Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN
lượt xem 10
download
Mục tiêu của đề bổ sung cơ sở lý luận về Cơ chế hải quan một cửa Việt Nam và một cửa ASEAN cho phát triển kinh tế của Việt Nam. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của một số nước thành viên ASEAN nhằm giúp hoàn thiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HỒNG DUNG C¥ CHÕ H¶I QUAN MéT CöA T¹I VIÖT NAM THEO CAM KÕT CñA HIÖP §ÞNH VÒ X¢Y DùNG Vµ THùC HIÖN C¥ CHÕ MéT CöA ASEAN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HỒNG DUNG C¥ CHÕ H¶I QUAN MéT CöA T¹I VIÖT NAM THEO CAM KÕT CñA HIÖP §ÞNH VÒ X¢Y DùNG Vµ THùC HIÖN C¥ CHÕ MéT CöA ASEAN Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Hồng Dung
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các thuật ngữ, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA ASEAN ............................................................... 6 1.1. Khái niệm Cơ chế hải quan một cửa ASEAN ................................. 6 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6 1.1.2. Nội dung của Cơ chế hải quan một cửa ASEAN ............................... 12 1.1.3. Điều kiện để thực hiện Cơ chế hải quan một cửa ASEAN ................ 21 1.2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa ASEAN ....................................................................................... 22 1.2.1. Tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan ..................... 22 1.2.2. Tạo thuận lợi cho thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài ............. 24 1.2.3. Thực hiện các cam kết quốc tế ........................................................... 26 1.3. Cơ sở pháp lí để xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN..... 30 1.3.1. Cơ sở pháp lí chung của khối ASEAN .............................................. 30 1.3.2. Cơ sở pháp lí để xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam......................................................................... 34 Chương 2: THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA ASEAN .................................................... 36
- 2.1. Thực tiễn xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại một số quốc gia thành viên ASEAN........................... 36 2.1.1. Nhóm các nước ASEAN - 6 ............................................................... 36 2.1.2. Nhóm các nước ASEAN-4 ................................................................. 49 2.2. Thực tiễn xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam ....................................................................... 52 2.2.1. Xây dựng và thực hiện về khung pháp lí, quy trình thủ tục............... 52 2.2.2. Xây dựng và thực hiện về cơ sở hạ tầng ............................................ 54 2.2.3. Xây dựng và thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức của người dân .............................................................. 60 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA TẠI VIỆT NAM ..................................... 62 3.1. Định hướng chung ............................................................................ 62 3.2. Kiến nghị cụ thể ................................................................................ 64 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý và quy trình thủ tục ................. 64 3.2.2. Kiến nghị việc áp dụng Công cụ Công nghệ thông tin và Website....... 72 3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện tờ khai hải quan của Việt Nam ........................ 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
- DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Cooperation châu Á - Thái Bình Dương ASEM Asia-Europe Meeting Hội nghị cấp cao Á - Âu ASW ASEAN Single Windows Cơ chế một cửa ASEAN C/O Certificate of Orgin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CNTT Information technology Công nghệ thông tin HS Harmonisation System Danh mục biểu thuế MACCS Mianma Automated Cargo Hệ thống thông quan tự Clearence System động của Mianma NK Import Nhập khẩu NSW National Single Windows Cơ chế một cửa quốc gia OECD Organisation for Economic Tổ chức phát triển và hợp Cooperation and Development tác kinh tế TradeNet Hệ thống một cửa điện tử của Singapore UN United Nation Liên hợp quốc VNACCS/VCIS Vietnam Automated Cargo Hệ thống thông quan tự Clearence System/Vietnam động của Việt Nam Intelligent System WCO Word Customs Organization Tổ chức Hải quan thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới XK Export Xuất khẩu XNK Export/Import Xuất nhập khẩu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Kim ngạch XNK VN-ASEAN năm 2014 và 5 tháng 2015 61
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình mang tính khái niệm của Cơ chế một cửa 7 ASEAN Sơ đồ 1.2: Dòng xử lý thông tin mẫu của Cơ chế một cửa 8 ASEAN Sơ đồ 1.3: Mô hình mang tính khái niệm của Cơ chế một cửa 9 quốc gia Sơ đồ 1.4: Nhập khẩu bằng đường hàng không 17 Sơ đồ 1.5: Mô hình xuất khẩu 18
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang hướng tới dấu mốc mới có ý nghĩa lịch sử trọng đại sau gần 5 thập kỷ phát triển (1967) đó là việc chính thức hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá xã hội. Hợp tác Hải quan là một phần trong kế hoạch xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN do vậy nhiều năm qua Việt Nam luôn là thành viên tích cực trong thực hiện các chương trình sáng kiến hợp tác hải quan khu vực như xây dựng và thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển Hải quan ASEAN, Cơ chế quá cảnh Hải quan ASEAN, xây dựng và thực hiện Hiệp định Hải quan ASEAN mới và đặc biệt là xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Theo lộ trình cam kết giữa các nước ASEAN để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, các nước thành viên phải tiến hành thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Cụ thể, theo điều 5 của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN thì các quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện các Cơ chế một cửa quốc gia một cách kịp thời. Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore sẽ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của các nước này muộn nhất là vào năm 2008. Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam sẽ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của các nước này không chậm hơn năm 2012 [8]. Hơn nữa, ngày 22/11/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP về việc phê duyệt Hiệp định Hải quan ASEAN. Sau khi phê duyệt Hiệp định Hải quan ASEAN Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Hiệp định trong đó có cam kết về thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Triển khai lộ trình thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Việt Nam đã tích cực triển khai các điều kiện cần thiết cho Cơ chế một cửa quốc gia 1
- (NSW) như một "bước đệm" trước khi hòa nhập vào Cơ chế một cửa ASEAN đối với các loại hình giao dịch xuất nhập khẩu và quá cảnh tại một số địa bàn trọng điểm. Với vai trò là cơ quan đầu mối, từ nhiều năm qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực thực hiện các bước, tiến tới thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng lộ trình cam kết. Giai đoạn triển khai thực tế được thực hiện trong nửa cuối năm 2011 - căn cứ vào quyết định số 48/2011/QĐ-TTG của thủ tướng Chính phủ ngày 31/8/2011 về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Hiện nay các nước thành viên ASEAN đã thực hiện xong quá trình đàm phán và đưa ra Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Việt Nam dự kiến sẽ phê duyệt Hiệp định này vào tháng 12/2015. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế việc tạo thuận lợi cho thương mại Quốc tế của Việt nam chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xây dựng Cơ chế hải quan một cửa cũng xuất phát từ thực tiễn các giao dịch thương mại quốc tế và quá trình thông quan ở các nước thành viên có sự khác biệt, dẫn đến các yêu cầu về dữ liệu phục vụ cho quản lý thương mại và thông quan hàng hoá khác nhau. Doanh nghiệp phải khai báo lại nhiều lần các tiêu chí thông tin (khoảng 60-70% các tiêu chí thông tin) trong khi làm thủ tục với các Bộ ngành chức năng trong nước [3]. Nếu giao dịch được thực hiện trong phạm vi khu vực, thì thời gian và chi phí giao dịch cũng sẽ tăng theo cùng số lần khai báo lại các tiêu chí thông tin này [3]. Trong khi khối lượng giao dịch thương mại ở cấp độ quốc gia và khu vực không ngừng gia tăng nhanh chóng. Từ đó đặt ra nhu cầu phải thống nhất các yêu cầu quản lý, đơn giản và hài hoà thủ tục, cải cách mạnh mẽ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan và chủ thể liên quan đến quá trình thông quan hàng hoá trong mỗi quốc gia, sau là trong khu vực. Cơ chế một cửa ASEAN, mà giai đoạn đầu là các Cơ chế một cửa quốc gia chính là giải pháp và là mục tiêu mà các thành viên ASEAN hướng tới để giải quyết những vấn đề trên. 2
- Cơ chế hải quan một cửa vừa có tính chất linh hoạt trong Cơ chế một cửa chung của quốc gia, vừa có tính thích ứng chung với hải quan các nước trong khu vực. Với lý do và ý nghĩa nêu trên, nhằm góp phần vào thực hiện các mục tiêu của cơ chế “một cửa” tạo thuận lợi cho thông quan hàng hoá và phát triển kinh tế học viên lựa chọn đề tài “Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN” 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Vấn đề Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình thí điểm thực hiện giai đoạn 2 với sự tham gia của 6 Bộ ngành liên quan và vẫn đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lí và cơ sở hạ tầng để sẵn sàng kết nối với Cơ chế hải quan quan một cửa ASEAN. Đề tài Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết của Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN hoàn toàn phù hợp với mã ngành đào tạo thạc sĩ Luật quốc tế do đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu của môn khoa học Luật Kinh tế quốc tế. Từ trước đến này, vấn đề Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam chưa thực sự được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về mặt khoa học pháp lý cũng như các khoa học chuyên ngành khác. Có thể kể đến một số nghiên cứu đã được thực hiện có liên quan đến vấn đề này như: Cơ chế hải quan một cửa tạo thuận lợi cho thương mại [5]; Hài hoà và tiêu chuẩn hoá chỉ tiêu thông tin phục vụ xây dựng bộ chứng từ điện tử trong Cơ chế hải quan một cửa quốc gia [15]. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu, đánh giá về cơ chế hải quan một cửa quốc gia và một cửa ASEAN để từ đó đưa ra một số quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải 3
- pháp để thực hiện thành công cơ chế hải quan một cửa Việt Nam và một cửa ASEAN nhằm đem đến thuận lợi cho thương mại. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Bổ sung cơ sở lý luận về Cơ chế hải quan một cửa Việt Nam và một cửa ASEAN cho phát triển kinh tế của Việt Nam. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của một số nước thành viên ASEAN nhằm giúp hoàn thiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Việt Nam. - Đánh giá thực trạng Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam trong thời gian qua để tìm ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam. - Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam trong thời gian tới đồng thời nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài được lựa chọn không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của cơ chế hải quan một cửa quốc gia Việt Nam và một cửa ASEAN mà còn nêu lên được những đánh giá, phân tích những cơ hội và thách thức trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng, kinh nghiệm xây dựng cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật để thực hiện có hiệu quả cơ chế hải quan một cửa của Việt Nam và một cửa ASEAN 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế hải quan một cửa quốc gia Việt Nam hướng tới kết nối với Cơ chế một cửa ASEAN. 4
- Phạm vi nghiên cứu: Những quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về Cơ chế hải quan một cửa Việt Nam và Cơ chế một cửa ASEAN; Thực tiễn xây dựng và thực hiện cơ chế hải quan một cửa tại các nước ASEAN và Việt Nam nhằm thực hiện Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận chung về nhà nước, chính sách và pháp luật, phương pháp nghiên cứu, tham chiếu và tổng hợp từ các chuẩn mực, khuyến nghị quốc tế. Luận văn cũng dựa trên quan điểm, chính sách về hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN của Việt Nam; Ngoài ra Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: khảo sát, tổng hợp phân tích quy trình, tiêu chí thông tin trên cơ sở áp dụng các quy định hiện hành của cơ quan nhà nước kết hợp với các các khuyến nghị, hướng dẫn, chuẩn mực quốc tế và phương pháp lý luận thực tiễn, tổng hợp. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp bi ện chứng duy vật, phương pháp tổ ng hơ ̣p, thố ng kê, phương pháp phân tích, phương pháp quan sát, so sánh, ... 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa ASEAN Chương 2: Thực tiễn xây dựng và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa ASEAN Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Cơ chế hải quan một cửa quốc tại Việt Nam 5
- Chương 1 CƠ SỞ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA ASEAN 1.1. Khái niệm Cơ chế hải quan một cửa ASEAN 1.1.1. Khái niệm Khái niệm Cơ chế một cửa đã được các quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra bàn luận trong các cuộc thương thuyết. Cũng như vậy các thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Ban thư ký của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và cả ngành Hải quan cùng với nhiều tổ chức Chính phủ và quốc tế đã dành nhiều thời gian và nguồn lực để phát triển khái niệm Cơ chế một cửa. Tuy nhiên hiện nay không có một sự hiểu biết nhất quán chung về khái niệm này. Theo Trung tâm nghiên cứu về tạo thuận lợi thương mại và thương mại điện tử của Liên hợp quốc, Cơ chế một cửa được định nghĩa như sau: “Cơ chế một cửa là công cụ cho phép các bên tham gia vào hoạt động thương mại và vận tải nộp chứng từ và thông tin chuẩn hóa cho các cơ quan chính phủ dựa trên quy định liên quan đến XK, NK quá cảnh thông qua một điểm tiếp nhận duy nhất. Trường hợp thông tin được gửi dưới dạng điện tử thì thông tin chỉ cần gửi một lần” [15]; [29]. Khái niệm Một cửa cũng được định nghĩa theo quy định của pháp luật Việt Nam trong Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về quy chế thực hiện Cơ chế một cửa tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ: “Một cửa là cơ chế giải quyết công việc của một tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính Nhà nước” [19]. Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN sau đây 6
- gọi tắt là Hiệp định Một Cửa ASEAN có đưa ra định nghĩa về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) như sau: Cơ chế một cửa ASEAN là môi trường theo đó 10 Cơ chế một cửa quốc gia hoạt động và kết nối với nhau để đẩy nhanh việc giải phóng và thông quan hàng hoá [8]. Sơ đồ 1.1: Mô hình mang tính khái niệm của Cơ chế một cửa ASEAN [9] Việt Nam Brunei CămPuChia Indonesia Thái Lan Kết nối an toàn Lào Singapore Malaysia Philippines Myanmar Nguồn: Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN Theo khái niệm rộng, Cơ chế một cửa ASEAN hoạt động trong môi trường mà các đặc điểm của nó bao gồm việc kết nối và đồng bộ hoá không ngừng của các quy trình và tiêu chí thông tin được tiêu chuẩn hoá bởi các bên liên quan (Chính phủ và doanh nghiệp). Quá trình xử lý mang tính khái niệm và mối quan hệ chức năng trong Mô hình mang tính khái niệm của Cơ chế một cửa ASEAN như sau: 7
- Sơ đồ 1.2: Dòng xử lý thông tin mẫu của Cơ chế một cửa ASEAN [9] Tờ khai hải quan/ Tờ khai hải quan/ Hải quan thuế thuế Hải quan Cơ quan Chínhphủ Cơ quan Chínhphủ Kết Cơ chế nối Cơ chế Nộp thuế đảm Nộp thuế một cửa bảo một cửa Ngân hàng quốc gia quốc gia Ngân hàng và bảo hiểm “A” “B” và bảo hiểm Cộng đồng vận tải Bản lược khai Bản lược khai Cộng đồng /tàu/chuyến /tàu/chuyến vận tải bay/Thông tin xử lý Kết nối quốc tế bay/Thông tin xử lý Cộng đồng doanh nghiệp Chứng từ Chứng từ Cộng đồng thương mại thương mại doanh nghiệp Nguồn: Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN Như vậy, Cơ chế một cửa ASEAN sẽ là môi trường kết nối bảo mật, thay vì kết nối thương nhân, cộng đồng vận tải với các cơ quan Chính phủ như Cơ chế một cửa tại từng quốc gia thì Cơ chế một cửa ASEAN sẽ kết nối với tất cả các hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia của các quốc gia thành viên. Theo đó, thông tin về thương nhân, đơn vị vận tải, hàng hoá, tình trạng quản lý của các cơ quan Chính phủ sẽ dễ dàng được chia sẻ tham khảo đối chiếu tại tất cả các quốc gia thành viên. Cơ chế một cửa quốc gia là một hệ thống cho phép xuất trình dữ liệu và thông tin một lần, xử lý một lần và đồng bộ thông tin dữ liệu và ra quyết định một lần đối với việc giải phóng và thông quan hàng hoá. Cơ chế ra quyết định một lần được hiểu thống nhất là một điểm ra quyết định cho việc giải 8
- phóng/thông quan hàng hoá của cơ quan hải quan trên cơ sở các quyết định của các bộ ngành hữu quan, nếu yêu cầu được chuyển đến cơ quan hải quan một cách kịp thời. Như vậy Cơ chế một cửa quốc gia được coi là cơ sở đầu tiên cho việc thực hiện đầy đủ Cơ chế một cửa ASEAN. Cơ chế một cửa quốc gia cần là một trung tâm trung lập, an toàn và tin cậy cho doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và Chính phủ liên lạc trao đổi và xử lý thông tin liên quan đến thương mại để thông quan hàng hoá hiệu quả. Sau đây là mô hình mang tính khái niệm của Cơ chế hải quan một cửa quốc gia: Sơ đồ 1.3: Mô hình mang tính khái niệm của Cơ chế một cửa quốc gia [9] Trung gian Trung gian NGÂN HÀNG/ BẢO HIỂM BỘ/ NGÀNH Trung gian Trung gian CƠ CHẾ THỦ TỤC HQ MỘT CỬA CẤP ASEAN/KẾT NỐI HẢI QUAN QUỐC TẾ QUỐC GIA Trung gian Trung gian CỘNG ĐỔNG DOANG NGHIỆP VẬN TẢI Nguồn: Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN Với mô hình nêu trên cho thấy tại Việt Nam Cơ chế hải quan một cửa quốc gia thể hiện mối liên kết giữa sáu thành phần chính trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế bao gồm: i) Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm về thông quan và giải phóng hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu/quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh/nhập cảnh/quá cảnh; ii) Các cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải, thương mại quốc tế; iii) Các thể chế tài chính, ngân hàng, cơ quan bảo hiểm; iv) Cộng đồng vận 9
- tải, giao nhận; v) Cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xuất khẩu, nhập khẩu,...; vi) Các thành viên ASEAN và các đối tác thương mại khác trên toàn cầu. Trong mô hình mang tính khái niệm trên có thể thấy mối liên kết của các cấu phần thể hiện cụ thể như sau: Đối với các Bộ, ngành chức năng có vai trò cấp phép các loại giấy phép như giấy phép về chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO), cấp giấy phép về kiểm dịch động thực vật….; ngân hàng, bảo hiểm là nơi để doanh nghiệp đến thực hiện việc nộp thuế, đóng bảo hiểm thay vì việc phải đến từng cơ quan nộp các khoản tiền thuế, phí, lệ phí bảo hiểm như trước đây; Các đơn vị vận tải thực hiện việc giao nhận hàng hóa, xác nhận cổng cảng, thực hiện việc đăng kiểm cấp phép hàng không, đường bộ, đường thủy tất cả các thủ tục này đều được xác nhận online; Cộng đồng doanh nghiệp chính là đơn vị phải nộp tờ khai, thực hiện nghĩa vụ khai báo trung thực về hàng hóa, thuế, làm thủ tục xin cấp các loại giấp phép con; Kết nối quốc tế ở đây được hiểu là kết nối giữa các cơ chế một cửa quốc gia với nhau để cung cấp thông tin nhau giảm thời gian thông quan và giảm việc phải khai báo lại nhiều lần các tiêu chí thông trùng lập tại các quốc gia thành viên; Hải quan là cơ quan quan trọng nhất quyết định cuối cùng cho việc thông quan hàng hóa, tiếp nhận tờ khai hải quan, kiểm tra giấp phép của các Bộ ngành, xác nhận đóng thuế bảo hiểm của doanh nghiệp, giám sát hàng hóa phương tiện vận tải và xác nhận thông quan. Tại Việt Nam “Cơ chế một cửa hành chính” đang được áp dụng rất phổ biến trong lĩnh vực hành chính công. Do đó khái niệm “Cơ chế một cửa quốc gia” dễ bị đồng nhất với khái niệm “Cơ chế một cửa hành chính” tuy nhiên đây là hai khái niệm có nội hàm rất khác nhau cụ thể: 10
- Tiêu chí Cơ chế một cửa quốc gia Cơ chế một cửa hành chính Đối Mối quan hệ giữa doanh nghiệp Các đơn vị trong nội bộ một tượng và các chủ thể kinh tế (ngân hàng, cơ quan quản lý với công vận tải, các hiệp hội ngành dân/doanh nghiệp nghề…) với hệ thống các cơ quan chính phủ có liên quan Phạm vi Gắn liền, kết nối một loạt các thủ Gắn với từng thủ tục hành tục, quy định phục vụ hoạt động chính cụ thể và riêng rẽ thương mại và vận tải quốc tế Hồ sơ Tập hợp các yêu cầu về hồ sơ, chứng Từng bộ hồ sơ riêng rẽ do từ do tất cả các cơ quan chính phủ có từng cơ quan chính phủ yêu liên quan đến một giao dịch thương cầu để thực hiện một thủ tục mại hoặc vận tải quốc tế đưa ra từ hành chính xác định thời điểm cấp phép tới thời điểm ra quyết định cuối cùng Ra quyết Tổng hợp tất cả các quyết định của Đưa ra các quyết định riêng định các cơ quan chính phủ có liên quan rẽ của từng cơ quan chính đến giao dịch để đưa ra quyết định phủ trong một thủ tục xác cuối cùng về giao dịch đó định Luân Tự động luân chuyển thông tin Thể nhân phải tự tập hợp tất chuyển trong nội bộ các cơ quan chính cả các quyết định từ nhiều cơ thông tin phủ và cung cấp quyết định tại quan chính phủ khác nhau một điểm trả lời duy nhất Trong bài viết của mình tác giả đề cập đến khái niệm Cơ chế hải quan một cửa vậy Cơ chế hải quan một cửa thực chất là lấy từ khái niệm Cơ chế một cửa tuy nhiên ở đây nhằm nhấn mạnh đến vai trò của cơ quan hải quan trong việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Vai trò của cơ quan hải quan đã 11
- được thể hiện trong Quyết định số Quyết định số 2120/QĐ-TTg ngày 29/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia đó là quy định Tổng cục hải quan là cơ quan đầu mối triển khai Cơ chế một cửa. Việc quy định Tổng cục hải quan là cơ quan đầu mối để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia sẽ rất thuận lợi vì cơ quan hải quan là cơ quan duy nhất tham gia vào mọi giao dịch thương mại quốc tế, là cơ quan ra quyết định cuối cùng đối với việc thông quan hàng hoá. Thực tế, đa số các nước thành viên ASEAN đã chỉ định cơ quan hải quan làm đầu mối về vấn đề này. Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN vận hành theo nguyên tắc tạo ra môi trường liên thông giữa các cơ quan của Chính phủ thành một hệ thống duy nhất. Hệ thống này khi phản hồi công việc với công dân hay cộng đồng doanh nghiệp chỉ thông qua một cửa duy nhất, các vấn đề của công dân hay doanh nghiệp giao dịch hệ thống sẽ tự động gửi đến các bộ, ngành có liên quan. Khi xử lý một vấn đề hệ thống của các bộ ngành sẽ xử lý đồng thời và hồi đáp lại phía cơ quan giải quyết trên cơ sở ý kiến giải quyết của tất cả các bộ, ngành. 1.1.2. Nội dung của Cơ chế hải quan một cửa ASEAN Cơ chế hải quan một cửa ASEAN hướng tới việc thiết lập một môi trường tiêu chuẩn, đơn giản và khả thi cho thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu trong khu vực và mang lại lợi ích cho tất cả những bên liên quan. Những lợi ích nhìn thấy ngay đó là giảm thời gian thông quan, giảm bớt các nguồn lực cần sử dụng của tất cả các bên kể cả cơ quan hải quan để quản lý được sự lưu chuyển hàng hoá qua biên giới. Cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhằm thuận lợi hoá thương mại đối với các yêu cầu về thủ tục của các Bộ và cơ quan chức năng của Chính phủ chịu trách nhiệm liên 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 313 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 216 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 173 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 82 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 156 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn