưa phát triển toàn diện về nhân cách. Xét trên phương diện pháp luật, đối tượng này chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Trong pháp luật của mỗi quốc gia đều quy định một độ tuổi cụ thể để một người được coi là đã có đủ năng lực để tự mình tham gia vào các quan hệ xã hội cũng như quan hệ pháp luật. Tại mỗi quốc gia, người phạm tội dưới 18 tuổi có những tên gọi khác nhau: người chưa thành niên, trẻ vị thành niên và trẻ em. Pháp luật ở các quốc gia cũng đều có quy định cụ thể về người phạm tội dưới 18 tuổi khác nhau, đa số đều quy định trong hệ thống pháp luật về độ tuổi. Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 thì: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi..” [ 9] Như vậy, có thể được hiểu như sau: độ tuổi của trẻ em được pháp luật Quốc tế quy định là người dưới 18 tuổi. Độ tuổi về người dưới 18 tuổi định trong các văn bản luật ở cấp độ cao nhất của Việt Nam trong đó có thể kế đến như: Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Cũng cần phải phân biệt khái niệm người dưới 18 tuổi với khái niệm trẻ em. Theo Luật trẻ em được Quốc hội ban hành năm 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, trẻ em trong pháp luật Việt Nam có phạm vi độ tuổi 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0