intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận và nội dung cơ bản của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự theo Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003, việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn cũng nhƣ xác định một số bất cập và nguyên nhân của nó, tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HỒNG CHUẨN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HỒNG CHUẨN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS.Hoàng Thị Minh Sơn Hà Nội - 2012
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Mục lục Danh mục biểu đồ Lời cam đoan Danh mục bảng Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU Chương 1. Một số vấn đề chung và quy định của bộ luật tố tụng hình 9 sự về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoa ̣t động chuẩn bị xét xử 9 vụ án hình sự 1.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án 13 hình sự 1.3. Quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về hoạt 16 động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự Kết luận chương 1 62 Chương 2. Thực trạng thực hiện những quy định của bộ luật tố 64 tụng hình sự về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự 2.1. Thực trạng thực hiện những quy định của Bộ Luật tố 64 tụng Hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 2.2. Thực trạng thực hiện những quy định của Bộ Luật tố 88 tụng Hình sự về chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Kết luận chương 2 93 Chương 3. nguyên nhân hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả 95 chuẩn bị xét xử vụ án hình sự 3.1. Nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động chuẩn bị 95 xét xử vụ án hình sự 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị xét xử vụ 103 án hình sự Kết luận chương 3 123 KẾT LUẬN 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG
  4. Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1. Thống kê các quyết định trong quá trình chuẩn bị xét 66 xử, tính theo số vụ án 2.2. Thống kê số vụ án xét xử hình sự phúc thẩm quá hạn 89 luật định của ngành Toà án Hà Nội 2.3. Thống kê số vụ án đã giải quyết theo trình tự phúc 92 thẩm của ngành Toà án Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010
  5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1. Số vụ án đƣợc đƣa ra xét xử 67 2.2. Sè vô ¸n Tßa ¸n quyÕt ®Þnh tr¶ hå s¬ ®iÒu tra bæ 67- 68 sung 2.3. Tßa ¸n ra quyÕt ®Þnh ®×nh chØ vô ¸n 69- 70 2.4. Thèng kª sè liÖu xÐt xö ¸n h×nh sù phóc thÈm qu¸ 89 h¹n luËt ®Þnh cña ngµnh Toµ ¸n Hµ Néi tõ n¨m 2006 tíi n¨m 2010. 2.5. Thèng kª sè liÖu xÐt xö ¸n h×nh sù phóc thÈm cña 92 ngµnh Toµ ¸n Hµ Néi tõ n¨m 2006 tíi n¨m 2010
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 1.1. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự 22
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự đƣợc thực hiện trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Với đề tài nghiên cứu khoa học của mình, tác giả lựa chọn và làm sáng tỏ một số điều của Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Nhƣ vậy, nghiên cứu và làm rõ quy định về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là một hoạt động nghiên cứu khoa học luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thực tiễn xét xử án hình sự của ngành tòa án cũng nhƣ hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luật hình sự và các ngành luật khác có liên quan. Tính đến thời điểm này, trong khoa học pháp lý không nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề lý luận cơ bản cũng nhƣ thực tiễn áp dụng quy phạm pháp luật về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Các quy định về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự của Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 so với quy định trƣớc đó đã có nhiều điểm mới và cụ thể hơn nhƣng vẫn còn một số hạn chế chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn xét xử trong quá trình cải cách tƣ pháp. Đây là một hoạt động nghiên cứu khoa học luật rất có ích, nhất là đối với những ngƣời làm công tác thực tiễn. Hoạt động này giúp cho các nhà xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và đặc biệt hơn cả là đối với những ngƣời làm công tác xét xử có quyết định đúng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, công dân và xã hội. Đó cũng chính là sự đóng góp không thể thiếu của đề tài luận văn trên chặng đƣờng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học luật tƣơng đối rộng và có sức hấp dẫn rất lớn đối với tôi vì một số lý do sau: Thứ nhất, hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự quy định trong Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 còn thiếu rõ ràng, cụ thể là một số 1
  8. khái niệm sau đây đƣợc hiểu nhƣ thế nào: Thế nào là chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự? Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự? Bản chất pháp lý và nội dung hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự? Nguyên nhân một số vƣớng mắc trong thực tiễn hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và giải pháp khắc phục nhƣ thế nào? Thứ hai, đây là một chế định liên quan đồng thời đến nhiều ngành luật chứ không chỉ đối với ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. Do đó, việc làm rõ khái niệm này cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhiều ngành luật khác nhau. Vì vậy, có thể nói rằng nghiên cứu những quy định của pháp luật về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là điều kiện cần và đủ đối với hoạt động xét xử vụ án hình sự. Thứ ba, hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự đƣợc quy định trong Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 là sự thể hiện một phần các nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Sự tồn tại những quy định này là cơ sở cho những ngƣời làm công tác trong lĩnh vực pháp luật có một định hƣớng đúng đắn khi vận dụng, xây dựng pháp luật. Những ngƣời làm công tác xét xử có một quyết định đúng đắn: Có đƣa vụ án ra xét xử hay không? Quyết định đình chỉ vụ án hay tạm đình chỉ vụ án? Quyết định có trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không?. Bên cạnh đó, hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự còn góp phần đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự, mà nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: Chỉ những ngƣời thực hiện hành vi phạm tội đƣợc quy định tại Bộ Luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Mọi hành vi phạm tội phải đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng và khách quan theo đúng pháp luật với mục đích không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, tránh làm oan ngƣời vô tội. 2
  9. Thứ tƣ, các báo cáo tổng kết công tác năm của ngành Toà án cả nƣớc nói chung và ngành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng những năm gần đây, khi đề cập đến các vụ án hình sự, quyết định của Toà án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung, hủy bản án sơ thẩm thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số những ngƣời tiến hành tố tụng còn thiếu kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn và còn chủ quan trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nên dẫn đến tình trạng huỷ bản án, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Nhƣ vậy, để tránh tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung, huỷ bản án sơ thẩm thì những ngƣời tiến hành tố tụng, mà trong đó thẩm phán đƣợc phân công chủ tọa phiên tòa là ngƣời chịu trách nhiệm chủ đạo phải có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nói riêng và xét xử vụ án hình sự nói chung. Từ những lập luận trên, tôi chọn đề tài “Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu và bảo vệ với mong muốn đề tài khoa học thành công sẽ đồng thời có ý nghĩa trên hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Công trình nghiên cứu mang tính đại cƣơng có: 1.GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ trì (2009), Giáo trình tƣ pháp hình sự, Bộ môn tƣ pháp hình sự - Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội; 2.TS.GVC Nguyễn Ngọc Chí chủ biên (2001), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; 3. PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên (2008) Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam (tái bản lần thứ 4 có sửa đổi, bổ sung), Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 3
  10. 4. TS. Nguyễn Sơn (2004), Phần 5 Chƣơng 2. Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự - Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự. Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. Công trình nghiên cứu chuyên sâu có: 1.Tác giả Tống Thị Thanh Thanh (2004), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện tƣ pháp. 2. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Các bài viết có: 1. TS. Hoàng Thị Minh Sơn: “Một số quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự về quyết định của toà án trong hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng”, tạp chí luật học số 7/2009; 2. Vũ Gia Lâm (2011), “Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử”. Tạp chí Tòa án nhân dân (số 21/T11 - 2011), tr1-7; 3.Nguyễn Đức Lực (2011), “Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự – Những vƣớng mắc trong việc xác định thẩm quyền xét xử”, TAQS khu vực 1 - quân khu 3. Tạp chí Tòa án nhân dân (số 1/T1-2011), tr23, 25 - 27; 4. Đinh Văn Quế (2011), “Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Tạp chí tòa án nhân dân (số 17/T9 - 2011), tr 16 - 18; 5. Nguyễn Minh Sử (2011), “Kiến nghị nhằm nâng cao vị thế độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử”. Tạp chí Tòa án nhân dân (số 14/T7 - 2011), tr 1- 3. Các công trình khoa học và bài viết kể trên đều có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, nhƣng chƣa có công trình và bài viết nào nghiên cứu một cách toàn diện, bởi chƣa đề cập đến hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận và nội dung cơ bản của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự theo Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003, 4
  11. việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn cũng nhƣ xác định một số bất cập và nguyên nhân của nó, tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Nhiệm vụ nghiên cứu Mặt lý luận: Xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm cơ bản của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, đồng thời phân tích và đánh giá những quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của toàn ngành Tòa án. Thông qua đó phân tích những tồn tại của việc áp dụng các quy định pháp luật đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Từ việc nghiên cứu và phân tích trên để xác định nguyên nhân hạn chế và định hƣớng khắc phục đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Thứ nhất, các vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Thứ hai, quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và thực trạng: Thụ lý và nghiên cứu hồ sơ, xác định thẩm quyền xét xử vụ án, quyết định trong hoạt động chuẩn bị xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và một số hoạt động cần thiết khác cho việc mở phiên tòa. Phạm vi nghiên cứu Không nghiên cứu sâu vấn đề lý luận mà tập trung nghiên cứu những quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 và thực tiễn áp dụng các hoạt 5
  12. động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến một số quy phạm khác của bộ luật hình sự và một số ngành luật có liên quan nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự từ năm 2006 đến nay, tác giả có điểm qua một vài quy phạm pháp luật trƣớc đó trong tiến trình phát triển của lịch sử lập hiến và lập pháp với tinh thần kế thừa có chọn lọc và phát triển. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận Triết học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về vấn đề cải cách tƣ pháp và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê. 6. Điểm mới của luận văn Trên cơ sở nguyên tắc hai cấp xét xử, tác giả nghiên cứu toàn diện hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự ở hai cấp xét xử là: chuẩn bị xét xử sơ thẩm và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Đây là công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành luật tố tụng hình sự Việt Nam tƣơng đối có hệ thống về các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự ở cấp độ một luận văn thạc sĩ. Với đề tài nghiên cứu khoa học của mình, tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau: Phân tích một cách có hệ thống và tƣơng đối toàn diện vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự: khái niệm, bản chất pháp lý và đặc điểm cơ bản của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, các quyết định và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Các kỹ năng nghề nghiệp, 6
  13. chuyên môn của những ngƣời tiến hành tố tụng mà vai trò chính là thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tuân thủ, chấp hành đúng pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, tổ chức, cơ quan và cá nhân. Phân tích từng trình tự, thủ tục trong các hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự với mục đích: Xây dựng định nghĩa, nội dung, tầm quan trọng và điều kiện áp dụng để có đƣợc sự đánh giá tổng hợp thế mạnh và hạn chế của chế định này trên phƣơng diện lý luận của Bộ Luật tố tụng Hình sự 2003. Phân tích việc áp dụng quy phạm pháp luật của Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự trong thực tiễn hoạt động của tòa án từ năm 2006 đến nay và điểm qua một số quy định pháp luật về vấn đề này trong lịch sử lập pháp. Qua đó để có đƣợc nhận thức đúng về thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến xét xử vụ án hình sự ở nƣớc ta trong quá khứ, hiện tại và có định hƣớng xây dựng pháp luật trong tƣơng lai. Qua đó cũng nêu và phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng để đƣa ra một số giải pháp khắc phục. Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu khoa học luật đồng bộ, đề cập một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003. Mặt thực tiễn: Xác định đúng những điều kiện cụ thể của từng trƣờng hợp áp dụng quy định của pháp luật đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án 7
  14. hình sự trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp về việc đào tạo cán bộ, quy hoạch lại và sắp xếp một số chƣơng, điều luật liên quan, thêm mới và sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các điều luật này ở khía cạnh lập pháp với mục đích giúp việc chỉ dẫn, áp dụng pháp luật trong thực tiễn ngày một tốt hơn. Công trình nghiên cứu còn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo đối với một số nhà nghiên cứu khoa học luật, những ngƣời làm công tác xây dựng, nghiên cứu, giảng dạy và áp dụng pháp luật; Luật gia, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực pháp luật; Sinh viên, học viên cao học chuyên ngành tƣ pháp hình sự. Đặc biệt hơn nữa, đó không những là nguồn tài liệu mà còn là hoạt động thực tiễn gắn liền với công tác xét xử các vụ án hình sự của toàn ngành Tòa án. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ bìa, lời cam đoan, mục lục, danh mục bảng, danh mục sơ đồ, danh mục biểu đồ, luận văn có bố cục ba chƣơng. 8
  15. Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm chuẩn bị xét xử vụ án hình sự Tòa án đƣợc xác định là trung tâm của hệ thống tƣ pháp. Do vậy, việc cải cách tƣ pháp phải bắt đầu từ cải cách nền hành chính tòa án và các thủ tục tố tụng mà tòa án đang thực hiện.[40]. Tố tụng hình sự nói chung và hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nói riêng đƣợc quy định từ rất lâu trong lịch sử lập hiến và lập pháp của Việt Nam. Khái niệm về thủ tục xử án đã đƣợc nhắc đến khi Bộ Quốc triều Hình Luật (còn đƣợc gọi là bộ luật Hồng Đức) thời vua Gia Long ra đời. Bộ luật ra đời trên nền tảng xã hội cũ nhƣng lại có nhiều ý tƣởng tiến bộ về thủ tục xử án, phƣơng pháp xử án và một số tƣ tƣởng nhân đạo bảo vệ ngƣời già, phụ nữ, trẻ em và những ngƣời dân lƣơng thiện. Những tƣ tƣởng tiến bộ này đã đƣợc kế thừa, chọn lọc và phát triển thành nguyên tắc cơ bản, những quy định về trình tự, thủ tục xét xử vụ án hình sự của những bộ luật tiếp theo. Bộ Luật Hồng Đức đƣợc in trong cuốn A341 gồm 13 chƣơng, 722 điều luật. Trong số 13 chƣơng thì có hai chƣơng cuối quy định về thủ tục xử án nhƣng chƣa hoàn thiện. Mặc dù chƣa có sự phân chia thành từng chƣơng riêng rẽ nhƣng bộ luật đã thể hiện đƣợc một số khái niệm của luật tố tụng hình sự: Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền đƣợc quy định tại Điều 672, đơn kiện và đơn tố cáo quy định tại các Điều 508, Điều 513 và Điều 698. Đặc biệt là thủ tục xử án đƣợc quy định tại hai điều 671 và điều 709 bộ quốc triều hình luật. Mặc dù các khái niệm trên mới chỉ là hình thức đơn giản về hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung và chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nói riêng nhƣng đã khẳng định rằng ngay từ xa xƣa, cha ông ta đã có những quy định 9
  16. rất nghiêm khắc nhằm “trừng phạt” những ngƣời vi phạm pháp luật và bảo vệ ngƣời già, trẻ em, phụ nữ và những ngƣời dân lƣơng thiện. [5]. Đến năm 1946 thì khái niệm về việc "tiểu hình" và việc "đại hình" đã đƣợc quy định lần đầu tiên tại sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức tòa án và các ngạch thẩm phán. [25]. Thời kỳ này, pháp luật mới chỉ quy định việc hình và việc hộ để phân biệt giữa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự và trong lĩnh vực dân sự. Hiến pháp năm 1946 quy định về cơ quan tƣ pháp thì thuật ngữ “việc hình” vẫn đƣợc sử dụng [14]. Đến năm 1950, thì bên cạnh thuật ngữ “việc hình”, thuật ngữ “việc phạm pháp” trong hình sự đã đƣợc nhắc đến tại bản sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 [25]. Năm 1959 thuật ngữ “vụ án” đƣợc pháp điển hóa khi bản hiến pháp thứ hai của nƣớc Việt Nam ra đời và đƣợc quy định tại Điều 97 nhƣ sau: Tòa án nhân dân xét xử vụ án hình sự để trừng phạt những ngƣời phạm pháp. [15]. Trình tự, thủ tục hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng đã đƣợc quy định rõ hơn khi bản hiến pháp năm 1988 ra đời.[16]. Hiến pháp năm 1992 ra đời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển hơn những bản hiến pháp trƣớc về lĩnh vực này, cụ thể có quy định: Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.[17]. Và đến năm 2003, Bộ Luật tố tụng Hình sự mới ra đời sửa đổi, bổ sung và thay thế bộ luật cũ thì những quy định về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự đƣợc quy định khá rõ ràng. Bộ luật này không chia hoạt động xét xử vụ án hình sự thành từng giai đoạn riêng biệt, bởi lẽ, xét xử vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự khép kín. Nhƣng từ góc độ nghiên cứu khoa học, tác giả chia hoạt động xét xử vụ án hình sự thành ba giai đoạn gồm: hoạt động 10
  17. chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự tại phiên tòa và thủ tục tố tụng sau phiên tòa. Với vai trò là giai đoạn đầu của quá trình xét xử vụ án hình sự, hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự đƣợc thực hiện từ khi tòa án cấp sơ thẩm thụ lý hồ sơ vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; Hoặc hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị từ khi tòa án cấp phúc thẩm thụ lý trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam, khái niệm chuẩn bị xét xử vụ án hình sự chƣa đƣợc quan tâm một cách đầy đủ. Các sách, giáo trình, bài viết và công trình nghiên cứu chuyên sâu mới chỉ phân tích pháp luật và đƣa ra một số khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà chƣa đề cập đến chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, đồng thời cũng chƣa đƣa ra một khái niệm cụ thể về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Đặc biệt, trong Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 cũng không có một quy định pháp luật nào định nghĩa thế nào là chuẩn bị xét xử vụ án hình sự mà chỉ quy định nội dung của hoạt động này. Năm 2004, tác giả Tống Thị Thanh Thanh đã bảo vệ thành công luận văn với đề tài "Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình". Trong đề tài khoa học của mình, tác giả đã định nghĩa về hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nhƣ sau: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động do những ngƣời tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đƣa vụ án ra xét xử. [30]. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền cũng đƣa ra khái niệm về hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nhƣ sau: “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động do những ngƣời tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện từ khi tòa án thụ lý vụ án cho đến khi mở phiên tòa, nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết để xét xử những bị cáo đã bị viện kiểm sát truy tố”. [28]. Với những khái niệm nhƣ trên mới chỉ 11
  18. tổng kết đƣợc hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chứ chƣa đề cập đến hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Vì vậy, tác giả đƣa ra định nghĩa về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nhƣ sau: Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự đƣợc thực hiện bởi những ngƣời tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật từ khi thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa. Nhƣ vậy, hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự phải tuân theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Quy định này sẽ giúp cho những ngƣời tiến hành tố tụng, mà chủ thể chính là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, ngƣời có quyền điều khiển phiên tòa, quyết định tới sự thành công của phiên tòa và đƣa ra một quyết định sáng suốt, một bản án công bằng, đúng ngƣời, đúng tội và đúng pháp luật. Có nhƣ thế thì vụ án mới đƣợc xét xử một cách khách quan, công khai, minh bạch, bị cáo đƣợc xét xử đúng theo khung hình phạt tƣơng xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, hạn chế đến mức thấp nhất không để lọt tội phạm và cũng không làm oan ngƣời vô tội. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự Hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự độc lập trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, bởi lẽ, hoạt động này thỏa mãn đƣợc đầy đủ các yếu tố nhƣ: Chủ thể và mục đích hoạt động. Chủ thể chịu trách nhiệm chính trƣớc pháp luật của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Mục đích của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là: Quyết định đƣa vụ án ra xét xử; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Vì vậy, hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động xét xử vụ án hình sự của ngành tòa án. Thực tế cho thấy, nếu không có công việc chuẩn bị xét xử vụ án hình sự thì sẽ 12
  19. không thể có hoạt động xét xử tại phiên tòa. Vì vậy, có thể gọi đây là hoạt động tố tụng hình sự bắt buộc phải có trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng mà cơ quan có nhiệm vụ chính trong hoạt động này là tòa án. Thời điểm bắt đầu của hoạt động này đƣợc tính từ khi tòa án thụ lý hồ sơ vụ án hình sự đến khi thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra một trong ba quyết định sau: Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; Quyết định đƣa vụ án ra xét xử công khai, xử kín hoặc xét xử lƣu động. Thời điểm kết thúc của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự đƣợc tính đến ngày mở phiên tòa nếu vụ án đƣợc đƣa ra xét xử; Nếu ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung thì thời điểm kết thúc là ngày đƣợc ghi tại quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung và tòa án hoàn trả hồ sơ cho viện kiểm sát; Nếu ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì thời điểm kết thúc là ngày ghi tại quyết định. Trong lĩnh vực tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, kinh tế thì hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án cũng đƣợc gọi là một giai đoạn tố tụng độc lập. Sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự với các hoạt động chuẩn bị xét xử các vụ án nói trên ở chỗ: Tòa án là chủ thể tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ và đƣơng sự cũng có quyền chứng minh. [52]. Ngƣợc lại, trong tố tụng hình sự thì các quyền nói trên chỉ có cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án thực hiện. Sự khác biệt này là do tính chất của vụ án khác nhau đã quy định tính độc lập hay không độc lập của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. 1.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự góp phần đáp ứng những yêu cầu về tính dân chủ và tổ chức quyền lực của nhà nƣớc. Góp phần củng cố thêm ý thức tuân theo pháp luật của công dân, xác định đúng trách nhiệm của nhà nƣớc 13
  20. với công dân và ngƣợc lại nhằm mục đích thống nhất luật từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự giúp Tòa án đảm bảo đúng đƣờng lối định hƣớng của đảng trên cơ sở tuân theo hiến pháp và pháp luật nhằm đảm bảo cho vụ án đƣợc xét xử đúng pháp luật, khách quan, toàn diện, đúng ngƣời và đúng tội. Khi xét xử vụ án, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong quá trình chuẩn bị xét xử vụ án, nếu xét thấy vụ án có yếu tố chƣa đáp ứng điều kiện theo luật định để đƣa vụ án ra xét xử, hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm ảnh hƣởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia tố tụng thì tòa án quyết định đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu viện kiểm sát và cơ quan điều tra khắc phục những thiếu sót trong hạn luật định. Hoạt động tiến hành tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng phải tuân theo quy định của pháp luật nói chung và Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 nói riêng. Ngƣời tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định của mình đối với những quyết định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nếu vi phạm pháp luật, thì tùy theo mức độ, có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là điều kiện cần và đủ để đƣa vụ án ra xét xử hoặc tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án, quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với vụ án hình sự. Trên cơ sở các quyết định của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và các cơ quan có liên quan khác; hoặc bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị để Tòa án cấp phúc thẩm xem xét và đƣa ra quyết định đúng pháp luật. Bên cạnh đó, hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự còn giúp Tòa án xác định đúng thẩm quyền xét xử vụ án hình sự. Nếu phát hiện sai thẩm 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2