intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn hình phạt tù có thời hạn dưới 18 tuổi phạm tội ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để đánh giá, nêu kiến nghị góp phần hoàn thiện lý luận trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VY TÂN HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VY TÂN HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 838.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC: PGS.TS NGHIÊM XUÂN MINH HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt là Khoa Luật học đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Tôi đặc biệt cám ơn thầy giáo PGS.TS Nghiêm Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn cao học này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người đã giúp tôi điều tra số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận văn cao học này. Cuối cùng, tôi hết lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đã động viên và tạo động lực để tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt đẹp.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tác giả luận văn Trần Vy Tân
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI .................... 8 1.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ........................................................................... 8 1.2. Điều kiện, nguyên tắc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ................................................................................... 20 1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ............................................................. 29 1.4. Pháp luật hình sự một số nước về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ......................................................................... 36 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................ 40 2.1. Tình hình, đặc điểm quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ... 40 2.2. Thực trạng áp dụng quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng..... 44 2.3. Đánh giá việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng ........................................... 47 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TẠI QUẬN THANH KHÊ - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..... 55 3.1. Dự báo một số yếu tố tác động đến việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng............................................................................................................. 55
  6. 3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ...................................................... 58 KẾT LUẬN ................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự TAND : Tòa án nhân dân TNHS : Trách nhiệm hình sự
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả xét xử hình sự tại TAND Quận Thanh Khê giai đoạn 2015 - 2019 .......................................................................................... 44 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp so sánh các vu ̣án xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội ................................................................................................................. 45 Bảng 2.3: Tổng hợp so sánh người dưới 18 tuổi phạm tội bị hình phạt tù có thời hạn so với các hình thức khác................................................................ 46
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống pháp luật hình sự, hình phạt là một trong những chế định quan trọng, nghiêm khắc của Nhà nước. Trải qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau, hệ thống pháp luật hình sự không ngừng củng cố, đổi mới và dần hoàn thiện hơn hệ thống hình phạt theo hướng nhân đạo hơn, cọi trọng quyền con người, quyền công dân, phù hợp với các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, các chế tài hình sự vẫn đủ mạnh để đảm bảo mục đích răn đe, giáo dục và phòng chống tội phạm. Hình phạt tù có thời hạn là một trong số 07 hình phạt chính, đây là hình phạt nghiêm khắc thứ ba, sau hình phạt tử hình và tù chung thân, bởi nó tước đi quyền tự do của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự thời gian qua cho thấy, mặc dù khá coi trọng tính trừng trị, tuy nhiên, những hình phạt đã tuyên cho thấy xu hướng nhân đạo, nhân văn và hướng thiện đã thể hiện rất rõ. Trong khi các hình phạt nặng như chung thân và tử hình có xu hướng ít được áp dụng hơn thì các hình phạt nhẹ như phạt tiền, cải tạo không giam giữ và phạt tù cho hưởng án treo lại ngày càng được các tòa án áp dụng nhiều hơn. Đối với thành phố Đà Nẵng, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm hình sự có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp về cả quy mô, tính chất hoạt động, số vụ phạm pháp hình sự do người dưới 18 tuổi gây ra chiếm tỷ lệ từ 18 đến 20% trong tổng số các vụ phạm pháp hình sự. Nhiều vụ án có diễn biến phức tạp, hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của một thành phố trẻ đang phát triển. Trên địa bàn quận Thanh Khê, là một trong những quận trung tâm của thành phố, tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện cũng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Việc điều tra, truy tố, 1
  10. xét xử đối với số đối tượng này cũng còn gặp phải những hạn chế, bất cập nhất định, mặc dù việc áp dụng hình phạt mang tính trừng trị nhiều hơn giáo dục vẫn được Tòa án ưu tiên lựa chọn trong quyết định hình phạt là hình phạt tù có thời hạn mặc dù điều luật có thể cho phép áp dụng bằng hình phạt khác không phải hình phạt tù (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ…) để thay thế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng hình phạt này cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là trong xu thế hiện nay, việc áp dụng các hình phạt khác không phải là tù được khuyến khích lựa chọn, nhưng nhiều điều khoản việc hướng dẫn của các cơ quan tư pháp Trung ương chưa kịp thời, còn thiếu cụ thể nên việc vận dụng và áp dụng trong thực tế còn khó khăn. Nhiều chế định mang tính tùy nghi nhưng chưa được hiểu và vận dụng thống nhất, phụ thuộc nhiều vào nhận thức, trình độ của cá nhân người tiến hành tố tụng nên hiệu quả áp dụng chưa cao. Đặc biệt, quy định đối với người dưới 18 tuổi hiện nay đã có nhiều thay đổi tích cực, quy định cơ quan chuyên trách thực hiện nhưng thực tiễn lại chưa đáp ứng được yêu cầu lý luận pháp lý đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua tìm hiểu, nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết bàn về hình phạt tù có thời hạn nói chung, hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng như: Luận án Tiến sĩ Luật học: Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, của Nguyễn Sơn; Luận văn thạc sĩ Luật học: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh, của Nguyễn Thành Chung năm 2015 [16]; Luận văn thạc sĩ Luật học: Hình phạt 2
  11. tù có thời hạn và công tác tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù ở nước ta (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ) của Đỗ Tiến Dũng [17]; Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Văn Huyền: “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”, năm 2016; Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Tấn Long: “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, năm 2017... Các bài viết: “Quan điểm về tuổi chịu TNHS của trẻ em” của ThS. Hà Lệ Thủy – Nguyễn Thị Lan Anh đăng trên ấn phẩm Nghiên cứu lập pháp số 17(345)-tháng 9/2017; Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015(Sửa đổi, bổ sung 2017), Tạp chí khoa học giáo dục CSND, số 99 (tháng 1 năm 2018) của PGS.TS Trần Thành Hưng [21]... Các bài viết, nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc cũng như đề xuất những giải pháp hoàn thiện trong từng thời điểm nhất định. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu độc lập về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, việc nghiên cứu về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 sẽ góp phần chỉ ra những hạn chế, bất cập cũng như những nhận định góp phần hoàn thiện cả phương diện lý luận và thực tiễn về quy định hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của pháp luật hình sự hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn hình phạt tù có thời hạn dưới 18 tuổi phạm tội ở quận Thanh Khê, 3
  12. thành phố Đà Nẵng để đánh giá, nêu kiến nghị góp phần hoàn thiện lý luận trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên luận văn tập trung thực hiện một số vấn đề sau: - Thu thập tài liệu, số liệu, các bản án của tòa án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. - Nghiên cứu, phân tích đánh giá về tính phù hợp, bất cập, khó khăn về việc áp dụng các quy đinh của pháp luật thi hành hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. - Trên cơ sở phân tích đã đề cập để đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trên phương diện lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói riêng, trên địa bàn các tỉnh thành phố khác nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn về hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi đã bị tuyên áp dụng hình phạt tù do Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tuyên, không nghiên cứu về các đối tượng đã, đang bị quản lý, giam giữ ở các trại tạm giam, trại giam thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng 4
  13. như ở các trại giam thuộc Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. - Phạm vi về chủ thể: Đề tài tập trung nghiên cứu về việc áp dụng các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt tù đối với người bị kết án phạt tù dưới 18 tuổi trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi không gian: Địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội dưới 18 tuổi theo quy định của các Bô ḷ uật hình sư ̣Việt Nam trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin, tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng và đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả, thống kê, chuyên gia, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu các bản án hiǹ h sư ̣đối với bi ̣cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội, trao đổi phỏng vấn với các cán bộ thực tiễn về các hoạt động thi hành án phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội… * Điểm mới của luận văn Luận văn được nghiên cứu từ tổng thể các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật hình sự nước ta từ năm 1945 đến năm 2019 về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cũng như từ việc nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã nêu lên những bất cập, vướng mắc trong các quy định của pháp luật hình sự cũng như trong quá trình áp dụng hình phạt tù có thời 5
  14. hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trên cơ sơ đó đưa ra những đề xuất về hướng giải quyết phù hợp nhằm hạn chế những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình xây dựng pháp luật hình sự, trong thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học pháp lý góp phần làm sáng rõ một một số vấn đề lý luận, pháp luật về hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội dưới 18 tuổi và thực tiễn áp dụng hình phạt này tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên cả khía cạnh lập pháp và việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác học tập tại ở các viện nghiên cứu về khoa học pháp lý và các cơ sở đào tạo về chuyên ngành luật cũng như trong thực tiễn công tác áp dụng hình phạt tù có thời gian tại địa phương. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày theo đúng kết cấu quy định, trong đó, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hình phạt tù có thời hạn, thi hành hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 6
  15. Chương 2: Thực tiễn áp dụng, thi hành hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng, thi hành hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 7
  16. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của hình phạt tù có thời hạn người dưới 18 tuổi phạm tội 1.1.1. Khái niệm về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Trước khi tìm hiểu khái niệm hình phạt tù có thời hạn, chúng tôi tìm hiểu khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội. Để hiểu rõ hơn khái niệm này, ta đi từ khái niệm chung về người chưa thành niên. Một số văn bản quy phạm pháp luật của nước ta cũng đưa ra khái niệm người chưa thành niên. Có thể đề cập đến như: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” (Khoản 1, Điều 21, Bộ luật dân sự 2015). [29] Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1994 do GS. Hoàng Phê chủ biên, người chưa thành niên hay còn gọi là vị thành niên là “người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ”.[26] Trong khái niệm người chưa thành niên còn bao gồm khái niệm trẻ em. Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em nêu rõ: “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có qui định tuổi thành niên sớm hơn [24]. Như vậy, ở đây, khái niệm trẻ em và khái niệm chưa thành niên là đồng nhất đều là những người dưới 18 tuổi. Điều 1 của Luật trẻ em năm 2016 (sửa đổi bổ sung năm 2018) qui định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [34]. Như vậy, theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khái niệm trẻ em khác với Công ước Liên Hợp quốc về độ tuổi. Trong BLHS năm 2015 không đưa ra khái niệm trẻ em hay người chưa 8
  17. thành niên, tuy nhiên, đưa ra quy định về tuổi chịu TNHS đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấp nhất là từ 14 tuổi khi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều tại khoản 2, Điều 12, BLHS 2015. Như vậy, từ những qui định trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm khái quát là người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi; họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi và phạm một tội được qui định trong BLHS. Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt người dưới 18 tuổi phạm tội với người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật khác. Như Luật xử lý vi phạm hành chính qui định tuổi bị xử lý vi phạm cho tất cả các hành vi vi phạm hành chính là đủ 16 tuổi trở lên, và từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu hành vi vi phạm với lỗi cố ý [35]. Như vậy từ các qui định trên chúng ta có thể hiểu là người dưới 18 tuổi phạm pháp là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật. Theo nghĩa rộng vi phạm pháp luật là vi phạm các văn bản: Hiến pháp, Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội, Nghị định, Thông tư... song chủ yếu là vi phạm Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật hình sự. Người dưới 18 tuổi phạm tội và người dưới 18 tuổi phạm pháp là hai khái niệm khác nhau về độ tuổi, phạm vi, tính chất vi phạm. Người dưới 18 tuổi phạm tội là người dưới 18 tuổi phạm pháp, nhưng không phải tất cả người dưới 18 tuổi phạm pháp đều là người phạm tội. Việc nắm vững hai khái niệm trên có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra. Căn cứ những khái niệm được đề cập ở những văn bản luật khác nhau nêu trên, ta có thể hiểu khái quát về người dưới 18 tuổi phạm tội, đó là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện tội 9
  18. phạm. Trong độ tuổi này lại chia thành hai mức: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Việc phân chia người chưa thành niên phạm tội theo từng mức tuổi như trên là rất cần thiết và mang tính khoa học, giúp cho việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật trong thực tiễn được chính xác và hiệu quả hơn, nhất là trong xác định TNHS, nguyên tắc xử lý và áp dụng biện pháp phòng ngừa phù hợp. Tóm lại, qua những phân tích từ nhiều nguồn, nhiều quan điểm về khái niệm trẻ em, người chưa thành niên, ta có thể định nghĩa: “Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm”. Tuy nhiên, không phải người dưới 18 tuổi nào phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, hệ thống hình phạt là tổng thể các loại hình phạt do Nhà Nước quy dịnh trong luật hình sự, có sự liên kết chăt chẽ với nhau theo một trình tự nhất định do tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định. Trong đó, hình phạt bao gồm nhiều loại hình, được áp dụng với các loại đối tượng khác nhau tương xứng với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. Trong lịch sử pháp luật hình sự nước ta, tù có thời hạn là hình phạt điển hình nhất và được quy định rất sớm trong những văn bản pháp luật của Nhà nước ta. Ba ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nuớc ta đã ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng trong đó có Sắc lệnh số 06 ngày 05/9/1945: “Cấm nhân dân Việt Nam đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, làm tay sai cho quân đội Pháp. Kẻ nào trái lệnh đó sẽ bị Tòa quân sự nghiêm trị”[12], tiếp nữa là Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 “Ấn định thể lệ trưng dụng, trưng thu và trưng tập tài sản”, quy định thời hạn tù là từ sáu ngày đến ba tháng [14]; Sắc lệnh số 157 ngày 16/8/1946 “Bắt buộc các thứ 10
  19. thuốc chế theo cách bào chế Thái Tây đều phải dán nhãn hiệu”,vi phạm sẽ phạt 1 vạn đồng bạc, tái phạm sẽ phạt tù từ 3 ngày đến 10 ngày...[15] Từ những năm 1950 về sau này, các văn bản pháp lý hình sự của nước ta đã thống nhất quy định thời hạn tù tối thiểu là 3 tháng còn thời hạn tù tối đa là 20 năm, được quy định lần đầu tại Sắc lệnh số 223 ngày 17/11/1946 trừng trị các tội về hối lộ, pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 trong đó nêu rõ hình phạt chính, hình phạt phụ có thể áp dụng. Theo Điều 33 BLHS 1999 tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại các trại giam trong một thời gian nhất định [22], tức là bị cách ly khỏi môi trường cộng đồng xã hội trong một thời gian nhất định để chấp hành quyết định của Toà án, để chịu sự giáo dục và cải tạo của cơ quan có thẩm quyền. Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc trong hệ thống các hình phạt được quy định trong BLHS. Các Mác đã viết: “Dưới con mắt của kẻ phạm tội, sự trừng phạt phải là kết quả tất yếu của hành vi của chính người đó, do đó phải là hành vi của chính người đó”[7, tr.181]. Do đó, một người chỉ phải chịu hình phạt khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó được coi là tội phạm, quy định trong BLHS 2015. Vì thế, chỉ người nào thực hiện hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt. Khi bị tù có thời hạn, người bị kết án bị tước quyền tự do, bị cách ly khỏi xã hội, họ phải lao động cải tạo trong các cơ sở giam giữ dưới sự quản lý và giám sát của lực lượng cảnh sát. Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định cụ thể về việc chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ với những quy định rõ ràng, cụ thể. Theo quy định tại Điều 33 BLHS 2015 thì tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là 20 năm [22]. Đối với những trường hợp phạm nhiều tội, việc tổng hợp hình phạt được thực hiện, cộng dồn những đảm bảo không quá thời hạn 30 năm. Về cơ bản, những quy 11
  20. định này trong BLHS 2015 không có gì thay đổi so với BLHS năm 1999. Mức tối thiểu và mức tối đa đối với hình phạt tù có thời hạn được quy định trong các điều luật và trong từng khung hình phạt cụ thể không hoàn toàn giống với mức tối thiểu và mức tối đa được quy định cho loại hình phạt này mà tùy thuộc vào từng tội phạm, từng trường hợp phạm tội cụ thể mà quy định mức tối đa và tối thiểu cho phù hợp. Người bị kết án bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn nếu trước đó họ đã bị tạm giữ hoặc tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ bằng một ngày tù [22, Điều 38]. Đáng lưu ý, BLHS 2015 quy định thêm nội dung: “Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng” [22]. Đây là một trong những nội dung nhằm hạn chế hình phạt tù có thời hạn, một lần nữa xác định rõ hơn nguyên tắc nhân đạo và tính hướng thiện trong BLHS năm 2015. Thực tiễn thi hành án tù có thời hạn cho thấy việc tước bỏ hoặc hạn chế tự do đối với người bị kết án đã làm cho việc thực hiện các chức năng xã hội bình thường của một con người bị ảnh hưởng, thay đổi, các quan hệ xã hội cũng như những nhu cầu về sinh hoạt, thói quen... bị hạn chế. Và nó là một trong những tác nhân gây trở ngại cho mỗi cá nhân khi họ tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án. Do đó, về mặt lý luận, pháp luật hình sự nước ta đã chú trọng xây dựng nguyên tắc nhân đạo, khoan hồng; xác định nếu trong những trường hợp cụ thể, khi mà mục đích của hình phạt vẫn đạt được mà không cần phải cách ly người thực hiện hành vi phạm tội ra khỏi môi trường sống bình thường của họ thì hướng đến áp dụng các hình phạt không phải hình phạt tù. Trong BLHS 2015, Điều 54 quy định, cho phép Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc quy định thành các chế tài lựa chọn ở phần các tội phạm cụ thể, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0