Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông qua cơ sở lý luận về hoạt động mua bán doanh nghiệp và hợp đồng mua bán doanh nghiệp, kết hợp với những đánh giá thực tiễn của hoạt động này trong thời gian qua để làm sáng tỏ một số vấn đề trong các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời, nêu ra những điểm bất cập, vướng mắc để căn cứ vào đó có những kiến nghị về giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp cũng như hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI VÂN ANH HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2009
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI VÂN ANH HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh Tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Chí Hiếu Hµ néi - 2009
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP 6 ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hoạt động mua bán doanh nghiệp 6 1.1.1. Lược sử ra đời và phát triển của hoạt động mua bán 6 doanh nghiệp 1.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động mua bán 6 doanh nghiệp trên thế giới 1.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động mua bán doanh 9 nghiệp tại Việt Nam 1.1.2. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động mua bán doanh 11 nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của hoạt động 11 mua bán doanh nghiệp 1.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động mua bán doanh nghiệp 16 1.2. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp 19 1.3. Điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng mua 24 bán doanh nghiệp 1.3.1. Vai trò của pháp luật trong ký kết và thực hiện hợp 24 đồng mua bán doanh nghiệp 1.3.2. Mô hình pháp luật về hợp đồng mua bán doanh 26 1
- nghiệp 1.3.3. Những nội dung cấu thành pháp luật về hợp đồng 30 mua bán doanh nghiệp Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP 33 ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. Các quy định về hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh 33 nghiệp 2.1.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh 33 nghiệp 2.1.1.1. Chủ thể trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải là 33 những tổ chức, cá nhân được quyền mua bán doanh nghiệp 2.1.1.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp 37 2.1.1.3. Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp 41 2.1.2. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu 43 2.1.2.1. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu do bị lừa 43 dối 2.1.2.2. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu do vi phạm 45 quy định về đồng tiền thanh toán 2.1.2.3. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu do vi phạm 46 các quy định của pháp luật cạnh tranh 2.2. Các quy định về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng 47 mua bán doanh nghiệp 2.3. Thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp và trách 57 nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng mua bán doanh nghiệp 2
- 2.3.1. Thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp 57 2.3.2. Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng mua bán 59 doanh nghiệp Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG 63 VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP 3.1. Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về 63 hợp đồng mua bán doanh nghiệp 3.2. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về 70 hợp đồng mua bán doanh nghiệp 3.3. Một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về 74 hợp đồng mua bán doanh nghiệp 3.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản pháp luật riêng về mua 74 bán doanh nghiệp để thống nhất sự điều chỉnh pháp luật đến mối quan hệ mua bán doanh nghiệp 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp 77 3.3.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng 79 3.4. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan có thẩm 79 quyền về hoạt động mua bán doanh nghiệp KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 3
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, làn sóng sáp nhập, mua bán doanh nghiệp đang phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt ở một số nước có kinh tế thị trường phát triển. Trên thế giới, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (gọi tắt là M&A) được hình thành khá sớm và được coi là một trong những giải pháp tổ chức lại các doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hoạt động M&A nói chung và mua bán doanh nghiệp nói riêng đều phát sinh và thể hiện quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt doanh nghiệp của người chủ sở hữu. Đối với nhiều nước trên thế giới, hoạt động M&A được pháp luật thừa nhận và có khung pháp luật điều chỉnh, nhất là các nước có thị trường M&A phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Hiện tượng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đối với thế giới không có gì xa lạ, nhưng đối với Việt Nam lại là một hiện tượng kinh tế, pháp lý khá mới. Trong những năm gần đây, hoạt động mua bán doanh nghiệp diễn ra khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam chưa được quy định cụ thể, việc tính toán xác định chi phí thực hiện giao dịch mua lại doanh nghiệp chưa rõ ràng..., bởi vậy, hoạt động mua bán doanh nghiệp chưa thật hiệu quả. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp do vậy sẽ mang tính rủi ro cao, đặc biệt là việc xác định tài sản vô hình của doanh nghiệp bán hoặc doanh nghiệp được sáp nhập. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp còn rất sơ khai, một số quy định bộc lộ sự mâu thuẫn và không thống nhất. 4
- Đối nghịch với sự chậm thích ứng của pháp luật thì thị trường M&A trong nước đang có xu hướng phát triển bởi đầu tư theo hình thức mua bán doanh nghiệp được xem là sự lựa chọn ưu tiên số một đối với các nhà đầu tư trong thời điểm khủng hoảng này. Từ những cơ sở trên, có thể nhận thấy rằng hoạt động M&A đóng vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, khung pháp lý về vấn đề này và những quy định riêng về hợp đồng mua bán doanh nghiệp lại chưa hoàn thiện, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Chính sự cấp thiết này nên tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: "Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật Việt Nam là một đề tài khá mới hiện nay. Qua tìm hiểu, hiện nay chỉ có một số bài viết trên các trang báo điện tử về hoạt động M&A như: "FDI và M&A ở Việt Nam", http://www.muabansapnhap.com/index.php?area=1&p=news&newsid=363; "M&A tại Việt Nam: con đường mới bắt đầu", http://www.muabansapnhap.com/ index.php?area=1&p=news&newsid=348; "Thị trường M&A ở Việt Nam", http://www.muabansapnhap.com/index.php?area=1&p=news&newsid=356; "M&A tại Việt Nam - Những vấn đề cần lưu ý", ngày 06/11/2007, http://www.fpts.com.vn/ VN/M-A/Kien-thuc/2007/11/3B9B1C2E; "Làn sóng mạnh mẽ của hoạt động mua bán và sáp nhập", ngày 19/08/2007, http://www.fpts.com.vn/VN/M-A/Kien-thuc/2007; "Tổng quan về hoạt động M&A", ngày 10/08/2007, http://www.fpts.com.vn/VN/M-A/Kien-thuc/2007/ 08/3B9AF9EE; "Một số quy định pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp", ngày 29/08/2007, http://www.fpts.com.vn/VN/M-A/Kien-thuc/2007/ 08/3B9AFC9A; "Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam", http://www.sanduan.vn/help.php?self=detail&id=131. 5
- Những bài viết trên các trang báo này chỉ nêu khái quát về hoạt động mua bán doanh nghiệp và không đi cụ thể vào những vấn đề pháp lý liên đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Do vậy, có thể nói, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và đầy đủ chi tiết về các vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông qua cơ sở lý luận về hoạt động mua bán doanh nghiệp và hợp đồng mua bán doanh nghiệp, kết hợp với những đánh giá thực tiễn của hoạt động này trong thời gian qua để làm sáng tỏ một số vấn đề trong các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời, nêu ra những điểm bất cập, vướng mắc để căn cứ vào đó có những kiến nghị về giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp cũng như hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Để đạt được mục đích này, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về hoạt động mua bán doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp; - Nghiên cứu, phân tích những quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán doanh nghiệp; - Đánh giá, tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp; - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng. 6
- 4. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hay còn được gọi tắt là M&A luôn là một cụm từ song hành với nhau, tuy nhiên giữa chúng lại tồn tại hai khái niệm khác nhau và cách thức tiến hành việc kết hợp hai doanh nghiệp theo một trong hai hình thức này cũng không giống nhau. Việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng của hai hình thức này sẽ có nhiều vấn đề cần được đề cập. Do vậy, với phạm vi một đề tài nghiên cứu khoa học, tác giả sẽ không đi sâu nghiên cứu hết các vấn đề về hoạt động M&A và pháp luật về hợp đồng của hai hình thức này mà chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý của Việt Nam về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, kết hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh để đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động M&A nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích, lý giải, lập luận những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo các quy định pháp luật hiện hành. - Phương pháp so sánh dùng để so sánh các loại hợp đồng gần giống với hợp đồng mua bán doanh nghiệp để thấy rõ điểm khác của hợp đồng này với hợp đồng mua bán doanh nghiệp. 6. Những điểm mới của luận văn Với đề tài này, luận văn đã nêu ra được những điểm mới sau đây: 7
- - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam; - Đưa ra khái niệm khái quát về hợp đồng mua bán doanh nghiệp dựa trên sự phân tích các đặc trưng pháp lý cơ bản của hợp đồng này; - Nêu và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam; - Đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. 8
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP 1.1.1. Lƣợc sử ra đời và phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp 1.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thế giới Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đánh dấu thời kỳ đỉnh cao trong quá trình tập trung tư bản của nền kinh tế thế giới cùng sự phát triển với tốc độ mà ngày nay chúng ta gọi là "nóng" của các cường quốc mới nổi như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản. Đây là thời kỳ được coi là chuyển giao từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự hình thành của các tập đoàn công nghiệp khổng lồ. Chính sự chuyển giao này đã dẫn đến sự phát triển của hoạt động M&A, mà thông qua đó các công ty có thể thực hiện việc thâu tóm quyền lực quản trị của mình tại doanh nghiệp cũng như thâu tóm thị trường. Bước sang thế kỷ XX nền kinh tế thế giới đã chứng kiến lịch sử phát triển thăng trầm của hoạt động M&A. Đặc biệt, nền kinh tế Hoa Kỳ đã chứng kiến 5 chu kỳ đỉnh cao (hay còn gọi là làn sóng chuyển nhượng) của hoạt động sáp nhập công ty. Làn sóng đầu tiên về M&A trên thế giới được nhận biết một cách rõ nét. Cuộc đại sáp nhập này (1895 - 1905) bắt nguồn từ tình trạng khủng hoảng thừa năm 1893 khi lượng cầu suy yếu kéo theo giá tiêu dùng giảm mạnh. Đứng trước nguy cơ này, hàng loạt công ty Mỹ đã thực hiện sáp 9
- nhập ngang nhằm tạo ra những dây chuyền sản xuất khổng lồ, điển hình là vụ PepsiCo. mua 80% cổ phần nước uống hoa quả Sandora LLC Ucraina. Tiếp theo những năm sau đó, nền kinh tế Hoa Kỳ còn tiếp tục chứng kiến bốn làn sóng sáp nhập nữa vào những năm 1920; nửa sau thập niên 60; nửa đầu thập niên 80; và nửa sau thập niên 90. Các chu kỳ sáp nhập đều rơi vào những giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng và hoạt động kinh doanh, nhất là thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh. Làn sóng chuyển nhượng thứ hai đã diễn ra vào cuối những năm 1910 và liên tục đến những năm 1920. Những cuộc sáp nhập vào cuối những năm 1920 hầu hết được diễn ra giữa các công ty nhỏ với nhau để thoát khỏi sự độc quyền được tạo nên trong làn sóng chuyển nhượng trước. Sự thiếu hụt nguồn vốn cần thiết để cung cấp cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, hiệu lực thi hành của đạo luật chống độc quyền; những phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ Northern Securities Co. US., vào năm 1904 cấm tất cả những vụ sáp nhập giữa hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên cùng một thị trường (sáp nhập ngang) cùng với sự suy yếu của thị trường chứng khoán và sự giảm sút của nền kinh tế vào năm 1929 đã khởi đầu cho sự sụp đổ của làn sóng sáp nhập thứ hai. Sự suy thoái của nền kinh tế trên khắp thế giới vào những năm 1930 và tiếp theo là sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã làm gián đoạn sự phát triển của một làn sóng chuyển nhượng mới trong vài thập niên. Làn sóng M&A thứ ba chỉ diễn ra trong những năm 1950 và kéo dài gần 20 năm. Điểm phát triển cao nhất của làn sóng này vào năm 1968 khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy nền kinh tế thế giới vào sự suy thoái. Làn sóng chuyển nhượng thứ tư bắt đầu vào năm 1981 khi thị trường chứng khoán được khôi phục từ sự suy thoái kinh tế trước đó. Sự bắt đầu của làn sóng chuyển nhượng này diễn ra cùng thời điểm với sự thay đổi trong chính sách chống độc quyền, sự bãi bỏ quy định về độc quyền trong dịch vụ 10
- tài chính, sự thiết lập những công cụ tài chính và thị trường mới (thị trường trái phiếu), cũng như sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp điện tử. Đặc điểm của sự kiểm soát liên kết cho thị trường vào thời điểm này được thể hiện bởi một số lượng lớn các giao dịch mang tính chất loại trừ, sự chuyển nhượng giữa các đối thủ cạnh tranh và những giao dịch cá nhân. Cũng như những làn sóng chuyển nhượng trước đó, làn sóng thứ tư này một lần nữa lại bị suy yếu dần sau sự tụt dốc của thị trường chứng khoán vào năm 1987. Làn sóng chuyển nhượng lần thứ năm bắt đầu vào năm 1993. Nó phát triển trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang trên đà tăng trưởng, sự cải tiến kỹ thuật, sự bãi bỏ quy định và việc tư nhân hóa cũng như sự bùng nổ của thị trường tài chính và kinh tế. Điểm nổi bật đầu tiên của làn sóng chuyển nhượng này đó là sự lan truyền của nó và sự xuất hiện một số lượng lớn các giao dịch mua bán sáp nhập có yếu tố nước ngoài. Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. Đợt sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông... Sự bùng phát của hoạt động chuyển nhượng cũng trùng khớp với sự khôi phục dần của thị trường tài chính và nền kinh tế sau khi giảm sút được bắt đầu vào năm 2000. Các giao dịch mua bán hiện tại dường như chú tâm đến các thỏa thuận mang tính thiện chí hơn là thông qua việc đấu thầu có tính cạnh tranh, vì số lượng các giao dịch thông qua đấu thầu giữa các đối thủ cạnh tranh chỉ ở mức độ khiêm tốn [26]. Qua đây có thể nhận thấy rằng, sự phát triển của hoạt động M&A trong nền kinh tế Hoa Kỳ được xem như một mô hình kiểu mẫu. Từ sự phát triển thăng trầm của nó mà các nước có nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển sau này xem đây như một nguyên lý đế định hướng cho hoạt động M&A tại từng quốc gia. Và cho dù có thực hiện theo phương thức nào đi nữa, các 11
- làn sóng chuyển nhượng đều phát triển theo quá trình tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Nó chịu sự tác động bởi những thay đổi trong các quy định pháp luật của bộ máy chính quyền cũng như thường bị cuốn theo sự thay đổi mang tính đột phá trong kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả mà các hoạt động chuyển nhượng này mang lại đó là khả năng đem lại cơ hội phục hồi nền kinh tế thường rất cao. 1.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam Nếu như trước đây cụm từ "M&A" còn khá mới mẻ so với các doanh nghiệp Việt Nam thì hiện nay nó đang dần trở thành một trào lưu khá quen thuộc và có thể nói nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập ở nước ta hiện nay. Ở Việt Nam, hoạt động mua bán doanh nghiệp đã được quan tâm kể từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trước đó, phần lớn các giao dịch mua bán doanh nghiệp diễn ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Tuy nhiên, kể từ sau thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì mua bán doanh nghiệp mới thực sự phát triển một cách mạnh mẽ. Năm 2007 đã chứng kiến sự tăng vọt của số vụ M&A, 113 vụ, tổng giá trị giao dịch 1.753 triệu USD (Nguồn: Thomson Financial). 6 tháng đầu năm 2007 đã có 46 vụ (tổng giá trị 626 triệu USD) so với 32 vụ (245 triệu USD) của cả năm 2006 và 18 vụ (61 triệu USD) của cả năm 2005 (Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương). Một số vụ mua bán doanh nghiệp điển hình là: Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Dai-ichi mua lại Bảo Minh CMG, Kinh Đô mua lại Kem Wall’s, Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé. Trong năm 2008, các hoạt động này cũng diễn ra khá mạnh mẽ: Indochina Capital Vietnam Holding mua 20% cổ phần của Công ty Thời trang Việt - Ninomaxx, Tập đoàn Goldman Sachs đầu tư 30% cổ phần của Công ty 12
- cổ phần Diana, hay việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Eximbank bán 25% vốn điều lệ cho 4 nhà đầu tư nước ngoài là: Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC),... Cơ hội thu hút vốn đầy tiềm năng từ thị trường chứng khoán cùng sự kiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 đã tạo động lực thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực mở rộng kinh doanh của khu vực tư nhân, tạo nguồn cung và cầu "hàng hóa - công ty" dồi dào cho các hoạt động tài chính, đầu tư. Trên một sân chơi phổ biến hơn và khung khổ pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các doanh nghiệp Việt Nam ở tất cả các thành phần kinh tế nhanh chóng làm quen và sử dụng M&A như một công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình, đối phó với sức nóng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường. Với những thương vụ mua bán "đình đám" đã nêu trên, có thể thấy rằng các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đã thấy được những cơ hội lớn tại thị trường Việt Nam. Bởi lẽ, thông qua việc mua lại doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất dựa trên những giá trị sẵn có của công ty bị mua, bị sáp nhập tại Việt Nam. Đồng thời, việc đầu tư bằng hình thức này sẽ làm giá tăng giá trị của doanh nghiệp mới ở Việt Nam bằng thương hiệu, uy tín, chất lượng, hiệu quả, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản trị,… Thông qua quá trình phát triển hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam đã nêu trên, có thể thấy rằng nguyên nhân cơ bản cho sự phát triển thị trường mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam chính là sự thay đổi trong chính sách pháp luật để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế cũng như với cam kết gia nhập WTO. Cụ thể, việc ra đời các luật và nghị định về kinh doanh như Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Chứng khoán năm 2007 giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường mua 13
- bán doanh nghiệp nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn ngoài nước. Hơn nữa, hoạt động mua bán doanh nghiệp tuy mới ở Việt Nam, tuy nhiên, tại nước ngoài, hoạt động này đã tương đối phổ biến và các nhà đầu tư nước ngoài đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này nên họ sẽ có thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức này. Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của M&A đó là xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam đã bắt đầu mở cửa trong các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng và tài chính - những lĩnh vực trước đây vốn thuộc về sự quản lý độc quyền của nhà nước. Với sự thông thoáng trong chính sách đầu tư cùng với sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế đã "sinh ra" quá nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực vốn có tính cạnh tranh cao này. Vì thế, để tồn tại và phát triển, các công ty có xu hướng liên kết với nhau. Hơn nữa, hiện luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và một trong những cách thức để nhà đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt Nam chính là thông qua các đối tác Việt Nam, điều này càng tạo đà cho hoạt động M&A phát triển. 1.1.2. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động mua bán doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của hoạt động mua bán doanh nghiệp Khái niệm: M&A trong tiếng Anh là từ viết tắt của thuật ngữ "Merger and Acquisition" (sáp nhập và mua lại). Sáp nhập và mua lại được coi là một hình thức đầu tư trực tiếp. Trong đó, các nhà đầu tư đem tiền đến mua lại hoặc sáp nhập với cơ sở kinh doanh đã sẵn có. Khái niệm này bao gồm trong đó nhiều hình thức điều chỉnh doanh nghiệp và không chỉ giới hạn trong hoạt động sáp nhập hoặc mua lại mà có thể còn nhiều các hình thức khác như chia, tách, hợp nhất... Khi nói đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp người ta nghĩ ngay đến thuật ngữ M&A. Chính vì lý do đó, M&A dường như trở thành một 14
- cụm từ được phát âm cùng nhau, cùng nghĩa với nhau, tuy nhiên về bản chất lại có những điểm khác biệt nhau. Theo quan niệm của các nước trên thế giới, mua bán doanh nghiệp liên quan đến việc một công ty mua lại một công ty khác. Nếu như một công ty chiếm lĩnh được hoàn toàn một công ty khác và đóng vai trò người chủ sở hữu mới thì việc mua lại công ty đối tác được gọi là mua lại - Acquisition [25, tr. 7-8]. Trên góc độ pháp lý, công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại sẽ nắm giữ quyền quản lý hoạt động kinh doanh của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đi mua lại vẫn được tiếp tục giao dịch bình thường. Một công ty có thể mua lại một công ty khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hay kết hợp cả hai loại trên. Một hình thức khác phổ biến trong những thương vụ mua bán nhỏ hơn là mua tất cả tài sản của công ty bị mua. Công ty X mua tất cả tài sản của công ty Y bằng tiền mặt đồng nghĩa với việc công ty Y chỉ còn lại tiền mặt (và nợ, nếu như có nợ trước đó). Đương nhiên, công ty Y chỉ là vỏ bên ngoài và cuối cùng sẽ thanh lý hoặc phải chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh khác. Sáp nhập được hiểu là việc hai công ty, thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp. Một vụ sáp nhập với tính chất công bằng thường được gọi là "sáp nhập cân bằng". Với một thương vụ sáp nhập như thế, cổ phiếu cũ của hai công ty sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu thay thế [25, tr. 7-8]. Tuy nhiên, trên thực tế những trường hợp sáp nhập cân bằng thường hiếm khi xảy ra. Thông thường sẽ là một công ty mua lại công ty mua lại một công ty khác với các điều khoản cho phép công ty bị mua tuyên bố rằng hai bên sáp nhập cân bằng, mặc dù thực chất của thương vụ này là một vụ mua lại, hay nói cách khác là thâu tóm. Và cũng có một số trường hợp một thương vụ mua lại cũng được gọi là sáp nhập nếu Ban giám đốc, mà điển hình 15
- là Giám đốc điều hành của các bên thỏa thuận sẽ hợp tác ngồi cùng nhau để mang lại những lợi ích tối ưu cho cả hai bên. Ngược lại, nếu như tính "hữu hảo" không tồn tại, nghĩa là khi bên bị mua lại không mong muốn bị sáp nhập, thậm chí dùng các biện pháp tài chính để chống lại thì lúc này nó lại mang hình ảnh của một thương vụ mua lại. Như vậy, khi xem xét một vụ chuyển nhượng để biết chính đó là sáp nhập hay mua lại cần xét đến tính chất hợp tác hay không thù địch của hai bên. Hay nói cách khác, đó chính là việc xem xét cách ban giám đốc, lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ như thế nào? Như vậy, quan niệm nêu trên được rút ra từ kinh nghiệm những nước đã xây dựng nền tảng cho hoạt động M&A như Mỹ, Anh và một số nước Châu Âu lục địa… Và thông thường cũng theo quan niệm của những nước này thì đằng sau quyết định mua lại hay sáp nhập với một công ty khác là phải tạo ra được giá trị cho cổ đông bao trùm và lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai công ty khi còn đứng riêng rẽ - đây được xem là nguyên nhân cơ bản để tiến hành M&A. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khái niệm mua bán doanh nghiệp còn khá mới mẻ và lạ lẫm. Tuy nhiên, khái niệm này cũng được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật như Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Đầu tư năm 2005…. Tại Điều 17, Luật Cạnh tranh quy định việc sáp nhập doanh nghiệp là "việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập", còn "mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại". 16
- Hay như Điều 21 Luật Đầu tư năm 2005 lần đầu tiên đã quy định "đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp" như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp, theo đó được thực hiện dưới các hình thức như: - Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn điều lệ vào công ty TNHH hoặc công ty cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần; - Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty, hình thức này không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp vì hình thức này không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp/ cổ phần của doanh nghiệp; - Mua bán doanh nghiệp chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước. Như vậy, thuật ngữ mua lại và sáp nhập là khái niệm được sử dụng để chỉ một công ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một công ty khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó. Tỷ lệ này có thể khác nhau theo quy định cụ thể trong Luật Công ty của từng nước. Ví dụ ở Việt Nam tỷ lệ này là 75% (đối với việc mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước; riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ này phụ thuộc vào quy định của từng ngành và lộ trình cam kết gia nhập WTO của Việt Nam), trong trường hợp Điều lệ công ty mục tiêu quy định mức thấp hơn (tối thiểu là 65%) thì áp dụng mức đó. Sau khi kết thúc chuyển nhượng, công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động (bị sáp nhập) hoặc trở thành một công ty con của công ty thâu tóm. 17
- Mặc dù được quy định trong một số văn bản pháp luật, thuật ngữ "sáp nhập và mua lại" theo quy định pháp luật Việt Nam không những không chuyển tải hết khái niệm M&A (về mặt ngôn ngữ) mà còn chưa thể hiện đầy đủ các hình thức của hoạt động này. Chẳng hạn như trường hợp thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh (tạm dịch thuật ngữ hostile takover) thông qua phương thức "lôi kéo cổ đông bất mãn" rõ ràng không phải là "mua lại". Từ những định nghĩa trên về hoạt động M&A, có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất cho việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Theo đó, sáp nhập là một vụ giao dịch mà ở đó hai công ty kết hợp với nhau. Thông thường một công ty mới sẽ ra đời, cổ đông của công ty mới là tất cả hay nói cách khác chủ yếu là cổ đông của hai công ty cũ kết hợp lại. Thực chất bên trong của một thương vụ sáp nhập bao giờ cũng thể hiện sự đồng thuận về ý chí, mục tiêu hoạt động của hai bên. Trong một số trường hợp thuật ngữ sáp nhập cũng áp dụng trong một giao dịch mà thực chất đó là một thương vụ mua bán - ở đó không có sự đồng nhất về ý chí của các bên hay còn gọi là sáp nhập ngược. Cụ thể, "Sáp nhập ngược" sẽ xảy ra khi một công ty tư nhân có triển vọng lớn, muốn tăng vốn sẽ mua một công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán để biến mình thành một công ty đại chúng và được phát hành cổ phiếu. Mua bán doanh nghiệp là một vụ giao dịch mà ở đó một cá nhân, tổ chức được biết đến như một bên đề nghị (bên mua) giành quyền quản lý hoạt động cũng như tài sản của công ty bị mua lại. Việc mua bán này có thể diễn ra một cách trực tiếp khi bên mua trở thành người sở hữu toàn bộ tài sản liên quan đến công ty đã bán hoặc cũng có thể qua hình thức gián tiếp thông qua việc kiểm soát, quản lý mọi hoạt động của công ty bị mua hoặc mua một số lượng lớn cổ phần để giành quyền quản lý hoạt động của công ty đó. * Đặc trưng cơ bản của hoạt động mua bán doanh nghiệp: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 309 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 210 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 347 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 94 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 112 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn