intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những quy định pháp lí cũng như cơ sở lí luận của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề tài sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn về xu hướng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. Qua đó nêu lên kiến nghị để hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt vò nhÊt t©m b¶o vÖ quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p cña nhµ ®Çu t- c¸ nh©n trªn thÞ tr-êng chøng kho¸n ë viÖt nam luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2008
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt vò nhÊt t©m b¶o vÖ quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p cña nhµ ®Çu t- c¸ nh©n trªn thÞ tr-êng chøng kho¸n ë viÖt nam Chuyªn ngµnh : LuËt kinh tÕ M· sè : 60 38 50 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn Anh S¬n Hµ néi - 2008
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, 5 QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1. Bản chất của thị trường chứng khoán 5 1.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 6 1.2.1. Nhà phát hành 6 1.2.2. Nhà đầu tư 6 1.2.2.1. Nhà đầu tư tổ chức 6 1.2.2.2. Nhà đầu tư cá nhân 8 1.2.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán và các 9 tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 1.2.3.1. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 9 1.2.3.2. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 10 1.3. Các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán 10 1.3.1. Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ 10 1.3.2. Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền 11 chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán 1.4. Vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân 12 1.4.1. Về quyền sở hữu chứng khoán 12 1.4.2. Về quyền tự do kinh doanh 14 1.4.3. Về quyền tự do cạnh tranh 14 1.4.4. Quyền được có thông tin về tình hình kinh doanh của 15 doanh nghiệp để quyết định mua hay bán chứng khoán 1.4.5 Quyền được bảo vệ bằng các chế tài 16 1.4.6 Một số quyền và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư cá nhân 16
  4. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ 19 LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền và 19 lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân 2.1.1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân 19 bằng các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 2.1.1.1. Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ 19 chứng khoán của tổ chức, cá nhân 2.1.1.2. Công bằng, công khai, minh bạch 21 2.1.1.3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư 23 2.1.1.4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro 24 2.1.1.5. Tuân thủ quy định của pháp luật 25 2.1.2. Các quy định về việc công bố thông tin 25 2.1.3. Các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng 29 2.1.4. Các quy định về quản trị nội bộ của công ty niêm yết 30 2.1.5. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh 31 vực chứng khoán và thị trường chứng khoán 2.1.5.1. Gian lận lừa đảo trong giao dịch chứng khoán 31 2.1.5.2. Vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch 32 chứng khoán 2.1.5.3. Thao túng thị trường chứng khoán 32 2.1.6. Các quy định về hành vị bị cấm trên thị trường chứng khoán 33 2.1.6.1. Giao dịch nội gián 33 2.1.6.2. Phao tin đồn không chính xác 34 2.1.6.3. Liên tục mua một loại cổ phiếu nào đó ở giá cao và bán ra 34 ở giá thấp với mục tiêu làm ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu để đầu cơ 2.1.7. Các quy định về thanh tra chứng khoán 35
  5. 2.1.8. Các quy định về sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao 36 dịch chứng khoán và nghĩa vụ của công ty chứng khoán 2.2. Một số hạn chế, bất cập chủ yếu của pháp luật về chứng 37 khoán và thị trường chứng khoán trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cá nhân 2.2.1. Hạn chế trong tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán 37 2.2.2. Bất cập trong mở tài khoản tại công ty chứng khoán 38 2.2.3. Hạn chế về thẩm quyền xét xử các tranh chấp liên quan 39 đến chứng khoán 2.2.4. Bất cập do thiếu quy định nghĩa vụ điều hòa, bình ổn thị 40 trường của công ty chứng khoán 2.2.5. Hạn chế trong quy định về giao dịch nội gián 42 2.2.6. Hạn chế về quy định công bố thông tin của doanh nghiệp 43 niêm yết 2.2.7. Bất cập trong mức xử phạt đối với vi phạm hành chính 44 trong lĩnh vực chứng khoán 2.2.8. Bất cập trong quy định về chế tài đối với các hành vi như 45 giao dịch nội gián hay thao túng thị trường 2.3. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 46 nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam 2.3.1. Nhà đầu tư cá nhân bị các công ty chứng khoán phân biệt 46 đối xử và "lạm dụng" 2.3.2. Cuộc cạnh tranh không công bằng giữa công ty chứng 49 khoán và nhà đầu tư cá nhân trong giao dịch chứng khoán 2.3.3. Nhà đầu tư cá nhân bị tổ chức phát hành "bỏ quên" quyền lợi 51 2.3.3.1. Công ty đại chúng chưa thực hiện đúng quy định của pháp 54 luật về phân phối chứng khoán 2.3.3.2. Công ty đại chúng đối xử không công bằng với nhà đầu tư 54 cá nhân 2.3.4. Công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ 60 chưa thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật 2.3.5. Việc quản lý thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập 61
  6. Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP 65 LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. Những căn cứ đề ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp 65 luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam 3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của thị trường chứng khoán 65 Việt Nam 3.1.2. Căn cứ vào đường lối phát triển thị trường chứng khoán của 66 Nhà nước 3.1.3. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ 67 quyền lợi nhà đầu tư 3.2. Một số định hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật về bảo vệ 68 quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 68 của nhà đầu tư cá nhân 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích nhà đầu tư 69 cá nhân phải bảo đảm yêu cầu về hội nhập trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà 69 đầu tư cá nhân phải mang tính kế thừa 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi 70 ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân 3.3.1 Hoàn thiện các quy định về công bố thông tin 70 3.3.2. Hoàn thiện các quy định về thanh tra và xử phạt vi phạm 72 hành chính trong giao dịch chứng khoán 3.3.3. Hoàn thiện các quy định về hoạt động của công ty chứng khoán 74 3.3.4. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị 77 trường chứng khoán
  7. 3.3.5. Các giải pháp khác 79 3.3.5.1. Nhà đầu tư cá nhân phải biết bảo vệ mình bằng cách liên 79 kết với nhau 3.3.5.2. Bảo vệ nhà đầu tư cá nhân bằng giáo dục, phổ cập kiến 81 thức chứng khoán 3.3.5.3. Bảo vệ nhà đầu tư bằng cách áp dụng các biện pháp xử lý 83 hình sự KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chứng khoán và thị trường chứng khoán là những hiện tượng kinh tế gắn liền với nền kinh tế thị trường, tồn tại như một tất yếu khách quan và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế. Ở Việt Nam, sau gần tám năm ra đời và đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán đã dần trở thành một kênh huy động và phân bổ các nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Đặc biệt, đã mở ra một cơ hội huy động vốn mới cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường. Không chỉ đóng vai trò là công cụ huy động vốn, thị trường chứng khoán còn là môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng. Mặt khác, thị trường chứng khoán còn là công cụ thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và các chính sách vĩ mô khác của Nhà nước, đồng thời là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Thị trường chứng khoán là thị trường tài chính cao cấp, nơi tập trung của nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết khác nhau; các giao dịch sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua hoạt động gian lận, không công bằng như mua bán nội gián; đầu cơ; phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc về hoạt động của một doanh nghiệp…Những mặt tiêu cực đó có thể gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân là một trong những chủ thể quan trọng nhất của thị trường. Hiện tại, hơn 90% tổng 1
  9. số tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tài khoản cá nhân. Vì vậy, năng lực tài chính, quyền lợi và cả đạo đức của nhà đầu tư cá nhân quyết định chất lượng phát triển của thị trường chứng khoán. Hiện nay, vị trí của nhà đầu tư cá nhân trong thị trường chứng khoán đã được pháp luật Viêt Nam thừa nhận. Tuy nhiên, thực tế phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân chưa được coi trọng đúng mức. Đặc biệt, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập và "lỗ hổng" cho những hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư cá nhân. Điều này, đã làm giảm niềm tin của nhiều nhà đầu tư cá nhân đối với thị trường. Với một thị trường chứng khoán mới nổi như ở nước ta, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cá nhân chiếm vị trí hết sức quan trọng, đây là tiền đề để tạo được niềm tin của nhà đầu tư cá nhân đối với thị trường và cũng chính là bảo vệ thị trường. Như vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân là đòi hỏi cấp thiết không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả quá trình phát triển sau này của thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam" có ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. Đối với thị trường chứng khoán còn non trẻ như ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này mang ý nghĩa thực tiễn và lí luận sâu sắc. 2
