Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam
lượt xem 10
download
Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà còn nhằm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị nhằm hoàn thiện chế định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN 5 CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời 5 1.1.1. Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời 5 1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 11 1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về biện 12 pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dấn sự 1.2.1. Bảo đảm quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự 12 1.2.2. Bảo đảm tính hiệu quả của biện pháp được áp dụng 13 1.2.3. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự 14 1.3. Lược sử hình thành và phát triển chế định về biện pháp 15 khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 15 1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1989 17 1.3.3. Giai đoạn từ 1990 đến 2004 20 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2005 trở đi 25 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM 26 THỜI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời và điều kiện áp dụng 26 2.1.1. Các biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ 27 2.1.1.1. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng 27
- 2.1.1.2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt 28 hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm 2.1.1.3. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền 29 công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động 2.1.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với tài sản 30 đang tranh chấp 2.1.2.1. Kê biên tài sản đang tranh chấp 30 2.1.2.2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang 32 tranh chấp 2.1.2.3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp 33 2.1.2.4. Cho thu hoạch hoặc cho bán hoa màu, sản phẩm, hàng hóa 34 2.1.3. Các biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản 36 2.1.3.1. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho 36 bạc nhà nước, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ 2.1.3.2. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ 39 2.1.4. Các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi 40 nhất định 2.1.4.1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông 40 nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 2.1.4.2. Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động 41 2.1.4.3. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất 42 định khác 2.1.5. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác 44 2.2. Thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung và hủy bỏ biện pháp 47 khẩn cấp tạm thời 2.2.1. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 47
- 2.2.2. Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn 51 cấp tạm thời 2.3. Cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 53 2.3.1. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm 53 2.3.2. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 57 không đúng 2.3.3. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy 58 bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN 62 PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về biện pháp khẩn cấp 62 tạm thời 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về biện pháp 79 khẩn cấp tạm thời KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự. Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời đã luôn được các nhà lập pháp quan tâm và ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn, như trong Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng năm 1921; các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các văn bản pháp luật trước đây, chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được quy định khá chi tiết, cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt Nam 2004. Các quy định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại khi tham gia vào các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc nhất định. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về biện pháp khẩn cấp tạm thời, em đã mạnh dạn chọn đề tài "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Có thể 1
- kể tên những công trình được thực hiện đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự" cụ thể là: - Luận văn thạc sĩ Luật học: "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Nguyễn Văn Pha, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997; - ThS. Trần Anh Tuấn: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí Luật học, Đặc san góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 ; - ThS. Trần Anh Tuấn: "Các qui định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2005; - TS. Trần Anh Tuấn: "Luật so sánh và thực tiễn xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí luật học, chuyên đề sử dụng luật so sánh trong hoạt động lập pháp, số 4/2007 ; - ThS. Trần Phương Thảo: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời", Đặc san về Bộ luật Tố tụng dân sự, 2005; - ThS. Trần Phương Thảo: "Bảo vệ quyền và lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", Tạp chí luật học, số 1/2009... Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ tập trung nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam". Đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu vấn đề một cách tổng thể và chi tiết cả về phương diện lý luận, luật thực định và thực tiễn thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp này trong quá 2
- trình giải quyết các vụ việc dân sự tại các Toà án, em mong muốn đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về biện pháp khẩn cấp tạm thời. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Từ việc nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp; chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các giai đoạn phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam; các quan điểm nghiên cứu luật học và thực trạng về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự; tham khảo qui định ở một số nước trên thế giới để hiểu rõ và có hệ thống đối với chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó đưa ra được một số kiến nghị nhằm hợp lý hóa và thống nhất về chế định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự trên cơ sở lý luận, quan điểm luật học, phương hướng cải cách tư pháp, pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam và tham khảo pháp luật thực định ở một số nước trên thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước pháp quyền. Đồng thời việc nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đánh giá và tổng kết kinh nghiệm, suy diễn lôgíc để thực hiện đề tài. 3
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà còn nhằm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị nhằm hoàn thiện chế định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam. Chương 2: Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp luật hiện hành. Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiến nghị. 4
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 1.1.1. Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời Quyền con người là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Ngay từ khi lập nước đến nay, từ Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên năm 1945 đến Hiến pháp 1992 - đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đều ghi nhận và bảo hộ quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế…Chính vì vậy, trong lĩnh vực tố tụng tại Toà án, quyền được tham gia tố tụng và được bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng là một khía cạnh của quyền con người. Do đó, khi những lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm thì đòi hỏi phải có một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Tuỳ theo tình huống mà các công cụ này có thể được quy định khác nhau. Đôi khi là công cụ được pháp luật ghi nhận mà chủ thể có thể sử dụng trong trường hợp cấp bách để bảo vệ ngay tức khắc quyền lợi của mình. Khi tham gia vào các quan hệ giao lưu dân sự, thương mại, lao động việc tranh chấp về quyền lợi là điều không thể tránh khỏi. Vì theo đuổi quyền lợi cá nhân ích kỷ của bản thân có thể dẫn tới việc cố tình lẩn tránh, không tuân theo pháp luật dẫn đến việc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Đây là nguyên nhân dẫn tới trên thực tế trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Toà án đã gặp không ít những trường hợp đương sự có các hành vi hủy hoại, xâm phạm chứng cứ, làm hư hại tài sản đang là đối tượng của sự tranh chấp, tẩu tán, chuyển nhượng tài sản tranh chấp, thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp… dẫn tới những thiệt hại cho quyền lợi của 5
- chủ thể khác hoặc bản án của Toà án xét xử không thể thi hành được trên thực tế. Ngoài ra, khi quyền lợi của nguyên đơn đã bị tổn hại nếu không có biện pháp cần thiết để tạm thời ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì quyền lợi ích của nguyên đơn sẽ không được bảo đảm trên thực tế. Do vậy, đương sự cần được trao quyền yêu cầu Toà án kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo đảm quyền lợi của đương sự hoặc bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án dân sự có hiệu quả. Có thể thấy đối với những trường hợp này trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án phải áp dụng ngay một hoặc một số biện pháp cần thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc để đảm bảo thi hành án như: Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức chăm nom; buộc phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; niêm phong, thu giữ tài liệu; kê biên tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, phong toả tài sản… Trong tố tụng dân sự, các biện pháp này được gọi là biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vậy xét về bản chất thì biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là biện pháp như thế nào và có tính chất đặc trưng gì. Đây chính là vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu làm rõ. Qua nghiên cứu lý luận có thể thấy rằng khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được đề cập trong các giáo trình về tố tụng dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội qua các thời kỳ và Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của Học Viện tư pháp. Theo Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam - Trường Đại học pháp lý Hà Nội 1991 "Những biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp được thi hành theo quyết định của tòa trước khi vụ án dân sự được giải quyết để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng" [24]. Như vậy, khái niệm này đã chỉ ra được mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo 6
- vệ bằng chứng và việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được thực hiện trước khi vụ án dân sự được giải quyết. Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 1998, đã cụ thể hơn về thời điểm Toà án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án và trước khi mở phiên tòa: "Biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp mà Toà án có thể quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, trước khi mở phiên tòa nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng" [1]. Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời, trên cơ sở các quy định của Bộ luật này các nhà nghiên cứu đã đưa ra một khái niệm mới về biện pháp khẩn cấp tạm thời cho phù hợp hơn với thực tiễn. Theo đó, "Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án" [2]. Khái niệm về biện pháp này đã được tu chỉnh cho phù hợp hơn trên cơ sở thay đổi vị trí của các thuật ngữ và bổ sung thêm mục đích của việc áp dụng. Theo đó, "Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tình trạng tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án" [3]. Có thể coi đây là một khái niệm khá đầy đủ, hợp lý và phù hợp hơn với thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khái niệm này đã chỉ rõ biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ được áp dụng trong các vụ án dân sự mà còn được áp dụng trong cả các việc dân sự và đương sự có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp này trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Tác giả Tưởng Duy Lượng trong cuốn sách về "Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử", xuất bản năm 2009 cũng đã đưa ra định nghĩa về biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: 7
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án [9]. Định nghĩa này đã chỉ rõ hơn về thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Có thể thấy rằng, các khái niệm trên đã đề cập đến những đặc điểm cơ bản của biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng như mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, xét về lý luận và thực tiễn để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trong một số trường hợp biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được Toà án áp dụng trước khi thụ lý vụ việc dân sự hoặc được áp dụng một cách độc lập với vụ việc dân sự tại Toà án. Chẳng hạn, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong quá trình Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp thương mại. Từ các phân tích trên, kế thừa công trình nghiên cứu của những người đi trước, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niê ̣m mới về biện pháp khẩn cấp tạm thời với điểm nhấn về thời điểm áp dụng và tính độc lập tương đối của biện pháp này với vụ án như sau: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp do Toà án quyết định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự hoặc được áp dụng độc lập với vụ việc đó nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ chứng cứ hoặc bảo đảm cho việc thi hành án dân sự. Xét về tính chất, biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp có đồng thời hai tính chất là tính khẩn cấp và tính tạm thời: Tính khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời xuất phát từ chính mục đích của việc áp dụng các biện pháp cần thiết. Việc áp dụng biện pháp 8
- khẩn cấp tạm thời là nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc bảo vệ bằng chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xét xử và thi hành án sau này. Vì thế, trong trường hợp khẩn cấp nếu Toà án không áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng không thể khắc phục được đối với một bên đương sự hoặc gây trở ngại cho việc giải quyết chính xác vụ việc và cho quá trình thi hành án. Tình thế khẩn cấp được thiết lập khi quyền lợi của một bên đương sự đang bị đe dọa, đang trong tình thế cấp bách hoặc khi chứng cứ đang có nguy cơ bị tiêu hủy, tài sản tranh chấp có nguy cơ bị tẩu tán. Tình thế khẩn cấp này đòi hỏi các biện pháp cần thiết phải được áp dụng ngay trong một thời hạn hợp lý để có thể giải quyết nhanh chóng, kịp thời yêu cầu của đương sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Toà án phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một thời gian ngắn, đồng thời quyết định cũng phải được thi hành ngay nếu không sẽ không con ý nghĩa trên thực tế nữa. Ví dụ: Nếu bị đơn có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đang tranh chấp thì theo yêu cầu của nguyên đơn, Toà án phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp để tránh việc tẩu tán, hủy hoại tài sản đó và quyết định này phải được thi hành ngay. Sự chậm trễ trong việc ra quyết định kê biên có thể dẫn tới việc tẩu tán, hủy hoại tài sản gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Như vậy, tính khẩn cấp trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết đòi hỏi Toà án phải quyết định một cách rất nhanh chóng về việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự có yêu cầu. Tuy nhiên, việc quyết định một cách quá vội vàng các biện pháp khẩn cấp cũng có nguy cơ gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp này và những người có quyền lợi liên quan đến biện pháp được áp dụng. Do đó, khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đòi hỏi Toà án phải rất thận trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật. 9
- Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng phải thiết lập những cơ chế cần thiết để bảo đảm quyền lợi của những người liên quan tới biện pháp được áp dụng như: buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp thực hiện biện pháp bảo đảm; trách nhiệm bồi thường khi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp không đúng gây thiệt hại cho người khác; quyền khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tính chất tạm thời là tính chất thứ hai của biện pháp khẩn cấp tạm thời và là tính chất cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, đảm bảo biện pháp được áp dụng là đúng đắn, cần thiết và đúng pháp luật. Tính chất này thể hiện ở chỗ quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là quyết định về việc giải quyết nội dung vụ việc dân sự mà nó chỉ là một quyết định về tố tụng nhằm tạm thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trước khi Toà án có quyết định chính thức và cuối cùng về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ việc dân sự đó. Biện pháp khẩn cấp tạm thời thực ra chỉ là một giải pháp tình thế, nó không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và có thể bị thay đổi, hủy bỏ theo ý chí của người yêu cầu hoặc của Toà án giải quyết vụ việc. Nếu lý do của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn nữa như điều kiện, hoàn cảnh của đương sự thay đổi, các hành vi xâm phạm, hủy hoại tài sản đã chấm dứt, một bên đã thực hiện nghĩa vụ của mình thì theo yêu cầu của đương sự Toà án phải quyết định thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng. Như vậy, hai tính chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời có mối liên quan mật thiết với nhau. Tính khẩn cấp đòi hỏi Toà án phải nhanh chóng quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ kịp thời quyền lợi của đương sự có yêu cầu. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là nguy cơ gây thiệt hại tới quyền lợi của người bị áp dụng. Trong những trường hợp này tính chất tạm thời đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tới mức thấp nhất những 10
- thiệt hại có thể phát sinh. Việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ đảm bảo tính chính xác và hợp lý của biện pháp được áp dụng, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của những người liên quan tới biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng. 1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Toà án quyết định áp dụng nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, để bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản hoặc để bảo vệ việc thi hành án. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tuy chưa phải là quyết định của Toà án về việc giải quyết vụ việc dân sự nhưng vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời những khó khăn trước mắt của đương sự được giải quyết, kịp thời khắc phục được những hậu quả, thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, ngăn chặn được những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch nội dung vụ việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc dân sự. Mặt khác, nó còn có tác dụng kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản và đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định của Toà án. Thực tế thấy rằng, khi quyền và lợi ích của một chủ thể bị xâm phạm thì về phương diện tâm lý bao giờ họ cũng muốn tìm kiếm giải pháp ngăn chặn ngay sự xâm hại đó, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra đối với mình. Trong điều kiện như vậy, nếu pháp luật không có những quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đương sự có thể tự mình hành xử, tùy tiện áp dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm đạt được mục đích của mình, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với trật tự an toàn xã hội nói chung. Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời là công cụ pháp lý quan trọng để các đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hợp pháp. Như vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa xã 11
- hội sâu sắc. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày càng trở thành công cụ pháp lý vững chắc để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại và lao động. 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DẤN SỰ 1.2.1. Bảo đảm quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự Quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2005. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng ý chí, nguyện vọng của các đương sự trong tố tụng dân sự. Toà án chỉ có trách nhiệm thụ lý, giải quyết khi có đơn yêu cầu, khởi kiện của đương sự. Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ việc Toà án cũng chỉ xem xét, giải quyết những nội dung thuộc phạm vi mà đương sự có yêu cầu trong đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu mà thôi. Nghĩa là những gì đương sự không yêu cầu giải quyết (tức không nêu trong đơn) thì Toà án không được xem xét, giải quyết. Tôn trọng nguyên tắc này, khi xây dựng các qui định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, các nhà làm luật cũng đề cao sự tự quyết định và định đoạt của đương sự bằng việc qui định cho họ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và Toà án sẽ áp dụng khi có yêu cầu hợp pháp của đương sự. Khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự là hợp pháp thì Toà án có trách nhiệm áp dụng đúng biện pháp, đúng phạm vi yêu cầu của đương sự Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mặc dù không có đơn yêu cầu của đương sự, Toà án vẫn có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Pháp luật qui định các trường hợp này là xuất phát từ chính lợi ích của đương sự. Có thể do đương sự chưa thành niên hoặc không 12
- hiểu biết về quyền lợi của mình, không hiểu biết về pháp luật hoặc trong tình trạng không thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp cần thiết hay cần phải bảo vệ quyền lợi của những người lao động… Trong những trường hợp này thì việc pháp luật ghi nhận Toà án có quyền tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mặc là hoàn toàn cần thiết nhằm giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự trong các vụ án về hôn nhân, gia đình, tranh chấp về lao động, về bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm hại… 1.2.2. Bảo đảm tính hiệu quả của biện pháp được áp dụng Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, kịp thời ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại, tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ và đảm bảo thi hành án. Do vậy, đòi hỏi khi xây dựng các qui định về biện pháp khẩn cấp tạm thời nhà làm luật phải tính đến hiệu quả của biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng từ đó xây dựng nên các quy định phù hợp với tính khẩn cấp của biện pháp. Tính hiệu quả được thể hiện ở các quy định về việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nhanh chóng và kịp thời. Mặt khác, các quy định về thủ tục áp dụng phải đơn giản, thuận tiện. Tránh tình trạng yêu cầu về thủ tục, giấy tờ quá rườm rà, thiếu linh hoạt, đương sự phải mất nhiều thời gian mới đáp ứng đầy đủ dẫn tới việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn ý nghĩa thực tế nữa do chứng cứ đã bị hủy hoại hoặc tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượng... Ngoài ra, để việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phát huy hiệu quả thì các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời được xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về tính bí mật, bất ngờ của biện pháp được áp dụng. Ví dụ, như các biện pháp kê biên, cấm chuyển dịch, phong toả tài khoản, tài sản của người có nghĩa vụ trong vụ án các tranh chấp kinh doanh, thương mại hoặc dân sự nếu không đảm bảo tính bí mật và bất ngờ thì có thể dẫn tới hậu quả 13
- đương sự tẩu tán tài sản, chuyển nhượng tài sản, rút tiền từ tài khoản trước khi biện pháp được áp dụng và hậu quả là biện pháp được áp dụng không còn ý nghĩa thực tế, việc giải quyết vụ án sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp hoặc thi hành án sẽ không được đảm bảo. 1.2.3. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự Phải nói rằng, tất cả các qui định của pháp luật tố tụng dân sự đều nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Pháp luật qui định cho đương sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng để tránh sự lạm quyền từ chính người có yêu cầu, cũng như từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, và đặc biệt tránh thiệt hại cho người bị áp dụng thì phải giới hạn chặt chẽ các điều kiện áp dụng. Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện này thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mời được thực thi. Trong một số trường hợp cần phải quy định về việc người đưa ra yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "buộc phải thực hiện biện pháp bảo đảm" cần thiết (như nộp một khoản tiền, kim khí quí, đá quí, giấy tờ có giá) để đảm bảo cho yêu cầu của mình. Qui định này giúp ngăn ngừa sự lạm quyền từ phía người có yêu cầu đồng thời là một giải pháp có tính thực tế nhằm bồi thường những thiệt hại mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng phải gánh chịu. Vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng không đúng cũng là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi của bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Do đó, pháp luật cần quy định trường hợp ra quyết định áp dụng không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng thì những chủ thể có liên quan tới việc áp dụng biện pháp này sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại sẽ phải bồi thường và Toà án ra quyết định áp dụng không đúng, gây thiệt hại cũng sẽ 14
- phải bồi thường cho người bị áp dụng. Đi xa hơn nữa thì nhà lập pháp cũng cần phải thiết kế những quy định theo hướng trường hợp Toà án ra quyết định không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của người có yêu cầu mà gây ra thiệt hại cho người đó thì cũng có trách nhiệm bồi thường thiêt hại. Ngoài ra, việc ghi nhận đương sự có quyền khiếu nại, kiến nghị các quyết định áp dụng, không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án là rất quan trọng và cần thiết. Quy định này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, vừa tránh được sự lạm quyền, giúp Toà án có thể sửa chữa, khắc phục kịp thời những sai lầm của mình khi ra các quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. 1.3. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 Trước thời kỳ Pháp thuộc, do nền kinh tế phong kiến còn lạc hậu, kém phát triển nên pháp luật cũng chưa phát triển. Trong các văn bản pháp luật ban hành vẫn chưa có sự phân biệt các lĩnh vực rõ ràng, riêng biệt về hành chính, dân sự, hình sự và tố tụng. Có thể thấy văn bản đáng chú ý trong thời kỳ này có quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời là "Bộ luật dân sự - Thương sự - Tố tụng" thi hành trong các tòa Nam án Bắc Kỳ được ban hành theo nghị định ngày 02/12/1921 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1923 trong phạm vi Bắc Kỳ. Bộ luật này có một số nội dung đáng chú ý quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bộ luật này quy định đương sự được quyền yêu cầu Toà án áp dụng phương pháp bảo thủ, chỉ giới hạn tài sản là những nông vụ tức là những hoa màu sản phẩm nông nghiệp, bởi thực tiễn xã hội bấy giờ tài sản tranh chấp chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp. Điều này quy định cụ thể tại 15
- Chương I, tiết VI, thủ tục phụ đái, mục thứ nhất về phương pháp bảo thủ. Điều 81 Bộ luật này quy định: Nếu trong khi làm sự kiện chánh, có một bên đương sự vì cớ gì sợ rằng những nông vụ đã hay là chưa thâu hoạch của đất bị kiện, bị tán thất, làm cho mình phải thiệt hại, thì bên đương sự ấy có thể xin Toà án đã thụ lý việc sức giao nông vụ ấy cho người đệ tam hoặc lý dịch sở tại khán thủ, sức nông vụ ấy nếu cần thâu hoạch mà bảo lưu hay phát mại.Nếu phát mại thì đem bản ký tồn tại phòng lục sự Toà án, chờ đến khi có án nhất định quyết nghĩ nông vụ ấy thuộc về ai… [15]. Như vậy, có thể thấy ngay từ thời kỳ này pháp luật đã quan tâm đến áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, coi đó là biện pháp khẩn cấp để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Bộ luật cũng quy định cụ thể về thủ tục và hình thức giải quyết yêu cầu của đương sự cũng như mối quan hệ giữa việc áp dụng phương pháp bảo thủ với việc giải quyết toàn bộ vụ kiện. Theo đó, việc áp dụng phương pháp bảo thủ này không ảnh hưởng đến việc giải quyết toàn bộ vụ kiện. Việc kháng cáo đối với bản án chính sẽ có hiệu lực đối với cả án xử về áp dụng phương pháp bảo thủ. Điều 84 Bộ luật này quy định: Cái án về vụ kiện phụ đái và việc chấp hành tạm thời không hề dự phán về tình lý việc kiện chánh; thuộc về tình lý việc kiện chánh, sau sẽ có án nhất định phán xử. Án nhất định ấy sẽ chỉ rõ cái phần nông vụ hoặc giá bán là của người nào. Sự kháng cáo cái án xử về việc kiện chánh tự nhiên chiếu pháp luật, sẽ có hiệu lực tới cái án xử về việc kiện phụ đái [15]. Bộ luật này cũng có quy định về hình thức yêu cầu xin áp dụng phương pháp bảo thủ nữa là "Phê chuẩn vào đơn khẩn cấp thẩm sát". Quy định này cho phép thẩm phán giải quyết việc kiện được ghi ý kiến của mình 16
- vào ngay trong đơn yêu cầu của đương sự. Đơn của đương sự phải nói rõ về sự vụ gì hoặc xin áp dụng phương pháp gì mới có giá trị xem xét. Và khi phê chuẩn đơn thẩm phán phải nói rõ về vụ việc, phương pháp áp dụng, người phải chấp hành (Điều 34). Ngoài ra, luật còn quy định thẩm quyền của thẩm phán thụ lý việc kiện cũng có thể được phép tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy cần thiết (Điều 347). Như vậy, các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật dân sự thương sự tố tụng 1921 có giá trị tham khảo quan trọng như quy định về thời điểm yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với động sản và bất động sản có thể ngay từ khi trình đơn khởi kiện, để đảm bảo quyền lợi của đương sự; hoặc về trách nhiệm phải nộp khoản tiền để bồi thường thiệt hại nếu đương sự có yêu cầu sai. Các quy định này đã được các nhà làm luật hiện nay tiếp thu và phát triển trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. 1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1989 Sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 90/SL giữ ta ̣m thời các luâ ̣t lê ̣ hiê ̣n hành ở Bắ c , Trung, Nam bô ̣ cho đế n khi ban hành những bô ̣ luâ ̣t mới áp dụng cho toàn quố c. Phù hợp với quy định của Sắc lệnh này , Bô ̣ luâ ̣t Giản yế u Nam kỳ năm 1883, Bô ̣ dân luâ ̣t Bắ c kỳ ban hành năm 1931, Bô ̣ dân luâ ̣t Trung kỳ ban hành năm 1936 vẫn có hiê ̣u lực thi hành ở Viê ̣t Nam sau ngày thành lập chính quyề n nhân dân. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 97/SL vẫn cho phép áp du ̣ng các luâ ̣t lê ̣ cũ nhưng với điề u kiê ̣n không đươ ̣c trái với các nguyên tắc do chính Sắc lệnh này quy định . Cùng thời gia n này, Sắ c lê ̣nh số 50/SL về cải cách bô ̣ máy tư pháp và luâ ̣t tố tu ̣ng có quy đinh ̣ về phương pháp bảo thủ đă ̣c biê ̣t . Theo đó, "trong trường hơ ̣p cấ p bách , tòa án nhân dân huyê ̣n có quyề n ấ n đinh ̣ các phương pháp bảo thủ đố i vớ i những vu ̣ 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn