intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là làm rõ hơn trong nhận thức chung về công tác điều tra cơ bản; đánh giá được thực trạng công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nói chung và lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua; rút ra được những ưu điểm, kinh nghiệm, tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của cả nước và trong khu vực. Trong những năm qua, Thành phố đã phát triển nhanh về mọi mặt. Theo đó, là sự gia tăng dân số cơ học, hình thành nhiều loại hình kinh tế đa dạng, sự hòa nhập với quốc tế, nảy sinh nhiều thuận lợi và khó khăn của chính nền kinh tế thị trường … Cũng vì thế, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp; sự trà trộn và ẩn náu của tội phạm, tiềm ẩn nhiều nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, xuất hiện nhiều yếu tố khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng tới công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Toàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 24 quận, huyện (19 quận và 05 huyện), với 259 phường, 58 xã và 05 thị trấn. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, đến hết tháng 6 năm 2007, trên địa bàn TP.HCM có 1.244.176 hộ thực tế cư trú, với 6.443.638 nhân khẩu, trong đó, riêng số nhân khẩu tạm trú diện KT4 (vãng lai, thời vụ, không cố định …) là 862.322 người; người nước ngoài ở khu vực có 1326 hộ, với 4636 người. -Về quản lý đối tượng thuộc hệ quản lý hành chính đang thực tế cư trú: Có 149.005 đối tượng, trong đó 94.752 đối tượng chính trị, 36.314 đối tượng hình sự, 1830 đối tượng kinh tế, 7782 đối tượng ma tuý, 4913 đối tượng tệ nạn xã hội, 2534 thanh thiếu niên hư, phạm pháp … -Có 5304 đối tượng sưu tra (3393 về hình sự, 469 về kinh tế, 1473 về ma tuý). 1
  2. -Có 31.315 đối tượng tù tha về (26.974 hình sự, 860 kinh tế, 3481 ma tuý) … Trong các biện pháp công tác của lực lượng Công an nói chung và Cảnh sát nhân dân nói riêng, công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân là một hệ thống hoạt động nghiệp vụ có tính cốt lõi, là cơ sở, nền tảng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, góp phần to lớn cho công tác giữ gìn an ninh trật tự, thời gian qua công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân vẫn còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại cả về trong qui trình, quy định, lẫn trong việc tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, ngày 06/06/2003, Bộ Công an có Chỉ thị số 05/CT-BCA(C11), về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới. Kèm theo đó là các Quyết định số 360/QĐ (Qui định về công tác điều tra cơ bản), 361/QĐ (Qui định về công tác sưu tra, công tác xác minh hiềm nghi), 362/QĐ (Qui định về công tác đấu tranh chuyên án) và 363/QĐ (Qui định về công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật). Mục đích chính là để nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cũng là xuất phát từ những yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; quá trình xây dựng nền dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp … đòi hỏi các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân phải được đổi mới, phù hợp thực tiễn. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, điều tra cơ bản là hoạt động có tính chất khởi nguồn và đóng vai trò định hướng cho các mặt nghiệp vụ khác. Kết quả điều tra cơ bản không những phục vụ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ của ngành mà còn phục vụ cho Đảng, chính quyền chỉ đạo công 2
  3. tác một cách đồng bộ và hiệu quả. Nếu thực hiện tốt công tác này, vừa tạo điều kiện thực hiện tốt các công tác khác trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước như phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, vừa tạo điều kiện, hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Trong những năm vừa qua, trên tinh thần các văn bản của Bộ Công an, dựa vào các điều kiện thực tiễn, công tác nghiệp vụ cơ bản nói chung và công tác điều tra cơ bản nói riêng đã được Công an Thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm và có những văn bản tổ chức thực hiện thực hiện cụ thể. Theo đánh giá chung của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nói chung và của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện theo Hướng dẫn số 32/HD- CATP(PC13) về công tác nghiệp vụ cơ bản đã phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác an ninh trật tự nói riêng, góp phần cho sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của Thành phố, tạo sự ổn định cơ bản để phát triển mọi mặt. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đôi khi chưa cập nhật sát thực tiễn, độ chính xác của số liệu còn vướng mắc, yếu tố khoa học kỹ thuật chưa được ứng dụng nhiều … . Do vậy, cũng đã xảy ra những tình huống, vụ việc nghiêm trọng, bất ngờ vì ta chưa kịp nắm đuợc những nguyên nhân, điều kiện, biểu hiện ngay từ ban đầu. Cụ thể, qua tìm hiểu đánh giá về công tác nghiệp vụ cơ bản 06 tháng đầu năm 2007 của Công an Thành phố, cho thấy công tác điều tra cơ bản còn mang tính hành chính và hầu hết mới thực hiện được bước thu thập tài liệu và đăng ký hồ sơ; chưa triển khai việc hệ thống hóa, đánh giá, phân tích tài liệu, do đó việc đề xuất các biện pháp phòng chống tội phạm còn hạn chế. Một số Cán bộ chiến sỹ nhận thức về công tác điều tra cơ bản chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa phân biệt rõ được giữa nội dung điều tra cơ bản với nội dung 3
  4. sưu tra chuyên đề và nhầm lẫn giữa hệ loại đối tượng điều tra cơ bản và hệ loại đối tượng sưu tra. Chất lượng hồ sơ điều tra cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu; tình hình, số liệu tài liệu được thu thập còn tản mạn và chưa được bổ sung thường xuyên. Công tác điều tra cơ bản tuy tốn nhiều thời gian công sức, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm. Từ thực trạng trên, để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác giữ gìn an ninh trật tự trong tình hình mới tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” làm Luận văn thạc sỹ luật học là đòi hỏi thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết chuyên đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn như: - Quản lý nhà nước về nhân khẩu, hộ khẩu trong tình hình mới – Thực trạng và giải pháp (Đề tài khoa học cấp Bộ của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an – năm 1996). - Sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội với các lực lượng Cảnh sát nghiệp vụ khác trong điều tra và phòng ngừa tội phạm (Luận án Tiến sỹ luật học của Đỗ Thái Học – bảo vệ năm 2001). - Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn Thành phố Hải Phòng – Thực trạng và giải pháp (Luận án tiến sỹ luật học của Trần Vĩnh - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2004). 4
  5. - Vai trò của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Thành phố Hà Nội trong điều tra các vụ án hình sự (Luận văn thạc sỹ luật học của Chữ Đức Trường, bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2005). - Bài viết về chuyên đề “Nội dung và kết quả thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm” (Năm 2005, người biên soạn: PGS.TS Trần Phương Đạt, Học viện Cảnh sát nhân dân). Ngoài ra, còn có một số bài viết có liên quan đến đề tài được đăng trên các báo, tạp chí của lực lượng Công an nhân dân và trong kỷ yếu một số cuộc hội thảo, hội nghị cấp Bộ. Tuy nhiên, các công trình đã công bố mới chỉ nghiên cứu những vấn đề khác của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, đề tài này không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố từ trước đến nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của của đề tài luận văn Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là làm rõ hơn trong nhận thức chung về công tác điều tra cơ bản; đánh giá được thực trạng công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nói chung và lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua; rút ra được những ưu điểm, kinh nghiệm, tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5
  6. Để đạt được những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn là: - Làm rõ những vấn đề cơ bản trong công tác điều tra cơ bản và các cơ sở pháp lý, các qui định có liên quan của Bộ, của Công an Thành phố Hồ Chí Minh về công tác điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. - Đánh giá đúng thực trạng công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; rút ra những nhận xét về ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong công tác này. - Trên cơ sở đó, dự báo các tình hình có thể diễn ra liên quan đến công tác điều tra cơ bản, để đề xuất đưa ra các giải pháp góp phần làm cho công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm được toàn diện hơn, hiệu quả hơn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về công tác điều tra cơ bản nói chung, công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng, nhằm phục vụ cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội mà chủ yếu là cấp quận và phường (cấp cơ sở), tại Công an Thành phố Hồ Chí Minh; thời gian khảo sát, nghiên cứu là từ năm 2002 đến tháng 06 năm 2007. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài - Phương pháp luận: 6
  7. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước; qui định của Bộ Công an về công tác điều tra, công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong đấu tranh, phòng chống tội phạm và lý luận chung về tội phạm học và điều tra tội phạm. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Cụ thể là: Tiến hành thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp luật và các đề tài có liên quan đến công tác điều tra cơ bản. Nghiên cứu các báo cáo, các tổng kết, tài liệu tập huấn … về công tác điều tra cơ bản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. + Phương pháp thống kê. Cụ thể là: Thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá tổng hợp số liệu, tình hình về công tác an ninh trật tự nói chung và công tác điều tra cơ bản nói riêng của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có hoạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Cụ thể là: Thông qua các tài liệu, khảo sát hoạt động thực tiễn trong điều tra cơ bản phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó rút ra các vấn đề về thực trạng, để làm cơ sở dự báo tình hình và đề ra các giải pháp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn Về mặt lý luận, trong phạm vi và khả năng nghiên cứu, tác giả mong mỏi được góp phần nhỏ làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu của các trường Công an nhân dân. 7
  8. Về mặt thực tiễn, góp phần thúc đẩy công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trong đó có tại Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Đảm bảo việc thực hiện đúng yêu cầu, đúng pháp luật, kịp thời về tiến độ, phục vụ tốt cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn. 7. Cấu trúc của đề tài luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, nội dung đề tài luận văn được trình bày theo 3 Chương, 09 tiết. 8
  9. Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN NÓI CHUNG VÀ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI NÓI RIÊNG 1.1. Nhận thức chung về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân 1.1.1. Vai trò của công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân là một hệ thống hoạt động nghiệp vụ có tính cốt lõi, là cơ sở, nền tảng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Đây cũng là hoạt động nghiệp vụ có tính đặc thù mà Đảng và Nhà nước giao cho lực lượng Cảnh sát nhân dân tiến hành nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời phát hiện, điều tra, khám phá tội phạm. Trên cơ sở xác định rõ vai trò, cũng như tổng kết thực tiễn, ngày 06/06/2003 Bộ trưởng Bộ Công an có Chỉ thị số 05/CT-BCA(C11) về chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới. Trong Chỉ thị này có nêu rõ: “Trong quá trình triển khai thực hiện các quyết định 31/QĐ-BNV(C11) ngày 28/02/1995, Quyết định 225/QĐ-BNV(C11) ngày 17/08/1994 và Quyết định 658, 659/QĐ- BCA(C11) ngày 10/10/1998 của Bộ, công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân đã được chấn chỉnh, từng bước nâng cao chất lượng, phục vụ có hiệu quả hơn công tác phòng, chống tội phạm, nhất là từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 9
  10. 13/1998/CT-BCA(C11) của Bộ trưởng về tăng cường công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật trong tình hình mới, nhận thức của cán bộ, chiến sỹ về công tác nghiệp vụ cơ bản được nâng cao, quá trình thực hiện có nhiều chuyển biến phù hợp hơn với tình hình và các yêu cầu thực tiễn, đã chủ động kết hợp giữa công tác nghiệp vụ cơ bản với việc thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP, chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phát động được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội …”. [ 7 ] Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng ta cần có những nhận thức đúng hơn về vai trò của công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân, đó là : - Thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản là sự cụ thể hoá quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Công an trong tình hình mới theo Nghị quyết số 40/NQ-TW ngày 08/11/2004 của Bộ Chính trị. Theo đó, lực lượng Công an nhân dân được thực hiện các biện pháp công tác: Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học-kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang. Tại điểm 6, Điều 14, Chương II của Luật Công an nhân dân cũng có qui định về vấn đề này. - Công tác nghiệp vụ cơ bản là một trong những nội dung công tác trọng tâm và đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân, đảm bảo cho lực lượng Cảnh sát nhân dân thực hiện được vai trò nòng cốt của mình trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đây là vấn đề đã được khẳng định từ trước đến nay và trong tình hình mới chúng ta càng phải nhấn mạnh để chú trọng, tập trung thực hiện cho đúng với tầm quan trọng của nó. 10
  11. Tính cơ bản và đặc biệt quan trọng của công tác nghiệp vụ cơ bản thể hiện ở chỗ: Trước tiên, đó là phương thức hoạt động giúp cho lực lượng Cảnh sát nhân dân chủ động nắm được tình hình có liên quan để triển khai toàn bộ các hoạt động phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội một cách có chiến lược, có kế hoạch, có tính đột phá; chủ động phòng ngừa và phát hiện tội phạm để ngăn chặn, đấu tranh ngay từ việc quản lý con người một cách có trọng tâm; huy động được sức mạnh của quần chúng vào công tác nghiệp vụ; sử dụng “vũ khí”, chiến thuật nghiệp vụ bí mật để đấu tranh một cách chủ động với các hoạt động tinh vi, xảo quyệt của bọn tội phạm. Mặt khác, tính cơ bản của các mặt công tác này còn được thể hiện ở chỗ, kết quả của nó được kế thừa và phát huy trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân, nhất là trong điều tra, khám phá tội phạm, nếu công tác nghiệp vụ cơ bản không có hiệu quả tốt sẽ dẫn đến việc điều tra, xử lý nhiều vụ án gặp bế tắc, việc phát hiện tội phạm thiếu tính chủ động dẫn đến tình trạng chạy theo vụ việc, chạy theo tình hình, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự của lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng. 1.1.2. Nội dung công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân Qua nghiên cứu, công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân gồm những mặt công tác chính như sau: Một là, công tác điều tra cơ bản: Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân là một bộ phận của công tác điều tra nghiên cứu, có nhiệm vụ thu thập rộng rãi có hệ thống các thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan ở một địa bàn, tuyến, lĩnh vực, hệ loại đối tượng … phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Hai là, công tác sưu tra và công tác xác minh hiềm nghi: 11
  12. - Công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân là công tác điều tra nghiên cứu về những người có điều kiện, khả năng phạm tội hoặc đang có những biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội về hình sự, kinh tế, ma tuý nhằm mục đích nắm tình hình diễn biến hoạt động của các loại đối tượng, phát hiện tội phạm; đồng thời tìm ra những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế – xã hội … để đề xuất những biện pháp tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả các mặt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự. - Xác minh hiềm nghi trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là những người, việc, hiện tượng nghi vấn hoạt động phạm tội mà lực lượng Cảnh sát nhân dân phải tiến hành khẩn trương xác minh làm rõ để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm. Hiềm nghi được xác lập khi có các căn cứ theo qui định. Công tác xác minh hiềm nghi của lực lượng Cảnh sát nhân dân là xác lập và tập trung xác minh làm rõ nghi vấn và đi đến kết luận có hoạt động phạm tội hay không. Ba là, công tác đấu tranh chuyên án. Chuyên án trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân là hoạt động điều tra trinh sát, có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, phương tiện kỹ thuật, chiến thuật nghiệp vụ, nhằm vào những đối tượng nguy hiểm, phức tạp đã xác định để phòng ngừa, ngăn chặn và khám phá, truy bắt tội phạm, đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Bốn là, công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Trong công tác này, gồm các nội dung chính: - Xây dựng, sử dụng đặc tình của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Đặc tình là người cộng tác bí mật đặc biệt của lực lượng Cảnh sát nhân dân, ngoài biên chế của Công an nhân dân, được tuyển chọn, tổ chức và hoạt động theo 12
  13. những quy định chặt chẽ, thống nhất để thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội. - Xây dựng, sử dụng cộng tác viên danh dự của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Cộng tác viên danh dự của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội là người có vị trí quan trọng và uy tín trong xã hội hoặc người có phẩm chất đạo đức tốt và có trình độ về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, chuyên môn kỹ thuật; tự nguyện cộng tác bí mật với lực lượng Cảnh sát nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ trật tự an toàn xã hội. - Xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Cơ sở bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân là người tự nguyện cộng tác bí mật với lực lượng Cảnh sát nhân dân, được xây dựng và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, tuyến, địa bàn để phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. - Xây dựng, sử dụng hộp thư bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Hộp thư bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân bao gồm nhà ở của công dân; những căn phòng, căn nhà do lực lượng Cảnh sát nhân dân thuê, mượn hoặc được nhà nước giao quản lý, để sử dụng làm nơi tổ chức kết nạp, liên lạc, sinh hoạt bí mật với đặc tình. Trong triển khai thực hiện, phải thấy hết được mối quan hệ khăng khít giữa các mặt công tác điều tra cơ bản – sưu tra, xác minh hiềm nghi – đấu tranh chuyên án – xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật. Mỗi mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, từ điều tra cơ bản, sưu tra, xác minh hiềm nghi, đấu tranh chuyên án đến xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật là một khâu trong quá trình điều tra về tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Nội dung cần thiết trong cơ cấu công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân phải tương ứng và phù hợp với yêu cầu khách quan 13
  14. của công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và điều tra, khám phá tội phạm, theo một chu trình từ khâu mở đầu đến khâu kết thúc. Theo lý luận trong tội phạm học, hành vi phạm tội nói chung thường diễn biến theo quy luật: Nguyên nhân, điều kiện phát sinh – tác động vào đối tượng – xuất hiện ý định phạm tội – chuẩn bị thực hiện hành vi – thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm phải thực hiện theo các khâu tương ứng, từ việc tiến hành công tác điều tra cơ bản để nghiên cứu, thu thập tình hình, xác định các địa bàn, tuyến, lĩnh vực, các đối tượng có thể bị xâm hại … ; qua công tác sưu tra nhằm quản lý các đối tượng có nhiều yếu tố dễ bị tác động, hoặc đã bị tác động bởi các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm làm xuất hiện ý định phạm tội; tiếp đến, bằng công tác xác minh hiềm nghi để xác định sự thật về các dấu hiệu, biểu hiện về ý định phạm tội chuyển sang chuẩn bị hoặc thực hiện hành vi phạm tội để có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh, đồng thời thông qua công tác đấu tranh chuyên án để tổ chức các chiến thuật nghiệp vụ nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm, bắt giữ đối tượng phạm tội nguy hiểm. Ngoài ra, trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu để thực hiện các nhiệm vụ này, một biện pháp mang lại hiệu quả cao và không thể thiếu được, đó là sử dụng người cộng tác bí mật có điều kiện, khả năng tiếp cận đối tượng và thu thập thông tin, tài liệu. Trên cơ sở xác định công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân bao gồm các công tác chính: Điều tra cơ bản; sưu tra, xác minh hiềm nghi; dấu tranh chuyên án; xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật. Trong quá trình phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, các công tác trên được kết hợp thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuỳ từng loại đối tượng và tình huống nghiệp vụ cụ thể, việc tiến hành các nội dung công tác có thể tuân theo tuần tự từ điều tra cơ bản, sưu tra, xác minh hiềm nghi, đấu tranh chuyên án; hoặc cũng có thể bỏ qua một số khâu nhất định để đảm bảo hiệu 14
  15. quả phòng ngừa, ngăn chặn, triệt phá tội phạm, như từ sưu tra có thể chuyển ngay sang xác lập, đấu tranh chuyên án … Tuy nhiên, trong tổng thể chung đó là một quá trình điều tra nghiên cứu mang tính chủ động và khách quan, đi từ diện đến điểm, từ nông đến sâu, giữa các mặt công tác có sự kế thừa, tương hỗ lẫn nhau trong mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ của các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản còn thể hiện ở sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các mặt công tác, việc thực hiện công tác này là điều kiện đảm bảo hiệu quả của công tác khác. Ví dụ như phải làm tốt công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật thì mới có cơ sở thông tin, tài liệu để quản lý đối tượng sưu tra, xác minh hiềm nghi, đấu tranh chuyên án; ngược lại, làm tốt công tác sưu tra sẽ có cơ sở cho việc phát triển hiềm nghi, chuyên án và phát hiện, lựa chọn con người phù hợp để xây dựng và bố trí vào mạng lưới bí mật. Công tác nghiệp vụ cơ bản còn có mối quan hệ xuyên suốt trong toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân, nhất là có mối quan hệ khăng khít với công tác điều tra hình sự; quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân; công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội; các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, khoa học hình sự; tuần tra, kiểm soát vũ trang; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa bàn cơ sở … Các mặt công tác này phải thường xuyên có sự hỗ trợ, cung cấp thông tin, tài liệu cho nhau, đồng thời có thể hỗ trợ tác chiến trong những trường hợp cần thiết. Thấy hết được những mối quan hệ này, để chúng ta thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ một cách đồng bộ, khi làm việc này thì phải chú ý nghiên cứu phát triển cho việc khác, muốn làm tốt việc này thì phải làm có hiệu quả việc kia, tạo cho công tác nghiệp vụ có hệ thống, kế thừa liên tục các thành quả đã đạt được, khắc phục tình trạng rời rạc, cục bộ, kém hiệu quả. 15
  16. Trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân cần phải vươn lên về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm có tính quốc tế và việc mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm. Đây là yêu cầu có tính khách quan, vì tình hình tội phạm quốc tế hoạt động rất phức tạp và có xu hướng gia tăng nguy hiểm trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới và phát triển và phát triển kinh tế đất nước, với xu thế hội nhập, đa phương hoá, đa dạng hoá. Việt Nam đã trực tiếp tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC), gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tiếp tục tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới. Bên cạnh những thuận lợi, do tác động của những yếu tố tiêu cực nảy sinh, tình hình an ninh trật tự nói chung và tình hình hoạt động của bọn tội phạm nói riêng cũng sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, hoạt động của loại tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia sẽ gia tăng trên nhiều phương diện, hoạt động của chúng diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, trong quan hệ đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch …; bên cạnh đó là hoạt động buôn ma tuý, buôn bán vũ khí, buôn bán người, khủng bố, cướp biển, tội phạm lẩn trốn ra nước ngoài … Trong một số lĩnh vực, đã xuất hiện tội phạm quốc tế liên quan đến Việt Nam và có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là tội phạm về ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lừa đảo trong kinh doanh, dịch vụ. Xác định rõ vấn đề này, trong các văn bản của Bộ đã có phần qui định về đối tượng sưu tra là người nước ngoài, xây dựng đặc tình người nước ngoài, đặc tình ngoại biên … để đảm bảo cơ sở cho việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế, các đơn vị, địa phương chưa thực hiện được nhiều, mà nguyên nhân chủ yếu là năng lực trong lĩnh vực 16
  17. này còn hạn chế, điều kiện đảm bảo còn thiếu. Vì vậy, công tác nghiệp vụ cơ bản trong thời gian tới cần phải nghiên cứu biện pháp để đẩy mạnh trên các lĩnh vực có yếu tố nước ngoài, đảm bảo cho việc tổ chức phòng, chống các tội phạm có yếu tố nước ngoài được chủ động ngay từ đầu, cần tập trung phòng ngừa khi tình hình còn chưa đến mức quá phức tạp; đồng thời phải nâng cao trình độ, khả năng chuyên môn về phòng, chống tội phạm mới có thể đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội phạm hoạt động trên phạm vi quốc tế có liên quan đến Việt Nam và yêu cầu hợp tác với các nước trong phòng, chống tội phạm. 1.2. Nhận thức chung về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân 1.2.1. Khái niệm, vai trò của công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân luôn được chú trọng thực hiện, thông qua các văn bản của Bộ, ngành như Quyết định số 31/QĐ-BNV(C11) ngày 28/02/1995, Quyết định số 225/QĐ-BNV(C11) ngày 17/08/1994, các Quyết định số 658, 659/QĐ-BCA(C11) về công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật. Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng, công tác, chiến đấu, các quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân trước đây có những nội dung còn thiếu hoặc không còn phù hợp, chậm được bổ sung, đổi mới; trong đó chưa có văn bản quy định riêng chính thức về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Trên tinh thần nhằm nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát nhân đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới, Bộ Công an có ra Chỉ thị số 05/CT- BCA(C11) ngày 06/06/2003 về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp 17
  18. vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới; kèm theo đó có Quyết định số 360/2003/QĐ-BCA(C11) ngày 06/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an, về việc ban hành Qui định công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Điều 1 của Quyết định 360 nói trên đã nêu rõ: “Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân là một bộ phận của công tác điều tra nghiên cứu, có nhiệm vụ thu thập rộng rãi có hệ thống các thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan ở một địa bàn, tuyến, lĩnh vực, hệ loại đối tượng … phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Công tác điều tra cơ bản là cơ sở quan trọng xác định những hệ loại đối tượng, tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội; phát hiện việc, hiện tượng, con người liên quan đến trật tự an toàn xã hội một cách có hệ thống; làm cơ sở đề ra các chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội”. [ 9 ] Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể thấy được một số điểm về vai trò và ý nghĩa của công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân: - Đây là văn bản đầu tiên của Bộ Công an mang tính thống nhất các văn bản khác về nội dung công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân. - Trong công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân bao gồm các mặt công tác cụ thể như: Công tác điều tra cơ bản; công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi; công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật; công tác đấu tranh chuyên án. Các mặt công tác cụ thể có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó công tác điều tra cơ bản là bước khởi nguồn, định hướng cho các mặt công tác nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn xã hội. 18
  19. - Mối quan hệ giữa các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản thể hiện ở sự kế thừa và phát triển từ công tác này đến công tác khác, nhưng khởi nguồn chủ yếu là từ điều tra cơ bản. Từ công tác điều tra cơ bản để nắm tình hình, nắm những vấn đề tích cực và tiêu cực tác động đến tình hình hoạt động của tội phạm, phân loại tính chất địa bàn, tuyến, lĩnh vực, xác định các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, trọng điểm về vấn đề gì, mức độ thế nào … để từ đó tập trung công tác sưu tra, tính toán xây dựng và bố trí mạng lưới bí mật; từ công tác sưu tra, quản lý đối tượng để một mặt chủ động giáo dục, ngăn ngừa các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật, mặt khác chủ động phát hiện các dấu hiệu nghi vấn phạm tội, kịp thời xác lập và xác minh hiềm nghi hoặc xác lập chuyên án để tập trung lực lượng đấu tranh, ngăn chặn, khám phá, xử lý … - Công tác điều tra cơ bản thực chất là bước đi đầu tiên cho các bước tiếp theo, quan hệ đan xen và ràng buộc chặt chẽ cùng một mục tiêu là nhận rõ sự việc, hiện tượng, con người liên quan hoạt động phạm tội; địa bàn phức tạp liên quan đến trật tự an toàn xã hội … Phát hiện các sơ hở, yếu kém trong quản lý; nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc bị tội phạm lợi dụng … Từ đó đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm có hiệu quả. - Kết quả công tác điều tra cơ bản không những phục vụ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ của ngành, mà qua điều tra cơ bản giúp nắm chắc tình hình, phát huy được vai trò tham mưu của lực lượng Cảnh sát nhân dân đối với cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Do đó, phải biết cách sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, nhiều thành phần, lực lượng, nhưng đảm bảo yêu tố nghiệp vụ để thực hiện một số nội dung của điều tra cơ bản. 19
  20. 1.2.2. Đối tượng, nội dung của công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân Theo nội dung trong Hướng dẫn số 2400/HD-C11(C12) ngày 30/09/2003 của Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an), về thực hiện các Quyết định số 360, 361, 362, 363 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các Quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân, đối tượng của công tác điều tra cơ bản bao gồm: Địa bàn, tuyến, mục tiêu, lĩnh vực, hệ loại đối tượng. Trong đó: - Địa bàn trong công tác điều tra cơ bản bao gồm: Các địa bàn hành chính: Xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các địa bàn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. - Tuyến trong công tác điều tra cơ bản là phạm vị địa lý- xã hội, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gồm nhiều khu vực, địa bàn, gắn với các trục giao thông hoặc gắn với các đường biên giới, đường phân ranh giữa các vùng, miền. - Mục tiêu trong công tác điều tra cơ bản gồm các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội của Trung ương và địa phương do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ theo qui định. Giới hạn điều tra cơ bản đối với mục tiêu và những khu vực xung quanh có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu. - Lĩnh vực trong công tác điều tra cơ bản là phạm vi hoạt động có tính chuyên biệt của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân … theo các ngành, nghề và các lĩnh vực quản lý xã hội, như lĩnh vực du lịch; lĩnh vực bưu chính-viễn thông; lĩnh vực tài chính-ngân hàng; lĩnh vực thương mại, xuất-nhập khẩu … 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0