intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

61
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, phân tích thực trạng của luật thực định, đánh giá sự phù hợp, không phù hợp của các quy định, bổ sung mới về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong BLTTDS hiện hành. Khảo sát thực tế áp dụng các quy định của của pháp luật hiện hành về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại các Toà án và phát hiện những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng; Tìm được các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LINH ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LINH ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẢI AN Hà Nội – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Linh
  4. MỤC LỤC TRANG DANH MỤC CÁC TỰ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ ............................................................................................................. 7 1.1. Khái quát một số vấn đề lý luận về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ....... 7 1.1.1. Khái niệm về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự .................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.................................. 11 1.1.3. Ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự .................................... 13 1.2. Khái quát Lịch sử phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự .................................................... 14 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 .............................................. 15 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989 .............................................. 16 1.2.3. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 .............................................. 17 1.2.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 .............................................. 18 1.2.5. Từ năm 2015 đến nay ...................................................................... 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................ 21 CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 22 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CHỈ ............................ 22 GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ.............................................................. 22 2.1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm.......................... 22 2.1.1. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm ....................... 22 2.1.2. Thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm ......................................................................................... 37 2.1.3. Thủ tục ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm ............................................................................................... 38 2.1.4. Hậu quả của việc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm.................................................................................. 38 2.2. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm ...................... 41 2.1.1. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm ........ 41
  5. 2.2.2. Thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm ..................................................................................... 43 2.2.3. Hình thức của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo tục phúc thẩm ......................................................................................................... 44 2.2.4. Hậu quả pháp lý của việc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm .............................................................................. 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................ 45 CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 47 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ........................................................................................... 47 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ...................................................................................................... 47 3.1.1. Kết quả đạt được trong việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ............................................................................................... 47_Toc3127867 3.1.2. Những vướng mắc, bất cấp trong quá trình áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự........................................................ 48 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ...... 66 3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án ....... 66 3.2.2. Hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án ......... 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................ 73 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ ĐƯỢC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT 1 Bộ luật dân sự BLDS 2 Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS 3 Đình chỉ giải quyết VADS ĐCGQVADS Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ 4 hai “thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án NQ 05/2012/NQ-HĐTP cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba: “Thủ tục giải quyết vụ án tại 5 NQ 06/2012/NQ-HĐTP tòa cấp phúc thẩm của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS”. 6 Hội đồng thẩm phán TANDTC HĐTPTANDTC Pháp lệnh thủ tục giải quyết các VADS 7 PLTTGQVADS năm 1989 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh 8 PLTTGQCVAKT tế năm 1994 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh 9 PLTTGQCTCLĐ chấp lao động năm 1996 10 Tòa án nhân dân tối cao TANDTC 11 Vụ án dân sự VADS 1
  7. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiện nay, tinh thần cải cách tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 08/NQ- TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị với nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được đưa vào trọng tâm nhằm tăng cường bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người, công dân. Để cụ thể hóa các chính sách của Đảng đề ra, các quy định pháp luật về tố tụng dân sự của nước ta phải được hoàn thiện. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của pháp luật tố tụng dân sự nước ta là sự ra đời của BLTTDS năm 2015 với nhiều sửa đổi, bổ sung với ý nghĩa làm cho việc khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ án dân sự của người dân được thuận lợi, dễ dàng và việc giải quyết của Tòa án được rõ ràng, công khai, minh bạch, nhanh chóng, đúng pháp luật. Dẫn đến việc nghiên cứu, phân tích những quy định mới, những sửa đổi, bổ sung của BLTTDS 2015 là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức nói chung. Việc nghiên cứu toàn diện các vấn đề về ĐCGQVADS là rất cần thiết để tạo cơ sở cho việc áp dụng các quy định của pháp luật về ĐCGQVADS trong thực tiễn tại Tòa án bởi đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng nhiều và trực tiếp nhất đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc đình chỉ giải quyết vụ án là cần thiết nếu những căn cứ phát sinh đó là hợp pháp và không trái luật định, đạo đức xã hội để tiết kiệm về mặt thời gian và chi phí tố tụng cho các đương sự và cơ quan Nhà nước như Tòa án. Tuy nhiên, nếu việc đình chỉ không đúng sẽ dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và họ sẽ không được xem xét, dễ dẫn đến quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của họ bị mất. Điều này đòi hỏi những quy định về đình chỉ trong BLTTDS phải được quy định rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với thực tiễn để bảo vệ tốt nhất về quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, theo tổng kết 3 (ba) năm thi hành BLTTDS 2015, các quy định về ĐCGQVADS đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng tại thực tế các Tòa án. Do đó, cần thiết phải có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về ĐCGQVADS. Từ những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài: “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam”. 2
  8. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề ĐCGQVADS là vấn đề quan trọng được nhiều nhà Luật học, Luật gia quan tâm nghiên cứu theo chiều sâu nhằm giúp cho các quy định pháp luật được phù hợp với thực tế. Các nghiên cứu này được thể hiện qua các công trình nghiên cứu khoa học nhưng với số lượng còn hạn chế. Cụ thể: - Các bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên nghành: Tác giả Nguyễn Bá Châu có bài viết “Vì sao những bản án kinh tế bị hủy, bị sửa phải xét xử lại vụ án, phải đình chỉ việc giải quyết vụ án” đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2000. Tiếp đến, tác giả Nguyễn Triều Dương có bài viết:“Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” được đăng trên Tạp chí Luật học số đặc san năm 2005. Tiếp đến bài viết “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” của tác giả Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7 (tháng 7/2005). Bài viết: “Quy định về đình chỉ trong BLTTDS” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 (41)/2007 của tác giả Tống Công Cường. Bài viết“Đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm”của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đăng trên Tạp chí Luật học số 7/2010. Gần đây, tác giả Nguyễn Xuân Bình có bài viết “ Bàn về một số quy địn tại khoản 4 Điều 217 BLTTDS 2015”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân năm 2018 và tác giả Nguyễn Văn Dũng với bài viết “Vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng khoản 2 Điều 217 BLTTDS 2015”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân năm 2018. - Các bài luận văn, luận án có các công trình sau: Luận văn thạc sĩ “Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ VDS theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004” của tác giả Phạm Hải Tâm được bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010 và Luận văn của tác giả Trần Thị Ngọc Trang với đề tài: “Đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” được bảo vệ tại Khoa Luật trường Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015. Cả hai luận văn này đều phân tích, làm rõ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về ĐCGQVADS nhưng được nghiên cứu theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên, các công trình trên được nghiên cứu chủ yếu theo quy định của BLTTDS năm 2004, sửa đổi năm 2011 đã hết hiệu lực pháp luật trong thời điểm hiện nay. - Bài bình luận khoa học về BLTTDS: Sự ra đời của BLTTDS 2015 cùng với những điểm mới đã tạo ra yêu cầu phải có đánh giá, phân tích để hiểu rõ hơn các điều luật mới thì các tác giả, những nhà nghiên cứu đã có những bài bình luận khoa học của mình. Cụ thể: “Bình luật khoa học bộ luật tố tụng dân sự năm 2015” của Tiến sĩ Bùi Thị Huyền chủ biên, nhà xuất bản Lao động năm 2016 hay ‘Bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân 3
  9. sự 2015” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Anh Tuấn chủ biên, nhà xuất bản Tư pháp năm 2016. Ngoài ra còn nhiều tác giả khác nữa nhưng tổng quát đều phân tích, đánh giá rất cụ thể, chi tiết các điều luật quy định của BLTTDS nói chung và ĐCGQVADS nói riêng. Tất cả các bài viết trên Tạp chí, những Luận văn, Luận án, các bộ Bình luận khoa học BLTTDS trên đều có những đóng góp nhất định vào tiến trình phát triển và hoàn thiện pháp luật tố tụng nói chung và về vấn đề ĐVGQVADS nói riêng. Tuy nhiên, do BLTTDS năm 2015 mới được ban hành nên hầu hết các công trình nêu trên nghiên cứu với nội dung được xây dựng trên nền tảng các quy định của BLTTDS trước đó, vậy nên rất cần thiết phải bổ sung yếu tố cập nhật. Do đó, có thể khẳng định rằng, luận văn này là một công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu chuyên sâu phát hiện những vướng mắc, bất cập về vấn đề ĐCGQVADS theo BLTTDS năm 2015, đây là một đề tài hoàn toàn độc lập, không có sự trùng lặp với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu đề tài: Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về ĐCGQVADS; Các quy định pháp luật về ĐCGQVADS 2015 và phân tích những bấp cập, phát sinh khi áp dụng những quy định về ĐCGQVADS hiện hành để từ đó đưa ra kiến nghị. - Phạm vi nghiên cứu đề tài: + Về giới hạn pháp luật, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về ĐCGQVADS; Các quy định của Bộ luật, văn bản hướng dẫn thi hành về ĐCGQVADS năm 2015 và không nghiên cứu về đình chỉ giải quyết việc dân sự. + Về thẩm quyền, tác giả chỉ nghiên cứu ĐCGQVA theo thủ tục cấp sơ thẩm và thủ tục cấp phúc thẩm. Còn nghiên cứu các quy định pháp luật về ĐCGQVADS theo thủ tục cấp giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ tiếp tục được nghiên cứu sau khi có điều kiện. + Về lãnh thổ, tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi về ĐCGQVADS theo pháp luật Việt Nam; việc đối chiếu, so sánh với những quy định về vấn đề ĐCGQVADS ở các nước trên thế giới sẽ tiếp tục được nghiên cứu sau khi có điều kiện. + Về thời gian, tác giả chỉ nghiên cứu trong giới hạn của pháp luật Việt Nam từ giai đoạn BLTTDS năm 2015 có hiệu lực đến nay, mặc dù trong luận văn có đề cập đến một số văn bản quy phạm pháp luật trước đây nhưng chỉ nhằm mục đích so sánh, đối chiếu. 4
  10. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: - Mục đích nghiên cứu đề tài: Dựa trên các vấn đề lý luận về ĐCGQVADS qua đó đánh giá các quy định ĐCGQVADS ở từng giai đoạn tố tụng và trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, sai sót, chưa thỏa đáng của luật thực định. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về ĐCGQVADS trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. - Để đạt được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có các nhiệm vụ sau đây: + Nghiên cứu những cơ sở lý luận khoa học về ĐCGQVADS như khái niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của việc ĐCGQVADS; Lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về ĐCGQVADS qua các giai đoạn, thời kỳ. + Phân tích, phân tích thực trạng của luật thực định, đánh giá sự phù hợp, không phù hợp của các quy định, bổ sung mới về ĐCGQVADS trong BLTTDS hiện hành. + Khảo sát thực tế áp dụng các quy định của của pháp luật hiện hành về ĐCGQVADS tại các Toà án và phát hiện những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng; + Tìm được các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc về ĐCGQVADS. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài cũng được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống: Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp...Phương pháp phân tích được áp dụng cho toàn bộ nghiên cứu trong luận văn; phương pháp so sánh luật được thể hiện ở hai khía cạnh chính, đó là so sánh các quy định của luật mới với quy định của luật cũ; phương pháp tổng hợp các vụ án trong thực tế, đánh giá bản chất trong phạm vi đề tài nghiên cứu để rút ra kết luận và đề xuất các kiến nghị. 6. Ý nghĩa và đóng góp của Luận văn 5
  11. Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến ĐCGQVADS có ý nghĩa như sau: - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trong khoa học pháp lý về ĐCGQVADS như khái niệm, đặc điểm và mục đích và ý nghĩa; Lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về ĐCGQVADS từ năm 1945 đến nay. Phân tích, so sánh những điểm mới của quy định pháp luật về ĐCGQVADS hiện hành. Đồng thời, đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật về ĐCGQVADS năm 2015 áp dụng vào thực tiễn thực tại các Tòa án Việt Nam trong những năm gần đây và đưa ra giải pháp hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015 về ĐCGQVADS. - Về mặt thực tiễn: Luận văn phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật về ĐCGQVADS hiện hành và đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và giúp cho việc áp dụng pháp luật có hiệu quả. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn còn cung cấp thêm một nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy của các nhà luật học, luật gia, giảng viên, sinh viên về pháp luật tố tụng dân sự tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, luận văn cũng là tài liệu có giá trị đối với các cán bộ đang làm công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật về lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu bởi 3 phần: Phần mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Chương 2: Các quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 6
  12. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái quát một số vấn đề lý luận về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 1.1.1. Khái niệm về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Từ “Đình chỉ” theo Từ điển Tiếng Việt nêu nghĩa đó là: “Đình chỉ là ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hay vĩnh viễn”1.Như vậy, từ đình chỉ là động từ được dùng cho một vật, một việc thể hiện việc ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại không tiếp tục thực hiện nữa trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể hoặc vĩnh viễn. Trong tố tụng nói chung thì từ “đình chỉ” được hiểu là việc giải quyết vụ án được ngừng lại trong thời gian vĩnh viễn khi có những căn cứ mà pháp luật quy định. Trong tố tụng dân sự nói riêng thì cụm từ “đình chỉ” được hiểu theo nghĩa là việc giải quyết VADS được cơ quan tiến hành tố tụng ngừng lại và vụ án có Quyết định ĐCGQVADS nếu có căn cứ luật định. Quyết định ĐCGQVADS là một trong bốn Quyết định mà khi rơi vào các trường hợp do pháp luật quy định, thì Thẩm phán - người tiến hành tố tụng được phân công để giải quyết VADS phải ban hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử2. Khái niệm ĐCGQVADS được các nhà khoa học Việt Nam đề cập trong nhiều tài liệu với những khía cạnh khác nhau. Cụ thể: Có quan điểm cho rằng: “Đình chỉ là một phương thức giải quyết đặc biệt của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự” và “Đình chỉ giải quyết vụ án là chấm dứt tố tụng dân sự khi có những căn cứ nhất định mà không thông qua xét xử hay hòa giải”3. Nhận thấy, tác giả Tống Công Cường đã nêu khái quát được việc ĐCGQVADS thuộc thẩm quyền của Tòa án và đình chỉ là một trong những phương thức giải quyết của Tòa đối với vụ việc cần giải quyết bao gồm: Ra Bản án thông qua xét xử hay ra quyết định thỏa thuận thông qua phương thức hòa giải4. Tác giả đã giải thích được rằng việc đình chỉ sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý đó là làm chấm dứt các thủ tục tố tụng dân sự, nghĩa là Tòa án sẽ chấm dứt việc thực hiện 1 Từ điển tiếng Việt thông dụng, Phạm Lê Liên (chủ biên) năm 2016,NXB Hồng Đức, trang 282. 2Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (1999), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, trang 134.. 3Tống Công Cường, Tại chí khoa học pháp lý số 4 (41), năm 2007, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 4Tống Công Cường, Luật tố tụng dân sự Việt nam: Nghiên cứu so sánh, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007, trang290. 7
  13. công việc theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định của mình để giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả Tống Công Cương chưa nêu được đầy đủ về thời gian của việc ngừng lại, chấm dứt hoạt động tố tụng dễ gây khó hiểu và nhầm lẫn với khái niệm Tạm đình chỉ. Đồng thời, cách hiểu về việc ĐCGQVADS là làm chấm dứt hoạt động tố tụng khi có căn cứ luật định mà không cần thông qua xét xử và hòa giải là không đúng. Bởi lẽ, việc đình chỉ giải quyết vụ án có thể được tiến hành ở giai đoạn phúc thẩm, sau khi đã có bản án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hoặc có thể Tòa án ra quyết định đình chỉ ngay tại phiên toà xét xử khi có căn cứ luật định; Ngoài ra, Tòa án ra quyết định đình chỉ trong trường hợp hòa giải thành mà một trong các bên yêu cầu dừng giải quyết vụ án (Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, khi Tòa án hòa giải hành vợ chồng đã đoàn tụ thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án). Quan điểm khác thì cho rằng: “Tòa án ngừng việc giải quyết VADS đã thụ lý...Việc đình chỉ giải quyết vụ án có thể được tiến hành ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”5. Hay như quan điểm: “ĐCGQVADS là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định”6. Các quan điểm này của các tác giả đều nêu lên một khía cạnh khác về bản chất đình chỉ VADS; Thể hiện quan niệm, cách hiểu khác nhau về ĐCGQVADS, tuy không được đầy đủ nhưng cơ bản đã nêu lên nội dung và bản chất về ĐCGQVADS. Bên cạnh đó, quan điểm khác nêu “ ĐCGQVADS là việc Tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết VADS đã thụ lý và sau khi quyết định ĐCGQVADS có hiệu lực pháp luật thì về nguyên tắc đương sự không có quyền khởi kiện lại để Tòa án giải quyết vụ án đó nữa. Việc ĐCGQVADS có thể dựa trên cơ sở phát sinh sự kiện làm cho đối tượng của vụ án cần giải quyết ở Tòa án không còn hoặc được suy đoán là không còn tồn tại; VADS đã thụ lý sẽ được giải quyết cùng với các quan hệ pháp luật khác trong một vụ án khác; có sự sai lầm của Tòa án trong việc thụ lý vụ án”7. Như vậy, có thể thấy cái nhìn, đưa ra quan điểm khá toàn diện và khái quát về ĐCGQVADS. Tác giả đã nêu được toàn 5 Nguyễn Công Bình (chủ biên) (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, trang 274. 6 Thạc sỹ Nguyễn Bích Thảo, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Khoa Luật trường đại học quốc gia Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014, trang 256. 7 PGS.TS.Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận Khoa học bộ luật tố tụng dân sự 2015, NXB Tư pháp, trang 681. 8
  14. bộ về thẩm quyền, nội dung, căn cứ và hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án. Khác với những tác giả nêu trên, thì tác giả Trần Anh Tuấn chỉ ra cụ thể, dễ hiểu hơn về đình chỉ VADS đó là: Thứ nhất, việc ĐCGQVADS thuộc thẩm quyền của cơ quan quan tiến hành tố tụng trực tiếp là Tòa án - cơ quan duy nhất có thẩm quyền này. Bởi Hiến pháp và pháp luật đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án đó là cơ quan tư pháp và có nhiệm vụ: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”8. Do đó, Tòa án có chức năng giải quyết các VADS, và trong quá trình giải quyết có đủ căn cứ thì Tòa án buộc ĐCGQVADS. Và tác giả cũng nêu rõ là ĐCGQVADS là “ngừng hẳn” việc giải quyết VADS sau khi đã “thụ lý”. Đồng thời, trong khái niệm đã nêu rõ được đặc điểm, bản chất của ĐCGQVADS khác với việc tạm đình chỉ là ngừng giải quyết trong một thời gian, khi đủ điều kiện thì tiếp tục giải quyết. Việc ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chỉ được thực hiện kể từ sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án vào sổ thụ lý, để phân biệt với những trường hợp khác đó là Tòa án trả lại đơn khởi kiện như trường hợp “Hết thời hạn được thông báo để nộp tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không nộp hoặc không đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng”9 thì Tòa án không đình chỉ được vì chưa thụ lý vụ án hoặc Tòa án chuyển thẩm quyền cho Tòa án khi phát hiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình. Hơn nữa, Trong khái niệm tác giả nêu khái quát những căn cứ theo luật định để ĐCGQVADS đó là: Sự kiện làm cho đối tượng của vụ án không còn có thể là các sự kiện như đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ không được thừa kế do tính chất của quan hệ pháp luật mà Tòa án cần giải quyết (quan hệ nhân thân, quan hệ cấp dưỡng); Sự việc đã được giải quyết bằng bản án , quyết định có hiệu lực pháp luật; người có nghĩa vụ chết nhưng không để lại di sản thừa kế; Đương sự là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, bị tuyên bố phá sản mà không có chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng; Chủ thể khởi kiện đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện; Các đương sự tự hòa giải. Sự kiện dẫn tới suy đoán đối tượng của vụ án không còn tồn tại là trường hợp nguyên đơn được coi như là từ bỏ yêu cầu khởi kiện của VADS do được triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng. Sự kiện dẫn tới quan hệ pháp luật là đối tượng của VADS đã được thụ lý 8 Xem tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013. 9 Xem tại điểm d khoản 1 Điều 192, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. 9
  15. sẽ được giải quyết cùng với quan hệ pháp luật khác trong một vụ án khác là trường hợp đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà một bên đương sự trong VADS mà việc giải quyết vụ án này có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Việc kiện yêu cầu thanh toán hay thực hiện nghĩa vụ tài sản mà Tòa án thụ lý sẽ được giải quyết trong vụ án về giải quyết yêu cầu phá sản cùng với các chủ nợ khác để đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ. Có sự sai lầm của Tòa án trong việc thụ lý vụ án là trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mặc dù không thỏa mãn các điều kiện thụ lý mà pháp luật quy định, nhưng vì một lý do nào đó mà Tòa án vẫn thụ lý để sửa chữa những sai sót này thì Tòa án ra quyết định ĐCGQVADS. Và một điểm mới đó là hậu quả của việc ĐCGQVADS ngoài việc chấm dứt việc xem xét, quyết định về toàn bộ các quan hệ pháp luật cần phải giải quyết trong vụ án theo thủ tục tố tụng thì còn hậu quả pháp lý nữa là các đương sự trong vụ án không có quyền khởi kiện lại yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó nữa; Tuy nhiên, ngoại trừ những trường hợp khác mà pháp luật có quy định thì đều có quyền khởi kiện lại10. Trên là những quan điểm, cách hiểu trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau của các nhà Luật gia trong quá trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện pháp luật. Các nhà luật gia đã nêu lên được đầy đủ về khái niệm ĐCGQVADS. Tuy nhiên, vẫn có sự hạn chế là mỗi tác giả đều không nêu được đầy đủ, toàn diện về khái niệm chỉ giải quyết VADS. Và trong BLTTDS cũng chưa có quy định cụ thể nêu về khái niệm như thế nào là ĐCGQVADS. Vì vậy qua tổng kết, nghiên cứu, tổng hợp các quan điểm của các nhà nghiên cứu, các luật gia nêu trên thì có thể đưa ra được kết luận khái quát về khái niệm ĐCGQVADS đó là: “ ĐCGQVADS là việc của Tòa án quyết định chấm dứt hoàn toàn hay ngừng hẳn việc giải quyết VADS đã thụ lý khi có những căn cứ do pháp luật quy định như trên cơ sở phát sinh sự kiện làm cho đối tượng của vụ án cần giải quyết ở Tòa án không còn hoặc được suy đoán là không còn tồn tại; VADS đã thụ lý sẽ được giải quyết cùng với các quan hệ pháp luật khác trong một vụ án khác; có sự sai lầm của Tòa án trong việc thụ lý vụ án; Được tiến hành ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và sau khi quyết định đình chỉ giải quyết VADS có hiệu lực pháp luật thì đương sự không 10PGS.TS.Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận Khoa học bộ luật tố tụng dân sự 2015, NXB Tư pháp, Trang 526. 10
  16. có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc đó nữa, trừ những trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác”. 1.1.2. Đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ĐCGQVADS có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, ĐCGQVADS phải do Tòa án ban hành. Trước khi mở phiên tòa xét xử thì Thẩm phán được phân công tiến hành giải quyết vụ án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tại phiên tòa xét xử vụ án thì Hội đồng xét xử có quyền quyết định việc đình chỉ vụ án và ra quyết định đình chỉ vụ án. Luật đã quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết VADS liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án có những phát sinh làm căn cứ để ngừng và chấm dứt việc giải quyết thì Tòa án chính là cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện việc đình chỉ vụ án, hay nói cách khác ĐCGQVADS là một trong những phương thức giải quyết vụ án của Tòa án các cấp. Để cụ thể hóa và dễ áp dụng tránh việc lúng túng trong việc áp dụng thì Luật quy định thẩm quyền thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có quyền quyết định việc chấm dứt hay ngừng hẳn việc giải quyết vụ án và ra quyết định đình chỉ trong giai đoạn từ sau khi thụ lý đến trước khi mở phiên tòa xét xử. Còn sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và tại phiên tòa xét xử thì một mình thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa không được quyết định việc có ngừng việc giải quyết vụ án và ra quyết định đình chỉ mà đến giai đoạn này thì việc quyết định đình chỉ vụ án và ra quyết định phải có sự đồng ý, nhất trí của Hội đồng xét xử khi phát hiện có căn cứ để cho đình chỉ vụ án. Đối với trường hợp ngay sau khi phiên tòa sơ thẩm tuyên án, chưa có kháng cáo, kháng nghị mà xuất hiện căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án thì thẩm quyền đình chỉ giải quyết vụ án thuộc về Tòa án cấp phúc thẩm. Việc đình chỉ giải quyết VADS có thể được tiến hành ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm hay ở thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc ĐCGQVADS ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm có thể thực hiện trước hoặc trong phiên tòa. Thứ hai, ĐCGQVADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định trong Bộ luật chứ không được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủ quan của Tòa án. Các đương sự có yêu cầu khởi kiện ra Tòa án là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi ích của mình. Vì vậy, khi Tòa án xác định căn cứ ĐCGQVADS không hợp lý có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện, người yêu 11
  17. cầu bị xâm phạm nghiêm trọng, quyền tiếp cận công lý của công dân không được đảm bảo. Do đó, để đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan, công bằng và bảo đảm công lý cho người dân; tránh việc lạm dụng những điểm chưa rõ của quy định pháp luật về ĐCGQVADS dẫn đến vụ án bị ngừng giải quyết thì Tòa án phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật về ĐCGQVADS; bởi áp dụng sai sẽ là vi phạm pháp luật dẫn đến vụ án bị hủy và vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết theo trình tự, thủ tục luật định gây tốn kém thời gian, chi phí. Thứ ba, ĐCGQVADS là ngừng hẳn các hoạt động tố tụng để giải quyết một vụ án cụ thể. Lúc này sẽ chấm dứt cả về mặt thủ tục tố tụng lẫn giải quyết nội dung VADS; không được khôi phục lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đặc điểm này của ĐCGQVADS là đặc điểm quan trọng, thể hiện rõ nét nhất bản chất của đình chỉ vụ án. Là nét đặc trưng nhất để phân biệt ĐCGQVADS với “Tạm đình chỉ” giải quyết VADS. Việc ĐCGQVADS là Tòa án “ ngừng hẳn” hay chấm dứt hoàn toàn công việc của Tòa để giải quyết yêu cầu khởi kiện, những tranh chấp của đương sự (hay còn gọi là vụ án). Nghĩa là vụ án được thụ lý sẽ bị ngừng lại với thời gian vĩnh viễn, không hạn định và không được giải quyết về nội dung; Còn tạm đình chỉ VADS thì VADS sau khi có quyết định tạm đình chỉ sẽ bị “tạm ngừng” một thời gian khi có căn cứ theo luật định, việc tạm ngừng sẽ chấm dứt và khi lý do tạm đình chỉ không còn thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án đó theo quy định của pháp luật dẫn đến nội dung vụ án vẫn được tiếp tục giải quyết sau khi được phục hồi giải quyết vụ án. Do đó, dẫn đến sự khác nhau về hậu quả pháp lý đó là: Vụ án sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết sẽ bị chấm dứt hoàn toàn việc giải quyết về cả thủ tục và việc giải quyết về mặt nội dung. Hơn nữa, đương sự trong vụ án không có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án trừ trường hợp khác mà luật quy định. Còn tạm đình chỉ chỉ làm tạm ngưng hoạt động tố tụng và vụ án về mặt nội dung vẫn đang được Tòa án giải quyết. Thứ tư, Quyết định ĐCGQVADS tuy làm chấm dứt việc giải quyết VADS ở một giai đoạn tố tụng nào đó nhưng nó không phải là một quyết định đưa ra nhận định về nội dung VADS mà Tòa án đã thụ lý. 12
  18. VADS được thụ lý tại Tòa án và được giải quyết bằng Bản án, quyết định công nhận thỏa thuận hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong đó, Bản án và quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án là nhận định của Tòa án về nội dung vụ án như xác định yêu cầu khởi kiện của đương sự, quan hệ tranh chấp và nêu quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật. Theo đó, khi nội dung vụ án đã được giải quyết tại Bản án và quyết định công nhận thỏa thuận thì mặc nhiên vụ án được chấm dứt và đã được giải quyết xong. Còn với quyết định ĐCGQVADS thì khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dẫn đến Tòa án phải ra quyết định đình chỉ có nghĩa là Tòa án không tiến hành các thủ tục để giải quyết yêu cầu khởi kiện, xác định quan hệ tranh chấp, làm rõ sự thật của vụ án, áp dụng các quy định của pháp luật để đưa ra hướng giải quyết vụ án (thuộc về giải quyết nội dung vụ án) nữa. Thứ năm, ĐCGQVADS có thể được tiến hành ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Trong tố tụng dân sự thì ĐCGQVADS có thể được tiến hành ở các cấp sơ thẩm, ở cấp phúc thẩm và cả cấp giám đốc thẩm, tái thẩm. Do có những sự kiện phát sinh trong quá trình giải quyết mà VADS có thể bị ngừng lại và buộc Tòa án phải ra quyết định đình chỉ và vụ án đó không bị giới hạn là ở giai đoạn tố tụng nào mới có thể được ban hành quyết định đình chỉ mà có thể ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Điểm khác biệt cơ bản của đình chỉ và tạm đình chỉ đó là Tạm đình chỉ giải quyết VADS chỉ có thể được tiến hành ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm; Còn đình chỉ giải quyết VADS thì được tiến hành ở cả cấp sơ thẩm, phúc thẩm và Giám đốc thẩm, tái thẩm. 1.1.3. Ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Những quy định về ĐCGQVADS được các nhà làm luật đưa ra với mục đích nhằm dự liệu những trường hợp bắt buộc phải chấm dứt và ngừng giải quyết VADS như có thể là khắc phục được những sai lầm của Tòa án cho việc thụ lý vụ án không đúng đem lại và đồng thời cũng góp phần làm cho giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, đối với những trường hợp vụ án đã được Tòa án thụ lý theo đúng quy định của pháp luật nhưng trong quá trình tiến hành các trình tự, thủ tục để giải quyết vụ án thì phát sinh những căn cứ như đối tượng khởi kiện không còn hoặc suy đoán là không còn tồn tại thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Mục đích là giúp cho Tòa án đưa ra phương hướng và quyết định nhanh chóng để kết thúc vụ án, kết 13
  19. thúc nghĩa vụ về tố tụng của đương sự và giải phóng cho các đương sự đặc biệt là bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không phải tham gia tố tụng tại Tòa án các cấp11. ĐCGQVADS làm giảm bớt chi phí tố tụng cho đương sự khi việc tiến hành tố tụng không còn cần thiết nữa khi mà đương sự có thể tự hòa giải với nhau hoặc được Tòa án hòa giải đã tự tìm được phương hướng giải quyết cho vụ việc và không cần thiết phải có quyết định hay bản án của Tòa án. Do đó có ý nghĩa là tạo điều kiện cho các đương sự không tốn kém về mặt thời gian đi lại, làm việc; hơn nữa là tốn kém chi phí tố tụng, án phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước (đối với những tranh chấp về tài sản thì khoản tiền chi phí tố tụng và án phí, lệ phí phải nộp cũng không hề nhỏ). Bên cạnh đó, cũng còn ý nghĩa bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Đối với VADS thì về bản chất đó là sự thỏa thuận của các bên và như câu nói “việc dân sự cốt ở đôi bên”. Vì vậy trên tinh thần đó thì trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền tự định đoạt. Theo “1. Ðương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự….2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.”12. Khi đương sự tự nguyên chấm các yêu cầu của mình và rút yêu cầu khởi kiện của mình thì làm cho đối tượng khởi kiện tại Tòa án không còn nữa nên Tòa án ra quyết định ĐCGQVADS để đảm bảo nguyên tắc trên. Việc ĐCGQVADS cũng có ý nghĩa thực tiễn giúp cho Nhà nước mà cụ thể là Tòa án tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí. Khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS một cách đúng đắn sẽ làm quá trình giải quyết vụ việc nhanh gọn, Tòa án không phải kéo dài thời giải giải quyết vụ việc, thậm chí không phải mở phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc. Nhờ đó gánh nặng về số VADS cần phải giải quyết được giảm tải, Tòa án có điều kiện tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử. 1.2. Khái quát Lịch sử phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 11 Thạc sỹ Nguyễn Bích Thảo, Giáo trình bộ luật tố tụng dân sự việt Nam, Khoa Luật trường đại học quốc gia Hà Nội năm 2014, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Trang 256. 12 Xem tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. 14
  20. 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 Sau Cách mạng tháng 8/1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành của chế độ cũ. Tại Điều thứ 1 có quy định: “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này...” 13. Tiếp đó, ngày 24/01/1946 ban hành Sắc lệnh số 13 tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán, ngày 17 tháng 04 năm 1946 ban hành Sắc lệnh số 51 phân công thẩm quyền giữ các Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán; Sắc lệnh số 130 ngày 19/7/1946 về ấn định thể thức thi hành án, Sắc lệnh số 185-SL ngày 26/5/1948 về ấn định thẩm quyền của các Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp; Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/01/1950 quy định đề ly hôn v.v...Ngoài các văn bản này hầu như Nhà nước không có ban hành văn bản nào quy định về thủ tục tố tụng dân sự và do vậy, cũng không có những quy định riêng về vấn đề đình chỉ giải quyết VVDS. Có thể hiểu đây là giai đoạn trong tình hình khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Pháp, các Tòa án chỉ tập trung xét xử các vụ án về hình sự mà không giải quyết các tranh chấp về dân sự. Tuy nhiên, vấn đề đình chỉ giải quyết các việc hộ và thương mại trong tình thế đặc biệt đã được đề cập trong Thông lệnh số 12 – NV-CT ngày 29/12/1946 của Bộ Tư pháp về tổ chức tư pháp, theo đó: “ Nếu vì một lẽ gì, Tòa án thường không thể tiếp tục công việc xử án được, việc xét xử những phạm pháp sẽ do quyết định của Ủy ban bảo vệ khu và giao cho Tòa án quân sự. Còn xử các việc hộ hoặc thương mại sẽ đình chỉ, trừ những việc cấp tốc thì sẽ do Hội thẩm chuyên môn Tòa án quân sự xét xử bằng mệnh lệnh...”14. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam lúc đó là củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân, khôi phục và cải tạo kinh tế ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã cho xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật nhằm đáp ứng tình hình lúc đó. Để chấm dứt việc áp dụng các luật lệ cũ ban hành trước năm 1945 còn được tạm giữ theo Sắc lệnh 47 ngày 10/10/1945, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 19-VHH ngày 30/6/1955 và Thông tư số 2140-VHH/HS ngày 6/12/1955; TANDTC đã ra Chỉ thị số 772-NC ngày 10/7/1959 đình chỉ việc áp 13 Điều 1, Sắc lệnh của chủ tịch Chính phủ lâm thời số 47 ngày 10/1/1945. 14 Xem tại Thông lệnh số 12 – NV-CT ngày 29/12/1946 của Bộ Tư pháp về tổ chức tư pháp 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2