intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận những nội dung cơ bản của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng và thực trạng đấu tranh chống các tội phạm này theo quy định của Luật hình sự Việt Nam trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN DUY THUẤN C¸C TéI X¢M PH¹M HO¹T §éNG T¦ PH¸P Mµ CHñ THÓ Lµ NH÷NG NG¦êi TRONG C¸C C¥ QUAN TIÕN HµNH Tè TôNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN DUY THUẤN C¸C TéI X¢M PH¹M HO¹T §éNG T¦ PH¸P Mµ CHñ THÓ Lµ NH÷NG NG¦êi TRONG C¸C C¥ QUAN TIÕN HµNH Tè TôNG Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ NGỌC QUANG HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xá và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Duy Thuấn
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP MÀ CHỦ THỂ LÀ NGƢỜI TRONG CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG...................... 6 1.1. Những khái niệm có liên quan.......................................................... 6 1.1.1. Khái niệm cơ quan tư pháp ................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm hoạt động tư pháp ............................................................ 10 1.1.3. Khái niệm người trong các cơ quan tiến hành tố tụng ...................... 12 1.1.4. Khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người tiến hành tố tụng ...................................................................... 16 1.2. Quá trình phát triển của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà chủ thể là ngƣời trong các cơ quan tiến hành tố tụng ..................................................................... 18 1.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975................................................................... 18 1.2.2. Giai đoạn 1976 đến 1999................................................................... 22 1.3. Quy định của bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà chủ thể là ngƣời trong các cơ quan tiến hành tố tụng ............................................................................... 25 1.3.1. Xác định tội danh của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng ....................... 25
  5. 1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng ................................................................................................ 29 1.3.3. Chế tài hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng ................. 54 Chƣơng 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP MÀ CHỦ THỂ LÀ NGƢỜI TRONG CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG ............................................................................ 56 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà chủ thể là ngƣời trong các cơ quan tiến hành tố tụng ...................................................................................... 56 2.1.1. Kết quả và những tồn tại trong điều tra, truy tố và xét xử đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng .................................................. 56 2.1.2. Những nguyên nhân gây nên những tồn tại trong việc áp dụng pháp luật đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng ................................. 67 Chƣơng 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP MÀ CHỦ THỂ LÀ NGƢỜI TRONG CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG ....... 74 3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc trong đấu tranh với các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà chủ thể là ngƣời trong các cơ quan tiến hành tố tụng .............................................. 74 3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà chủ thể là ngƣời trong các cơ quan tiến hành tố tụng .......... 80 3.4. Các đề xuất, kiến nghị khác ............................................................ 92 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
  7. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Số vụ án hình sự và số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng từ năm 2000 đến năm 2013 60
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách tư pháp là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết và mang tính quy luật để có thể thích ứng với những đổi mới về văn hóa, kinh tế, xã hội và hệ thống chính trị. Vấn đề này đã chính thức được đặt ra tại nhiều Đại hội của Đảng, đồng thời đã được đánh dấu và ghi nhận trong các Nghị quyết 8 Trung ương khóa VII, Nghị quyết 3 và 7 Trung ương khóa VIII và đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Do tố tụng hình sự được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng là hoạt động quyền lực Nhà nước do những người đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện như: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án. Những năm qua, trong tiến trình tổng thể cải cách đất nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng thì hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhất là trong công tác phát hiện, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong khi thực hiện nhiệm vụ tư pháp đã xuất hiện không ít hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp của người tiến hành tố tụng trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của hoạt động tư pháp, mà còn gây 1
  9. mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan tư pháp, vào công lý, lẽ phải. Vì vậy, việc nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung và với đối tượng phạm tội là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như vậy, học viên chọn đề tài: "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, việc nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã thu hút được sự quan tâm của dư luận và nhiều nhà nghiên cứu đã được công bố như: Trần Minh Hưởng, Đặng Thu Hiền: "Tìm hiểu các tội xâm phạm hoạt động tiến hành tố tụng", Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, năm 2002 ; Nguyễn Ngọc Điệp, Hồ Thị Nệ: "Tìm hiểu các tội hoạt động tiến hành tố tụng: Trong Bộ luật hình sự 1999", Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2001; Nguyễn Tất Viễn, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Luật học: "Các tội xâm phạm hoạt động tiến hành tố tụng trong luật hình sự Việt Nam", năm 1996; Nguyễn Huy Hoàn, Luận án tiến sĩ Luật học: "Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tiến hành tố tụng ở Việt Nam hiện nay", năm 2005; Đề tài nghiên cứu khoa học: "Thực trạng các tội xâm phạm hoạt động tiến hành tố tụng và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm này", Chủ nhiệm đề tài Bùi Đức Long, Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng kiểm sát, 1998… . Ngoài ra, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp còn được đề cập ở các mức độ khác nhau trong các tạp chí, sách báo khác như: Giáo trình Luật hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, sách chuyên khảo. Các tác giả chủ yếu đề cập tới trách nhiệm hình sự, tìm hiểu và bình luận về các tội xâm phạm hoạt động tiến hành tố tụng trong luật hình sự Việt Nam, đảm bảo 2
  10. quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hoặc nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp với tư cách là đối tượng của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận những nội dung cơ bản của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng và thực trạng đấu tranh chống các tội phạm này theo quy định của Luật hình sự Việt Nam trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Về mặt lý luận: trên cơ sở nghiên cứu quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam và các quy định về người tiến hành tố tụng và các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự một số nước trên thế giới, phân tích khái niệm, các yếu tố, dấu hiệu cấu thành tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng theo luật tố tụng hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn: nghiên cứu, phân tích và đánh giá những vụ việc của các cơ quan, người tiến hành tố tụng đã có những sai phạm trong quá trình thực thi pháp luật. Đồng thời phân tích những hạn chế, tồn tại và vướng mắc 3
  11. xung quanh việc áp dụng trên thực tiễn các quy định về loại tội phạm này nhằm đề ra phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và các biện pháp chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng thình sự Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp, cũng như những thành tựu của khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, xã hội học pháp luật v.v... Trong các công trình của các nhà khoa học, luật gia ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu thực tiến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong các báo cáo của Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân và một số vụ án hình sự trong thực tiễn trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử và thông tin trên mạng Internet để phân tích và đánh giá, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự. 5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận văn Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, ở cấp độ một luận văn thạc sĩ ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. 4
  12. Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những yếu tố cấu thành tội phạm của từng tội danh cụ thể trong chương Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật này và nêu ra các đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa tham khảo cho cán bộ và học viên trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập về vấn đề này. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng Chương 3. Những đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là người trong các cơ quan tiến hành tố tụng 5
  13. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP MÀ CHỦ THỂ LÀ NGƢỜI TRONG CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG 1.1. Những khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm cơ quan tư pháp Quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp hợp thành quyền lực nhà nước thống nhất của một quốc gia. Cơ quan tư pháp, với những đặc trưng riêng của quyền tư pháp, được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc do Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện nay của nhà nước ta không nêu rõ và đặt tên cơ quan tư pháp là cơ quan nào. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1946 có một chương có tên Cơ quan tư pháp, trong đó, Tòa án được coi là cơ quan tư pháp: Cơ quan tư pháp của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có: Tòa án tối cao; Các tòa án phúc thẩm; Các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp (Điều 63). Hiến pháp 1959 cụm từ cơ quan tư pháp không được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Từ Hiến pháp năm 1992 đến nay, cụm từ quyền tư pháp và cơ quan tư pháp được sử dụng nhiều trong các văn bản chính trị, pháp luật; Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) có một điều khoản đề cập đến quyền tư pháp trong nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) và một điều khoản đề cập đến hoạt động tư pháp khi quy định Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật, không văn bản nào xác định rõ ràng, thống nhất cơ 6
  14. quan thực hiện quyền tư pháp là những cơ quan nào; hoạt động tư pháp gồm những hoạt động gì; Trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Năm 2002) cũng không có điều khoản nào làm rõ khái niệm hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp mà chỉ dùng phương pháp liệt kê một số nhiệm vụ của kiểm sát hoạt động điều tra, hoạt động xét xử, hoạt động thi hành án. Như vậy, các Hiến pháp những năm tiếp theo như Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013 không có tên chương nào đặt cho cơ quan tư pháp mà chỉ quy định chương có tên Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân. Ví dụ, Điều 126 Hiến pháp năm 1992 quy định: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Hiến pháp năm 2013 không có điều luật chung quy định về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, nhưng có các điều luật riêng xác định chức năng của các cơ quan này. Tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Như vậy, tuy không nêu rõ, nhưng Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được gọi là các cơ quan tư pháp. 7
  15. Trong thực tế, tại các văn kiện của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung hay Nghị quyết về công tác tư pháp nói riêng, cụm từ cơ quan tư pháp được sử dụng nhiều, nhưng cũng không có văn bản nào xác định một cách thống nhất, rõ ràng cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào. Ở mỗi thời điểm khác nhau, thuật ngữ cơ quan tư pháp được xác định và thể hiện trong các văn bản cũng khác nhau. Nghị quyết số 08- NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, khi đề cập đến việc nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp đã xác định các cơ quan sau: Cơ quan điều tra; Cơ quan công tố (các viện kiểm sát nhân dân); Cơ quan xét xử (các tòa án); Cơ quan thi hành án (hình sự, dân sự); Cảnh sát tư pháp; Các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp (các tổ chức luật sư, công chứng, giám định tư pháp...). Hoặc trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, khi đề cập đến việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp đã nêu các cơ quan: Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân; Cơ quan điều tra; Cơ quan thi hành án. Ngoài ra, Nghị quyết số 49-NQ/TW còn nhấn mạnh, cần hoàn thiện các chế định về bổ trợ tư pháp (luật sư, giám định, cảnh sát hỗ trợ tư pháp, công chứng). Có thể thấy, thuật ngữ các cơ quan tư pháp ở nước ta hiện nay chưa được hiểu và sử dụng một cách thống nhất trong các văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thuật ngữ này thường được hiểu theo nghĩa rộng là ngoài Tòa án và Viện kiểm sát, còn có các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp (Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng…), thậm chí gồm cả các tổ chức xã hội nghề nghiệp (như Luật sư), tức là những tổ chức nằm ngoài hệ thống quyền lực Nhà nước [14]. Một điểm cần lưu ý khi tìm hiểu thuật ngữ các cơ quan tư pháp được 8
  16. dùng với ý nghĩa, phạm vi như trên, chúng ta cần phân biệt thuật ngữ này với thuật ngữ các cơ quan của “ngành tư pháp” thuộc hệ thống hành pháp (gồm Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp). Mặc dù các cơ quan này đều có cụm từ “Tư pháp” gắn sau tên cơ quan, nhưng thực chất, các cơ quan này không trực tiếp thực hiện các hoạt động tư pháp. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan này là cơ quan quản lý Nhà nước đối với một số tổ chức và hoạt động tư pháp (thi hành án dân sự, luật sư, công chứng, giám định tư pháp...). Ngoài ra, trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp được giao chủ trì xây dựng một số văn bản luật liên quan trực tiếp đến hoạt động tư pháp (như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật thi hành án, Luật luật sư...), là thành viên tham gia và thẩm định tất cả các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Điều này đặt ra cần hiểu đúng thế nào là cơ quan tư pháp. Theo lý luận nhà nước và pháp luật, bộ máy quyền lực nhà nước của các quốc gia trên thế giới nói chung gồm có các cơ quan chủ yếu là: Cơ quan lập pháp (Quốc hội), Cơ quan hành pháp (Chính phủ) và Cơ quan tư pháp (Tòa án). Các cơ quan này độc lập với nhau để kiềm chế sự lạm quyền của mỗi cơ quan. Tuy nhiên, do đặc điểm của nước ta, ngoài những điểm chung như các quốc gia khác trên thế giới còn có những đặc điểm riêng. Các cơ quan quyền lực của nhà nước ta có Cơ quan lập pháp là Quốc hội, Cơ quan hành pháp là Chính phủ, bộ máy chính quyền địa phương và Cơ quan tư pháp thì ngoài Tòa án còn có Viện Kiểm sát. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta là các cơ quan này như Điều 2 Hiến pháp 2013 khẳng định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cho nên việc phân chia quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước mang tính chất tương đối. Tất cả các hoạt động của các cơ quan này đặt dưới sự lãnh đạo của 9
  17. Đảng Cộng sản Việt Nam như Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Như vậy, có thể hiểu các cơ quan tư pháp tại Việt Nam là Cơ quan Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân những cơ quan thực hiện chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật có liên quan. 1.1.2. Khái niệm hoạt động tư pháp Trên thế giới, nói đến hoạt động tư pháp là nói đến hoạt động xét xử của toà án cũng như nói đến cơ quan tư pháp là nói đến cơ quan toà án; nói đến tư pháp là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập rất cao trong mối quan hệ với lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là lĩnh vực tư pháp độc lập một cách tuyệt đối với các lĩnh vực lập pháp và hành pháp. Xét về phương diện phân công (hay phân chia) và thực hiện quyền lực ở mỗi quốc gia, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có quan hệ và ảnh hưởng qua lại với nhau trong hoạt động. Mức độ của sự ảnh hưởng này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản chất nhà nước; các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước; các yếu tố văn hoá pháp lý và dân chủ; điều kiện thực tế của mỗi nước. Ở nước ta, nếu chỉ có hoạt động của các cơ quan tòa án, viện kiểm sát thì chưa thể thực hiện được chức năng tư pháp, mặc dù hoạt động xét xử của tòa án được coi là trung tâm trong hoạt động tư pháp. Khi giải quyết vụ án hình sự, để tòa án có thể tổ chức các phiên tòa xét xử, viện kiểm sát thực hiện được chức năng công tố, buộc tội người phạm tội trước phiên tòa phải có các hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra mà đa số các cơ quan này không nằm trong cơ quan tòa án, viện kiểm sát (trừ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Các cơ quan điều tra nói chung (các Cơ quan điều tra các cấp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) đều nằm trong bộ máy hành pháp 10
  18. (Chính phủ). Ngoài ra, để thực hiện được nhiệm vụ điều tra của các cơ quan này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhiều cơ quan khác như cơ quan giám định, cơ quan hỗ trợ tư pháp, cơ quan công chứng, cơ quan định giá tài sản trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự v.v.... Do vậy, hoạt động tư pháp không chỉ của các cơ quan tư pháp, mà còn có các cơ quan khác nằm trong bộ máy Chính phủ hoặc những tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Trong quá trình phát triển của đất nước, khái niệm “hoạt động tư pháp” luôn có những thay đổi theo các giai đoạn lịch sử, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu theo tinh thần của Hiến pháp năm 1946, với quy định về cơ quan tư pháp là toà án thì, hoạt động tư pháp thuần tuý được hiểu chỉ là hoạt động xét xử của toà án. Từ Hiến pháp năm 1992 trở đi, khái niệm “hoạt động tư pháp” từng bước được mở rộng và đến nay đã gồm nhiều hoạt động khác nhau, như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Cho nên, các hoạt động tư pháp hiện nay được thực hiện bởi nhiều chủ thể, như: Toà án; Viện kiểm sát; Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án như cơ quan Công an, các cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc.... Ngoài ra còn có những cơ quan khác cũng được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm Lâm, lực lượng Cảnh sát Biển... thực hiện các hoạt động tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ các quyền tự do, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân... Cho nên, khái niệm hoạt động tư pháp thường được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là hoạt động của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và 11
  19. thi hành đối với các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và giải quyết các quan hệ pháp luật khác được phát sinh theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền của Nhà nước, của các tổ chức, của công dân. Các hoạt động này do người đại diện của các cơ quan tư pháp nhân danh Nhà nước trực tiếp thực hiện tùy theo chức danh được bổ nhiệm. Hoạt động tư pháp bao gồm những hoạt động trực tiếp liên quan đến trình tự thủ tục tố tụng theo luật định mới được xác định là hoạt động tư pháp. Ví dụ như hoạt động điều tra; hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; hoạt động xét xử, hoạt động thi hành án và các hoạt động của các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền trong việc tiến hành một số hoạt động tư pháp theo thủ tục tố tụng, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động trọng tâm (theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020"). Như vậy, hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, bao gồm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án hình sự, dân sự, hành chính do người của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân. 1.1.3. Khái niệm người trong các cơ quan tiến hành tố tụng Tên gọi người tiến hành tố tụng để chỉ những người làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở nước ta được quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng (Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính). Tùy thuộc vào mỗi hình thức tố tụng mà các cơ quan tiến hành tố tụng được quy định không giống nhau. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Toà án 12
  20. các cấp. Ví dụ, hệ thống các cơ quan điều tra bao gồm: cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các cơ quan điều tra là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng, tiến hành điều tra các vụ án hình sự làm cơ sở cho hoạt động truy tố, xét xử đối với người phạm tội trước Toà án. Trong Công an nhân dân có các cơ quan điều tra sau đây: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện); Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh). Trong Quân đội nhân dân có cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; cơ quan điều tra hình sự khu vực; Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp [39]. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Viện kiểm sát quân sự. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước hợp thành quan trọng của hệ thống tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nhằm góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2