Luận văn Thạc sĩ Luật học: Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
lượt xem 5
download
Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục làm rõ về mặt lý luận các căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000 cũng như tìm hiểu những quy định này theo tiến trình phát triển của lịch sử, đưa ra được bức tranh toàn cảnh về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ Việt Nam; phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn và nhu cầu hoàn thiện pháp luật cũng như hoạt động xét xử của Toà án; góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm xét xử các vụ án ly hôn của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THỊ MAI HOA CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI - 2007
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ................................................. 5 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................ 6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................... 7 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài ...................... 8 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................... 9 5. Cơ cấu của luận văn ................................................................ 9 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƢỜNG HỢP LY HÔN ........................ 10 1.1. Khái niệm căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn ................ 10 1.1.1. Khái niệm ly hôn .............................................................. 10 1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn ................................................... 14 1.1.3. Khái niệm các trường hợp ly hôn ..................................... 16 1.2. Căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn qua các giai đoạn phát triển ......................................................................................... 18 1.2.1. Thời kỳ Nhà nước phong kiến............................................ 18 1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc ........................................................... 23 1.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám đến nay ...................... 26 1.2.3.1. Giai đoạn 1945 - 1975 .......................................... 25 1.2.3.2. Giai đoạn 1975 đến nay ........................................ 32 1.3. Khái quát một số nét về căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn theo pháp luật một số nƣớc trên thế giới ................................ 36 1.3.1. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật Thái Lan ..................................................................................... 37 1.3.2. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật của Pháp .................................................................................... 39 1.3.3. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật Nhật Bản ..................................................................................... 41 1.3.4. Vấn đề ly thân theo quy định pháp luật một số nước trên thế giới ....................................................................................... 42 1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn ............................................................... 43 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƢỜNG HỢP LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TRẠNG LY HÔN ........................................................................... 46 3
- 2.1. Căn cứ ly hôn ............................................................................ 46 2.2. Các trƣờng hợp ly hôn ............................................................. 59 2.2.1. Thuận tình ly hôn ............................................................. 59 2.2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên ...................................... 63 2.3. Tình hình ly hôn và nguyên nhân ly hôn ở nƣớc ta hiện nay .. 65 2.3.1. Tình hình ly hôn ............................................................... 65 2.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn ................................. 67 CHƢƠNG 3. NHỮNG VƢỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƢỜNG HỢP LY HÔN ........................ 74 3.1. Những vƣớng mắc khi áp dụng căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn trong công tác xét xử của Toà án ................................ 