Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
lượt xem 8
download
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm pháp lý về giao dịch dân sự, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, thực tế áp dụng quy định pháp luật về điều kiện có hiệu của hợp đồng dân sự. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, đảm bảo tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp, giảm "độ chênh" giữa pháp luật và đời sống thực tiễn,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC TÚ LOAN ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2009
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC TÚ LOAN ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Thanh Hµ néi - 2009
- Môc lôc Trang Trang phô b×a Lêi cam ®oan Môc lôc Danh môc tõ viÕt t¾t më §Çu 1 Ch-¬ng 1: c¬ së lý luËn cña ®iÒu kiÖn cã hiÖu lùc cña 6 hîp ®ång d©n sù vµ hËu qu¶ ph¸p lý cña nã 1.1. Hîp ®ång d©n sù vµ nh÷ng ®Æc thï cña nã trong hÖ thèng 6 ph¸p luËt d©n sù 1.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh hợp đồng 6 bằng pháp luật 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự 14 1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng dân sự 14 1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự 15 1.2. VÊn ®Ò lý luËn vÒ ®iÒu kiÖn cã hiÖu lùc cña hîp ®ång 18 1.2.1. Nhận thức chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 18 1.2.2. Vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 21 dân sự 1.3. Hậu qu¶ ph¸p lý của hợp đồng dân sự vô hiệu 36 Ch-¬ng 2: ®iÒu kiÖn cã hiÖu lùc cña hîp ®ång d©n sù 43 theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt d©n sù viÖt nam vµ thùc tiÔn ¸p dông 2.1. §iÒu kiÖn cã hiÖu lùc cña hîp ®ång d©n sù theo ph¸p luËt 43 1
- ViÖt Nam hiÖn hµnh 2.1.1. Ng-êi tham gia giao kÕt hîp ®ång cã n¨ng lùc hµnh vi 43 d©n sù 2.1.2. Môc ®Ých vµ néi dung cña hîp ®ång d©n sù kh«ng tr¸i 54 ph¸p luËt, ®¹o ®øc x· héi 2.1.3. Ng-êi tham gia giao kÕt hîp ®ång hoµn toµn tù nguyÖn 60 2.2. H×nh thøc cña hîp ®ång lµ ®iÒu kiÖn cã hiÖu lùc trong 63 tr-êng hîp ph¸p luËt cã quy ®Þnh 2.3. NhËn xÐt ®èi víi quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ ®iÒu kiÖn cã 67 hiÖu lùc cña hîp ®ång d©n sù vµ thùc tiÔn ¸p dông 2.3.1. Mét sè nhËn xÐt ®èi víi quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ ®iÒu 67 kiÖn cã hiÖu lùc cña hîp ®ång d©n sù 2.3.2. Mét sè vÊn ®Ò tõ thùc tiÔn ¸p dông c¸c quy ®Þnh cña ph¸p 73 luËt vÒ ®iÒu kiÖn cã hiÖu lùc cña hîp ®ång d©n sù cÇn nghiªn cøu gi¶i quyÕt 2.3.2.1. Hạn chế sự vô hiệu hóa các quan hệ hợp đồng dân sự 73 2.3.2.2. Hạn chế sự thiếu rõ ràng của quy định pháp luật về hợp 73 đồng dân sự vô hiệu 2.3.2.3. Cần phải có quy định rõ ràng, cụ thể trong việc xử lý hợp 74 đồng vô hiệu 2.3.2.4. Về quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng, 74 giao dịch vô hiệu (Điều 136, Bộ luật dân sự) Ch-¬ng 3: thùc tr¹ng ¸p dông c¸c quy ®Þnh cña ph¸p 78 luËt ®Ó gi¶I quyÕt c¸c tranh chÊp vÒ hîp ®ång vi ph¹m c¸c ®iÒu kiÖn cã hiÖu lùc cña hîp ®ång vµ ph-¬ng h-íng hoµn thiÖn 2
- 3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh 78 chấp về hợp đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định 80 của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật dân sự 3.3. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp 82 luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự 3.3.1. Hoàn thiện lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 82 dân sự và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự 3.3.1.1. Về khái niệm hợp đồng vô hiệu 82 3.3.1.2. Về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu 82 3.3.1.3. Về phân loại hợp đồng vô hiệu 83 3.3.1.4. Về biện pháp xử lý với hợp đồng không tuân thủ quy 84 định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự 3.3.1.5. Về quy định hình thức của hợp đồng giao dịch là điều 84 kiện để có hiệu lực của hợp đồng 3.3.2. Những đề xuất cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật về 85 điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự KÕt luËn 92 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 95 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao UBND : Ủy ban nhân dân 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc nghiên cứu Hợp đồng là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự của bất kỳ một quốc gia nào. Bởi vì dường như cuộc sống được cấu thành nên từ vô vàn "hợp đồng", có thể nói bất kỳ hành động nào của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày cũng đều tạo ra các giao dịch dân sự - mà trong đó phần lớn là các hợp đồng dân sự. Chính vì sự phổ biến của hợp đồng trong cuộc sống hàng ngày, để đảm bảo cho sự ổn định của xã hội, đảm bảo lợi ích chung của phần đông cộng đồng, Nhà nước đã lập ra hành lang pháp lý để cho các "hợp đồng" có hiệu lực và đưa ra các biện pháp cưỡng chế nhà nước nếu có sự vi phạm quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng. Chính vì vậy, các quy định về điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực ra đời. Nghiên cứu về hợp đồng dân sự không thể không nghiên cứu đến các vấn đề về điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực. Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà các bên tham gia giao kết hợp đồng phải lưu tâm vì một lẽ, nếu hợp đồng nào vi phạm vào một trong những nội dung theo quy định của luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự thì sẽ vô hiệu. Việc vô hiệu này có thể vô hiệu về hình thức, vô hiệu về nội dung, vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Tuy nhiên, cho dù trong trường hợp vô hiệu nào đi chăng nữa thì ý chí mong muốn giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa các bên sẽ bị cản trở. Trong những trường hợp này quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là một vấn đề lý luận quan trọng đối với bất kỳ một luật gia nào khi nghiên cứu về hợp đồng. Bên cạnh đó, do đặc thù công tác trong một cơ quan áp dụng pháp luật, có điều kiện được tiếp xúc với nhiều hợp đồng dân sự, chúng tôi thấy rằng tồn tại rất nhiều trường hợp hợp đồng giao dịch vô hiệu, không đảm bảo quyền và 5
- nghĩa vụ của các bên cũng như ý chí mong muốn của các bên khi tham giao kết hợp đồng. Hiện nay trong đời sống xã hội vẫn diễn ra nhiều hợp đồng mua bán nhà được giao kết bằng văn bản viết tay không có chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bất động sản đó chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng... Như vậy, phải chăng giữa cuộc sống và các quy định của pháp luật vẫn còn một khoảng cách không phải là nhỏ. Với tư cách là một người nghiên cứu pháp luật chúng tôi thấy rằng cần nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm rút ngắn khoảng cách thực tế và quy định pháp luật, nhằm làm giảm việc giao kết hợp đồng vi phạm quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, dẫn đến vô hiệu hợp đồng trong thực tế; đảm bảo quyền lợi cho người dân khi tham gia giao dịch dân sự. Vấn đề mà tác giả đề cập trong luận văn này cũng đã được nghiên cứu trong một số công trình khoa học trước đây. Tuy nhiên, tác giả cũng mong đưa đến được một cách tiếp cận mới đối với vấn đề "Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự" (theo nghĩa hẹp) theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ dưới những góc độ khác nhau. Nhìn chung, vấn đề về hiệu lực hợp đồng và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng giao dịch dân sự vô hiệu được đề cập trong các bài giảng trong giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Cao đẳng Kiểm sát. Các vấn đề liên quan đến hiệu lực của hợp đồng còn được đề cập trong một số ấn phẩm như: sách Bình luận Bộ luật dân sự của Bộ Tư pháp; 6
- trong một số bài viết của một số tác giả như: TS. Bùi Đăng Hiếu: Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối; Vũ Mạnh Hùng: Một số ý kiến về đường lối giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán nhà; Hoàng Thị Thanh: Quy định "Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân theo các quy định về hình thức"; Phan Tấn Phát: Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức; Nguyễn Ngọc Điện: Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng; TS. Ngô Huy Cương: Những bất cập lớn trong các quy định về hợp đồng và những định hướng cải cách; Bùi Thị Thanh Hằng: Chế định hợp đồng dân sự trước yêu cầu sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự 2005; Nguyễn Văn Cường, Luận án tiến sĩ: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu… Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình có liên quan thì chúng tôi thấy rằng các công trình này chỉ nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự 1995, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 122, Bộ luật dân sự năm 2005 có những điểm khác về nội dung và tinh thần so với Bộ luật dân sự năm 1995, nhất là việc áp dụng để giải quyết những tranh chấp trong thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự" theo quy định của pháp luật hiện hành của tác giả vẫn là việc làm cần thiết, có ý nghĩa và không bị trùng lắp với các công trình đã được công bố. 3. Phƣơng pháp luận - phƣơng pháp nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận văn sẽ dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu, tìm hiểu mối liên hệ của vấn đề nghiên cứu đối với các hiện tượng xã hội khác nằm trong mối liên hệ biện chứng và lịch 7
- sử. Đồng thời tác giả cũng sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: phân tích, tổng hợp, logic, thống kê, so sánh để làm rõ bản chất cũng như thấy được sự phát triển của chế định này. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm pháp lý về giao dịch dân sự, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, thực tế áp dụng quy định pháp luật về điều kiện có hiệu của hợp đồng dân sự. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, đảm bảo tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp, giảm "độ chênh" giữa pháp luật và đời sống thực tiễn, làm cho pháp luật dân sự không chỉ đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự tham gia giao dịch dân sự mà còn thực sự là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Với mục đích nêu trên, việc nghiên cứu, hoàn thiện luận văn này nhằm hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam quy định riêng về hợp đồng dân sự và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật. - Phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở pháp luật và thực tiễn của hợp đồng cũng như các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. - Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam quy định về hợp đồng dân sự và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật dân sự, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự (theo nghĩa hẹp) về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, (không nghiên cứu tổng thể 8
- chung về giao dịch dân sự) và thực tiễn áp dụng các quy định đó; phân tích thực trạng áp dụng tại ngành Tòa án nhân dân thông qua các bản án dân sự của Tòa án giải quyết các việc liên quan đến hợp đồng, từ đó làm sáng tỏ thêm lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Qua nội dung của đề tài tác giả sẽ cố gắng đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật còn chưa đầy đủ hoặc còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dụng của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của điều kiện có hiệu lực hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của nó. Chương 2: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của Pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và phương hướng hoàn thiện. 9
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ 1.1. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh hợp đồng bằng pháp luật Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dầy lịch sử. Ngay từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa, thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và có hiệu quả trong việc bảo đảm sự vận động theo quy luật hàng hóa - tiền tệ. Ngày nay phần lớn các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các hợp đồng. Điều này xuất phát từ việc pháp luật hiện đại thừa nhận quyền bình đẳng của con người trước pháp luật và quyền tự do cá nhân. Vai trò và vị trí của chế định hợp đồng ngày càng được khẳng định trong mọi hệ thống pháp luật. "Kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh thì chế định hợp đồng càng được coi trọng, càng được hoàn thiện" [24, tr. 34]. Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng trong Bộ luật dân sự, Luật Thương mại giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Vai trò của chế định hợp đồng là quy định làm căn cứ để giải thích rõ nội dung của các phần mà các bên thể hiện chưa rõ, hay bổ sung những phần mà các bên chưa xác định trong hợp đồng được các bên giao kết. Đồng thời các quy định về hợp đồng còn có chức năng hướng dẫn cho các thủ thể tham gia quan hệ hợp đồng biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ đó và những nội dung cơ bản mà các bên cần thỏa thuận trong các hình thức hợp 10
- đồng cụ thể. Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thống pháp luật không phải ngẫu nhiên, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi dịch vụ, hàng hóa... phải được tự do chuyển dịch thì vai trò của chế định hợp đồng được thể hiện lớn hơn, bởi lẽ trong các quan hệ hợp đồng thì ý chí của các bên mang tính quyết định. Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng ý chí của các bên và chỉ can thiệp trong các trường hợp mà ở đó cần có sự giới hạn của pháp luật. Ở hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, hợp đồng được thừa nhận về mặt pháp lý khi đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên tham gia ký kết. Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội. Trong đời sống xã hội để thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt tiêu dùng hoặc trong sản xuất, kinh doanh thì dường như mọi hoạt động của con người đều hướng tới việc ký kết hợp đồng. Nói cách khác hợp đồng là công cụ pháp lý để các chủ thể có thể thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt tiêu dùng. Hợp đồng thể hiện sự bình đẳng giữa những người tham gia hợp đồng và thừa nhận quyền tự do cam kết, thỏa thuận của họ. Hợp đồng luôn gắn liền với sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể. Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở Pháp từ thế kỷ XVIII. Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí. Nguyên tắc này cho phép các cá nhân được tự do quyết định trong việc giao kết hợp đồng, khẳng định quyền của mỗi cá nhân khi tham gia vào giao dịch và chỉ phụ thuộc vào chính họ mà không phụ thuộc vào pháp luật. Ý chí của họ được thể hiện một cách độc lập và xuất phát từ lợi ích cá nhân. Quan niệm này xuất phát từ việc cho rằng nếu các cá nhân tự do giao kết thì sẽ đảm bảo được sự công bằng trong quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do hiệnết hợp đồng đưa đến một hệ quả là hợp đồng khi được ký kết thì có giá trị bắt buộc thực hiện. Việc thay đổi hợp đồng cũng chỉ có thể thực hiện bởi sự thỏa thuận 11
- của các chủ thể hợp đồng và không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ cũng như không có quyền làm thay đổi ý chí của họ. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của hợp đồng cho thấy quan điểm tự do một cách tuyệt đối như trên đã không tồn tại được lâu và càng ngày đã bộc lộ sự bất bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Trên thực tế, ý nghĩa của nguyên tắc này chỉ mang tình hình thức mà thôi. Khi nói đến hợp đồng ta hiểu các chủ thể trong đó bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Thế nhưng, thực tiễn cho thấy các bên ký kết hợp đồng thường không ngang bằng nhau, mà có một bên mạnh hơn và một bên yếu hơn về kinh tế. Do đó, trên thực tế không có sự tự do kí kết hợp đồng, mà thường là một bên phải phụ thuộc vào ý chí của bên kia chứ không thể hiện ý chí chung của các bên bằng việc thông qua hợp đồng đã được thảo sẵn của một bên mạnh hơn về kinh tế. Như vậy, hợp đồng đã không còn mang đúng ý nghĩa của nó mà là phương tiện pháp lý để một bên mạnh hơn áp đặt bên yếu hơn về kinh tế. Có không ít trường hợp trên thực tế hợp đồng không còn thuần túy là kết quả của sự thể hiện ý chí chung của các bên nữa mà trở thành hình thức biểu hiện của sự bất bình đẳng giữa các bên với nhau. Chính vì lẽ đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước đến các quan hệ này. Công cụ can thiệp của Nhà nước sử dụng là pháp luật và chế định hợp đồng vì thế giữ một vị trí rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Ở Việt Nam, sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng đã được thể hiện ngay ở Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950: "Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu" (Điều 13 Sắc lệnh 97/SL). Ngày nay để bảo vệ quyền lợi cho "bên yếu thế" khoản 8, Điều 409, Bộ luật dân sự quy định về giải thích hợp đồng dân sự như sau: "Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng những nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế". 12
- Để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng, lý thuyết về hợp đồng của một số nước đã đưa ra khái niệm lạm dụng, ngay tình và công bằng. Điển hình là pháp luật của các nước Pháp, Đức, Nhật, Việt Nam... đã ghi nhận nguyên tắc này trong Bộ luật dân sự của mình. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về quan điểm đề cao lợi ích cá nhân sang lợi ích xã hội đã làm cho quan điểm về các nguyên tắc này thay đổi. Nguyên tắc ngay tình được áp dụng nhằm làm giảm nhẹ hiệu lực bắt buộc của hợp đồng. Thực ra rất khó để định nghĩa thế nào là ngay tình. Đầu tiên, người ta nhìn nhận ngay tình như nghĩa vụ trung thực, nghĩa là người có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng một cách trung thực, còn đối với người có quyền thì không được cản trở người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Dần dần, qua thực tiễn người ta cho rằng nếu chỉ hiểu ngay tình là trung thực thì chưa đủ và khái niệm ngay tình còn được hiểu là nghĩa vụ hợp tác giữa các bên. Nghĩa vụ hợp tác giữa các bên thể hiện ở việc các bên phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho nhau để thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc ngay tình không chỉ được áp dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng mà còn được áp dụng trong cả quá trình hình thành hợp đồng. Nguyên tắc ngay tình không chỉ nhằm bảo vệ bên yếu trong hợp đồng mà còn nhằm lập lại sự bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng. Khái niệm lạm dụng được hình thành ở Pháp vào những năm 70. Xuất phát từ sự mất cân đối trong hợp đồng có nguyên nhân từ việc một bên là những thương gia đơn phương soạn thảo hợp đồng và đối tác thường là những người tiêu dùng phải tham gia hợp đồng mà không có sự thể hiện ý chí chung hoặc thỏa thuận các điều khoản cụ thể về nội dung. Lúc đó nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và hủy bỏ các điều khoản lạm dụng và nhằm bảo vệ bên yếu hơn trong hợp đồng mà các nhà lập pháp đã đưa vào luật khái niệm lạm dụng. Có hai tiêu chí xác định có sự lạm dụng là sự lạm dụng thế mạnh kinh tế để áp đặt các điều khoản của hợp đồng và sự lạm dụng đem lại lợi ích thái quá cho một bên chủ thể. Dù bằng cách này hay cách khác thì chế định 13
- hợp đồng ở mỗi quốc gia khác nhau đều hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng có thể có được giữa các bên giao kết hợp đồng. Thứ hai, hợp đồng phải là sự tập hợp những cam kết được pháp luật thừa nhận, ủng hộ và đứng ra bảo vệ. Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, song sự tự do đó phải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chỉ bảo vệ các cam kết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công cộng. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do ý chí của mọi cá nhân và các chủ thể khác trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của mình, pháp luật của các nước quy định rằng các chủ thể được hoàn toàn tự do giao kết hợp đồng, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc hình thành các hạn chế của nguyên tắc tự do trong kí kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm bảo vệ trật tự và lợi ích công cộng. Vì vậy, pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của các bên kí kết hợp đồng, song các quyền và lợi ích này không được xâm hại đến trật tự và lợi ích công cộng. Thứ ba, chế định hợp đồng mang tính bắt buộc song cũng hết sức linh hoạt, uyển chuyển. Điều này không dễ dàng đạt được nếu như các quy định pháp luật không được xây dựng theo dạng "mềm", tức là xác định các nguyên tắc cơ bản và coi các cam kết trong hợp đồng không đơn thuần là các chứng cứ. Vấn đề này, hiện đang có hai xu hướng luật trái ngược nhau. Một là, xu hướng đơn giản hóa các quy tắc, giảm bớt số lượng và sự phức tạp của những điều luật mang tính chung và có kết cấu mạch lạc hơn, hợp lý hơn, dễ hiểu hơn. Hai là, xu hướng làm cho luật phong phú hơn bằng nhiều chi tiết rõ ràng. Pháp luật về hợp đồng của các nước theo hệ thống luật án lệ được xây dựng theo hướng hai. Do sử dụng án lệ nên luật pháp của các nước này dễ dàng thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Nói cách khác, nó mang tính linh hoạt và cập nhật. Pháp luật về hợp đồng của các nước theo hệ thống pháp luật văn bản tương đối ổn định và mang tính ràng buộc cao. Tuy nhiên, do thủ tục ban 14
- hành luật rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian nên sự thay đổi chúng là rất khó khăn. Theo hệ thống pháp luật này có một số quốc gia vẫn đồng thời áp dụng án lệ, các học thuyết pháp lý, mà tiêu biểu là luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp. Luật được coi là "phần cứng" tương đối ổn định, còn án lệ là "phần mềm" làm nhiệm vụ bổ sung, cập nhật pháp luật. Vì lẽ đó luật về hợp đồng ở các nước này vừa mang tính ràng buộc và vừa linh hoạt, uyển chuyển. Pháp luật nước ta chưa thừa nhận án lệ như một nguồn luật của hợp đồng. Chính vì vậy việc giải quyết các bất cập của pháp luật là rất khó thực hiện và cũng vì thế mà việc sửa đổi và bổ sung luật là công việc thường xuyên được đặt ra đối với nhà làm luật. Hiện nay để giải quyết vấn đề này thông thường Tòa án tối cao có các báo cáo chuyên đề, công văn hướng dẫn hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành các nghị quyết riêng về một vấn đề cụ thể nào đó. Song các hướng dẫn này nhiều khi vẫn thiếu cụ thể và vì vậy việc đưa ra các phán quyết khác nhau cho các vụ án có nội dung tương tự nhau là việc không thể tránh khỏi trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn để hiệu lực của hợp đồng ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, thực tiễn luôn thay đổi và rất sinh động, trong khi đó luật lại tương đối ổn định, vì vậy mâu thuẫn trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các nguyên tắc của luật hợp đồng truyền thống và thực tiễn hợp đồng sinh động là không thể tránh khỏi. Thực tiễn hợp đồng phát triển đưa đến sự phát triển của pháp luật về hợp đồng theo các hướng: Một là, phạm vi hiệu lực của hợp đồng được mở rộng do sự xuất hiện các loại hợp đồng mới. Các loại hợp đồng mới được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân cơ bản nhất đó là các loại hàng hóa mới, dịch vụ mới xuất hiện, tự chúng đòi hỏi sự điều chỉnh đặc biệt về mặt pháp lý. Ví dụ, do kết quả của cách mạng khoa học kĩ thuật mà các thông tin thương mại có giá trị trở thành đối tượng của hợp đồng. Một nguyên nhân 15
- khác nữa đó là sự xuất hiện các hợp đồng được cấu thành bởi nội dung của hai hay nhiều loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng leasing. Trong nội dung hợp đồng này có sự kết hợp đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mua bán. Bên cạnh đó, hợp đồng dân sự ngày càng hướng tới điều chỉnh các quan hệ về tổ chức như hợp đồng thành lập các hiệp hội, liên hiệp, thỏa ước dưới mọi hình thức. Hai là, một số quan hệ hợp đồng trước kia chỉ do những quy phạm luật dân sự điều chỉnh nhưng nay lại được điều chỉnh bởi các quy định của ngành luật khác. Một số loại hợp đồng bị loại ra khỏi lĩnh vực hợp đồng dân sự như các thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng thương mại. Thứ tư, hợp đồng phải là những ưng thuận, thỏa thuận, cam kết phản ánh sự thống nhất ý chí thực sự của các bên tham gia hợp đồng. Đây là một trong những yếu tố cơ bản thiết lập nên hợp đồng của các bên giao kết. Thiếu nó thì không thể coi là có hợp đồng. Nói cách khác, đó phải là sự thể hiện sự ưng thuận, thống nhất ý chí đích thực của các bên có thể và cần phải dẫn đến việc thừa nhận giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng. Nguyên tắc này tồn tại trong pháp luật về hợp đồng của các nước. Ở Việt Nam, nguyên tắc này được quy định rõ trong Bộ luật dân sự. Nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên và xem đó là yếu tố quyết định để hình thành hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực hoạt động, nhất là dịch vụ, ở đó các giao dịch được thực hiện lặp đi lặp lại giữa một chủ thể (bên cung cấp dịch vụ) với nhiều chủ thể khác nhau (bên nhận dịch vụ) với đối tượng phục vụ như nhau. Trong những trường hợp này, hợp đồng thường được bên cung cấp dịch vụ thảo sẵn (thường gọi là hợp đồng mẫu), bên nhận dịch vụ chỉ có quyền tự do trong việc quyết định có tham gia vào quan hệ hợp đồng hay không mà không có quyền cùng thảo luận để đưa ra các điều khoản của hợp đồng. Nếu bên được đề nghị giao kết chấp nhận toàn bộ các điều khoản của hợp đồng theo mẫu và ký thì hợp đồng được coi là hình thành và 16
- ngược lại. Khi tham gia vào quan hệ trên họ buộc phải tuân theo các điều khoản của hợp đồng đã được bên dịch vụ đưa ra. Những hợp đồng này được gọi là "hợp đồng gia nhập" hay "hợp đồng theo mẫu". Ví dụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa doanh nghiệp vận tải đường sắt với khách hàng, hợp đồng cung cấp điện của các doanh nghiệp điện lực, hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng trong việc cho vay tín dụng, mở tài khoản… Trong những trường hợp này, chủ thể cung cấp dịch vụ soạn thảo sẵn hợp đồng gồm những điều khoản về loại dịch vụ, giá cả, chất lượng, thời gian, địa điểm cung cấp dịch vụ… còn bên nhận dịch vụ xem xét nếu chấp nhận những nội dung đó thì ký kết hợp đồng. Như vậy, hợp đồng được ký kết mà không cần hai bên bàn bạc, thỏa thuận. Một bên (thường là khách hàng) đã mất sự tự do thương thuyết, thỏa thuận là đặc trưng cơ bản của hợp đồng và phải chấp nhận các điều khoản của đối phương đưa ra, không có sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, xét về mặt biểu hiện khách quan thì ý chí chung được thể hiện thông qua việc cả hai bên mong muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng và đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này sự thỏa thuận của các bên được hình thành khi một bên chủ thể chấp nhận và quyết định tham gia vào các hợp đồng này với những điều kiện và điều khoản như vậy. Loại hợp đồng này trên thực tế ngày càng phát triển và giữ một vị trí quan trọng, song đặt ra các vấn đề là làm thế nào để đảm bảo sự bình đẳng thích hợp giữa các bên. Trên thực tế, đã xảy ra không ít trường hợp mà ở đó bên gia nhập phải gánh chịu những tổn thất từ các điều khoản của hợp đồng gia nhập. Để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp này khoản 2, Điều 407, Bộ luật dân sự đã quy định: "Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu sự bất lợi khi giải thích điều khoản đó". Ở các nước, các vấn đề này đã có rất nhiều cuộc bàn cãi, tranh luận. Lúc đầu người ta chủ yếu chú tâm vào việc làm thế nào để công nhận các hợp đồng loại này có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên. Xuất phát từ thực tiễn 17
- thực hiện các hợp đồng này đã phát sinh lý luận nhằm làm mất hiệu lực của các điều khoản không phù hợp. Các ý kiến đã lại tập trung vào ý nghĩa ban đầu của hợp đồng là các điều khoản của hợp đồng có hiệu lực do ý chí của các bên hợp đồng. Vì vậy, khi người kí hợp đồng không được cung cấp thông tin nên không thể thỏa thuận được hoặc khi ý nghĩa của các điều khoản hợp đồng vượt quá sự hiểu biết của họ thì hợp đồng không có hiệu lực. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự 1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng dân sự Hợp đồng dân sự là là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 388, Bộ luật dân sự). Hợp đồng có thể được giao kết giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, pháp nhân, giữa các pháp nhân, tổ chức với nhau. Trong quá trình thỏa thuận các bên tự do thỏa thuận với nhau trên cơ sở bình đẳng nhằm đạt mục đích nhất định về vật chất hoặc tinh thần nhưng không trái với đạo đức, pháp luật của quốc gia, của thế giới mà chủ thể tham gia hợp đồng chịu sự điều chỉnh. Sự tự do thỏa thuận giữa các chủ thể hợp đồng thường là sự bàn bạc đi đến thống nhất ý chí của các bên trong việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Việc thỏa thuận này không bị cản trở bởi bất cứ yếu tố chủ quan và khách quan nào trừ trường hợp trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Như vậy, thông qua hợp đồng quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể phát sinh. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua bán, cho thuê…) nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia (hợp đồng hợp tác - Điều 111 Bộ luật dân sự). Mỗi bên trong hợp đồng (hai hay nhiều bên) có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi có sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 97 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 234 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn