Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
lượt xem 6
download
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, BLDS năm 2005 và các văn bản pháp luật hiện hành về chế độ tài sản chung của vợ chồng, luận văn đi sâu nghiên cứu nhằm xác định tài sản chung của vợ chồng và những trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, đồng thời đưa ra một số ví dụ điển hình thực tế áp dụng những quy định này của Tòa án để từ đó thấy được những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành và đề xuất những phương án nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG THỊ NGỌC TUYẾT CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN CỪ HÀ NỘI - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trƣơng Thị Ngọc Tuyết
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..............................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................4 6. Những điểm mới của Luận văn .............................................................5 7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ........................................................5 8. Kết cấu của luận văn ..............................................................................6 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG....7 1.1. Khái niệm, đặc điểm của chế độ tài sản chung của vợ chồng ...............7 1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm chế độ tài sản chung của vợ chồng ........................................9 1.2. Ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng ................... 10 1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế độ tài sản chung của vợ chồng.......... 13 1.4. Sơ lược về chế độ tài sản chung của vợ chồng qua các thời kỳ lịch sử ... 17 1.4.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ............................................ 17 1.4.2. Chế độ tài sản chung của vợ chồng ở nước ta từ sau cách mạng Tháng Tám (1945) đến nay................................................................. 22 Chƣơng 2: NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2000 ................................... 36 2.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng ........................................... 36 2.1.1. Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân .............................................................. 37 2.1.2. Căn cứ vào nguồn gốc của tài sản....................................................... 41 2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung......................... 49
- 2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng ........................................................... 52 2.3.1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân............................................. 52 2.3.2. Chia tài sản chung khi ly hôn ................................................................ 62 2.3.3. Chia tài sản chung khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết .............................................................................. 70 Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG.. 77 3.1. Thực tiễn áp du ̣ng chế đô ̣ tài sản chung của vơ ̣ chồ ng theo quy đinh ̣ của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam........................................... 77 3.1.1. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luật về căn cứ xác định tài sản chun g của vợ chồng .............................................................................................. 78 3.1.2. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luật về định giá tài sản chung của vợ chồng ......... 81 3.1.3. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luật trong việc xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng ....................................................................................... 83 3.1.4. Thực tiễn áp dụng việc chia tài sản chung khi vợ hoặc chồng chết ............ 85 3.1.5. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luâ ̣t trong viê ̣c giải quyế t tranh chấ p nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng .................................................... 87 3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản chung của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2000 ........................................................... 90 3.2.1. Quy đinh ̣ về căn cứ xác đinh ̣ tài sản chung của vơ ̣ chồ ng.................. 90 3.2.2. Về việc định giá tài sản chung của vợ chồng ..................................... 93 3.2.3. Quy đinh ̣ về chia tài sản chung của vơ ̣ chồ ng. ................................... 94 3.2.4. Quy đinḥ về xác đinh ̣ nghiã vu ̣ tài sản của vơ ̣ chồ ng ......................... 97 3.2.5. Về di chúc chung của vợ chồng .......................................................... 98 3.2.6. Về biện pháp quản lý tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng có yêu cầu xin ly hôn ............................................................... 99 3.2.7. Một số giải pháp khác ....................................................................... 100 KẾT LUẬN ................................................................................................ 102 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ................................................. 104
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. BLDS BLDS 2. Hôn nhân và gia đình HN&GĐ 3. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày Nghị định số 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết 70/2001/NĐ-CP thi hành Luật HN&GĐ năm 2000. 4. Nghị Quyết số 35/2000/QH10 ngày Nghị Quyết số 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành 35/2000/QH10 Luật HN&GĐ năm 2000. 5. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày Nghị quyết số 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán 02/2000/NQ-HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000. 6. Toà án nhân dân tối cao TANDTC 7. Toà án nhân dân TAND
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Gia đin ̀ h từ ngàn xưa đã đươ ̣c coi là nề n tảng của xã hô ̣i và có vi ̣trí, vai trò đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng đố i với sự tồ n ta ̣i và phát triể n của xã hô ̣i . Trong mỗi gia đin ̀ h , bên ca ̣nh đời số ng tiǹ h cảm , yêu thương lẫn nhau , các thành viên không thể không quan t âm đế n điề u kiê ̣n vâ ̣t chấ t vì đó là cơ sở kinh tế giúp cho vơ ̣ chồ ng xây dựng cuô ̣c số ng ha ̣nh phúc , đáp ứng những nhu cầ u về vâ ̣t chấ t lẫn tinh thầ n cho các thành viên trong gia điǹ h. Chính vì vậy, trong các bô ̣ luâ ̣t đầ u tiên c ủa nước ta như Bộ luật Hồng Đức đời nhà Lê , Bô ̣ luâ ̣t Gia Long đời nhà Nguyễn đã có nhiề u quy đinh ̣ điề u chin̉ h các quan hê ̣ pháp luâ ̣t về HN&GĐ, trong đó chú tro ̣ng đế n quy đinh ̣ về chế đô ̣ tài sản chung của vơ ̣ chồ ng. Những qu y đinh ̣ này đã đươ ̣c các nhà làm luâ ̣t kế thừa và phát triể n theo từng giai đoa ̣n lich ̣ sử và ngày càng hoàn thiê ̣n hơn. Luâ ̣t HN&GĐ năm 2000 đã có nhiề u quy đinh ̣ mới về chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng tương đối cụ thể , phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật về HN&GĐ, góp phần xây dựng và phát triển chế đô ̣ HN&GĐ, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyề n và lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của vơ ̣, chồ ng và các thành viên khá c trong gia điǹ h . Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế đang phát triển theo hướng thị trường hóa hiện nay , khi khối lượng tài sản của vơ ̣ chồ ng tăng lên thì ý thức và tâm lý về quyề n sở hữu đối với tài sản để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, kinh doanh, sinh hoạt cá nhân được chủ động hình thành và ngày càng phát triể n . Cùng với tình trạng ly hôn ngày một gia tăng thì viê ̣c tranh chấ p về tài sản chung của vợ chồng là một vấ n đề khó tránh khỏi . Hơn nữa, những tranh chấp về tài sản của vợ chồng ngày nhiều, càng phức tạp và khó giải quyết. Nguyên nhân có nhiều, trong đó phải kể đến mô ̣t số quy đinh ̣ về chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng 1
- vẫn còn thiếu, chưa cụ thể và không còn phù hơ ̣p khi giải quyế t các tranh chấ p thực tế liên quan đế n tài sản của vơ ̣ chồ ng ở các cấ p Tòa án. Với lý do trên , viê ̣c nghiên cứu đề tài “Chế độ tài sản chung của vợ chồ ng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” là thật sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ Viê ̣t Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các mối quan hệ về tài sản của vợ chồng cũng thay đổi và phát triển không ngừng, và không phải quan hệ nào cũng được pháp luật dự liệu để kịp thời điều chỉnh một cách phù hợp. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu khoa học về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung cũng như về vấn đề tài sản chung của vợ chồng nói riêng luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học này chỉ mới đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề về tài sản chung của vợ chồng. Một số công trình nghiên cứu khoa học phải kể đến như: tài liệu “Chế độ tài sản của vợ chồ ng theo Luật HN&GĐ Viê ̣t Nam” năm 2008 của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ; bài viết “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” cuả tác giả Nguyễn Phương Lan đăng trên Tạp chí Luật học số 6 năm 2002; “Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật HN&GĐ năm 2000” của tác giả Trần Thị Quốc Khánh đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2004; “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Hồng đăng trên tạp chí Luật học số 11 năm 2009; “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN&GĐ hiện hành” của tác giả Nguyễn Hồng Hải đăng trên tạp chí Luật học số 5 năm 2003; tài liệu “Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng” năm 2011 của TS Phùng Trung Tâ ̣p… Ngoài ra cũng đã có những luận văn nghiên 2
