intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

51
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn và cơ sở áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại địa phƣơng thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ XUÂN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phương Lan HÀ NỘI - 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ XUÂN
  3. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Bảng viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 4 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ........................... 4 6. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn .................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN........................ 6 1.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ....................................... 6 1.1.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng ........................................ 6 1.1.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng ...................................... 12 1.1.3. Xác định các nghĩa vụ tài sản chung, nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân ....................................................... 15 1.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỊNH HƢỚNG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN .............................................................................................. 19 1.2.1. Tôn trọng sự thoả thuận hợp lý của vợ chồng .................................... 20 1.2.2. Đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ........... 21 1.2.3. Đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ, chồng trong sản xuất, nghề nghiệp..... 22
  4. 1.2.4. Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của vợ, con chƣa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động .................................. 23 1.2.5. Chia tài sản bằng hiện vật hoặc giá trị ................................................ 25 1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ...................................................... 27 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................... 30 2.1. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN TRANH CHẤP TRONG VỤ ÁN LY HÔN.......32 2.1.1. Đối tƣợng tài sản tranh chấp ............................................................... 32 2.1.2. Giá trị tài sản tranh chấp ..................................................................... 34 2.1.3. Tranh chấp giữa vợ chồng về các nghĩa vụ tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân ................................................................................. 38 2.2. VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN ................. 41 2.2.1. Vận dụng các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn trong thực tiễn xét xử tại Toà án.................................................................................. 42 2.2.2. Phƣơng thức giải quyết đối với tài sản đang tranh chấp ..................... 47 2.2.3. Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ ............................................... 54 2.2.4. Giải quyết tranh chấp về bất động sản giữa vợ và chồng ................... 58 Chương 3: NHỮNG VẪN ĐỀ PHÁT SINH TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ............. 68 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN .............. 68
  5. 3.1.1. Vƣớng mắc về nhận thức và áp dụng pháp luật.................................. 68 3.1.2. Vấn đề định giá tài sản tranh chấp ...................................................... 73 3.1.3. Xác định tài sản của vợ chồng trong thực tế ....................................... 77 3.1.4. Xác định những ngƣời có quyền lợi liên quan đến tài sản đang tranh chấp ............................................................................................ 82 3.1.5. Xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân ................................................................................. 86 3.1.6. Vấn đề thủ tục tố tụng ......................................................................... 88 3.2. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ........................................................................... 93 3.3. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TOÀ ÁN ............................................ 102 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC TRANH CHẤP TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ................................................ 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115
  6. BẢNG VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự HĐXX : Hội đồng xét xử HNGĐ : hôn nhân gia đình Luật HN&GĐ : Luật Hôn nhân và Gia đình Nghị định 70/CP : Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình Nghị quyết 02/2000/HĐTP : Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2000. NN&PTNT : nông nghiệp và phát triển nông thôn PT : phúc thẩm ST : sơ thẩm TAND : Tòa án nhân dân Tp. Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân :
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Để xây dựng gia đình tốt thì nền tảng hôn nhân phải bền vững, ngoài việc đƣợc hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản là một trong những điều kiện tất yếu để nuôi sống gia đình, là điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế cho hôn nhân tồn tại bền vững. Vì vậy, các nhà làm luật đã quan tâm xây dựng các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng, cơ bản nhất của pháp luật Hôn nhân và gia đình. Các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng khẳng định rõ về quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và trên cơ sở đó xác định nguyên tắc cơ bản giải quyết các tranh chấp về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, pháp luật đã bộc lộ những điểm chƣa phù hợp dẫn đến có nhiều cách hiểu không thống nhất, gây khó khăn cho những ngƣời thực thi pháp luật cũng nhƣ không đảm bảo quyền lợi chính đáng của các đƣơng sự. Thông thƣờng, một vụ án hôn nhân gia đình cần giải quyết ba mối quan hệ đó là quan hệ hôn nhân, quan hệ con chung và quan hệ về tài sản. Thực tế đã cho thấy các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các vụ án ly hôn rất phức tạp, thƣờng kéo dài, mất nhiều thời gian, tiền của, công sức của các đƣơng sự cũng nhƣ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là việc giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn chƣa đúng pháp luật, chƣa xác đáng, chƣa phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ sở hữu… do đó chƣa bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích chính đáng của các đƣơng sự. Vì vậy, sự nghiên cứu việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các vụ án ly hôn tại địa bàn 1
  8. huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nhằm làm sáng tỏ hơn các quy định pháp luật cũng nhƣ vận dụng pháp luật để giải quyết vấn đề này là cần thiết. Những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng nên đời sống xã hội cũng nhƣ kinh tế của ngƣời dân ngày càng đƣợc đảm bảo và nâng cao. Song mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng đã dẫn đến nhiều ngƣời sống buông thả, coi trọng vật chất, tình cảm giữa mọi ngƣời với nhau không còn mặn mà, đƣợc coi trọng nhƣ trƣớc. Giá trị tài sản lớn và sự coi trọng vật chất làm cho những tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các vụ án ly hôn có tính quyết liệt, căng thẳng hơn, nên việc giải quyết cũng gặp nhiều khó khăn. Là một huyện có mức sống trung bình so với cả nƣớc song Điện Bàn cũng chịu sự ảnh hƣởng chung của xã hội. Những năm gần đây, số lƣợng các vụ án nói chung tại địa bàn, đặc biệt là án hôn nhân gia đình tăng nhanh về số lƣợng, phức tạp về nội dung, nhiều vụ tranh chấp rất gay gắt, khiếu nại kéo dài gây nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ những ngƣời tham gia tố tụng. Hầu hết các vụ án đều đƣợc giải quyết trong thời hạn luật định, thấu tình đạt lý, khách quan, đƣợc sự đồng tình của ngƣời dân. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vấn đề tài sản khi ly hôn trong các vụ án hôn nhân gia đình còn gặp nhiều vƣớng mắc, bất cập do có nhiều quan điểm nhận thức, đánh giá khác nhau nên vẫn còn một số vụ án bị cấp trên cải sửa, hủy dẫn đến vụ án phải xét xử lại nhiều lần. Nguyên nhân thì có nhiều nhƣng phải kể đến các quy định của pháp luật còn chƣa rõ ràng, một số quy định còn chung chung, chƣa có sự thống nhất từ các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và cá nhân thực thi pháp luật liên quan đến giải quyết tài sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn. Với đề tài: “Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”, tác giả 2
  9. muốn giải quyết phần nào những vƣớng mắc trên nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế độ tài sản của vợ chồng và việc giải quyết tranh chấp về tài sản trong các vụ án hôn nhân gia đình đã đƣợc một số nhà khoa học nghiên cứu, đề cập đến nhƣ sách chuyên khảo “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Cừ; sách chuyên khảo “Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng” của TS Phùng Trung Tập... Đồng thời, cũng có một số luận văn cao học đã và đang nghiên cứu về vấn đề tài sản của vợ chồng nhƣ: Nguyễn Thị Thanh Xuân “Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn”, Nguyễn Thị Hạnh “Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam – Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”. Vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã đƣợc đề cập, nghiên cứu khá nhiều ở những mức độ khác nhau, song việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thì chƣa có công trình nào và đây là công trình đầu tiên, do đó không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đây. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn và cơ sở áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại địa phƣơng thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, tìm hiểu những điểm bất cập, vƣớng mắc, một số quan điểm áp dụng pháp luật chƣa thống nhất, đề xuất 3
  10. một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Để đạt đƣợc các mục đích trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án. - Thứ hai, nghiên cứu các căn cứ pháp lý xác định tài sản tranh chấp khi ly hôn và các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. - Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật khi xét xử tại TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam qua một số vụ án cụ thể, từ đó tìm hiểu các vƣớng mắc, bất cập còn tồn tại và đề xuất hƣớng hoàn thiện. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định giải quyết các tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn, chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản khác có liên quan. - Các bản án, quyết định đã đƣợc xét xử tại TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn từ năm 2001 đến nay (từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, thống kê … đánh giá thực tiễn xét xử qua các bản án cụ thể tại TAND huyện Điện Bàn. 6. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn - Luận văn là một công trình nghiên cứu tƣơng đối khoa học, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ 2000 qua thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 4
  11. - Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đề tài còn tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật thông qua hoạt động xét xử tại địa phƣơng, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật để giải quyết những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nâng cao hiệu quả xét xử của TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Những vấn đề phát sinh từ thực tiễn xét xử và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 5
  12. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 1.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 là hình thức chế độ cộng đồng tạo sản, theo đó, tài sản mà vợ chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp, vợ chồng còn có quyền có tài sản riêng. Việc quy định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng và xác định tài sản chung, tài sản riêng của một bên vợ, chồng là căn cứ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ chồng trong gia đình, đồng thời là cơ sở giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 1.1.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng Một trong những yếu tố quan trọng nhất để cuộc sống chung của vợ chồng đƣợc tồn tại là việc tạo lập tài sản để nuôi sống gia đình. Việc xác định tài sản chung của vợ chồng đƣợc các nhà làm luật quan tâm và quy định tƣơng đối đầy đủ, cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan, đảm bảo việc áp dụng vào thực tiễn đƣợc thuận lợi hơn so với Luật HN&GĐ năm 1986. Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản 6
  13. chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”. Nhƣ vậy, căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng dựa trên hai cơ sở là “thời kỳ hôn nhân” và “nguồn gốc tài sản”. “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” (khoản 7 điều 8 Luật HN&GĐ 2000). Việc xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ đƣợc tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đƣợc tạo thành từ các nguồn gốc sau: - Những tài sản do vợ chồng tạo ra: Hành vi tạo ra tài sản là một trong những chức năng chính để nuôi sống gia đình. Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sức trong việc tạo lập tài sản để duy trì cuộc sống và đảm bảo cho gia đình tồn tại. Hành vi tạo ra tài sản là việc vợ chồng tạo ra tài sản bằng chính sức lao động của mình dựa trên công việc, chuyên môn của mình. Vợ chồng có thể trực tiếp tạo ra tài sản nhƣ gieo mạ lấy thóc, nuôi cá, đóng giƣờng, tủ … hoặc thông qua các hợp đồng cụ thể với ngƣời khác nhƣ mua nhà, xe… nhằm đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của gia đình. Những tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật nƣớc ta dƣới chế độ cũ cũng quy định những tài sản do vợ chồng “tạo mãi” trong thời gian hôn thú sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng. - Các thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Thu nhập là việc nhận đƣợc tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó. Thu nhập hợp pháp của vợ chồng là việc hƣởng thành quả lao động 7
  14. do tham gia lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tính chất nghề nghiệp, công việc, chuyên môn mà vợ chồng thực hiện. Tài sản chung từ thu nhập hợp pháp của vợ chồng thƣờng là tiền lƣơng, tiền công lao động, tài sản thu đƣợc qua hoạt động sản xuất nhƣ trồng trọt, chăn nuôi…, lợi nhuận thu đƣợc thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền trúng sổ xố mà vợ, chồng có đƣợc hoặc những tài sản mà vợ chồng đƣợc xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS đối với vật vô chủ, vật không xác định đƣợc ai là chủ sở hữu (Điều 239); đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm đƣợc tìm thấy (Điều 240); đối với vật do ngƣời khác đánh rơi, bị bỏ quên (Điều 241); đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc (Điều 242, 243); đối với vật nuôi dƣới nƣớc (Điều 244) … trong thời kỳ hôn nhân [32]. Đặc điểm của loại tài sản này là không có yếu tố đền bù khi xác lập quyền sở hữu và không do vợ chồng trực tiếp quản lý trƣớc khi xác lập sở hữu. - Những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung Việc xác lập loại tài sản này phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu hoặc do pháp luật quy định về thừa kế. Khi xác lập hợp đồng tặng cho chung hoặc di chúc để lại tài sản chung cho vợ chồng, chủ sở hữu không có sự phân biệt kỷ phần cho mỗi bên vợ, chồng đƣợc hƣởng. Nếu có sự xác định tỷ lệ tài sản cho mỗi bên vợ, chồng thì phần tài sản đó sẽ thuộc tài sản riêng của mỗi bên theo tỷ lệ đƣợc thừa kế, tặng cho. Trong trƣờng hợp ngƣời tặng cho vợ chồng tài sản hoặc để lại tài sản theo di chúc cho vợ chồng mà định đoạt trƣớc phần quyền sở hữu của mỗi bên vợ chồng đối với khối tài sản đó thì khối tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng, nhƣng là tài sản chung theo phần. Trƣờng hợp chủ sở hữu tuyên bố cho chung hai vợ chồng nhƣng lại xác 8
  15. định kỷ phần cho mỗi bên vợ, chồng đƣợc hƣởng hoặc vợ, chồng cùng hàng thừa kế theo pháp luật, hai bên vợ chồng đƣợc hƣởng theo suất bằng nhau thì về nguyên tắc, phần tài sản mà mỗi bên đƣợc hƣởng là tài sản riêng và chỉ thuộc tài sản chung khi vợ, chồng tự nguyện nhập vào tài sản chung hoặc có thỏa thuận tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. “Trƣờng hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tài sản đƣợc thừa kế “theo hàng thừa kế” đó thuộc tài sản riêng của vợ, chồng; chỉ là tài sản chung khi vợ chồng tự nguyện nhập vào tài sản chung hoặc có thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng” [10, tr.157]. - Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn Đất đai là một loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản đƣợc pháp luật công nhận và bảo vệ. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có đƣợc sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Nghị định 70/CP quy định: + Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng đƣợc Nhà nƣớc giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất này có thể là đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở đƣợc Nhà nƣớc giao, đất chuyên dùng. + Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng đƣợc Nhà nƣớc cho thuê là tài sản chung của vợ chồng. + Đối với quyền sử dụng đất do vợ chồng đƣợc chuyển đổi, chuyển nhƣợng, thừa kế chung thì đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ. + Trƣờng hợp vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của ngƣời thứ ba thì quyền nhận thế chấp đất cũng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Nhƣ vậy, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có đƣợc sau khi kết hôn do 9
  16. đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, đƣợc chuyển đổi, chuyển nhƣợng hoặc thừa kế chung từ ngƣời khác thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn, đƣợc thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. - Những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; những tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững thì việc phát triển kinh tế, tạo lập tài sản của vợ chồng đƣợc các bên chú trọng. Khi tình cảm vợ chồng còn mặn nồng, việc xác định rạch ròi tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của mỗi bên ít đƣợc quan tâm, coi trọng. Vợ chồng thƣờng có xu hƣớng sử dụng các tài sản có đƣợc vào mục đích chung của gia đình, giới hạn giữa tài sản chung và riêng không có sự phân biệt rõ ràng. Các bên thƣờng có xu hƣớng nhập phần tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo đời sống của gia đình. Pháp luật ghi nhận việc thỏa thuận của các bên trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của mỗi đƣơng sự, giữa vợ và chồng có thể thỏa thuận tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng và tài sản nào là tài sản riêng của vợ, chồng. Việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng có thể mặc nhiên hoặc đƣợc thỏa thuận bằng văn bản. Một khi vợ chồng có mâu thuẫn về tình cảm thì yếu tố tài sản cũng đƣợc các bên đem ra so đo, tính toán với nhau. Do tính chất phức tạp của quan hệ tài sản mà việc xác định đâu là tài sản chung của vợ chồng và đâu là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng gặp nhiều khó khăn. Có trƣờng hợp tài sản riêng của một bên đƣợc sử dụng nhằm đảm bảo cuộc sống chung của vợ chồng, giữa tài sản chung và tài sản riêng có sự chuyển hóa, trộn lẫn với nhau dẫn đến khó xác định chính xác. Vì vậy, Khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ đã dự liệu: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài 10
  17. sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì đó là tài sản chung”. Ví dụ: Sau khi kết hôn với chị H, anh K đã bán chiếc xe máy của mình có trƣớc khi kết hôn để thêm tiền vào xây một ngôi nhà trên mảnh đất đƣợc cha mẹ anh cho riêng anh dùng làm chỗ ở chung cho hai vợ chồng. Nhƣ vậy, anh K đã tự nguyện nhập chiếc xe máy là tài sản riêng của anh (có đƣợc trƣớc khi kết hôn) vào tài sản chung của vợ chồng (góp vào để xây ngôi nhà chung). Việc nhập chiếc xe máy là tài sản riêng của anh K vào tài sản chung đƣợc coi là sự mặc nhiên vì số tiền bán đƣợc chiếc xe đã dùng vào mục đích chung của gia đình. Tuy nhiên, nếu anh K muốn nhập tài sản riêng là mảnh đất do cha mẹ anh cho riêng hoặc mua trƣớc khi kết hôn vào tài sản chung của vợ chồng thì phải lập văn bản và làm các thủ tục pháp lý có liên quan. Việc anh dùng mảnh đất này để xây ngôi nhà chung cho vợ chồng không mặc nhiên đƣợc coi là nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Anh K muốn chứng minh tài sản nào là tài sản riêng của mình thì phải xuất trình chứng cứ, nếu không chứng minh đƣợc thì tùy từng trƣờng hợp, Tòa án có thể suy đoán đó là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của anh K. Nhƣ vậy, so với các văn bản pháp luật trƣớc đây, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có một điểm mới là nguyên tắc suy đoán tài sản chung của vợ chồng, một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ khối tài sản chung. Quy định tại khoản 3 điều 27 Luật HN&GĐ chỉ thiết lập một suy đoán, không khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc này đã phần nào đảm bảo đƣợc sự công bằng trên cơ sở vì lợi ích chung của gia đình và của vợ chồng. “Trong trƣờng hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng” (khoản 2 điều 27 Luật HN&GĐ). Ngoài ra, 11
  18. Luật HN&GĐ còn quy định tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản chung đƣợc quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ, Điều 217 và Điều 219 BLDS. Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định tƣơng đối cụ thể về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản. Những tài sản mà vợ, chồng không chứng minh đƣợc là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng thì đƣợc xác định là tài sản chung của vợ chồng. 1.1.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, toàn bộ tài sản do vợ, chồng có đƣợc hoặc tạo ra trƣớc và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung của vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 1986 đƣợc ban hành vào thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới, lần đầu tiên ghi nhận vợ chồng có tài sản riêng tại Điều 16. Kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định chế độ sở hữu riêng của vợ, chồng cụ thể hơn, tạo đƣợc cơ sở pháp lý thống nhất khi áp dụng vào thực tế. Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. 2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”. Tài sản riêng của vợ, chồng đƣợc xác lập dựa vào thời điểm tài sản đó phát sinh trƣớc khi kết hôn; sự định đoạt của chủ sở hữu tài sản đã chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng và trên sự kiện chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. 12
  19. Nhƣ vậy, tài sản riêng của vợ, chồng đƣợc xác định dựa vào các căn cứ sau: - Là tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn: Thông qua lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác, mỗi ngƣời có thể tạo ra một khối tài sản hoặc có đƣợc tài sản thông qua các giao dịch dân sự trƣớc khi kết hôn. Những tài sản này thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên và đƣợc pháp luật thừa nhận, bảo hộ. Những tài sản này không phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động bởi tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình. Vì vậy, vợ chồng có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản phát sinh trƣớc khi kết hôn dựa trên các căn cứ đƣợc quy định từ Điều 233 đến Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu đối với thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp… Quy định tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trƣớc khi kết hôn là tài sản riêng của vợ chồng đã bảo vệ đƣợc quyền sở hữu cá nhân của vợ, chồng, là căn cứ pháp lý bảo đảm tài sản riêng của vợ chồng khi giải quyết tranh chấp trên thực tế; đồng thời phù hợp với quy định quyền sở hữu riêng của công dân đƣợc Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. - Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Những tài sản này không do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mà đƣợc định đoạt bởi ý chí của chủ sở hữu. Việc pháp luật quy định những tài sản này thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về việc chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng đƣợc hƣởng. Những tài sản mà vợ, chồng đƣợc thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thƣờng do những ngƣời thân thuộc, bạn bè của mỗi bên cho vợ, chồng đƣợc hƣởng giá trị tài sản đó. Đó có thể là những tài sản do cha, mẹ cho riêng con trong 13
  20. ngày cƣới, cha mẹ một bên khi chết để lại di chúc cho con mình là ngƣời vợ, chồng đƣợc hƣởng … Những tài sản mà vợ, chồng đƣợc thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng. - Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1997 thì “đồ dùng là vật do con người tạo ra để dùng trong sinh hoạt, hoạt động hằng ngày”; còn “tư trang là các thứ quý giá đi theo người của một cá nhân”. Trong cuộc sống thƣờng ngày, mỗi ngƣời đều cần có những đồ dùng phù hợp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và công việc chuyên môn của mình. Ví dụ nhƣ quần áo, giày dép, sách vở phục vụ cho việc học tập … Vì vậy, pháp luật quy định những đồ dùng, tƣ trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng là cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống. Đây là một trong những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 so với các luật trƣớc đó. Quy định này là cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống bởi mọi cá nhân đều cần đến những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, làm việc thƣờng ngày của bản thân. Vì vậy, quy định này đảm bảo đƣợc quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tƣ của vợ chồng. Tuy nhiên, từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực cho đến nay vẫn chƣa có một văn bản hƣớng dẫn nào của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải thích và hƣớng dẫn cụ thể trƣờng hợp này. Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ngày càng cao, những đồ dùng, tƣ trang cá nhân cũng rất phong phú và có giá trị. Việc xem xét những trƣờng hợp này gặp những khó khăn nhất định và còn nhiều quan điểm chƣa thống nhất. Vì vậy, cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể để việc giải quyết đƣợc thống nhất, đáp ứng quyền lợi hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng. - Những tài sản mà vợ, chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2