74 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật .......................... 82 3.2.1. Cần quy định chế định ly thân ........................................... 82 3.2.2. Cần quy định trình tự và thủ tục cho công tác hoà giải .... 83 3.2.3. Cần thành lập Toà chuyên trách về HN & GĐ ................. 85 3.2.4. Cần nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án đối với các vụ án ly hôn ............................................................................................ 86 3.2.5. Cần quy định người có lỗi gây nên sự đổ vỡ của quan hệ hôn nhân phải gánh chịu trách nhiệm ........................... 87 3.2.6. Cần có những quy định pháp luật cụ thể và chặt chẽ hơn để giải quyết hậu quả của ly hôn ...................................................... 88 KẾT LUẬN ....................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 92 4
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. BLDS: Bộ luật dân sự 2. CHLB: Cộng hoà liên bang 3. DLBK: Dân luật Bắc kỳ 4. DLGY: Dân luật giản yếu 5. HĐTP: Hội đồng Thẩm phán 6. HLTK: Hộ luật Trung Kỳ 7. HN & GĐ: Hôn nhân và gia đình 8. TAND: Toà án nhân dân 9. TANDTC: Toà án nhân dân tối cao 10. VKSND: Viện kiểm sát nhân dân 11. VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao 12. XHCN: Xã hội chủ nghĩa 5
- PHẦN MỞ ĐẦU I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách con người mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Thực trạng của quan hệ HN & GĐ không chỉ phát triển theo chiều hướng thuận theo ý tưởng và mong muốn của chúng ta, sự tan vỡ của những gia đình cũng là hiện tượng thực tế của xã hội đặt ra một chiều hướng ngược lại mà mọi ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành khoa học luật phải nghiên cứu. Việc chia tay của nhiều cặp vợ chồng bằng ly hôn với những nguyên nhân nào đó có ảnh hưởng lớn tới mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con người, đặc biệt là ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con trẻ và trong nhiều trường hợp không đủ điều kiện để đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho chúng. Việc thiết lập gia đình bắt đầu bằng hôn nhân và hôn nhân đã trở thành hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan. Nếu kết hôn là hiện tượng xã hội bình thường thì ly hôn là mặt trái của quan hệ hôn nhân, nhưng lại không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Ly hôn được coi là biện pháp giải phóng cá nhân khỏi quan hệ vợ chồng để họ thoát khỏi những xung đột khi hôn nhân đã thực sự tan vỡ, đây cũng là biện pháp nhằm loại bỏ các quan hệ hôn nhân không còn sức sống, không còn lành mạnh để góp phần củng cố các quan hệ gia đình trên cơ sở vững chắc hơn. Hậu quả của ly hôn không chỉ là việc chấm dứt các quan hệ nhân thân, tình cảm giữa vợ và chồng mà còn làm phát sinh hàng loạt các vấn đề về tài sản, về con cái, về cấp dưỡng… tất cả những vấn đề đó đều có tác động và phần nào ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội; do đó, nếu không có sự điều chỉnh một cách chính xác, hợp tình, hợp lý của các chế định pháp luật, mà cụ thể là 6
- luật HN & GĐ thì tình trạng ly hôn như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển chung của xã hội. Hơn nữa, ly hôn còn là một vấn đề xã hội và thời đại, việc nghiên cứu nó ở mọi lúc, mọi khía cạnh luôn là cần thiết, nhất là ngày nay, do những điều kiện kinh tế, xã hội, người ta đề cao cá nhân, đề cao cái cá thể thì ly hôn lại càng nổi lên như một vấn đề đáng được quan tâm. Luật HN & GĐ năm 2000 có hiệu lực từ ngày 1/1/2001, đã quy định: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Toà án quyết định cho ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”( Điều 89). Tuy nhiên, việc áp dụng trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Việc đi sâu nghiên cứu “căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000” sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng các căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn giúp cho các Toà án giải quyết các vụ ly hôn được chính xác, góp phần củng cố gia đình và xã hội. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định việc nghiên cứu đề tài này cũng góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đề tài: “Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000” chưa được đề cập một cách toàn diện và đầy đủ trong một công trình chuyên khảo nào ở nước ta. Cũng có nhiều sách, tạp chí, các bài báo công trình khác nghiên cứu về ly hôn trong đó có đề cập đến căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn nhưng những bài báo, công trình cũng chỉ nghiên cứu hay xem xét ở một khía cạnh nào đó hay một giai đoạn nào đó như: Luận văn thạc sĩ luật học: “Chế định ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hằng, Luận văn thạc sĩ luật học: “Ly hôn có yếu tố nước ngoài 7
- tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Hồng Quang hay Luận văn thạc sĩ luật học: “Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ ly hôn tại Toà án Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuý Hoa hoặc bài viết: “Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Vân đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2005. Và rất nhiều khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về ly hôn, cũng như hậu quả pháp lý của ly hôn trong đó có đề cập đến căn cứ ly hôn, nhưng chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn như ở đề tài này. III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích sau đây: - Làm rõ về mặt lý luận các căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000 cũng như tìm hiểu những quy định này theo tiến trình phát triển của lịch sử, đưa ra được bức tranh toàn cảnh về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ Việt Nam; - Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn và nhu cầu hoàn thiện pháp luật cũng như hoạt động xét xử của Toà án; - Góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm xét xử các vụ án ly hôn của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án. 2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài - Làm rõ một số vấn đề về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn như khái niệm: “căn cứ ly hôn”, căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn qua các giai đoạn lịch sử, so sánh với căn cứ ly hôn của một số nước trên thế giới; - Nghiên cứu những quy định của Luật HN & GĐ năm 2000 về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn 8
- - Nghiên cứu thực tiễn giải quyết ly hôn của TAND từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn. 2.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Xác định và phân tích căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật Việt Nam kể từ khi có pháp luật thành văn, có so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới; - Đánh giá và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án ly hôn của TAND. IV. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài: “Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000” được nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, có sự phân tích tổng hợp, so sánh và phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn. Lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận. V. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn này có Phần mở đầu, 3 chương, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo 9
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƢỜNG HỢP LY HÔN 1.1. Khái niệm căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn 1.1.1. Khái niệm ly hôn Hôn nhân là sự liên kết giữa vợ và chồng. Sự liên kết đó không chỉ riêng hai vợ chồng mà Nhà nước và xã hội đều mong muốn nó bền chặt. Nhưng nếu sau khi kết hôn giữa vợ chồng có mâu thuẫn trầm trọng, tình cảm yêu thương đã hết, mục đích hôn nhân nhằm tạo lập cho xã hội những gia đình - tế bào của xã hội tốt đẹp đã không thể đạt được thì khi đó việc chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn là giải pháp cuối cùng và tất yếu, là điều có thể công nhận theo trình tự do pháp luật quy định. Sự liên kết giữa hai vợ chồng ở mỗi chế độ hôn nhân khác nhau là khác nhau và điều này cũng tác động đến ly hôn. Ly hôn bị tác động bởi kinh tế - xã hội, văn hoá, đạo đức, tôn giáo đặc biệt là pháp luật bởi pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp thống trị nói khác đi là của Nhà nước... Tuy nhiên ly hôn là một vấn đề mang tính xã hội nên khi điều chỉnh chúng ngoài những yếu tố kể trên, pháp luật muốn điều chỉnh được còn phải xem xét những yếu tố thuộc về tâm sinh lý con người. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, đạo đức, tôn giáo ảnh hưởng đến pháp luật và cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người. Như vậy, có thể nói khi quy định ly hôn và những căn cứ cho ly hôn mà nhà làm luật lựa chọn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, đạo đức và chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm sinh lý con người. Dưới chế độ phong kiến, pháp luật và tục lệ có nhiều quy phạm mang tính luân lý, Nho giáo đặc biệt là quy phạm về HN & GĐ. Theo đó, người phụ nữ phải sống theo thuyết tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Cuộc đời người phụ nữ gắn với công việc gia đình, với chồng con trên cơ sở địa vị thấp hèn và nhẫn nhục, bị chi phối bởi nguyên tắc “phu 10
- xướng, phụ tuỳ”, người chồng là chúa tể trong gia đình, người vợ chỉ là công cụ biết nói thuộc sở hữu của người chồng. Do lễ giáo phong kiến không có sự bình đẳng giữa nam và nữ nên nhiều phụ nữ mặc dù không còn tình cảm với chồng và cuộc sống chung chỉ mang lại đau khổ cho họ mà họ vẫn không được phép ly hôn. Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa và thời kỳ đầu sau Cách mạng tư sản, do tác động của tư tưởng Cách mạng tư sản là tự do và bình đẳng nên pháp luật nói chung và các quy định pháp luật trong lĩnh vực ly hôn nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các nhà luật gia tư sản cho rằng tự do ly hôn phải được thừa nhận như một quyền pháp định. Trong thời kỳ này những quan hệ về HN & GĐ cũng có sự phát triển đáng kể với những quy định như tự do yêu đương, hôn nhân một vợ một chồng, tự do ly hôn… Tuy nhiên, nhìn vào bản chất vấn đề, những quy định trên vẫn không thoát khỏi hệ tư tưởng của giai cấp tư sản do bị ràng buộc bởi những quy định ngăn cấm của nhà làm luật. Vì vậy, những quy định này dù rất tiến bộ nhưng rất khó thực hiện trên thực tế và chỉ mang tính hình thức. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua quy định về căn cứ ly hôn: việc ly hôn thường căn cứ vào lỗi của một bên đương sự. Lỗi là yếu tố quyết định cuộc hôn nhân đó có thể tồn tại được hay không và ai là người có quyền xin ly hôn. Như vậy, không cần quan tâm tới tình trạng cuộc hôn nhân, cuộc sống của một gia đình trong một thời gian dài đã diễn ra như thế nào, chỉ cần một bên có lỗi, cuộc hôn nhân đó có căn cứ chấm dứt. Như vậy, ly hôn đã không phản ánh đúng bản chất của nó. Nhưng xã hội tư sản luôn phát triển và pháp luật tư sản cũng có những thay đổi để thích ứng với sự phát triển đó. Trong những thập kỷ gần đây, pháp luật tư sản đã tập trung điều chỉnh hài hoà lợi ích của cá nhân và gia đình, điều này thể hiện ở việc quy định căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn. Ở một số nước phát triển hiện nay người ta quy định ly hôn dựa vào ý chí của các bên trong quan hệ chứ không hẳn phải do lỗi của một trong hai người cũng như không quan 11
- tâm đến thực trạng của cuộc hôn nhân đó như thế nào, có còn hay đã chết. Điều này cũng dễ lý giải khi mà đời sống kinh tế xã hội phát triển đến một mức độ nhất định dẫn đến sự thay đổi và nảy sinh những quan niệm mới về HN & GĐ. Ngày nay người ta đề cao cái tôi cá nhân, thì những gì thuộc về cá nhân phải được ưu tiên hàng đầu. Người ta chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không để ý đến dư luận xã hội. Ly hôn cũng vậy, người ta có thể kết hôn khi nào cảm thấy cần thiết và ly hôn khi muốn. Sự điều chỉnh pháp luật ở đây chỉ là thủ tục và những ràng buộc pháp lý khác liên quan đến hậu quả của ly hôn. Ngày nay, ở các nước phương Tây tỷ lệ ly hôn rất cao và càng ngày càng tăng nhanh. Hầu như trung bình cứ hai đôi kết hôn thì một đôi đưa nhau ra toà ly hôn… Nếu như ly hôn dựa vào lỗi là giai đoạn đầu, ly hôn dựa vào thực trạng của cuộc hôn nhân là bước tiếp theo thì ly hôn dựa vào ý chí tự nguyện của các bên trong quan hệ vợ chồng được coi là bước phát triển cao nhất, dường như đó là một xu hướng phát triển tất yếu khi giá trị của gia đình không còn quan trọng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện đại với sự ra đời và hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn hoá cao và sự đóng góp của nhiều thiết chế xã hội hỗ trợ gia đình như giáo dục, y tế, dịch vụ nội trợ, dịch vụ giải trí… đã thay thế dần những chức năng mà trước đây chỉ gia đình mới đảm nhiệm được và pháp luật phải điều chỉnh phù hợp với xu hướng đó. Điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần khái quát một số nét về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn của pháp luật một số nước trên thế giới trình bày ở phần sau. Trong chế độ xã hội, khi pháp luật là ý chí của số đông trong xã hội, quy định về ly hôn đã phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Nếu như hôn nhân là sự kết tinh của tình yêu và sự đồng thuận của hai bên nam nữ thì ly hôn là một lối thoát khi cuộc hôn nhân mà họ đã chọn là thực sự sai lầm. Cũng do tác động của những yếu tố kể trên, quan niệm về ly hôn trong xã hội XHCN dựa vào thực trạng của hôn nhân. Đó là tính không thể tồn tại, tự hôn nhân đã đổ 12
- vỡ rồi, pháp luật không hàn gắn lại mà chỉ công nhận sự đổ vỡ đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, hôn nhân trong đó có ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Thông thường thì hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng, bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính của hai bên nam và nữ nhằm gắn bó và thoả mãn những tình cảm trong đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Tuy nhiên, tính chất suốt đời của hôn nhân vẫn có những trường hợp ngoại lệ, tức là sau khi kết hôn, trong thời gian chung sống giữa vợ và chồng phát sinh những mâu thuẫn trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được và cả hai hoặc một trong hai bên vợ chồng không thể tiếp tục sống chung được thì pháp luật quy định cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc ly hôn. Khoa học pháp lý coi ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi hai người còn sống. Còn pháp luật quy định, muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân khi vợ chồng còn sống phải được TAND cho ly hôn bằng bản án hoặc bằng quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn. Theo Điều 8 khoản 8 Luật HN & GĐ năm 2000 thì: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng”. Ly hôn là sự chấm dứt hôn nhân khi cả hai vợ chồng còn sống do ý chí đơn phương của một bên hoặc do sự thoả thuận của hai bên trước pháp luật. Như vậy, chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn là kết quả của ý chí vợ và chồng, ngoài ra không một người nào khác có thể yêu cầu ly hôn được, vì quyền ly hôn là quyền nhân thân đã được quy định trong BLDS (Điều 42 BLDS 2005). Bên cạnh đó, Nhà nước ta kiểm soát việc ly hôn bằng chế định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho mỗi người, cho xã hội và bảo đảm các nguyên tắc của hôn nhân XHCN. Theo quy định hiện hành của Nhà nước ta chỉ có TAND mới có quyền cho ly hôn vì ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó đụng chạm đến tình cảm vợ chồng, đến lợi ích gia đình và xã hội. 13
- Ly hôn là một mặt của hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là quan hệ bất bình thường, là mặt trái của quan hệ hôn nhân nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, trong trường hợp đó thì ly hôn là giải pháp cần thiết cho cả hai vợ chồng. Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm ly hôn như sau: “Ly hôn là việc TAND quyết định hoặc công nhận khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định nhằm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ, chồng”. 1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn Quan điểm của nhà nước ta là cho phép vợ chồng có quyền được tự do ly hôn, nhưng như vậy không có nghĩa là giải quyết ly hôn tuỳ tiện theo nguyện vọng của vợ chồng. Giải quyết ly hôn một mặt phải bảo đảm lợi ích của vợ chồng mặt khác là lợi ích của con cái, của các thành viên khác trong gia đình và lợi ích xã hội, do đó Nhà nước phải kiểm soát việc ly hôn bằng cách xác định những điều kiện cần và đủ để cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Nghiên cứu Luật HN & GĐ và Luật dân sự của một số nước trên thế giới cũng như trong khu vực về vấn đề ly hôn và căn cứ để cho ly hôn, thì thấy mỗi quốc gia có quan điểm về vấn đề ly hôn có khác nhau, do vậy cũng có những quy định khác nhau về căn cứ ly hôn. Pháp luật của nhiều nước quy định giải quyết ly hôn là dựa vào lỗi của vợ chồng. Nhà nước tư sản coi hôn nhân như hợp đồng dân sự nên việc chấm dứt hôn nhân cũng như chất dứt hợp đồng là dựa vào lỗi của các bên… Giải quyết vấn đề ly hôn ở các nước này là dựa vào hình thức của quan hệ hôn nhân, do vậy việc xét xử của Toà án là việc làm hết sức rập khuân, máy móc. Nhà nước XHCN có quan điểm giải quyết ly hôn là dựa vào thực chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan mà hoàn toàn 14
- không do ý chí chủ quan của cán bộ Toà án hay của các đương sự và do đó, giải quyết không dựa vào lỗi của vợ chồng. Trên quan điểm giải quyết “ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã “chết”, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối. Đương nhiên, không phải sự tuỳ tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tuỳ tiện của những cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được là cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đều biết, việc xác nhận sự kiện chết tuỳ thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của các bên hữu quan… Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thực chất, hôn nhân tự nó đã bị phá vỡ rồi. Việc Toà án cho phép xoá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi biên bản sự tan rã bên trong của nó” [17, tr. 234, 235] Từ quan điểm trên cho thấy, Nhà nước XHCN Việt Nam quy định căn cứ ly hôn mang tính khoa học, phản ánh thực chất mối quan hệ vợ chồng đã bị phá vỡ và việc Toà án giải quyết cho họ được ly hôn chính là công nhận một thực tế đã và đang tồn tại trong mối quan hệ vợ chồng là không thể cải thiện được. Với những căn cứ ly hôn như vậy sẽ đảm bảo khi Toà án cho phép vợ chồng ly hôn là hoàn toàn phù hợp với thực tế mâu thuẫn thực trong đời sống vợ chồng. Cho phép vợ chồng ly hôn trong những trường hợp này là giải phóng cho cả vợ và chồng và cho cả xã hội. Có căn cứ đúng cũng chứng tỏ rằng giải quyết ly hôn đúng với thực chất mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, đấy chính là việc bảo vệ quyền lợi cho họ. Luật HN & GĐ năm 2000 quy định căn cứ ly hôn như sau: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án quyết định cho ly hôn”( Điều 89) 15
- Như vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong Luật HN & GĐ năm 2000 mang tính kế thừa và phát triển của Luật HN & GĐ năm 1986. Xét về tổng thể, các căn cứ cho ly hôn do các Luật HN & GĐ của nước ta quy định qua các thời kì khác nhau vẫn bảo đảm bản chất thống nhất là tình trạng trầm trọng của mâu thuẫn vợ chồng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Với các phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật nước ta, có thể hiểu: “Căn cứ ly hôn là những yếu tố để xác định đúng tình trạng tan vỡ thực sự về tình cảm, đời sống vợ chồng, mục đích của hôn nhân từ đó Toà án cho phép vợ chồng ly hôn”. 1.1.3. Khái niệm các trường hợp ly hôn Pháp luật cho phép và dự liệu các trường hợp mà vợ chồng có thể lựa chọn để yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết cuộc hôn nhân của mình bằng giải pháp cuối cùng là ly hôn. Các trường hợp ly hôn khác với các căn cứ ly hôn. Căn cứ ly hôn là những điều kiện mà pháp luật quy định để xác định tình trạng của cuộc hôn nhân còn tồn tại hay không tồn tại và dựa vào các điều kiện đó để Toà án cho phép vợ chồng ly hôn hay hoà giải mong họ đoàn tụ. Còn các trường hợp ly hôn là cách thức mà các bên có thể lựa chọn theo quy định của pháp luật để yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình. Do trình độ và kỹ thuật lập pháp, pháp luật thời kỳ nhà nước phong kiến coi các căn cứ ly hôn cũng là những trường hợp ly hôn. Những trường hợp ly hôn ở đây là những sự việc, duyên cớ cụ thể mà dựa vào đó đương sự có thể yêu cầu ly hôn. Có những duyên cớ mà đương sự phải bắt buộc ly dị (ly hôn bắt buộc), có những duyên cớ mà hai vợ chồng có thể thuận tình ly hôn và có những duyên cớ mà việc ly hôn chỉ áp dụng đối với người chồng mà không có quyền yêu cầu của người vợ (rẫy vợ). Những trường hợp ly hôn ở đây mang tính áp đặt chứ không phải là cách thức lựa chọn của đương sự, vì nó xuất phát từ tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng. Suy 16
- cho cùng phân biệt các trường hợp ly hôn ở đây cũng là để minh chứng rõ hơn ý đồ của nhà làm luật khi bảo vệ lễ giáo phong kiến. Pháp luật một số nước trên thế giới cũng quy định lồng ghép các trường hợp ly hôn trong các căn cứ ly hôn. Với căn cứ ly hôn nào thì được phép thuận tình ly hôn, với căn cứ ly hôn nào thì một trong hai bên có thể kiện đòi ly hôn, bởi pháp luật nhiều nước quy định ly hôn có thể dựa vào lỗi của các bên, nếu một bên có lỗi thì bên kia có thể viện dẫn để kiện đòi ly hôn. Pháp luật HN & GĐ nước ta theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quy định tự do ly hôn, nhưng chỉ cho ly hôn khi cuộc hôn nhân đó đã “chết” và phải loại bỏ. Để Toà án giải quyết các vụ ly hôn thì phải có yêu cầu của các bên và cách thức mà các bên yêu cầu Toà án chính là các trường hợp ly hôn. Luật HN & GĐ năm 2000 quy định có hai trường hợp ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Ở đây không có sự áp đặt của nhà làm luật mà là do cách thức lựa chọn của đương sự được pháp luật cho phép. Và dù thuận tình ly hôn hay ly hôn do yêu cầu của một bên thì khi xem xét Toà án vẫn phải xuất phát từ các căn cứ ly hôn theo luật định để có cơ sở đánh giá về cuộc hôn nhân đó có còn tồn tại hay không tồn tại. Thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng cùng yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc vợ hoặc chồng yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn Tuy pháp luật quy định các trường hợp ly hôn nhưng thuận tình ly hôn hay ly hôn theo yêu cầu của một bên thì vẫn đều phải do yêu cầu của một trong hai bên vợ chồng hoặc của cả hai vợ chồng chứ không thể là yêu cầu của một bên thứ ba nào khác, xuất phát từ quyền ly hôn là một quyền nhân thân gắn với bản thân vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác được. 17
- Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Các trường hợp ly hôn là cách thức mà vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng lựa chọn được pháp luật cho phép để yêu cầu giải quyết việc ly hôn”. 1.2. Căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn qua các giai đoạn phát triển 1.2.1. Thời kỳ nhà nước phong kiến Từ thế kỷ XV, dưới ảnh hưởng của Nho giáo thì đạo tề gia là cơ sở của đạo trị quốc. Các mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh em là ba trong số các mối quan hệ cơ bản của xã hội. Với sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức và sau này là Luật Gia Long, pháp luật HN & GĐ đã bắt đầu đề cập về ly hôn một cách khá rõ nét. Người Việt Nam, về đạo lý luôn luôn mong muốn cuộc hôn nhân lâu dài, bền vững. Tuy nhiên, pháp luật phong kiến cũng thừa nhận việc chấm dứt hôn nhân do những nguyên nhân khác nhau. Trong cổ luật Việt nam, các căn cứ ly hôn thường được biết tới dưới tên gọi “duyên cớ ly hôn” hay “các trường hợp ly hôn”. Các duyên cớ ly hôn thời kỳ này thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Nho giáo, nghĩa là chúng được qui định dựa trên sự bất bình đẳng giữa vợ chồng và nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi gia đình, gia tộc hơn là quyền lợi cá nhân nên chúng được chia làm ba loại: rẫy vợ, ly hôn bắt buộc và ly hôn thuận tình. * Rẫy vợ: Rẫy vợ là việc người chồng được đơn phương bỏ vợ ngoài tầm kiểm soát của tất cả các thiết chế xã hội. Điều 310 Bộ luật Hồng Đức qui định, nếu người vợ phạm phải một trong các điều “thất xuất” thì chồng phải bỏ vợ, không bỏ sẽ bị tội biếm. Tuy Bộ luật Hồng Đức không thống kê rõ các trường hợp nào được coi là “thất xuất”, nhưng Hồng Đức thiện chính thư (Đoạn 161) và Bộ luật Gia Long (Điều 108) đã nêu rõ, đó là bảy trường hợp sau: không có con, dâm đãng, không thờ bố mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông và bị ác tật. 18
- Trong quan niệm của xã hội Việt Nam truyền thống, việc hôn nhân không đơn thuần là việc hai cá nhân tạo lập một gia đình mà hơn thế, nó là việc của hai bên gia tộc. Đối với cộng đồng gia tộc, mục đích của hôn nhân là để duy trì dòng dõi và thờ phụng tổ tiên. Trong hoàn cảnh ấy, việc không có con được coi là bất hiếu với cha mẹ, gây thiệt hại cho lợi ích gia tộc và vì cớ ấy, người chồng được phép đơn phương rẫy bỏ vợ mình. Cũng trong lợi ích (về mặt tinh thần) của cộng đồng gia tộc mà việc người vợ ghen tuông hay dâm đãng, nếu người chồng không bỏ thì bại hoại gia đạo; người vợ phạm tội trộm cắp mà không bỏ thì vạ lây đến chồng; vì lý do người vợ bị ác tật, khi có việc tế tự sẽ không làm được xôi hay cỗ, ảnh hưởng tới lợi ích gia đình, người chồng cũng phải bỏ. Có thể nói, với bảy lý do mà người chồng được đơn phương rẫy vợ các luật gia phong kiến đã hy sinh lợi ích của các cá nhân để đặt lên trên lợi ích gia đình. Năm trong số bảy duyên cớ rẫy vợ nói trên tuy có phần lỗi của người vợ dù chúng không hẳn nghiêm trọng nhưng vì lợi ích gia đình, người chồng được quyền đơn phương ly hôn không cần biết đến ý kiến người vợ cũng như không cần xét đâu là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm lỗi của người vợ. Hai duyên cớ còn lại, không có con và bị ác tật, dù người phụ nữ không hề có lỗi nhưng nhà lập pháp cũng coi là duyên cớ ly hôn, cũng là vì mục đích để bảo vệ quyền lợi gia đình. Sự hy sinh quyền lợi cá nhân vợ chồng để bảo vệ quyền lợi gia đình còn được các nhà lập pháp hướng Nho đẩy xa đến mức mô phỏng hoàn toàn qui định của pháp luật Trung Hoa, theo đó, nếu người chồng không bỏ vợ trong trường hợp “thất xuất”, chính bản thân người chồng sẽ bị xử tội biếm (Điều 310 Bộ luật Hồng Đức, Đoạn 166 Hồng Đức chính thiện thư). Bên cạnh các trường hợp “thất xuất”, cổ luật Việt Nam còn qui định ba trường hợp mà người chồng không được bỏ vợ, dù rằng người vợ đã phạm phải “thất xuất”, đó là: vợ đã để tang nhà chồng được 3 năm; khi vợ chồng lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu có; khi vợ chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ 19
- hàng, khi bị bỏ, vợ không còn nơi nương tựa (tam bất khứ). Nếu vợ nằm trong trường hợp “thất xuất” nhưng nại được trường hợp “tam bất khứ” mà chồng vẫn bỏ vợ, thì chồng bị phạt nhẹ hai trật và hai vợ chồng phải đoàn tụ lại. Tuy nhiên, “tam bất khứ ” sẽ không có hiệu lực nếu người vợ phạm phải tội thông gian. Như vậy, “rẫy vợ” không phải là căn cứ để người vợ xin ly hôn. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. * Ly hôn bắt buộc: Ngoài các trường hợp “thất xuất”, cổ luật Việt Nam còn qui định khi việc kết hôn vi phạm các điều kiện thiết yếu của hôn nhân thì vợ chồng bị buộc phải ly dị. Luật không qui định bằng cách thống kê đâu là các điều kiện thiết yếu của hôn nhân cũng như quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ chồng, mà luật chỉ can thiệp khi có sự vi phạm các điều kiện hay nghĩa vụ này. Và ly hôn bắt buộc được coi như một “hình phạt ” cho sự vi phạm ấy. Ví dụ, về sự vi phạm nghĩa vụ chung sống giữa hai vợ chồng, Điều 308 Bộ luật Hồng Đức qui định: “Chồng bỏ lửng vợ trong 5 tháng thì mất vợ”. Điều 108 lệ Gia Long cũng qui định: “Nếu người chồng mất tích hoặc bỏ trốn ba năm không về, thì người vợ được trình quan xin phép cải giá và nhà vợ không phải hoàn lại đồ sính lễ ”. Quy định này thể hiện quyền yêu cầu ly hôn của người vợ. Trường hợp này người vợ được trình quan sở tại và xã quan làm chứng và thực hiện quyền li dị của mình. Quyền yêu cầu li dị của vợ còn được ghi nhận ở Điều 333 Bộ luật Hồng Đức: “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị”. Điều này chứng tỏ địa vị của người chồng không làm mất năng lực pháp lý của người vợ. Người vợ được coi là ngang hàng với người chồng. Ly hôn bắt buộc cũng áp dụng khi vợ chồng vi phạm nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau (Điều 308 Bộ luật Hồng Đức), hay trong trường hợp kết hôn giả mạo, lừa dối; mất trật tự thê thiếp; mệnh phụ vi phạm quy định để tang; cưới người cùng họ, cùng tôn ti, trong thân thuộc; kết hôn không môn đăng hộ đối v.v. Đặc biệt, Điều 108 Bộ luật Gia Long qui định khi 20
- vợ chồng phạm phải điều “nghĩa tuyệt” thì buộc phải ly hôn. “Nghĩa tuyệt” có thể do lỗi của vợ (vợ mưu sát chồng), hoặc lỗi của chồng (chồng bán vợ làm nô lệ, cho thuê vợ, hay cầm vợ), nhưng cũng có thể là lỗi của hai vợ chồng (người chồng đem người vợ ngoại tình gả bán cho nhân tình của vợ). Riêng trường hợp nếu vợ phạm phải “nghĩa tuyệt” mà chồng không bỏ, thì chồng cũng bị phạt 80 trượng. Nghĩa là, ở các trường hợp “nghĩa tuyệt”, dù người phụ nữ cũng được quyền ly hôn trong một số tình huống, địa vị pháp lý của họ vẫn không được bình đẳng với chồng. Có thể nói, với các trường hợp ly hôn bắt buộc, cổ luật Việt Nam chưa phân biệt sự khác nhau giữa chế định ly hôn với huỷ hôn nhân trái pháp luật. * Thuận tình ly hôn: Pháp luật thành văn đầu tiên về việc thuận tình ly hôn có từ thời Hồng Đức, theo đó, hai vợ chồng bất hoà thuận nguyện xin ly dị, thì tờ ly hôn phải tay viết tay ký, mà niên hiệu cùng là giáp lai khép lại thành một tờ. Tờ hợp đồng ly hôn ấy phải làm thành hai bản, vợ chồng mỗi người cầm một bản, rồi mỗi người phân chia một nơi. Dưới chữ niên hiệu và ngày, chồng ký họ tên, vợ điểm chỉ; trong họ hoặc muốn mượn người viết thay cũng được. Ngoài ra kể đến sự chia nhau đồng tiền, chiếc đũa, cùng là người ngoài viết hộ ly hôn thư, mà lời lẽ không hợp phép, đều cho tờ ly hôn ấy vô hiệu, lại bắt phải đoàn tụ làm vợ chồng [4]. Điều 284 Luật Gia Long quy định thuận tình ly hôn như sau: “Nếu vợ chồng trẹo ý không vui nhau, cả hai đều muốn ly dị, tình thì không hợp, ân đã lìa thì không thể nào hoà lại được, cho phép họ ly dị, không bị tội”. Có thể nói, khác với luật đương đại Việt Nam chỉ chấp nhận một căn cứ ly hôn duy nhất dựa trên thực chất sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, trong cổ luật Việt Nam, căn cứ ly hôn được qui định không đơn nhất mà đa dạng: hoặc người chồng có thể tự ý ly hôn theo ý chí đơn phương của mình khi vợ phạm phải một trong các điều “thất xuất”, hoặc hai vợ chồng có thể thuận tình ly 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn