Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs)
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là rút ra được những kinh nghiệm cho Việt Nam, nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO nói chung và các tranh chấp liên quan tới các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU QUANG DUY GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP TRONG KHU¤N KHæ HIÖP §ÞNH C¸C BIÖN PH¸P §ÇU T¦ LI£N QUAN §ÕN TH¦¥NG M¹I (TRIMs) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU QUANG DUY GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP TRONG KHU¤N KHæ HIÖP §ÞNH C¸C BIÖN PH¸P §ÇU T¦ LI£N QUAN §ÕN TH¦¥NG M¹I (TRIMs) Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Chu Quang Duy
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI TRIMs TRONG KHUÔN KHỔ WTO................................................................................................................. 6 1.1. Hiệp định TRIMs ......................................................................................... 6 1.1.1. Lịch sử ra đời ................................................................................................. 6 1.1.2. Nội dung của Hiệp định TRIMs ..................................................................... 8 1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO .................................................. 14 1.2.1. Phạm vi và đối tượng của các tranh chấp .................................................... 16 1.2.2. Các cơ quan trong quá trình giải quyết tranh chấp ...................................... 18 1.2.3. Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp ....................................................... 21 1.2.4. Giải quyết tranh chấp không thông qua các thủ tục tố tụng ........................ 37 1.3. Những vấn đề đặc thù trong giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs ...... 39 1.3.1. Đặc thù về nội dung giải quyết tranh chấp .................................................. 39 1.3.2. Đặc thù về thủ tục ........................................................................................ 40 Chƣơng 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI HIỆP ĐINH ̣ TRIMS VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC ..... 42 2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs ........................... 42 2.1.1. Tổng quan các vụ tranh chấp ....................................................................... 42 2.1.2. Những vấn đề pháp lý được đưa ra giải quyết ............................................. 45 2.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trong giải quyết tranh chấp ......................... 57
- 2.2.1. Kinh nghiệm liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp ......................... 57 2.2.2. Kinh nghiệm liên quan tới TRIMs ............................................................... 59 Chƣơng 3: VẤN ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI TRIMS TẠI VIỆT NAM ...................................................... 62 3.1. Thực tiễn tại Việt Nam .............................................................................. 62 3.1.1. Thể chế pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và trong khuôn khổ WTO nói riêng ............................................................. 62 3.1.2. Sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp ...................... 66 3.1.3. Pháp luật Việt Nam liên quan tới TRIMs .................................................... 74 3.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp phòng và giải quyết tranh chấp .................... 83 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ..................................................................... 83 3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế ................................................................... 86 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 93
- DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh viết tắt DSB Cơ quan giải quyết tranh chấp Dispute Settlement Body DSM Cơ chế giải quyết tranh chấp Dispute Settlement Mechanism DSU Quy tắc thủ tục giải quyết tranh chấp Dispute Settlement Understanding EU Liên minh Châu Âu European Union Hiệp định chung về Thuế quan và General Agreement on Tariffs and GATT Thương mại Trade Hiệp định các biện pháp đầu tư Agreement on Trade-Related TRIMs liên quan tới thương mại Investment Measures WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 1.1. Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng (TRIMs) 12 Bảng 1.2. Thời gian biểu làm việc của Ban hội thẩm 25 Bảng 2.1. Tình hình giải quyết các tranh chấp liên quan tới TRIMs 44 Biểu đồ 3.1. Số vụ tranh chấp tại WTO theo thứ tự thời gian từ năm 1995 tới năm 2015 72
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan của thực tại. Để phát triển đất nước, cũng như tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế, các quốc gia trên thế giới không ngừng hợp tác, giao lưu trên mọi lĩnh vực của đời sống như Kinh tế, Chính trị, Văn hóa – Xã hội, An ninh... Trong đó, quan hệ Kinh tế quốc tế được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm hơn cả. Hiện nay, trong các thiết chế Kinh tế quốc tế chúng ta cần phải nói đến Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO), được chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/01/1995 là sản phẩm của vòng đàm phán Uruguay (1986 - 1994). Tính đến 14/7/2016 WTO có tới 163 thành viên là các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (thành viên mới nhất là Liberia) [67]. Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoài quy luật khách quan đó. Bằng chính sách mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 01 năm 1995 và trở thành thành viên chính thức (ngày 11/01/2007) sau 12 năm đàm phán gia nhập. Sau khi là thành viên của WTO, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến rõ rệt, từ một nền kinh tế Kế hoạch hóa tập chung chúng ta đã và đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức mới trong việc phát triển đất nước. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. Một mặt, cần phải khuyến khích, tạo động lực phát triển và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước nhà đầu tư nước ngoài với nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hơn chúng ta. Mặt khác, cần phải tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cùng với việc hướng nguồn vốn đó để phát triển kinh tế đất nước theo mục tiêu đã đề ra. Xét về mặt trong nước, việc tạo các điều kiện thuận lợi, ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư trong nước cùng với việc áp đặt một số biện pháp hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài là việc cần thiết để bảo vệ ngành sản xuất 1
- còn non trẻ. Tuy vậy, chính điều này đã tạo ra sự không công bằng giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy có thể sẽ vi phạm các cam kết quốc tế về Đối xử quốc gia (National Treatment), cũng như các biện pháp hạn chế định lượng (như yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa; hạn ngạch về số lượng xuất khẩu và nhập khẩu đối với các nhà đầu tư nước ngoài...). Chính vì vậy, việc xảy ra tranh chấp liên quan đến các biện pháp đầu tư là không thể tránh khỏi. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ đi vào tìm hiểu các tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Agreement on Trade Related Investment Measures - TRIMs) của WTO. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, tuy chưa tham gia nhiều vào cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong khuôn khổ Hiệp định TRIMs, không có nghĩa là chúng ta sẽ đứng ngoài các tranh chấp đó. Để phòng ngừa và nâng cao hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp, chúng ta cần phải tìm hiểu một số vấn đề có liên quan: Thứ nhất, Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là gì?; Thứ hai, đối tượng các tranh chấp liên quan đến Hiệp định?; Thứ ba, cơ chế để giải quyết các tranh chấp đó như thế nào?; Thứ tư, thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến hiệp định?; Thứ năm, thực trạng pháp luật Việt Nam đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại?; thông qua đó có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để trả lời những câu hỏi đặt ra trên, tôi xin chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành luật Quốc tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO, đến nay đã có rất nhiều học giả, chuyên gia về luật quốc tế nghiên cứu về WTO cũng như tác động của việc gia nhập tổ chức này đối với Việt Nam trong các sách chuyên khảo , các đề tài nghiên cứu khoa học , các bài viết đăng trên tạp chí. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đó chỉ đi vào tìm hiểu những vấ n đề chung, cơ 2
- bản về cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO và đưa ra một số giải pháp nhằm khắ c phu ̣c khó khăn vướng mắ c và nâng cao hiê ̣u quả trong quá trin ̀ h giải quyế t tranh chấ p như : - Nguyễn Tiế n Vinh, “Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO” (2011), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 16(201), tr. 19- 29; “Kinh nghiê ̣m nước ngoài và viê ̣c tăng cường hiê ̣u quả tham gia của Viê ̣t Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” (2012), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Luật học (28), tr. 165-181; “Vai trò của các thể chế phi nhà nước trong việc bảo đảm Việt Nam – một nước đang phát triển – hội nhập thành công sau khi ra nhập WTO” (2013), Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội. - Lê Thị Hồng Hải, “Giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO” (2009), Luận văn thạc sĩ luật Quốc tế, Khoa Luật – ĐHQGHN, Hà Nội. - Nguyễn Thị Hồng Anh, “Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới” (2011), Luận văn thạc sĩ luật Quốc tế, Khoa Luật – ĐHQGHN, Hà Nội. - Nguyễn Tiế n Hoàng , “Giải quyết tranh chấp trong tổ chức thương mại thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” (2012), luâ ̣n án Tiế n si ̃ bảo vệ ngày 26/4/2012, Trường Đa ̣i ho ̣c Ngoa ̣i thương. - Nguyễn Hữu Huyên , “Nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO” (2015), đăng tải ta ̣i trang thông tin điê ̣n tử của Viê ̣n nhà nước và pháp luâ ̣t;... Hoặc những bài viết nêu ra những nội dung cơ bản của Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tơi thương mại , đồ ng thời đưa ra mô ̣t số khuyế n nghi ̣làm thế nào để thích nghi với hiệp định như: - Trần Quang Thắng, “Hiệp định TRIMs và sự thích nghi của Việt Nam trong WTO” (2007), Tạp chí kinh tế và phát triển, (119). - Nguyễn Lê Phương Anh , “Hiê ̣p đinh ̣ các biê ̣n pháp đầ u tư liên quan tới thương ma ̣i (TRIMs) và những tác động đối với Việt Nam trong tiến trình đàm phán gia nhâ ̣p WTO” (2004), Luâ ̣n văn Tha ̣c si,̃ trường Đa ̣i ho ̣c Ngoa ̣i thương. 3
- Có thể thấy rằng giải quyết tranh chấp liên quan tới Hiệp định các biện pháp đầ u tư liên quan tới thương ma ̣i (TRIMs) là đề tài mới ít được nghiên cứu tại V iê ̣t Nam. Không chỉ ở Viê ̣t Nam , vấ n đề này cũng hiế m khi đươ ̣c quan tâm trong giới học thuật quốc tế , ngoài những công trình nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấ p ta ̣i WTO , vấ n đề giải quyế t tranh châp liên quan tới TRIMs cũ ng it́ đươ ̣c đề câ ̣p tới, chỉ có những bài viết nghiên cứu về việc các quốc gia thành viên sử dụng TRIMs như thế nào, và những hạn chế bất cập trong việc thực hiện như: - Rabiu Ado, Local content policy and the WTO Rules of Traderelated Investment Measures (TRIMs): the Pros and Cons (2013), đăng trên ta ̣p chí International Journal of Business and Management Studies, UK. - Oliver Morrissey, Investment and Competition Policy in the WTO: Issues for Developing Countries (2002), đăng trên ta ̣p chí Development Policy Review , tâ ̣p 20, số 1, trang 63–73. Chính vì vậy, có thể thấy đề tài “giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp đinh ̣ các biê ̣n pháp đầ u tư liên quan tới thương ma ̣i (TRIMs)” là mô ̣t trong những đề tài tuy không mới nhưng la ̣i ít đươ ̣c quan tâm, đề cập cho tới thời điểm hiện tại. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Rút ra được những kinh nghiệm cho Việt Nam, nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO nói chung và các tranh chấp liên quan tới các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Góp phần bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO nói chung và Hiệp định TRIMs nói riêng; - Đánh giá kết quả việc giải quyết tranh chấp liên quan đến TRIMs; - Rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp mà Việt Nam cần làm để phòng ngừa rủi ro, giải quyết có hiệu quả các tranh chấp đó. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương 4
- mại; cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; các vụ việc liên quan đến các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong khuôn khổ Hiệp định TRIMs – WTO. - Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương (TRIMs) – WTO; Thời gian từ khi tổ chức thương mại thế giới ra đời tới thời điểm hoàn thành luận văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích… 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Đánh giá một cách tổng quát tình hình giải quyết tranh chấp đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO trong thời gian qua; - Làm rõ một số hạn chế, tác động đối với Việt Nam khi tham gia vào giải quyết các tranh chấp; - Một số kiến nghị mang tính giải pháp nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giải quyết các tranh chấp và hướng đi cho Việt Nam trong thời kỳ hô ̣i nhâ ̣p quố c tế . 7. Bố cục của Luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs trong khuôn khổ WTO. Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Hiê ̣p đinh ̣ TRIMs và kinh nghiệm của các nước. Chương 3: Vấn đề phòng và giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs tại Việt Nam. 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI TRIMs TRONG KHUÔN KHỔ WTO 1.1. Hiệp định TRIMs 1.1.1. Lịch sử ra đời Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức thương mại thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15/04/1994 (đây là kết quả của vòng đàm phán Uruguay, đánh dấu sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới – WTO). Sau khi xem xét các hoạt động của Hiệp định GATT liên quan đến các biện pháp đầu tư có thể làm hạn chế hoặc bóp méo tự do hóa thương mại, các quốc gia thành viên đồng ý rằng cần phải đàm phán, xây dựng thêm những quy định cần thiết, thích hợp nhằm loại bỏ các biện pháp đầu tư có ảnh hưởng xấu đến thương mại, tại Tuyên bố Punta del Este (vòng đàm phán Uruguay). Hiê ̣p đinh TRIMs với vai trò mong muố n thúc đẩy, mở rộng sự tự do hoá thương mại, tạo thuận lợi cho việc luân chuyển nguồn vốn đầu tư qua biên giới quốc tế, với mục đích tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cho các thành viên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, đồng thời phải bảo đảm sự cạnh tranh tự do, công bằng. Hiệp định TRIMs cho rằng một số biện pháp đầu tư nhất định có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu và bóp méo sự tự do hóa thương mại, vì vậy TRIMs quy định các thành viên không được sử dụng các biện pháp phân biệt đối xử đối với hàng hóa nước ngoài, cũng như việc áp đặt các biện pháp hạn chế định lượng liên quan tới hàng hóa trong quá trình luân chuyển qua biên giới. Trước khi vòng đàm phán Uruguay ra đời, các mối liên kết giữa đầu tư và thương mại ít được quan tâm trong khuôn khổ GATT. Tại Hiến chương Havana năm 1948, cũng đã có một chương quy định về đầu tư nước ngoài, tuy nhiên Hiến chương này đã không được phê chuẩn và chỉ có một số chính sách về thương mại được đưa vào Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT. Cho tới năm 6
- 1955, các bên tham gia GATT đã thông qua Nghị quyết về đầu tư phát triển kinh tế quốc tế, trong đó các vấn đề về đầu tư được đề cập tới đặc biệt là việc bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài, bằng việc kêu gọi các nước ký kết các hiệp định song phương trong đó có điều khoản bảo đảm, bảo vệ tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng sự ra đời của Hiệp định TRIMs gắn liền với nhiều cuộc tranh luận của các thành viên phát triển và thành viên đang phát triển, chủ yếu liên quan tới những hạn chế hoặc lợi ích có được khi sử dụng TRIMs. Một mặt, thành viên phát triển cho rằng TRIMs cần phải được loại bỏ bởi vì có những ảnh hưởng không tốt đến thương mại quốc tế, làm ảnh hưởng tiêu cực tới xuất nhập khẩu. Các thành viên phát triển, đều là các nước có nền công nghiệp tiên tiến, với nhiều công ty đa quốc gia, hàng hóa của họ vươn tới các thị trường trên toàn thế giới. Mặt khác, thành viên đang phát triển lập luận rằng, cần thiết phải sử dụng một số biện pháp nhằm định hướng nguồn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, tránh sự độc quyền từ các sản phẩm của thành viên phát triển. Thật vậy, sự phát triển quan trọng nhất đối với đầu tư trong giai đoạn trước khi vòng đàm phán Uruguay đó là phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp trong vụ việc liên quan tới Hoa Kỳ và Canada. Bị đơn: Canada – Các biện pháp hành chính của Luật Đầu tư nước ngoài (Administration of the Foreign Investment Review Act – FIRA). Đây là một vụ tranh chấp trong khuôn khổ GATT, Hoa Kỳ cho rằng Canada đã áp đặt một số điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài để được phê duyệt các dự án đầu tư. Thông qua các thỏa thuận hoặc yêu cầu gắn liền với việc sử dụng một số sản phẩm trong nước (yêu cầu nội địa hóa) và việc xuất khẩu phải đạt tỷ lệ nhất định hoặc tỷ lệ phần trăm theo sản lượng (yêu cầu thực hiện xuất khẩu). Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp kết luận rằng yêu cầu nội địa hóa của Canada không phù hợp với nghĩa vụ đối xử quốc gia theo Điều III: 4 của GATT; nhưng yêu cầu về hoạt động xuất khẩu không trái với nghĩa vụ của GATT. Quyết định của Hội đồng xét xử quan trọng ở chỗ nó khẳng định rằng việc áp đặt cũng như sử dụng các biện pháp phân biệt đối xử hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa trong nước là vi phạm nghĩa vụ theo GATT. Đồng thời, kết luận của ban hội thẩm khẳng định các yêu cầu thực hiện 7
- xuất khẩu không nằm trong phạm vi của GATT. Vòng đàm phán Uruguay về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại đã được đánh dấu bởi sự bất đồng mạnh mẽ giữa các thành viên trong phạm vi và tính chất của các nguyên tắc. Trong khi một số nước phát triển đã đề xuất quy định rằng cần phải loại bỏ một loạt các biện pháp yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa bởi vì không phù hợp với Điều III của GATT, ngược lại nhiều nước thành viên đang phát triển phản đối điều này. Tuy nhiên các thỏa thuận sau này về cơ bản đã được giới hạn trong việc giải thích và làm rõ việc áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại theo quy định của GATT trong phạm vi Điều III đối xử quốc gia đối với hàng hóa nhập khẩu và Điều XI các hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Chính vì vâ ̣y, Hiê ̣p định TRIMs luôn có mối quan hệ mật thiết , gắn bó v ới Hiê ̣p định GATT (trong pha ̣m vi Điề u III và Điề u XI). Khi viê ̣n dẫn quy định của Hiệp định TRIMs, các bên không thể không c ăn cứ vào quy định của Hiê ̣p định GATT. Ngược la ̣i để làm rõ hơn nô ̣i dung của GATT (trong pha ̣m vi Điề u III và Điề u XI) các bên cần phải dẫn chiế u tới quy định của TRIMs để giải thích và làm rõ quy định của GATT. 1.1.2. Nội dung của Hiệp định TRIMs Như đã trình bày ở trên, TRIMs về cơ bản là một Hiệp định nhằm mục đích giải thích và làm rõ về việc áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong phạm vi Điều III và Điều XI của GATT 1994. Vì vậy, nội dung của TRIMs khá ngắn gọn, bao gồm 09 Điều khoản quy định về việc thực hiện TRIMs và một phụ lục bao gồm danh mục minh họa các biện pháp không phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều III và hạn chế định lượng tại Điều XI của GATT 1994, nhằm tạo ra sự bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài. Phạm vi áp dụng Phạm vi áp dụng của TRIMs “chỉ áp dụng đối các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa” [55, Điều 1]. Vì vậy, có thể thấy rằng TRIMs chỉ áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng cho dịch vụ. Hiệp định TRIMs không quy định cụ thể thế nào là “các biện phá đầu tư liên quan tới thương mại” bởi vậy trong quá trình giải quyết tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ 8
- có một phần đưa ra những phân tích, đánh giá liệu các biện pháp mà các bên đưa ra có phải là “biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại” hay không. Ví dụ, Báo cáo của Ban hội thẩm trong vụ việc liên quan tới Indonesia – Các biện pháp ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ô tô. Ban hội thẩm nhận định, “Các biện pháp đầu tư” mà Indonesia sử dụng nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển năng lực ngành sản xuất ô tô và sản xuất các loại phù tùng tại Indonesia. Gắn liền với mục tiêu này là những biện pháp tác động đáng kể tới đầu tư trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước (sản xuất linh kiện ô tô); khuyến khích việc chuyển giao công nghệ, góp phần tạo việc làm trên diện rộng; tăng tỉ lệ nội địa hóa. Ban hội thẩm nhấn mạnh rằng, họ không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về đầu tư mà chỉ xem xét cách thức mà các vấn đề được đề cập có liên quan tới đầu tư như thế nào. Ban hội thẩm cũng cho rằng các biện pháp trên dù không do cơ quan chức năng có thẩm quyền về đầu tư quy định (theo lập luận của Indonesia) nhưng vẫn được coi là các biện pháp liên quan tới đầu tư [60, tr. 342]. Như vậy, có thể thấy rằng “các biện pháp đầu tư” trong trường hợp này có thể là những yêu cầu, hoặc những biện pháp pháp lý, biện pháp hành chính (các cách thức) được sử dụng có tác động và làm ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài, nó có thể không do cơ quan có thẩm quyền về đầu tư quyết định. Tiếp theo, thuật ngữ “liên quan tới thương mại” được hiểu là nếu các biện pháp trên được sử dụng làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp sự luân chuyển hàng hóa qua biên giới (ví dụ: áp đặt hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu; yêu cầu cân đối tỉ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu; hoặc cụ thể như yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, đồng nghĩa với việc thành viên đó đã ưu tiên sử dụng các sản phẩm trong nước), vì vậy các biện pháp này ảnh hưởng tới thương mại đặc biệt là hàng hóa. Tóm lại, có thể hiểu rằng “các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại” là những yêu cầu, biện pháp có tác động, làm ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại hàng hóa, tới đầu tư nước ngoài, tới sự luân chuyển hàng hóa qua biên giới. Làm phương hại tới lợi ích của các quốc gia thành viên theo các hiệp định có liên quan. 9
- Nguyên tắc đối xử quốc gia và quy định về hạn chế định lƣợng Điều 2.1 của TRIMs quy định rằng “các quốc gia thành viên không được sử dụng TRIMs trái với quy định tại Điều III và Điều XI của GATT 1994”. Các biện pháp này được làm rõ thông qua một danh sách các biện pháp minh họa tại phụ lục của TRIMs [55, Điều 2.2], bao gồm những biện pháp mang tính bắt buộc hoặc được thực thi thông qua luật trong nước hoặc các quyết định mang tính hành chính hoặc các điều kiện mà chỉ khi tuân thủ những điều kiện này mới được hưởng một ưu đãi nào đó. Điều III của GATT quy định về nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế và các quy tắc trong nước, chủ yếu đề cập tới vấn đề mua hoặc sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp. Theo đó các sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự ở trong nước về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa; bao gồm cả việc áp đặt các khoản thuế và phí cao hơn đối với các sản phẩm tương tự trên thị trường nội địa; áp dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp yêu cầu sử dụng các sản phẩm trong nước, yêu cầu đạt được tỉ lệ nội địa hóa nhất định. Tuy nhiên nguyên tắc này đòi hỏi cần một số yếu tố sau: - Các sản phẩm được nhập khẩu, và có “các sản phẩm tương tự” ở trong nước; - Các biện pháp có thể là “luật, quy định, quyết định hành chính hoặc yêu cầu tác động đến bán hàng, chào bán, mua, vận chuyển, phân phối hoặc sử dụng”; và - Các sản phẩm nhập khẩu bị đối xử “kém thuận lợi” hơn sự đối xử dành cho các sản phẩm nội địa. Khoản 1 (a) của Danh mục minh họa [55, phụ lục] bao gồm các nội dung về yêu cầu của địa phương: yêu cầu mua hoặc sử dụng hàng hóa bởi một doanh nghiệp nội địa hoặc hàng hóa có xuất xứ từ nguồn nước (yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa); trong khi Khoản 1 (b) bao gồm yêu cầu về cân bằng thương mại, trong đó việc hạn chế mua (theo giá trị) hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp phải tương đương với số lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà doanh nghiệp này xuất 10
- khẩu. Cả hai trường hợp trên, nhằm giải thích rõ hơn Điều III: 4 của Hiệp định GATT 1994, kết quả của các biện pháp trên làm cho các sản phẩm nhập khẩu (được mua hoặc được sử dụng bởi doanh nghiệp) bị đối xử với điều kiện kém thuận lợi hơn so với các sản phẩm trong nước (được mua hoặc sử dụng bởi doanh nghiệp). Điều XI của GATT quy định về hạn chế định lượng, liên quan tới việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, trong đó các thành viên không được áp dụng các biện pháp nhằm vào việc hạn chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa từ lãnh thổ quốc gia này tới lãnh thổ quốc gia khác, ví dụ như: cấm nhập khẩu hoặc chỉ được nhập khẩu trong những trường hợp được quy định (Prohibition); áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa, có thể là: hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch phân bổ theo quốc gia hoặc hạn ngạch song phương (Quota); yêu cầu giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu không tự động (Non- automatic licensing); áp dụng mức giá tối thiểu gây ra hạn chế về định lượng (Minimum price); yêu cầu “tự nguyện” hạn chế xuất khẩu ("Voluntary" export restraint)… Đoạn 2 (a) của Danh mục minh họa bao gồm các biện pháp hạn chế nhập khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp, được sử dụng để sản xuất các sản phẩm (hoặc để lắp ráp, ví dụ: ô tô, xe máy, các loại thiết bị máy móc khác…). Việc hạn chế này thường được xác định theo số lượng hoặc giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp (các sản phẩm được sản xuất trong nước của doanh nghiệp). Có thể thấy rằng có sự giống nhau về khái niệm giữa khoản này và khoản 1 (b) của Danh mục minh họa trong đó cả hai đều hướng tới biện pháp cân bằng thương mại. Sự khác biệt là, khoản 1 (b) với những biện pháp nội bộ ảnh hưởng đến các sản phẩm sau khi đã được nhập khẩu, trong khi khoản 2 (a) là các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập khẩu sản phẩm trong quá trình luân chuyển qua biên giới. Các biện pháp xác định tại khoản 2 (b) của danh mục minh họa liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu trong các hình thức yêu cầu về ngoại hối (việc tiếp cận nguồn ngoại tệ trong việc nhập khẩu). Doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm để sử dụng hoặc để sản xuất bị giới hạn bằng cách hạn chế việc tiếp cận nguồn ngoại tệ để trao đổi, phải tỉ lệ với giá trị các nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp này. Cuối cùng, mục 2 (c) bao gồm các biện pháp liên quan đến hạn chế về xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu của doanh nghiệp, được quy định dưới hình thức các 11
- sản phẩm cụ thể, hoặc khối lượng hoặc giá trị sản phẩm, cần phải tỷ lệ với khối lượng giá trị sản xuất trong nước của doanh nghiệp. Bảng 1.1. Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng (TRIMs) Nhóm các biện pháp Ví dụ minh họa Yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng một tỷ lệ Những yêu cầu về hàm lượng nội nhất định nguyên liệu đầu vào có xuất xứ trong địa nước hoặc từ các nguồn nội địa Yêu cầu một số loại sản phẩm phải được sản Những yêu cầu về sản xuất xuất trong nước Yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp cho những thị Những yêu cầu bắt buộc về loại trường nhất định một hoặc một số sản phẩm sản phẩm được chỉ định hoặc được sản xuất/cung cấp bởi một nhà sản xuất/cung cấp nhất định Yêu cầu phải chuyển giao bắt buộc một số loại công nghệ nhất định (không theo các điều kiện Những yêu cầu về chuyển giao thương mại thông thường) và/hoặc yêu cầu các công nghệ loại hoặc mức độ nghiên cứu và phát triển phải được thực hiện ở nước nhận đầu tư Quy định buộc nhà đầu tư phải chuyển giao Những yêu cầu về việc chuyển công nghệ tương tự hoặc không liên quan đến giao quyền sử dụng bằng sáng công nghệ mà họ đang sử dụng tại nước đầu tư chế (li-xăng) cho doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư Quy định cấm doanh nghiệp không được sản Những hạn chế về sản xuất xuất một số sản phẩm hoặc loại sản phẩm nhất định ở nước nhận đầu tư Yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm khối lượng Những yêu cầu về cân đối thương hoặc trị giá sản phẩm nhập khẩu tương đương mại với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu Yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm rằng khối Những yêu cầu về tiêu thụ trong lượng hoặc trị giá sản phẩm tiêu thụ trong nước nước tương đương với sản phẩm xuất khẩu Những yêu cầu về xuất khẩu Yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu Những hạn chế về chuyển lợi Hạn chế quyền của nhà đầu tư trong việc chuyển nhuận ra nước ngoài lợi nhuận thu được từ đầu tư về nước Những yêu cầu về tỷ lệ vốn trong Ấn định một tỷ lệ nhất định vốn của doanh nước nghiệp phải do nhà đầu tư trong nước nắm giữ (Nguồn: http://www.trungtamwto.vn/) 12
- Ngoại lệ của Hiệp định TRIMs Điều 3 của Hiệp định TRIMs quy định rằng, tất cả các trường hợp ngoại lệ theo GATT 1994 được áp dụng một cách thích hợp với các quy định của Hiệp định TRIMs. Ngoài những ngoại lệ quy định bởi GATT 1994, các thành viên có thể sử dụng TRIMs trong các trường hợp quy định tại Điều 4 (quy định đối với các nước đang phát triển) hoặc Điều 5 (trong thời kỳ quá độ, chuyển tiếp). Vì TRIMs chỉ được áp dụng cho hàng hóa không áp dụng cho dịch vụ, nên một số biện pháp không trực tiếp điều tiết hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa có thể được sử dụng. Theo Điều 4 của TRIMs cho phép các nước đang phát triển có thể tạm thời không thực hiên các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs, cùng với quy định tại Điều XVIII GATT 1994 về hỗ trợ của Nhà nước cho việc phát triển kinh tế và các quy định có liên quan của WTO về biện pháp tự vệ trong cân bằng cán cân thanh toán. Điều 5 của TRIMs quy định về việc thông báo và thỏa thuận thời hạn chuyển tiếp. Các thành viên phải có nghĩa vụ thông báo cho Hội đồng thương mại hàng hóa, tất cả các biện pháp không phù hợp với TRIMs, trong vòng 90 ngày kể từ khi TRIMs có hiệu lực. Mẫu Thông báo này được Hội đồng thương mại hàng hóa đưa ra và thống nhất áp dụng. Đồng thời các thành viên này phải loại bỏ các biện pháp đã thông báo trên trong thời gian là hai (02) năm đối với các thành viên phát triển, và năm (05) năm đối với các thành viên đang phát triển, và thời hạn là bẩy (07) năm đối với các thành viên kém phát triển, kể từ khi hiệp định có hiệu lực, khoảng thời gian này có thể được Hội đồng thương mại hàng hóa xem xét, kéo dài đối với các thành viên đang phát triển và thành viên kém phát triển. Đối với các quốc gia trở thành thành viên của WTO (trừ các quốc gia phát triển) sau khi TRIMs có hiệu lực cũng được áp dụng thời gian thông báo và thời kỳ quá độ giống với các thành viên trước đó, kể từ ngày gia nhập, nhưng không được xem xét kéo dài thời gian chuyển tiếp. Trong thời kỳ chuyển tiếp, các thành viên không được sửa đổi các biện pháp đã thông báo, theo hướng tăng thêm mức độ không phù hợp với TRIMs. Thêm vào đó, các biện pháp đã được sử dụng trong thời gian ít hơn 180 ngày kể từ khi TRIMs có hiệu lực, sẽ không được hưởng thời gian chuyển tiếp. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 220 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 243 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 105 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 121 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành
24 p | 139 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 111 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam
7 p | 118 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn