intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

78
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đặt mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Nêu thực trạng bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh hiện hành trong việc kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BẢO NGA KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BẢO NGA KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nguyên Khánh HÀ NỘI - 2012
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM 7 SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG 1.1 Các khái niệm 7 1.1.1 Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường 7 1.1.2 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 9 1.1.3 Khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 12 1.2 Quan niệm chung về pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của 15 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng thị trƣờng 1.3 Đặc điểm, vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của 18 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng 1.3.1 Đặc điểm 18 1.3.2 Vai trò 21 1.4 Pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát 22 hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng 1.4.1 Pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị 22 trường 1.4.2 Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp 26 có vị trí thống lĩnh thị trường Chƣơng 2 – THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG 32 CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CẠNH TRANH VIỆT NAM 2.1 Thực trạng lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị 32 trƣờng trong bối cảnh kinh tế - xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay 2.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay 32 2.1.2 Nhận thức của xã hội, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước 36 về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
  4. 2.1.3 Tình trạng lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị 38 trường 2.2 Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh vấn đề 42 kiểm soát hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng 2.2.1 Những quy định về xác định thị trường liên quan 43 2.2.2 Xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp 47 2.2.3 Những quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 51 2.2.4 Các quy định về cơ quan quản lý 56 2.2.5 Các biện pháp nhằm kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có 59 vị trí thống lĩnh thị trường Chƣơng 3 – PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 65 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG 3.1 Phƣơng hƣớng 65 3.1.1 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật 65 cạnh tranh phải được xây dựng trên quan điểm, đường lối và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước 3.1.2 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật 67 . cạnh tranh phải phù hợp với nguyên tắc kinh doanh; với phong tục, tập quán, chuẩn mực đạo đức kinh doanh; và quy luật vận động khách quan của nền kinh tế thị trường 3.1.3 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật 69 . cạnh tranh phải là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các chủ thể kinh doanh và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng 3.1.4 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật 71 . cạnh tranh phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.5 Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật 73 . cạnh tranh phải đảm bảo sự độc lập của bộ máy thực thi và sự tương tác với các lĩnh vực pháp luật khác 3.2. Giải pháp 75 3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh về nhận diện vị trí 75
  5. thống lĩnh thị trường và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 3.2.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý cạnh tranh 79 3.2.3 Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị 83 trường 3.2.4 Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi 85 lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 97
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMA : Luật về chống độc quyền tư nhân và đảm bảo giao dịch công bằng AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC : Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài JFTC : Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển Liên hợp quốc IFC : Công ty Tài chính quốc tế PJF : Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay TNC : Tập đoàn đa quốc gia TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UNCTAD : Tổ chức thương mại và phát triển của Liên hợp quốc VINAPCO : Công ty xăng dầu hàng không WB : Ngân hàng thế giới WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới WTO : Tổ chức kinh tế thế giới
  7. MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, đã và đang khẳng định sự đúng đắn thông qua những thành tựu quan trọng trong hoạt động kinh tế: lượng vốn đầu tư được thu hút vào Việt Nam như ngày càng tăng và số lượng doanh nghiệp có tiềm lực kinh doanh cũng tăng lên một cách đáng kể... Tuy nhiên, quá trình mở cửa thị trường này đòi hỏi chúng ta phải gỡ bỏ rào cản về thủ tục hành chính, thuế quan và những ưu đãi với doanh nghiệp trong nước... Điều đó khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền trong nước mà còn với các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh sẽ là một điều kiện then chốt, một đòi hỏi bắt buộc để phát triển nền kinh tế, cũng như góp phần cho tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Theo xu hướng phát triển, doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều mong muốn phát triển hơn nữa thế lực của mình, nhất là những doanh nghiệp có thị phần lớn. Việc các doanh nghiệp phát triển lành mạnh là điều tất cả các nước đều khuyến khích. Nhưng không thể đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thị trường lành mạnh lúc nào cũng tuân thủ pháp luật, đặc biệt là khi tham vọng bành trướng tầm ảnh hưởng luôn luôn thường trực trong mỗi doanh nghiệp. Do đó với nỗ lực xây dựng một thị trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, bình đẳng và thực sự trở thành một mảnh đất thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước hiệu quả; Pháp luật cạnh tranh cần đặc biệt chú ý tới cơ chế phát triển hoạt động của các thương nhân khi tham gia thị trường. Một trong những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao môi trường kinh doanh là kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. 1
  8. Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là một thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể làm cho một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn hoặc cũng có thể làm dập tắt nó. Rủi do tiêu tán luôn rình rập các thương nhân mới thành lập, nhỏ lẻ, ít vốn, ít thị phần. Mặc dù có sự hỗ trợ của các chính sách, các biện pháp hành chính… nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của họ vẫn có thể bị xâm phạm vì những lý do tới từ nhiều phía. Rủi do đó có thể từ chính bản thân doanh nghiệp, cũng có thể do tác động của các doanh nghiệp lớn hơn. Chính vì vậy việc bảo vệ các thương nhân yếu thế – những thương nhân dễ bị xâm hại tới quyền, lợi ích hợp pháp; và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh là mục tiêu hàng đầu của pháp luật cạnh tranh nói riêng và chính sách cạnh tranh nói chung. Với mục đích xây dựng một thị trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, trở thành một tác nhân thúc đầy nền kinh tế thì pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam cần được nghiên cứu một cách toàn diện. Hay nói cách khác việc nghiên cứu kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam là một vấn đề có tính cấp thiết, cần được giải quyết. 2. Thực trạng nghiên cứu về đề tài Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hình thành từ khá sớm trong lịch sử, và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Ở nước ta, từ khi Đảng và nhà nước có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chính sách cạnh tranh về vấn đề này đã bước đầu được nghiên cứu làm tiền đề lý luận cho các quy định pháp luật phù hợp với đời sống thực tiễn hơn. Có thể kể đến một số tài liệu như Nguyễn Như Phát (1997), “Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Nguyễn Như Phát (2000), “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Phạm Duy Nghĩa (2000), “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam: nhu cầu, khả năng và 2
  9. một vài kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Phạm Duy Nghĩa (2003), “Độc quyền hành chính: Góp phần nhận diện và tiếp cận từ pháp Luật cạnh tranh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Đặng Vũ Huân (2002), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mang nặng tính chất chính sách và định hướng xây dựng khung cơ chế mà chưa có bước triển khai cụ thể. Cho đến khi Luật cạnh tranh chính thức ra đời năm 2004, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền, về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và các ảnh hưởng của nó đến kinh tế - xã hội như: Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Luật cạnh tranh: Sứ mệnh và triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh 2004”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Phan Thị Vân Hồng (2005), Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Đào Ngọc Báu (2004), “Vấn đề độc quyền ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Lê Nết, Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Luật cạnh tranh và những vấn đề về hợp đồng, phân phối, tài trợ trong thương mại”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh... Đánh giá một cách khách quan, tình hình nghiên cứu về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói chung chưa có nhiều và chưa mang tính chuyên sâu. Nội dung nghiên cứu mới chỉ xem xét, nghiên cứu ở một vài khía cạnh như: nhận diện vị trí; nhận diện hành vi lạm dụng, độc quyền; phân loại các hành vi lạm dụng; đánh giá bộ máy thực thi luật cạnh tranh; nghiên cứu về pháp luật kiểm soát đối với hành vi lạm dụng... nhưng thiên về nghiên cứu độc quyền nhiều hơn. Chưa có một công trình nghiên cứu nào đi từ quan niệm kiểm soát để phân tích đặc điểm và bản chất của cơ chế; và để soi chiếu vào những quy định về vấn đề này trong pháp luật cạnh tranh hiện hành, tìm ra những bất cập, 3
  10. nguyên nhân và định hướng hoàn thiện. Xuất phát từ ý nghĩa và tình hình nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đưa ra định hướng và giải pháp toàn diện để hoàn thiện cơ chế này, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế của nước ta. Pháp luật tuy có tính lạc hậu hơn so với sự phát triển của nền kinh tế nhưng nếu pháp luật không phản ánh đúng quy luật phát triển, nhà nước không thể tạo ra một hành lang pháp lý tin cậy cho các doanh nghiệp thì sự phát triển của kinh tế trong thời đại mở sẽ kéo theo nó vô số những tranh chấp kinh tế, thương mại và những hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể trong kinh doanh gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lý luận của nền luật học nước ta, dựa trên những chủ trương, đường lối và chính sách xây dựng kinh tế - xã hội hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện. Luận văn đặt mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Nêu thực trạng bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh hiện hành trong việc kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này. Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; - Đưa ra quan niệm về pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đặc điểm và vai trò của cơ chế; - Nêu kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; 4
  11. - Nêu bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam và nhận thức xã hội về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; - Đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; - Kiến nghị một số định hướng và giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 4. Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu Về phương pháp. Nhằm hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp so sánh và đối chiếu; kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở quan điểm đường lối về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Về phạm vi. Để đảm bảo cho luận văn có phạm vi nghiên cứu hợp lý, đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung giải quyết các vấn đề pháp lý trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Trong luận văn, tác giả cũng đề cập đến bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, nhận thức của xã hội về Luật cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong thực tiễn chỉ với mục đích đơn thuần nhằm làm rõ thêm thực trạng pháp luật của Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. 5. Những đóng góp của luận văn Những đóng góp của luận văn gồm có: Một là, về lý luận: Luận văn đóng góp trong nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; quan niệm chung, đặc điểm và vai trò của pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. 5
  12. Nêu và phân tích kinh nghiệm một số nước để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về vấn đề này. Hai là, về thực tiễn: Nêu ra thực trạng bối cảnh kinh tế - xã hội, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam và nhận thức của xã hội về Luật cạn tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Hơn hết, luận văn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Ba là, về định hướng hoàn thiện: Luận văn đã nêu lên một số giải pháp cụ thể dựa trên những định hướng được căn cứ vào các quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước; của các nguyên tắc và quy luật thị trường; và những đòi hỏi từ thực tiễn kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1 - Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát hành vi lạm dụng cuả doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường Chương 2 – Thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng cuả doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Chương 3 – Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường 6
  13. Chƣơng 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường Các nhà khoa học trên thế giới đều thừa nhận rằng cạnh tranh là một quy luật vận động khách quan của kinh tế thị trường. Bởi trong nền kinh tế đó, các chủ thể phải vận động theo quy luật thị trường và cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại và khẳng định vị thế. Xét trên lộ trình của sự phát triển, cạnh tranh sẽ là nguyên nhân sự ra đi của các doanh nghiệp yếu thế, nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Vì vậy có thể nói cạnh tranh lành mạnh là động lực thúc đẩy cuộc sống xã hội đi lên và góp phần tạo ra các giá trị đích thực. Mặc dù vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng cạnh tranh cũng có xu hướng dẫn tới sự lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền. Lợi nhuận sẽ thúc đẩy các chủ thể này thực hiện các hành vi nhằm tích tụ tối đa tư bản; hoặc duy trì và củng cố vị trí của mình. Vì lẽ đó, để bảo vệ cấu trúc thị trường và xây dựng nền kinh tế lành mạnh, hiệu quả, cần thiết phải có sự kiểm soát các hành vi lạm dụng của các chủ thể có vị trí thống lĩnh trên thị trường. Để kiểm soát được một quan hệ nào đó thì trước hết phải nhận diện được khách thể và các thuộc tính của nó. Xuất phát từ quan niệm này, pháp luật cần phải đưa ra các quy tắc chung để nhận dạng đâu là doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, do sự tập trung tư bản ở các lĩnh vực và đặc điểm kinh tế - xã hội trên các vùng lãnh thổ khác nhau nên pháp luật các nước đưa ra khái niệm nhận dạng vị trí thống lĩnh thị trường cũng không giống nhau. Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh 2004 là đạo luật trực tiếp điều chỉnh các hành vi cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh chung, nhưng không đưa ra một khái niệm cụ thể thế nào là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, mà chỉ nhận dạng thông qua phương pháp định lượng (tức là xác định qua thị phần của chúng 7
  14. trên thị trường liên quan – 30% thị phần trở lên đối với một doanh nghiệp, 50% thị phần trở lên đối với hai doanh nghiệp, 65% thị phần trở lên đối với ba doanh nghiệp và 75% thị phần trở lên đối với bốn doanh nghiệp) và phương pháp định tính (“có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”) [47, Điều 11]. Với cách tiếp cận định lượng, vị trí thống lĩnh thị trường có thể thuộc về người mua hoặc người bán trong thương mại hàng hóa và cung ứng dịch vụ; vị trí thống lĩnh thị trường có thể do một doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp có thị phần lớn nắm giữ. Nhưng khi quy định tỷ lệ thị phần chiếm lĩnh thị trường liên quan để xác định vị trí thống lĩnh thị trường được đóng khung như trong Luật cạnh tranh của Việt Nam là không phù hợp. Bởi lẽ, tỷ lệ phần trăm không biểu thị được bản chất của vị thế, có nhiều doanh nghiệp mức chiếm lĩnh ít hơn so với quy định nhưng trong thực tế các doanh nghiệp này có tầm ảnh hưởng rất lớn và có tác động không nhỏ đến thị trường liên quan. Hơn nữa, do đặc thù của từng lĩnh vực ngành nghề thì mức độ thống lĩnh thị trường là khác nhau, nếu lấy tỷ lệ định lượng chung làm thước đo và quy kết hành vi cũng là không bình đẳng. Còn với phương pháp xác định định tính “khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” được quy định rất trìu tượng và rất khó áp dụng cũng như không đem lại được hiệu quả trong thực tiễn. Ở một số nước khác lại có cách tiếp cận khác so với pháp luật cạnh tranh về vấn đề này, trong đó điển hình là Luật thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền 1980 của Hàn Quốc (“gọi tắt là Luật Thương mại Hàn Quốc”). Theo khoản 7, Điều 2 của Luật: Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường là bất kỳ người mua, người bán trong một lĩnh vực thương mại nhất định và nắm giữ vai trò thống lĩnh thị trường để ấn định, duy trì hoặc thay đổi giá cả, khối lượng, chất lượng và các điều kiện thương mại khác hoặc trên cơ sở độc lập hoặc trên cơ sở câu kết với các doanh nghiệp khác. Khi xét đoán các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, cần phải tính đến các yếu 8
  15. tố như thị phần, sự tồn tại và quy mô của các rào cản đối với việc thâm nhập thị trường và các quy mô tương đối của các doanh nghiệp cạnh tranh. Với quy phạm này, Luật Thương mại Hàn Quốc đã đảm bảo xây dựng một khái niệm mang tính lý luận tổng quát, miêu tả đầy đủ và ngắn gọn các đặc tính của đối tượng; và hoàn thiện hơn so với cách nhận diện vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. Khái niệm đã chỉ ra rằng vị trí thống lĩnh thị trường không chỉ được xem xét dưới góc độ vị trí của một doanh nghiệp mà có thể là vị trí của một nhóm doanh nghiệp cùng hành động (tập trung kinh tế để đạt được vị trí thống lĩnh thị trường). Các doanh nghiệp này có khả năng kiểm soát thực tế hoặc tiềm năng đối với thị trường liên quan mà doanh nghiệp đó đang hoặc sẽ hoạt động. Và việc xem xét vị trí thống lĩnh thị trường sẽ căn cứ trên nhiều tiêu chí thị phần, quy mô rào cản mà khả năng thực tế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong phạm vi luận văn này, tác giả thừa nhận khái niệm “vị trí thống lĩnh thị trường” của Luật Thương mại Hàn Quốc là cách hiểu chung khi sử dụng cụm từ này trong quá trình nghiên cứu và phân tích. Để làm rõ và bao quát hơn khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường, tác giả nhìn nhận vị trí độc quyền như là một dạng đặc thù của vị trí thống lĩnh thị trường. Với mong muốn ngày càng bành trướng thế lực, các doanh nghiệp sau khi đạt được vị trí thống lĩnh thị trường, với ưu thế của mình sẽ cố gắng và từng bước loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh để đến với đỉnh cao nhất trong cạnh tranh theo quy luật kinh tế thị trường là độc quyền (tức là doanh nghiệp không còn đối thủ cạnh tranh hoặc có sự cạnh tranh nhưng rất yếu ớt và không đáng kể; khác với vị trí thống lĩnh thị trường là trên thị trường vẫn còn sự cạnh tranh của các đổi thủ yếu hơn). Và xét theo quá trình cạnh tranh, vị trí thống lĩnh thị trường là hình thái trước khi đến biểu hiện của cạnh tranh không hoàn hảo – độc quyền. 9
  16. 1.1.2. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Hiện nay trên thế giới, khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được tiếp cận theo hai cách. Cách thứ nhất là liệt kê các hành vi được coi là lạm dụng thông qua các dấu hiệu của hành vi. Cách thứ hai là đưa ra định nghĩa về hành vi này, tùy thuộc từng trường hợp và cách giải quyết của cơ quan quản lý cạnh tranh mà hành vi đó có được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay không. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam, Pháp luật thương mại Pháp, Luật cạnh tranh của Canada… là đại diện điển hình cho cách tiếp cận đầu tiên. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam liệt kê 06 nhóm hành vi được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (gồm nhóm ấn định giá, nhóm hạn chế, cản trở cạnh tranh) [47, Điều 13]. Theo đó, chỉ những hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường được liệt kê tại điều 13 và điều 14 cuả Luật cạnh tranh mới được coi là lạm dụng và bị xử lý. Luật cạnh tranh Canada cũng không đưa ra khái niệm chung mà liệt kê 11 hành vi bị coi là vi phạm pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (ngoài ra còn cho phép cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi chưa được pháp luật liệt kê nhưng thỏa mãn ba dấu hiệu xác định hành vi lạm dụng theo điều 79 là: (i) Một hoặc một nhóm doanh nghiệp kiểm soát thị trường liên quan ; (ii) thực hiện hành vi phản cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh ; (iii) hành vi đó đã, đang hoặc có thể làm cản trở, làm giảm cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kể) [17]. Điều L. 420-2 Bộ Luật thương mại Pháp nhận diện: "Sự lạm dụng bao gồm hành vi từ chối bán, các điều kiện áp đặt giá bán hoặc phân biệt đối xử cũng như sự phá vỡ các mối quan hệ thương mại đã được thiết lập chỉ trên cơ sở mà bên đối tác từ chối thực hiện đối với các điều kiện thương mại không công bằng" [24]. Tổ chức hợp tác và phát triển Liên hợp quốc (OECD) thì định nghĩa hành vi này theo cách thứ hai: "Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền sử dụng để duy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thị trường 10
  17. bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh" [49, tr 52]. Có thể nhận thấy hai cách tiếp cận này chỉ nhau ở tính chủ động của hành vi. Nếu như cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam, Pháp và Canada nhìn nhận hành vi lạm dụng dựa vào hậu quả của hành động, tức là khả năng làm cản trở, sai lệch hoặc làm giảm cạnh tranh; thì Luật mẫu về cạnh tranh của Liên hợp quốc lại xem xét hành vi ở mục đích khi chủ thể hành động, nhằm tăng cường và củng cố địa vị của mình thông qua việc ngăn chặn đối thủ thực tế hoặc tiềm năng tham gia thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh cho phép. Bình luận trên góc độ lý luận và áp dụng thực tiễn, khái niệm được xây dựng theo cách thức đầu tiên sẽ gây khó khăn trong cách hiểu và áp dụng thực thi bởi cách xác định được căn cứ trên phương pháp định tính. Sẽ không có đại lượng nào có thể cân đong đo đếm sự phân biệt ứng xử, sự giảm cạnh tranh trên thương trường… Ngược lại, xác định sự duy trì hay tăng cường vị trí của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường lại đơn giản hơn nhiều. Người ta có thể căn cứ trên báo cáo hoạt động của doanh nghiệp, các phân tích thị trường liên quan và thị phần chiếm lĩnh, số lượng doanh nghiệp đối thủ… để đưa ra kết luận chính xác. Nhưng dù hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường được khái niệm theo cách thức nào thì về cơ bản khi giải quyết các vụ việc về hành vi lạm dụng, cơ quan có thẩm quyền của của các nước sẽ tiến hành xác định ba nội dung: (i) chủ thể được xem xét có vị trí thống lĩnh thị trường hay không; (ii) chủ thể đó có thực hiện hành vi lạm dụng hay không; và (iii) hành vi lạm dụng đó gây ra hoặc có khả năng gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh hay không. Trong đó, việc xác định hậu quả của hành vi của các cơ quan có thẩm quyền là cần thiết để phân biệt với hành vi tập trung kinh tế (một dạng hạn chế cạnh tranh). Vì chủ thể của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể là nhóm doanh nghiệp (tối đa là 4 doanh nghiệp) [47, Điều 11], nên rất dễ nhầm sang dấu hiệu khả năng làm giảm, sai lệch hoặc hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế (do suy đoán về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên 11
  18. doanh để tạo thành các doanh nghiệp có quyền lực thị trường nhằm làm thay đổi tương quan và cấu trúc thị trường). Về bản chất, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là một dạng của hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm khai thác lợi thế mà vị trí thống lĩnh thị trường đem lại: trong quan hệ với khách hàng sẽ tìm cách ấn định giá, áp đặt các điều kiện mua bán, bóc lột nhằm tích tụ tư bản lớn nhất; trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh sẽ ngăn cản, kìm hãm sự ra nhập thị trường để củng cố và duy trì địa vị thống lĩnh thị trường. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường khác với hành vi thỏa thuận ở chỗ các doanh nghiệp không có sự thỏa thuận trước nhưng cùng hành động các hành vi vi phạm để loại bỏ đối thủ, gây thiệt hại đến khách hàng… 1.1.3. Khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Vị trí thống lĩnh thị trường là hiện tượng kinh tế khách quan tồn tại trong tất cả các nền kinh tế. Nó là hệ quả khách quan của quá trình cạnh tranh, là mơ ước của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường và là một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vấn đề đặt ra là sau khi có được vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp luôn có xu hướng lạm dụng vị trí để tích tụ tư bản, dần đưa môi trường trong phạm vi kinh doanh của mình về phía không có cạnh tranh – độc quyền. Điều đó sẽ xâm hại đến quyền tự do kinh doanh của các chủ thể khác, gây bất bình đẳng và phá vỡ cấu trúc thị trường mà hệ quả sâu xa là vi phạm lợi ích của Nhà nước. Trước những tác động tiêu cực mà hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể gây ra và để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như bảo vệ các doanh nghiệp yếu thế, pháp luật các nước đều nhận định rằng cần phải có sự kiểm soát các hành vi này. Kiểm soát theo định nghĩa của Từ điển Luật học là việc “xem xét để phát hiện, ngăn ngừa kịp thời việc làm trái với thỏa thuận, với quy định” [60, tr 264]. Tức là, khi thực hiện chức năng kiểm soát, pháp luật sẽ xây dựng các tiêu chí nhận diện hành vi được coi là vi phạm pháp luật và nhận diện các chủ thể có khả năng thực hiện các hành 12
  19. vi đó. Từ khung pháp luật chung, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm kiểm soát sẽ đối chiếu vào thực tế để xác định chủ thể thỏa mãn điều kiện, tiêu chí trở thành đối tượng thuộc phạm vi kiểm soát; đồng thời chủ động tiến hành theo dõi một cách chủ động các hành vi của chủ thể nhằm phát hiện các dấu hiệu vi phạm các nguyên tắc, quy tắc đã được thừa nhận. Nếu hành vi có sự xâm phạm nhưng chưa đủ cấu thành vi phạm thì chức năng kiểm soát sẽ thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, cách ly hành vi đó tiếp tục thực hiện vi phạm và quay trở về quỹ đạo lành mạnh ban đầu. Nếu chủ thể có những hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến các quy tắc, nguyên tắc kiểm soát ban đầu được đặt ra thì tùy từng trường hợp sẽ được áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc, tất nhiên sẽ có xem xét đến yếu tố miễn trừ. Bình luận trên góc độ lý luận, khái niệm kiểm soát được nhận diện tương đối giống với khái niệm gần “giám sát” [60, tr 292]. Hai khái niệm này cùng chỉ ra việc theo dõi, quan sát mang tính chủ động thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự kiểm soát, giám sát. Nếu phát hiện các hành vi vi phạm sẽ tác động bằng các biện pháp tích cực để yêu cầu và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích từ trước, bảo đảm cho các quy định pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, hai khái niệm cũng có một số sự khác biệt. Về tính chủ động, nếu kiểm soát đòi hỏi cần phải tự chủ động xây các tiêu chí, nguyên tắc khi trước áp dụng thì giám sát chỉ thực hiện nhiệm vụ căn cứ trên các yêu cầu và mệnh lệnh đã được đặt ra từ trước. Về mục đích, giám sát hướng cách đối tượng chịu sự giám sát thực hiện đúng các quy định và đạt được hiệu quả được thiết lập khung; còn mục đích kiểm soát không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu thực hiện các hệ quả được mô tả mà còn phải đảm bảo xem xét kiểm soát dựa trên lẽ phải, sự công bằng và trong những trường hợp nhất định thì kiểm soát sẽ thực hiện mục đích ngăn chặn, loại bỏ những hoạt động sai trái và vi phạm. Về phạm vi xử lý các trường hợp vi phạm, giám sát chỉ dừng lại ở việc phát hiện hành vi và thực hiện các biện pháp khuyến nghị đối với chủ thể thực hiện hành vi đó, trường hợp chủ thể tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng thì cá nhân, tổ 13
  20. chức thực hiện chức năng giám sát báo cáo lên tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị xử lý; trong khi đó, chủ thể thực hiện chức năng kiểm soát sẽ trực tiếp xem xét, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đưa ra các chế tài xử lý. Về hiệu quả, kiểm soát đem lại kết quả cao do có tính trừng trị răn đe cao, còn tác động ngăn chặn của giám sát chỉ mang tính khuyến nghị. Hiểu một cách chung nhất, kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hiểu là: (i) tổng thể các cơ chế, thiết chế bảo đảm cho chủ thể có quyền kiểm soát hạn chế cạnh tranh thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện, chấp hành, tuân thủ các quy chuẩn hành vi đạo đức và pháp luật của các chủ thể bị kiểm soát; (ii) thực hiện chức năng ngăn ngừa nhằm bảo đảm cho những đối tượng này luôn nằm trong quỹ đạo của các yêu cầu về pháp luật, các chuẩn mực đạo đức kinh doanh và bảo đảm để các quy định về cạnh tranh được thực hiện đúng và có hiểu quả; (iii) trong những trường hợp nhất định, pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường sẽ áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc để loại bỏ những hoạt động sai trái và vi phạm. Bản chất của kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được thể hiện thông qua hai góc độ hành vi và góc độ cơ chế. Nhìn từ góc độ hành vi, kiểm soát sự lạm dụng là sự tác động từ phía cơ quan, chủ thể có thẩm quyền đối với doanh nghiệp bị kiểm soát. Trong đó, sự kiểm soát từ phía cơ quan trực tiếp quản lý cạnh tranh thực hiện chức năng theo dõi, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm; còn đối với các chủ thể có thẩm quyền khác (các đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng) thực hiện chức năng kiểm soát thông qua việc phát hiện, tố cáo lên cơ quan cạnh tranh hoặc thực hiện quyền khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Trong hai hành vi tác động này, hành vi từ phía cơ quan quản lý cạnh tranh có ý nghĩa lớn trong việc ngăn chặn và khắc phục hiệu quả các hành vi vi phạm, đồng thời có tính răn đe cao. Ở góc độ cơ chế, vấn đề này được thể hiện ở ba khía cạnh là sự phân quyền trong nội bộ chủ thể có quyền kiểm soát; kiểm soát dựa trên sự giới hạn của chủ thể có thẩm 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1