  10. Đề tài mang ý nghĩa lí luận cho việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng. Những kiến nghị của đề tài hi vọng sẽ đem lại kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích các nhà đầu tư cá nhân, thông qua đó nâng cao hơn nữa địa vị pháp lí của họ. Hi vọng rằng, với sự đầu tư thích đáng kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị liên quan đến vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những quy định pháp lí cũng như cơ sở lí luận của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề tài sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn về xu hướng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. Qua đó nêu lên kiến nghị để hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu trong đề tài Đề tài sử dụng phương pháp phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư và các phương pháp khác như: so sánh; duy vật biện chứng; thống kê để từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. Thông qua một số tình huống thực tế đã xảy ra trên thị trường chứng khoán để thấy rằng khoảng cách giữa quy định của pháp luật và thực tế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân còn khá lớn. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. 3
  11. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán và quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Chương 3. Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4
  12. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN, QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1. BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành từ thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về bản chất thì thị trường chứng khoán là: - Nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. - Định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. Ngược với cách tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn khi có đủ điều kiện về môi trường tài chính pháp lý… sẽ trực tiếp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh không cần qua các trung gian tài chính mà chuyển vốn thông qua thị trường chứng khoán, một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn dưới hình thức đầu tư. Với việc đầu tư qua các trung gian tài chính, các chủ thể đầu tư không thể theo dõi kiểm tra, quản lý vốn đầu tư của họ, do đó làm cho quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau làm giảm động lực tiềm năng trong quản lý. Trái lại, với việc đầu tư qua thị trường chứng khoán, kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn. 5
  13. Thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ, các chứng khoán mua, bán trên thị trường chứng khoán có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên thị trường chứng khoán theo giá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như là một tư bản hàng hóa. Thị trường chứng khoán còn là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa. Thị trường chứng khoán cũng gắn với loại hình tài chính ngắn hạn, những người có chứng khoán có thể mua, bán chứng khoán tại bất cứ thời điểm nào trên thị trường chứng khoán, nên các chứng khoán trung và dài hạn cũng trở thành đối tượng đầu tư ngắn hạn. 1.2. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1. Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của thị trường chứng khoán, gồm có: Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ. 1.2.2. Nhà đầu tƣ Theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2006, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. 1.2.2.1. Nhà đầu tư tổ chức Nhà đầu tư tổ chức là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn 6
  14. tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty tài chính, các công ty chứng khoán… Theo Báo Tin tức số 86, ngày 14 tháng 7 năm 2008, Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, tính đến ngày 30/6/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 2.000 tài khoản đầu tư của tổ chức. Nhà đầu tư tổ chức có đặc điểm: - Là tổ chức có tính chuyên nghiệp cao vì nhà đầu tư là tổ chức có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về thị trường chứng khoán. Theo Quy chế hành nghề chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC ngày 27/3/2008 của Bộ Tài chính thì cá nhân chỉ được hành nghề chứng khoán tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề, ví dụ, để được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích ngoài các tiêu chuẩn chung như có trình độ đại học trở lên, đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ… cá nhân còn phải có chứng chỉ chuyên môn (tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành kinh doanh chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính kinh doanh). Vì vậy, nhà đầu tư tổ chức có thế mạnh trong việc đánh giá giá trị doanh nghiệp và tạo lập thị trường. - Về tài chính, nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính lớn và có thể huy động vốn từ nhiều cổ đông với mục đích kinh doanh chứng khoán trong một khoảng thời gian dài (thường là trên 01 năm) để thu về lợi nhuận. Nhà đầu tư tổ chức đầu tư theo danh mục đầu tư và xác định mức "lợi nhuận kỳ vọng" khi mức lãi từ danh mục đầu tư đó đạt được, thường nhà đầu tư tổ chức bán ngay. Nhà đầu tư tổ chức, bao giờ cũng dành một khoản vốn để dự phòng rủi ro khi thị trường đi xuống. Nhà đầu tư tổ chức thường cắt lỗ bằng cách mua từ từ và sử dụng lợi nhuận thu được để tái đầu tư. - Về chiến lược đầu tư, nhà đầu tư tổ chức thường có chiến lược đầu tư lâu dài (trên một năm) với mong muốn đạt được lợi nhuận kỳ vọng đặt ra. 7
  15. 1.2.2.2. Nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư cá nhân là chủ thể tham gia thị trường chứng khoán có vị trí đặc biệt quan trọng. Tính đến cuối tháng 6 năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam có trên 430.000 tài khoản cá nhân. Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lời. Khoản vốn này có thể là vốn tự có hoặc vốn vay (thường là vay ngắn hạn dưới 01 năm). Nhà đầu tư cá nhân có đặc điểm: - Đa số có nguồn vốn hạn hẹp, khi đầu tư thường dùng tất cả số tiền mình có để mua cổ phiếu và không có dự phòng rủi ro; - Về chiến lược đầu tư, đa số nhà đầu tư cá nhân không xác định đầu tư lâu dài, thường có tư duy kiếm lời nhanh; - Nhiều nhà đầu tư cá nhân có khả năng đánh giá giá trị cổ phiếu còn yếu, đầu tư theo "tin đồn" và ít quan tâm đến việc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp. - Nhà đầu tư cá nhân thường có tâm lý đầu tư theo kiểu bầy đàn, do vậy dễ bị "dẫn dắt ", đặc biệt là sự dẫn dắt của khối nhà đầu tư nước ngoài. Diễn biến thị trường chứng khoán thời gian vừa qua cho thấy nhà đầu tư cá nhân Việt Nam có tính chuyên nghiệp còn thấp, bản lĩnh chưa vững vàng, thường đầu tư theo phong trào. Phương thức đầu tư của nhiều người trong số này là khi chỉ số giá chứng khoán tăng thì "ào ào" mua vào, khi chỉ số giá chứng khoán xuống thì tranh nhau "bán tháo" để cắt lỗ. Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân nước ngoài có tính chuyên nghiệp cao hơn nhiều so với nhà đầu tư cá nhân Việt Nam. Nhà đầu tư cá nhân nước ngoài có tiêu chí đầu tư rõ ràng và tâm lý vững vàng. Thể hiện rõ nhất là vào thời điểm tháng 3/2008, khi chỉ số VN - Index xuống mức 600 điểm, trong khi nhà đầu tư Việt Nam "bán tháo" thì lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhiều hơn lượng bán ra. Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, từ 17/3/2008 đến 21/3/2008 các nhà đầu tư nước ngoài mua vào 381 tỷ đồng, bán ra 119 tỷ đồng, bình quân 8
  16. mua vào 76 tỷ đồng /phiên và bán ra 23 tỷ đồng/phiên.Vì vậy, mặc dù chiếm số lượng tài khoản ít hơn nhưng các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đang dần trở thành lực lượng dẫn dắt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư cá nhân có vị trí quan trọng trên thị trường chứng khoán. Đây là loại chủ thể tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người mua, bán chứng khoán quan trọng nhất. Ở Pháp tính đến cuối năm 1991 có 6 triệu cá nhân nắm trực tiếp các chứng khoán với hơn 1/3 lượng cổ phiếu và hơn 1/4 lượng trái phiếu Pháp được yết giá. Ở Việt Nam, trong năm 2006 trong tổng số 60.000 tài khoản có 50.000 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có trên 400.000 tài khoản cá nhân, con số này còn quá nhỏ so với dân số đất nước. Theo quan điểm của nhiều nhà quản lý, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn phát triển cho nên cần có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia. Hy vọng, về lâu dài số lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chiếm từ 3 đến 4% dân số bằng với số trung bình của nhiều nước. Chuyên gia chứng khoán Huy Nam nhận xét: "Nhà đầu tư cá nhân tạo nên sự nhộn nhịp, sôi động cho thị trường. Ở một số thời điểm vừa qua, hầu như các nhà đầu tư tổ chức nằm im, chỉ có nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch mặc dù lượng vốn của các nhà đầu tư tổ chức lớn hơn nhiều". Như vậy, có thể nói rằng, nhà đầu tư cá nhân có vị trí đặc biệt trên thị trường chứng khoán. Khả năng tài chính, kiến thức, bản lĩnh và niềm tin của nhà đầu tư cá nhân quyết định chất lượng phát triển của thị trường chứng khoán. Khi mà niềm tin vào thị trường chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân bị đổ vỡ họ sẽ rút khỏi thị trường điều này sẽ làm cho thị trường không thể phát triển. 1.2.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trƣờng chứng khoán và các tổ chức có liên quan đến thị trƣờng chứng khoán 1.2.3.1. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán Theo quy định của Luật Chứng khoán, gồm có: 9
  17. - Công ty chứng khoán là những công ty được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể thực hiện một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý qũy đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. - Công ty quản lý quỹ cũng là công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại Điều 61 Luật Chứng khoán, công ty quản lý quỹ được huy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam. - Quỹ đầu tư chứng khoán, gồm quỹ đại chúng và quỹ thành viên. Việc thành lập các quỹ này theo quy định của Luật Chứng khoán - Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán. 1.2.3.2. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Theo quy định của Luật Chứng khoán, gồm: - Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nuớc...). - Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán… 1.3. CÁC LOẠI HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN Theo quy định của Luật Chứng khoán, hàng hóa trên thị trường chứng khoán gồm các loại sau đây. 1.3.1. Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ - Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn. Cổ phiếu thể hiện quan hệ đồng sở hữu giữa người phát hành và nhà đầu tư. Người mua cổ phần gọi là 10
  18. cổ đông của công ty. Cổ đông nhận được một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Người mua cổ phiếu trở thành người sở hữu một phần công ty và được hưởng các quyền đối với công ty tương ứng với tỷ lệ cổ phần nắm giữ. Khi công ty làm ăn thua lỗ, các cổ đông phải chịu thiệt hại tương ứng với giá trị cổ phiếu nắm giữ. - Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Trái phiếu là chứng khoán nợ. Người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ và chủ thể phát hành là con nợ. Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau và được quy định bởi các yếu tố cung cầu vốn trên thị trường tín dụng, mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành và thời gian đáo hạn của trái phiếu. Trái phiếu bao gồm: Trái phiếu chính phủ, do Chính phủ phát hành nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách; tài trợ cho các công trình công ích; hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu công trình do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn cho những mục đích cụ thể và trái phiếu công ty do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh. - Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. 1.3.2. Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tƣơng lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán - Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định. - Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định. 11
  19. - Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước. - Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai. Các loại chứng khoán nói trên là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Các loại chứng khoán nói trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. 1.4. VẤN ĐỀ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN Với tính chất là một loại tài sản, chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân xuất phát từ các nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu; quyền tự do kinh doanh, quyền tự do cạnh tranh và các quyền khác được quy định trong Luật doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan. 1.4.1. Về quyền sở hữu chứng khoán Vấn đề quyền sở hữu nói chung là một nguyên tắc hiến định đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), trong đó quyền sở hữu cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Điều 15 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) ghi nhận: "Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân…". Đối với thị trường chứng khoán, vấn đề sở hữu chi phối tới tất cả các giao dịch tại thi trường. Thị trường chứng khoán chỉ có thể 12
  20. vận hành và sôi động được khi có sự tham gia của các nhà phát hành, các nhà đầu tư, trong đó phần lớn là nhà đầu tư cá nhân. Vấn đề sở hữu và đa hình thức sở hữu quyết định sự đa dạng và sôi động cho các giao dịch thị trường. Chứng khoán là một loại tài sản cho nên nhà đầu tư cá nhân được quyền sở hữu chứng khoán. Về quyền sở hữu tài sản của cá nhân nước ngoài, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định rất rõ ràng. Điều 25 Hiến pháp quy định: "Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài…". Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu chứng khoán đã được Nhà nước bảo vệ. Nhà đầu tư sở hữu chứng khoán có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với chứng khoán. Vì vậy, Nhà nước đã quy định biện pháp pháp lý để dựa vào đó nhà đầu tư cá nhân bảo vệ được quyền sở hữu chứng khoán của mình. Đó là ngăn chặn hoặc yêu cầu ngăn chặn các hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc sở hữu chứng khoán của mình hoặc quyền được đòi bồi thường thiệt hại… Báo Lao động ngày 24/3/2008, trang Tiền tệ và Đầu tư có bài về một khách hàng của Công ty Chứng khoán Vietcombank sau khi phát hiện bị "mất" chứng khoán trong tài khoản đã "đòi" lại được số chứng khoán bị mất. Liên quan đến vấn đề này Báo Đầu tư Chứng khoán số 36 ngày 24/3/2008 đã đăng ý kiến của Bà Dương Thị Phương, Phó Trưởng ban Giám sát (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), theo đó Ban giám sát sẽ giám sát kiểm tra quy trình mở tài khoản, đặt lệnh và giao dịch tại Công ty chứng khoán. Mục đích là bảo vệ quyền sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng; đảm bảo việc cung cấp dịch vụ môi giới, giao dịch cho nhà đầu tư của các công ty chứng khoán được công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2