- cứu về vấn đề tài sản chung của vợ chồng như luận văn tốt nghiệp cao học luật của Tha ̣c si ̃ Lê Thị Thu Hà với đề tài: “Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo Luật HN&GĐ năm 2000”; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hồng Hải, 2002: “Xác định tài sản của vợ chồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng” và luận án tiến sĩ “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật HN&GĐ Việt Nam” được TS Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công vào đầu năm 2005. Đây thực sự là những công trình có giá trị về khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình này hoặc đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng; hoặc chỉ đi sâu phân tích mô ̣t số vấ n đề trong chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng, chưa đi sâu phân tić h mô ̣t cách toàn diện và chuyên sâu đến chế độ tài sản chung của vợ chồng, chưa đánh giá toàn diện thực trạng áp dụng chế độ tài sản chung của vợ chồng từ khi Luâ ̣t HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực đến nay . Đặc biê ̣t là trong những năm gầ n đây, tình trạng ly hôn ngày càng tăng, tranh chấ p tài sản của vơ ̣ chồ ng ngày càng nhiều, nguồn gốc tài sản ngày càng phức tạp và giá trị tài sản tranh chấ p ngày càng lớn đã làm phát sinh nhiề u vấ n đề bấ t câ ̣p trong viê ̣c áp du ̣ng chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000. Chính vì vậy, viê ̣c nghiên cứu đề tài “Chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” sẽ góp phần hoàn thiê ̣n chế đô ̣ tài sản của vơ ̣ chồ ng và giải quyế t đươ ̣c những vướng mắ c , bấ t câ ̣p trong viê ̣c giải quyế t những tranh chấ p tài sản của vơ ̣ chồ ng. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, BLDS năm 2005 và các văn bản pháp luật hiện hành về chế độ tài sản chung của vợ chồng, luận văn đi sâu nghiên cứu nhằm xác định tài sản chung của vợ chồng và những trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, đồng thời đưa ra một số ví dụ điển hình thực tế áp dụng những quy định này của 3
- Tòa án để từ đó thấy được những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành và đề xuất những phương án nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung của vợ chồng; các trường hợp cũng như nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triế t ho ̣c Mác - Lênin, theo đó, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ biện chứng; pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được hình thành từ cơ sở hạ tầng phù hợp. Pháp luật được coi là tấm gương phản chiếu xã hội, còn về phần mình, xã hội được coi là cơ sở thực tiễn của pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá chế độ tài sản chung của vợ chồng qua các thời kỳ lịch sử ở nước ta; - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan đến chế độ tài sản chung của vợ chồng và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn; - Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở nước ta cũng như pháp luật của một số nước khác về chế độ tài sản chung của vợ chồng phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán gia đình truyền thống Việt Nam; 4
- - Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án liên quan đến tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Từ đó, tìm ra mối liên hệ giữa pháp luật với thực tiễn đã phù hợp hay chưa, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để đưa ra hướng hoàn thiện chế độ tài sản chung của vợ chồng, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này. 6. Những điểm mới của Luận văn So với các công trình nghiên cứu về Luật HN&GĐ trước đây, luận văn có những điểm mới sau: - Luận văn là công trình khoa học phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000. - Luận văn phân tích các quy định của pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng trong từng thời kỳ lịch sử ở nước ta về chế độ tài sản chung của vợ chồng làm căn cứ cho việc so sánh với quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, từ đó thấy được tính hợp lý và bất hợp lý của chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000. - Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, Luận văn chỉ rõ các hạn chế, vướng mắc, bất cập và chưa hợp lý của Luật thực định khi điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ tài sản chung của vợ chồng. Từ đó, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ về chế độ tài sản chung của vợ chồng. 7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Nội dung của Luận văn có ý nghĩa thiết thực trong công tác phổ biế n pháp luâ ̣t cho mo ̣i người, đặc biệt là các cặp vợ chồng muốn tìm hiểu chế độ tài sản chung của vợ chồng; từ đó, nâng cao ý thức pháp luât ̣ trong viê ̣c thực hiê ̣n pháp luâ ̣t HN&GĐ, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững. 5
- Chúng tôi hy vọng rằng, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các trường Đại học chuyên ngành luật. Đồng thời, những kiến nghị khoa học trong luận văn sẽ góp phần hoàn thiện chế độ tài sản chung của vợ chồng và giải quyết được những vướng mắ c , bấ t câ ̣p trong viê ̣c giải quyế t những tranh chấ p tài sản của vơ ̣ chồ ng hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về chế độ tài sản chung của vợ chồng Chương 2: Nội dung của chế độ tài sản chung của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản chung của vợ chồng. 6
- Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm của chế độ tài sản chung của vợ chồng 1.1.1. Khái niệm Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [15, Điều 1]. Gia đình được xây dựng trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, trong đó quan hệ hôn nhân là nền tảng. Mỗi cặp vợ chồng, ngoài nghĩa vụ yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, còn có nghĩa vụ duy trì cuộc sống và phát triển kinh tế của gia đình. Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải thực hiện tốt chức năng kinh tế, tạo cơ sở vật chất nuôi sống gia đình. Chính vì vậy , các nhà làm luật luôn quan tâm và xây dựng các quy đinh ̣ điề u chỉnh các quan hê ̣ pháp luâ ̣t về HN&GĐ, trong đó chú tro ̣ng đế n quy đinh ̣ về chế đô ̣ tài sản chung của vơ ̣ chồ ng. Vì tài sản chung của vợ chồng là cơ sở vật chất quan trọng nhất để vợ chồng cùng nhau xây dựng “tổ ấm” của mình, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái… Và để đảm bảo nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của gia đình, vợ chồng cần thiết phải có quan hệ, trao đổi hoặc giao dịch với rất nhiều chủ thể khác. Khi tham gia các mối quan hệ này, vợ hoặc chồng phải sử dụng đến tài sản chung của mình. Tài sản chung của vợ chồng cũng là một loại tài sản theo pháp luật dân sự, do đó, quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng cũng được BLDS năm 2005 ghi nhận (Chương XII). Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề tài sản chung của vợ chồng phải đặt trong mối liên hệ với chế định tài sản nói chung của BLDS. Theo từ điển tiếng Việt, “tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng”. Theo cách hiểu này thì tài sản chỉ là một bộ 7
- phận của thế giới vật chất - vật cụ thể được con người sử dụng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Nếu đặt trong thực tiễn đa dạng và phong phú của các giao dịch dân sự thì cách hiểu này là không phù hợp. Để hoàn thiện khái niệm về tài sản, BLDS năm 2005 đã định nghĩa: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 163). Như vậy trên phương diện pháp lý, tài sản đã được định nghĩa một cách đầy đủ và phù hợp hơn. Xét về mặt lý thuyết, thu nhập hợp pháp người nào tạo ra hoặc có được đều là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó. Tuy nhiên, lý thuyết này không thể áp dụng đối với quan hệ vợ chồng, bởi lẽ kể từ khi quan hệ vợ chồng được xác lập, vợ chồng đều hướng đến một mục tiêu cùng nhau xây dựng gia đình ấm no và hạnh phúc. Chính đặc điểm cơ bản này của gia đình - tính cộng đồng- đòi hỏi cần phải có một chế độ đặc biệt để điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho gia đình được tồn tại và phát triển. Như vậy, có thể hiểu chế độ tài sản chung của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định trong pháp luật như là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản chung của vợ chồng mà trước hết là xuất phát từ tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân. Để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của gia đình; thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của vợ, chồng; để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái… không thể không sử dụng đến nguồn tài sản chung của vợ chồng. Do đó, pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể những tài sản nào được xếp vào khối tài sản chung của vợ 8
- chồng; trường hợp nào thì vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản chung của họ để tham gia vào các quan hệ cũng như đối tượng tài sản nào được sử dụng phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cả hai vợ chồng. Mặt khác, khi hôn nhân không còn tồn tại hoặc vì một lý do chính đáng nào đó, vợ hoặc chồng cần có một khối tài sản riêng biệt để thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình thì vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng cũng cần thiết được đặt ra và phải được quy định cụ thể. Những quy định liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nếu phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình; đồng thời bảo vệ được quyền và của người thứ ba tham gia vào các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, việc pháp luật quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng là thật sự cần thiết đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với người thứ ba có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. 1.1.2. Đặc điểm chế độ tài sản chung của vợ chồng - Về chủ thể: Để trở thành chủ thể của quan hệ được điều chỉnh bởi chế độ tài sản chung của vợ chồng, các bên phải có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận là vợ chồng theo pháp luật về HN&GĐ. Theo quy định của pháp luật thì tất cả những tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng đều được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, sự kiện kết hôn là căn cứ cơ bản và trực tiếp làm phát sinh sở hữu chung của vợ, chồng. Và khi hôn nhân chấm dứt cũng là thời điểm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng. Hay nói cách khác, chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. - Về hình thức sở hữu: Theo quy định tại Điều 217 và Điều 219 của BLDS năm 2005 và Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ tài sản chung của vợ 9
- chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Theo đó, phần quyền sở hữu của vợ, chồng không được xác định đối với tài sản chung. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung không phụ thuộc vào công sức đóng góp của vợ, chồng. Trong suốt thời kỳ hôn nhân, có thể do điều kiện sức khỏe, nghề nghiệp dẫn đến thu nhập của mỗi bên vợ, chồng nhiều, ít, có khi là không có thu nhập nhưng không có nghĩa là có sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung. Như vậy vợ, chồng có quyền quản lý tài sản chung, cùng khai thác công dụng của tài sản chung và cùng hưởng hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung, đồng thời các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng đều phải có sự thống nhất ý chí của cả vợ và chồng. Tính chất hợp nhất này chỉ tồn tại trong suốt thời kỳ hôn nhân, nếu trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng không có thỏa thuận chia toàn bộ khối tài sản chung. - Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có những giới hạn nhất định. Xuất phát từ lợi ích chung của gia đình, pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng chỉ được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ trường hợp tài sản chung đã được chia trong thời kỳ hôn nhân. 1.2. Ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng Hai người nam nữ khi chưa bước vào hôn nhân, họ là những người có tài sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình nhưng khi bước vào hôn nhân, điều đó đã khác. Trong thời kì hôn nhân, hai người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ và quyền 10
- lợi. Lợi ích của họ vì thế đã hòa làm một, đó là lợi ích gia đình. Tài sản chung của vợ chồng chính là thứ cần thiết nhất để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia các giao dịch. Vì vậy, chế độ tài sản chung của vợ chồng cần thiết phải được quy định một cách phù hợp bởi ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng. - Chế độ tài sản chung của vợ chồng là cơ sở để vợ chồng thực hiện quyền dân chủ và bình đẳng trong các quan hệ tài sản, tạo điều kiện khuyến khích vợ chồng có trách nhiệm với gia đình, cùng chung sức và ý chí xây dựng cơ sở vật chất cho cuộc sống gia đình. Bởi chỉ khi vợ chồng bình đẳng trong việc quản lý tài sản chung mới có thể dẫn đến bình đẳng trong các mối quan hệ khác trong gia đình, và đây là cơ sở, là nền tảng để có một gia đình dân chủ, hạnh phúc và bền vững. - Chế độ tài sản chung của vợ chồng là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như trong giao lưu dân sự. Xác định quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng không chỉ giúp cho các cặp vợ chồng thực hiện tốt vai trò của người vợ, người chồng trong gia đình mà còn thực hiện vai trò công dân, là thành viên của xã hội. Những quy định này tạo cơ sở pháp lý để vợ chồng chủ động tham gia vào các giao dịch dân sự, thương mại vì lợi ích gia đình cũng như lợi ích cá nhân. “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung” (Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000). Vì vậy, vợ và chồng đều có quyền tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng của mình. Quyền độc lập về tài sản tạo cơ sở để vợ, chồng chủ động tham gia vào các giao dịch dân sự với tư cách là các chủ thể độc lập. Tuy nhiên, tính độc lập trong giao lưu dân sự của vợ, chồng chỉ là độc lập tương đối vì luôn chịu sự ràng buộc từ lợi ích gia đình. Lợi ích gia đình luôn 11
- được đặt lên hàng đầu, kể cả trong các giao dịch liên quan đến tài sản riêng của mình. Điều này được thể hiện rất rõ trong Khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000: "Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng”. - Chế độ tài sản chung của vợ chồng nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ, chồng và của người thứ ba tham gia vào các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Những quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng trước hết là bảo vệ quyền lợi của gia đình, qua đó duy trì và phát triển gia đình bền vững và đảm bảo ổn định xã hội. Đó là những lợi ích về vật chất được thực hiện trong các quyền về quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng, quyền về cấp dưỡng giữa vợ và chồng, và quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng. Trong một số trường hợp, chế độ tài sản chung của vợ chồng còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba tham gia vào các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (như tham gia vào các giao dịch dân sự hoặc bồi thường thiệt hại…). - Xuất phát từ tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân cũng như sự chi phối bởi tình cảm giữa vợ và chồng mà khi “cơm lành, canh ngọt”, thì ranh giới giữa tài sản chung, tài sản riêng không mấy quan trọng, thậm chí nhiều cặp vợ chồng còn xóa nhòa ranh giới này. Vợ chồng cùng nhau quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản trong gia đình. Nhưng khi quan hệ vợ chồng phát sinh những mâu thuẫn gay gắt thì vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là vấn đề tài sản. Vì vậy, xác định quyền sở hữu đối với tài sản chung vợ chồng là điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, tránh những mâu thuẫn xảy ra làm tổn thương đến tình cảm và sự đoàn kết trong gia đình. 12
- Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, vợ chồng ngày càng tham gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự, thương mại, làm cho vấn đề tài sản chung của vợ chồng ngày càng phức tạp. Các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, giữa vợ, chồng với người thứ ba ngày càng nhiều. Xác định quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng giúp cho vợ, chồng xác định được quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với gia đình, đối với nhau và đối với con cái, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng. Đồng thời còn xác định rõ trách nhiệm của các bên vợ, chồng trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản. Qua đó, tính minh bạch của các giao dịch dân sự mà một bên chủ thể là vợ, chồng được thể hiện rõ hơn, giúp người có quyền xác định được nghĩa vụ mà vợ chồng phải thực hiện được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung hay không. Vì vậy, việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng sẽ là tiền đề quan trọng tạo môi trường pháp lý thuận lợi, ổn định để vợ chồng tham gia các quan hệ xã hội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba khi tham gia quan hệ tài sản với vợ chồng. Đồng thời, chế độ tài sản chung của vợ chồng còn là căn cứ pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Từ đó, tạo điều kiện để vợ chồng chủ động tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững và thực hiện tốt các mục tiêu xã hội. 1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế độ tài sản chung của vợ chồng Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Gia đình thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ là cơ sở để thực hiện tốt các chức năng xã hội cơ bản khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Vì vậy, quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình. 13
- Nhận thức được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc qua việc ban hành, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ HN&GĐ cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là các chế định liên quan đến tài sản, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. Xuất phát từ nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin thì tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng, theo đó, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ngược lại, nếu ý thức xã hội phản ánh đúng tồn tại xã hội thì nó sẽ định hướng đúng cho con người trong cải tạo hiện thực; nếu ý thức xã hội phản ánh không đúng tồn tại xã hội, thì nó sẽ làm cản trở quá trình cải tạo hiện thực của con người. Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được hình thành từ một cơ sở hạ tầng phù hợp. Nếu pháp luật phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì mới có tính khả thi trong quá trình thực hiện pháp luật, từ đó, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, bản chất của chế độ xã hội, cùng với các yêu cầu khách quan của nền kinh tế - xã hội chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để Nhà nước xây dựng chế độ tài sản chung của vợ chồng. Tương ứng với mỗi chế độ xã hội cụ thể là một chế độ HN&GĐ do Nhà nước quy định (trong đó chế độ tài sản chung của vợ chồng được thể hiện rõ nét nhất). Ở thời kỳ phong kiến, khi mà xã hội có sự đối kháng giai cấp, chế độ người bóc lột người cùng với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” được thừa nhận, thì các quan hệ HN&GĐ, quan hệ giữa vợ và chồng cũng phản ánh sự bất công, bất bình đẳng giữa vợ chồng. Trong gia đình, vợ phụ thuộc chồng về mọi phương diện, người chồng là “gia trưởng”, người vợ là “nô lệ” trong gia đình. Điều 96 Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931 quy định: “chồng là người chủ 14
- trương trong gia đình”, theo đó, người chồng có quyền đại diện cho quyền lợi của gia đình, có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến tài sản của vợ chồng. Ngược lại, người vợ chỉ được đại diện trong những nhu cầu gia vụ hoặc chỉ được ký kết hợp đồng nếu được chồng cho phép. Cũng với lý thuyết này, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thành công thì một trong những điều kiện tiên quyết mà cách mạng nước ta phải thực hiện đó là phải giải phóng phụ nữ. Vì “nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ một nửa” (Hồ Chí Minh). Như vậy, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ HN&GĐ được xây dựng trên cơ sở vợ, chồng bình đẳng trên mọi phương diện, bao gồm cả chế độ tài sản chung của vợ chồng. Kể từ sau cách mạng tháng Tám (1945), nước ta bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, hệ thống pháp luật HN&GĐ không thừa nhận chế độ tài sản ước định (theo hôn ước) mà chỉ dự liệu chế độ tài sản pháp định (theo quy định của pháp luật). Cơ sở để Nhà nước ta xây dựng chế độ tài sản pháp định xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội và phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như thực tế các quan hệ HN&GĐ ở nước ta. Quan điểm của các nhà làm luật chủ nghĩa xã hội cho rằng hôn nhân không phải là một khế ước (hợp đồng) như quan điểm của các nhà làm luật ở các nước tư sản. Mặc dù ghi nhận chế độ tài sản pháp định nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng được quy định là khác nhau. Việc quy định chế độ cộng đồng toàn sản của Luật HN&GĐ năm 1959 là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ, khi mà nền kinh tế chưa phát triển, tài sản của vợ chồng không có nhiều; đồng thời đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và bảo vệ quyền lợi của người vợ trong gia đình. Tuy nhiên, chế độ cộng đồng toàn sản đã không còn phù hợp khi mà nền kinh tế của đất nước đang phát triển theo cơ chế thị trường, tài sản của vợ, chồng đã trở nên phong phú hơn. Chính vì vậy, Luật HN&GĐ năm 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn