Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
lượt xem 10
download
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật mội số quốc gia về bảo vệ môi trường, luận văn đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam, đồng thời qua phân tích các tình huống thực tiễn giúp các doanh nghiệp trong nước có cái nhìn sâu sắc hơn về rào cản môi trường khi gia nhập thị trường quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƯƠNG THỊ THU THẢO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƯƠNG THỊ THU THẢO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NÔNG QUỐC BÌNH Hà Nội – 2012
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT 7 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. Một số khái niệm 7 1.1.1. Luật thương mại quốc tế 7 1.1.2. Môi trường 9 1.1.3. Luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường 10 1.2. Mối quan hệ giữa luật thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường 11 1.2.1. Tác động của luật thương mại quốc tế tới bảo vệ môi trường 12 1.2.2. Tác động của việc bảo vệ môi trường tới luật thương mại quốc tế 15 1.3. Nguồn luật điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc 17 tế 1.3.1. Pháp luật quốc gia 17 1.3.2. Điều ước quốc tế 19 1.3.3. Tập quán quốc tế 23 1.3.4. Án lệ 24
- Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP 26 LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1. Quy định của WTO liên quan đến bảo vệ môi trường 26 2.1.1. Hiệp định về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm (TBT) 27 2.1.2. Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) 33 2.1.3. Hiệp định Nông nghiệp 38 2.1.4. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) 42 2.1.5. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 45 2.1.6. Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS) 47 2.2. Một số Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường có liên quan tới hoạt 49 động thương mại quốc tế 2.2.1. Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp 50 (CITES) 2.2.2. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn 53 2.2.3. Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy 56 hiểm và việc tiêu hủy chúng (BASEL) 2.2.4. Công ước về đa dạng sinh học 58 2.3. Quy định của pháp luật một số nước về bảo vệ môi trường trong 60 thương mại quốc tế 2.3.1. Hoa Kỳ 60 2.3.2. Trung Quốc 69 2.3.3. Thụy Điển 73 2.3.4. Thái Lan 78
- 2.3.5. Indonesia 83 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP 89 PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong 89 thương mại quốc tế 3.1.1. Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm 89 3.1.2. Biện pháp kiểm dịch động thực vật 95 3.1.3. Lĩnh vực đầu tư 101 3.1.4. Lĩnh vực môi trường 107 3.2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ 121 môi trường trong thương mại quốc tế 3.2.1. Tăng cường vai trò của cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện pháp 121 luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế 3.2.2. Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp góp phần hoàn thiện pháp 132 luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế 3.2.3. Củng cố vai trò của các hiệp hội góp phần hoàn thiện pháp luật Việt 135 Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế 3.4.4. Xác định trách nhiệm của từng cá nhân đối với hoàn thiện pháp luật 138 Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế KẾT LUẬN 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BASEL : Công ước về kiểm soát, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng CITES : Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp EU : Liên minh Châu Âu GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATT : Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch HACCP : Hệ thống kiểm soát khẩn cấp và phân tích rủi ro ISO : Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế MEAs : Hiệp định môi trường đa phương Montreal : Nghị định thư về các chất làm suy giảm tầng ô dôn. SPS : Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật TBT : Hiệp định về những rào cản kỹ thuật trong thương mại TRIPS : Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang là đặc điểm cơ bản của sự phát triển trên toàn thế giới. Các trung tâm và khu vực kinh tế được hình thành, các hiệp định thương mại khu vực, quốc tế đang là những công cụ pháp lý ràng buộc và là động lực giúp các nước liên kết, hợp tác để phát triển kinh tế, xã hội. Hội nhập để phát triển vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế đang diễn ra trong bối cảnh các vấn đề về môi trường toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Phát triển bền vững trở thành mục tiêu của các nước trên thế giới. Hàng loạt các Hiệp định, Công ước khu vực và quốc tế về thương mại và môi trường được xây dựng và ngày càng có nhiều nước phê chuẩn, cam kết thực hiện. Trong vài thập kỷ trở lại đây, môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Sự bùng nổ dân số, tăng trưởng kinh tế mãnh liệt đã làm cho các tài nguyên môi trường bị khai thác và tàn phá với một tốc độ chưa từng thấy. Môi trường suy thoái làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện nay cũng như các thế hệ mai sau: đất đai trở nên cằn cỗi, lũ lụt nhiều hơn, hạn hán gay gắt hơn, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng, nước biển dâng cao, tầng ô dôn bị thủng… Nhìn chung, Chính phủ các nước đều thấy sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong mối tương tác với phát triển kinh tế quốc tế, trên cơ sở tuân thủ và tôn trọng các cam kết quốc tế, mỗi quốc gia sẽ có những quyết sách riêng. Các biện pháp quản lý thương mại có liên quan đến môi trường được các nước sử dụng như những biện pháp quan trọng của hệ thống hàng rào kỹ thuật. Những biện pháp này thường được gọi là các “hàng rào xanh” và được các nước phát triển, các nước đang phát triển ở trình độ cao sử dụng tương đối phổ biến và hiệu quả trong việc kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến môi trường để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện 1
- nay, một số “hàng rào xanh” do các nước phát triển đưa ra chính là thách thức về môi trường trong thương mại quốc tế. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa pháp luật thương mại và môi trường đã được sự quan tâm nghiên cứu ở bình diện quốc tế cũng như cấp độ quốc gia. Đã có nhiều công trình nghiên cứu phát triển thương mại bền vững ở các nước, đặc biệt là các quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đã quan tâm đến vấn đề này ở Việt Nam với một số công trình nghiên cứu: - UNCTAD và Tổng cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (1998), “áp dụng hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam”; - SIDA Thụy Điển và Cục Môi trường (1999), “Những vấn đề môi trường liên quan đến mở rộng thương mại quốc tế của Việt Nam”; - UNDP và Cục Xúc tiến thương mại (2001), “Chính sách môi trường trong phát triển thương mại của Việt Nam”. Bên cạnh đó, nhiều học giả nước ngoài cũng quan tâm đến vấn đề phát triển thương mại và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Chẳng hạn nghên cứu của Khor (1993) đã đề cập đến vấn đề tự do hóa thương mại ở Việt Nam và việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học; nghiên cứu của S. Banergee (1998) về mối quan hệ của ngành thương mại Việt Nam trong việc tiếp cận và sử dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc tế… Ở Việt Nam, vấn đề về pháp luật thương mại quốc tế và môi trường nói chung và những vấn đề cụ thể liên quan đến chủ đề này cũng đã được đề cập nhiều từ thập niên 90 trở lại đây. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong luận văn này có một số công trình như: - Vụ chính sách thương mại đa biên – Bộ Thương mại (2002), “Hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở Việt Nam”; 2
- - Dương Thanh An (2002), “Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và thương mại trong các liên kết thương mại quốc tế và ảnh hưởng của chúng tới hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam”; - Cục Môi trường (2002), Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”; - Hồ Trung Thanh (2004), “Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam”; - Nguyễn Hữu Khải (2005), “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế”, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội; - TS Trần Thanh Lâm – Viện tài nguyên nước và môi trường Đông Nam Á (2006), “Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế”, Nxb Lao động, Hà Nội. - TS Trần Thanh Lâm – Viện tài nguyên nước và môi trường Đông Nam Á (2008), “Quan hệ quốc tế về môi trường”; - Cử nhân Trần Văn Khương, Thạc sỹ Nguyễn Hồng Quang – Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2008), “Pháp luật về bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều được thực hiện trong giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Cũng có một số nghiên cứu chính sách pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường của Việt Nam trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây chỉ phân tích các vấn đề tổng quát trong mối quan hệ giữa luật quốc tế và môi trường chứ chưa cho thấy tác động, ảnh hưởng của chính sách này đến thương mại hoặc có những đề tài chưa phân tích một cách tổng thể những chính sách, quy định pháp luật về thương mại trên bình diện quốc tế đặt ra cho môi trường toàn cầu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật mội số quốc gia về bảo vệ môi trường, luận văn đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam, đồng thời qua phân tích các tình huống thực tiễn giúp các doanh nghiệp trong nước có cái nhìn sâu sắc hơn về rào cản môi trường khi gia nhập thị trường quốc tế. 3
- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa lý luận chung của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường. - Hệ thống và đánh giá quy định của WTO, quy định của một số điều ước quốc tế tiêu biểu về bảo vệ môi trường có liên quan đến thương mại quốc tế. - Nghiên cứu và phân tích quy định pháp luật của một số nước trong quá trình bảo vệ môi trường khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế. - Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường liên quan đến thương mại khi Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu tác động của một số quy định, tiêu chuẩn môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế đến Việt Nam. Khả năng đáp ứng và nội luật hóa các quy định đó vào thực tiễn pháp luật trong nước. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: các quy định về môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế bao gồm rất nhiều lĩnh vực và là một hệ thống các mối quan hệ nhiều chiều, phức tạp. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi xin được đưa ra một số vấn đề mang tính tiêu biểu, nổi bật như: - Nghiên cứu quy định của WTO liên quan đến bảo vệ môi trường; - Nghiên cứu một số điều ước quốc tế về môi trường mà hiện nay thường áp dụng phổ biến trong thực tiễn và nếu không tuân thủ các quy định này sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế - xã hội, thiệt hại cho môi trường, xa hơn nữa ảnh hưởng đến sự tồn vong của sự sống trên trái đất; 4
- - Nghiên cứu quy định của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển, quốc gia có nền kinh tế đang phát triển làm căn cứ so sánh, rút ra những bài học thực tiễn cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: luận văn vận dụng cách tiếp cận truyền thống để nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp (phương pháp ngoại suy, phương pháp nội suy…) và các phương pháp thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu, phương pháp đánh giá, bình luận. 6. Những đóng góp của luận văn Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung của luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường. Chỉ ra mối tương quan giữa thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường làm cơ sở phương pháp luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ môi trường, chỉ ra những khó khăn, thuận lợi khi Việt Nam tham gia thị trường quốc tế. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái nước ta. Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam trong quá trình áp dụng pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia. Đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật trong nước. 7. Bố cục luận của văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: 5
- Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường. Chương 2: Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước về bảo vệ môi trường có liên quan tới thương mại quốc tế. Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nông Quốc Bình – người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Do tính phức tạp và phạm vi tương đối rộng của để tài nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn để tiếp tục hoàn thiện đề tài trong những lần nghiên cứu sau. 6
- NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Luật thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng của một quốc gia, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì các quan hệ hợp tác với nước ngoài có thể tác động rất lớn tới việc phát triển kinh tế. Trên thực tế thương mại quốc tế có đối tượng và chủ thể rất đa dạng và phong phú bởi vậy trong nhiều trường hợp có rất nhiều cách hiểu và sử dụng khái niệm “thương mại quốc tế” chưa thống nhất. Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên”. [45] Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005, “hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. [26] Trong khi đó, tại Khoản 1, 2 Điều 27 và 28 Luật thương mại năm 2005, việc mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là việc “xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, theo đó hàng hóa được đưa ra, đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, thương mại quốc tế được hiểu là các hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan”. [26] Với cách tiếp cận khái niệm thương mại như trên, nên ở Việt Nam hai thuật ngữ là “International trade” (thương mại quốc tế) và “International commerce” (kinh doanh quốc tế), thường được hiểu chung một nghĩa là thương mại quốc tế. Tuy nhiên ở nhiều nước trên thế giới hai thuật ngữ này có nghĩa khác nhau. Nếu 7
- International trade là thuật ngữ chỉ các hoạt động thương mại quốc tế do các quốc gia thực hiện với nhau thì International commerce là thuật ngữ chỉ hoạt động thương mại quốc tế do các thương nhân tiến hành. Từ đó thấy rằng Việt Nam lấy dấu hiệu hành vi thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia (bao gồm hành vi của quốc gia và hành vi của thương nhân) làm tiêu chí xác định quan hệ thương mại quốc tế. Luật thương mại quốc tế: Trong hơn một thế kỷ qua, động lực của toàn cầu hóa chính là sự bùng nổ thương mại hàng hóa và dịch vụ. Trong tương lai, thương mại quốc tế vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy hội nhập toàn cầu, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu nhất cho thương mại quốc tế, cho toàn cầu hóa và hội nhập, đó chính là luật thương mại quốc tế. Ngày nay, pháp luật thương mại quốc tế đã trở thành một hệ thống khá hoàn chỉnh và đồ sộ, tạo lập hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - thương mại quốc tế, là “bà đỡ” cho quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy luật thương mại quốc tế là gì? Cho đến nay có nhiều cách định nghĩa về luật thương mại quốc tế: Theo giáo trình luật thương mại quốc tế năm 2005 - Đại học quốc gia Hà Nội, “Luật thương mại quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, bao gồm quy phạm pháp luật quốc gia, quy phạm điều ước và tập quán quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại – quan hệ thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư, và thương mại liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.” [10] Giáo trình luật thương mại quốc tế năm 2008 của trường Đại học luật Hà Nội lại có cách định nghĩa ngắn gọn hơn: “Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.” [11] Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng có thể thấy rằng, luật thương mại quốc tế hiện đại là một ngành luật đặc thù, bao gồm các quy phạm mang tính chất công pháp quốc tế và các quy phạm mang tính chất tư pháp quốc tế. Các quy 8
- phạm mang tính chất công pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và chủ thể của luật quốc tế phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế. Còn các quy phạm mang tính chất tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế. 1.1.2. Môi trường Điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 có định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”. “Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.” [24] Từ cách định nghĩa trên thì môi trường bao gồm ba nhóm yếu tố sau: - Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: Đất trồng trọt; lãnh thổ; nước; không khí; động, thực vật; các hệ sinh thái; các trường vật lý (nhiệt, điện, từ, phóng xạ). - Các thành tố xã hội – nhân văn gồm: Dân số và động lực dân cư, tiêu dùng, xả thải; nghèo đói; giới; dân tộc, phong tục, tập quán, văn hóa, lối sống, thói quen vệ sinh; luật, chính sách, hương ước, lệ làng...; tổ chức cộng đồng, xã hội... - Các điều kiện tác động (chủ yếu và cơ bản là hoạt động phát triển kinh tế) gồm: Các chương trình và dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh...; Các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, đô thị hóa...; công nghệ, kỹ thuật, quản lý. Ba nhóm yếu tố trên tạo thành ba phân hệ của hệ thống môi trường, đảm bảo cuộc sống và sự phát triển của con người với tư cách là thành viên của một cộng đồng hoặc một xã hội. 9
- Các phân hệ nói trên và mỗi thành tố trong từng phân hệ nếu tách riêng thì thuộc phạm vi nghiên cứu và tác động của các lĩnh vực khoa học khác, không phải của lĩnh vực khoa học môi trường: Ví dụ: đất trồng trọt là đối tượng nghiên cứu của khoa học thổ nhưỡng; dân tộc, văn hóa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn; công nghiệp, bao bì thuộc lĩnh vực kinh tế. Nếu xem xét, nghiên cứu, điều khiển, quản lý riêng rẽ từng thành tố, từng phân hệ, thì vấn đề môi trường bị lu mờ và không được đặt đúng vị trí. Vấn đề môi trường chỉ được phát hiện và quản lý tốt khi xem xét môi trường trong tính toàn vẹn hệ thống của nó. Môi trường có tính hệ thống. Đó là các hệ thống mở, gồm nhiều cấp, trong đó có người và các yếu tố xã hội – nhân văn, thông qua các điều kiện tác động, tác động vào hệ thống tự nhiên. Không thể có vấn đề môi trường nếu thiếu hoạt động của con người. Trong bất cứ vấn đề môi trường nào cũng có đầy đủ các thành tố của ba phân hệ: - Phân hệ sinh thái tự nhiên: tạo ra các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, nơi cư trú và nơi chứa đựng chất thải. - Phân hệ xã hội – nhân văn: tạo ra các chủ thể tác động lên hệ tự nhiên. - Phân hệ các điều kiện: tạo ra các phương thức, các kiểu loại, các mức độ tác. động lên cả hai hệ tự nhiên và hệ xã hội nhân văn. Những tác động lên hệ tự nhiên gây ra do con người và hoạt động phát triển của con người được gọi là tác động môi trường. Những tác động ngược lại của hệ tự nhiên lên xã hội và hoạt động của con người được gọi là sức ép môi trường. Do môi trường có tính hệ thống nên công tác môi trường đòi hỏi những kiến thức đa ngành, liên ngành. Những quyết định về môi trường chỉ dựa trên một lĩnh vực chuyên môn nhất định không hoàn hảo và không hiệu quả mà cần dựa trên sự hợp tác của nhiều ngành. Quản lý môi trường chính là điều phối sự hợp tác đó trên cơ sở thỏa hiệp tự nguyện và bắt buộc của các ngành nhằm thực hiện các quy định luật pháp về bảo vệ môi trường. 1.1.3. Luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường Như đã nói ở Mục 1.1.2, để thực hiện tốt các quy định của luật pháp về bảo vệ môi trường cần phải đặt vấn đề môi trường, quản lý môi trường trong tính hệ thống. 10
- luật thương mại quốc tế là một ngành luật độc lập, cũng có vai trò góp phần vào quá trình bảo vệ môi trường chung. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường, luật thương mại quốc tế điều chỉnh tác động của thương mại quốc tế lên môi trường, tác động của môi trường đối với thương mại quốc tế và đảm bảo tính hài hòa giữa các mối quan hệ này. Hiện chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường, có thể tạm thời đưa ra một định nghĩa như sau: “Luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường là tổng thể các quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường.” Việc áp dụng các biện pháp và công cụ môi trường trong thương mại quốc tế đã góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường giữa các nước, khuyến khích sản xuất và trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng được áp dụng như những biện pháp bảo hộ mậu dịch và trở thành rào cản trong buôn bán quốc tế. Trong điều kiện như vậy, việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường thương mại quốc tế đang là thách thức to lớn đối với các nước, đặc biệt là các nước kém phát triển, nơi đang thiếu nhiều điều kiện để thực hiện và áp dụng các hiệp định, công ước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. 1.2. Mối quan hệ giữa luật thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường là một trong những nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Phần lớn thiệt hại môi trường có nguyên nhân từ sự gia tăng của các hoạt động kinh tế. Thương mại đóng vai trò ngày một lớn trong sự gia tăng các hoạt động kinh tế và vì thế là một trong những tác nhân quan trọng của những biến đổi môi trường. Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện tự do hóa thương mại, khi trao đổi sản phẩm và dịch vụ mang tính phổ biến vượt qua khuôn khổ quốc gia, sản xuất ở quy mô lớn thì tác động qua lại giữa thương mại và môi trường mới rõ nét. Dựa trên cơ sở đó mà luật thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ tác động tương hỗ nhau. Xuất phát từ các chính sách thương mại sẽ tác động đến hoạt động thương mại và từ đó có tác động nhất định đến hoạt động bảo vệ môi trường. Ví dụ, chính 11
- sách cấm buôn bán động thực vật quý hiếm tác động làm cho việc khai thác, buôn bán động thực vật quý hiếm giảm, từ đó tác dụng đến bảo vệ môi trường; chính sách cho phép xuất khẩu than tác động làm cho các hoạt động khai thác than diễn ra nhiều hơn, từ đó gây nguy cơ suy thoái tài nguyên. 1.2.1. Tác động của luật thương mại quốc tế tới bảo vệ môi trường 1.2.1.1. Tác động tích cực Luật thương mại quốc tế tạo thuận lợi cho hàng hóa thân thiện với môi trường tiếp cận thị trường: Quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu đang thúc ép các quốc gia hạn chế và tiến tới loại bỏ các rào cản thương mại để hàng hóa và dịch vụ được di chuyển dễ dàng giữa các quốc gia, tạo nên sự tăng trưởng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, khi các rào cản thương mại bị bãi bỏ thì các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh các vấn đề môi trường toàn cầu đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhu cầu người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng cao thì việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường ở các nước ngày càng trở nên phổ biến và bắt buộc. Trước tình hình đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường (đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường) dễ được chấp nhận hơn so với các sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu nói trên. Thực tế cho thấy công ty áp dụng các biện pháp quản lý môi trường tốt như ISO 14000, HACCP... dễ được khách hàng tiếp nhận hơn, uy tín cao hơn. Luật thương mại quốc tế tạo khả năng cạnh tranh cao cho các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường: Mặc dù việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường trong nhiều trường hợp làm tăng chi phí sản xuất, do vậy trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hãng. Tuy nhiên, những công ty cũng như sản phẩm của họ có chứng nhận môi trường như chứng chỉ ISO 14000, nhãn sinh thái có lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, dễ tiếp cận các thị trường khó tính. Trong tương lai, sẽ đến một thời kỳ mà nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường là thực sự khách quan, việc có chứng chỉ phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000 chẳng hạn sẽ là 12
- một lợi thế đáng kể trong đấu thầu quốc tế và quốc gia, tạo uy tín và vị thế của công ty trên thị trường quốc tế, tăng khả năng thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường sẽ đưa đến cơ hội để cải thiện đáng kể tình trạng quản lý chung của doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh, uy tín, mối thiện cảm của các nhà chức trách và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. Pháp luật thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ mội trường được hưởng các chính sách ưu đãi: Ở phạm vi quốc gia, các doanh nghiệp áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường thường được ưu đãi về lãi suất trong vay vốn ngân hàng, mở rộng hoạt động, được các cổ đông quan tâm. Chính phủ nhiều nước cũng đã có nhiều chính sách và biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp có chiến lược về môi trường rõ rệt. Ở bình diện quốc tế việc thực thi các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường cũng như các tiêu chuẩn môi trường cũng được các tổ chức tài chính quốc tế ưu đãi về tài chính. Những dự án về môi trường thường nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính như IMF, WB. Chẳng hạn như với việc cam kết thực hiện hiệp định Montreal, nhiều quốc gia đang phát triển đã nhận được những ưu đãi về tài chính thông qua các quỹ đa phương được xây dựng để giúp các quốc gia đang phát triển loại bỏ việc sử dụng ODS. Tự do hóa thương mại tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm xanh và sạch. Một khi thu nhập gia tăng, nhu cầu về các loại hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng tăng theo. Do vậy nhà nước có thể nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường. Những công nghệ sản xuất ít gây tổn hại đến môi trường sẽ được phát triển tại những nước có luật bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và thương mại là con đường tốt nhất để truyền bá các công nghệ đó. 1.2.1.2. Tác động tích tiêu cực Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường tạo rào cản trong thương mại quốc tế: Việc sử dụng ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn và quy định môi trường trong thương mại quốc tế nhằm khuyến khích những sản phẩm thân thiện với môi trường có thể tạo nên rào cản thương mại phi thuế quan trong tương lai. Việc bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào phi thuế quan đang được 13
- nhiều quốc gia áp dụng khi các rào cản về thuế quan buộc phải loại bỏ. Xu thế dùng các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường hoặc nhãn môi trường như một trong những rào cản thương mại phi thuế quan là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai khi các khu mậu dịch tự do được thiết lập và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, việc vượt qua rào cản này có thể là một thách thức lớn lao đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều năm tới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi đang còn thiếu nhiều điều kiện để đáp ứng yêu cầu các nhà nhập khẩu. Các quy định thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường có thể là thách thức đối với các nước đang phát triển: Thứ nhất, các công ty của các nước đang phát triển không có hệ thống quản lý tại chỗ, do đó họ có thể gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc áp dụng các hệ thống quản lý phức tạp hơn. Thứ hai, trong khi ở những nước phát triển thông tin về các quy định và luật pháp áp dụng có thể nhận được thông qua các kênh thông tin được sử dụng tốt, thì các công ty ở những nước đang phát triển có thể phải đối mặt với các chi phí cao hơn trong việc thu thập thông tin đầy đủ về toàn bộ các quy định và pháp luật phải áp dụng. Thứ ba, trong khi ở các nước phát triển việc phân tích và đánh giá môi trường được yêu cầu thường xuyên thì các công ty ở những nước đang phát triển có thể phải chịu chi phí đáng kể trong đánh giá tác động môi trường. Các quy định, tiêu chuẩn về môi trường trong thương mại quốc tế tạo thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình sản xuất các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường. Những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong việc xây dựng và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường: Trước hết là thiếu các nguồn tài chính cần thiết, thiếu cán bộ có trình độ, khó tiếp cận các nguồn thông tin, khó có khả năng chịu được các chi phí có liên quan đến việc xây dựng và chứng nhận. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 114 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn