Luận văn Thạc sĩ Luật học: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, đánh giá những quy định trong Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 về căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng của Việt Nam trong thời gian qua để chỉ ra những hạn chế, bất cập trong cơ chế xây dựng pháp luật, từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng, góp phần tạo dựng môi trường xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh văn minh, lành mạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÝ MINH HẰNG MIÔN TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG THIÖT H¹I THEO HîP §åNG THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÙNG TRUNG TẬP HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lý Minh Hằng
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ THEO HỢP ĐỒNG .................. 6 1.1. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng .................................. 6 1.2. Khái niệm miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng .... 11 1.3. Điều kiện để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng..... 16 1.4. Tiến trình phát triển pháp luật quy định về miễn trách nhiệm theo hợp đồng ...................................................................................... 33 Chương 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ THEO HỢP ĐỒNG ...................................................................... 37 2.1. Miễn trách nhiệm khi có sự kiện bất khả kháng ............................. 37 2.1.1. Khái niệm sự kiện bất khả kháng.......................................................... 37 2.1.2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng ...... 45 2.2. Miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .................................................................... 48 2.2.1. Khái niệm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ............... 48 2.2.2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền........................................... 49 2.3. Miễn trách nhiệm do bên có quyền có lỗi ......................................... 52 2.3.1. Khái niệm lỗi của bên có quyền ........................................................... 52 2.3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm do bên có quyền có lỗi ................... 53
- 2.3.3. Giảm mức bồi thường do bên có quyền không hạn chế tổn thất .......... 55 2.4. Thoả thuận về miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ......... 58 2.4.1. Thỏa thuận miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại............................... 58 2.4.2. Thoả thuận giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại............................... 60 2.5. Những tồn tại về miễn trách nhiệm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam ...................................................................... 61 2.5.1. Tồn tại về bất khả kháng ....................................................................... 62 2.5.2. Tồn tại trong trường hợp miễn trách nhiệm do lỗi của bên có quyền ...... 66 2.5.3. Tồn tại trong trường hợp miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền ........................... 67 2.5.4. Tồn tại trong trường hợp miễn trách nhiệm do xuất phát từ thỏa thuận của hai bên .................................................................................. 68 2.6. Kiến nghị khắc phục các bất cập để hoàn thiện chế định trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ............................................................ 69 2.6.1. Thống nhất các văn bản pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và miễn trách nhiệm hợp đồng nói riêng ................................... 69 2.6.2. Hoàn thiện các quy định cụ thể của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng ..................................................... 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Miễn trách nhiệm hợp đồng đang chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật về dân sự, thương mại của mỗi quốc gia. Pháp luật về hợp đồng đã thể chế hoá nguyên tắc quyền tự do kinh doanh, đồng thời đó cũng là công cụ bảo đảm cho nguyên tắc này được vận hành đúng đắn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, do nhiều yếu tố chi phối, cho đến những năm gần đây chế định hợp đồng nói chung và những quy định về miễn trách nhiệm hợp đồng nói riêng còn tản mạn và thiếu tính hệ thống. Do bị ảnh hưởng đáng kể bởi truyền thống lập pháp và văn hoá pháp lý về hợp đồng từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên chế định pháp luật về hợp đồng hiện nay bên cạnh những yếu tố tích cực, vẫn còn nhiều bất cập. Nội dung miễn trách nhiệm hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự còn thiếu tính linh hoạt, chưa điều chỉnh được hết các tranh chấp phát sinh trong mối quan hệ hợp đồng. Trong khi đó, các quy định về miễn trách nhiệm hợp đồng trong các luật chuyên ngành (ví dụ: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, kể cả những văn bản được ban hành đồng thời hoặc ban hành sau Bộ luật dân sự năm 2005 như: Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ...) vẫn thiếu tính thống nhất với luật chung (Bộ luật dân sự) và còn thể hiện khá đậm nét dấu ấn của quản lý hành chính. Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006 ra đời đã thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật. Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, học hỏi những quy 1
- định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trên thế giới để đưa ra những văn bản có tính chuẩn mực pháp lý cao trong hệ thống pháp luật. Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đã có những sửa đổi, bổ sung cơ bản và toàn diện hơn chế định hợp đồng trong đó có miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Mặc dù có nhiều điểm mới, tiến bộ nhưng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản khác vẫn còn nhiều bất cập như: chưa bảo đảm tốt quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các chủ thể, chưa đảm bảo về quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hợp đồng một cách hợp lý. Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế cho Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 song “tính thương mại” của Bộ luật dân sự còn rất hạn chế, chưa phản ánh được những đặc trưng và các yêu cầu của hoạt động giao kết hợp đồng nói chung, cũng như các quy định về “miễn trách nhiệm hợp đồng” nói riêng. Chế định hợp đồng là một trong những chế định pháp lý cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu, trao đổi buôn bán phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, không phải mọi giao kết hợp đồng đều có thể thực hiện một cách thuận lợi, việc một hoặc nhiều bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận là điều thường xuyên diễn ra trong thực tế. Nhưng không vì lẽ đó mà giá trị của hợp đồng bị coi nhẹ vì hợp đồng chính là luật của các bên, nếu hợp đồng không được thực hiện hoặc thực hiện sai lệch theo thỏa thuận thì người bị thiệt hại phải được đền bù thỏa đáng. Nhưng cũng có một số trường hợp vi phạm hợp đồng nhưng bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không phải chịu trách nhiệm. Việc miễn trách nhiệm hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở các căn cứ miễn nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận 2
- giữa các bên trong hợp đồng hoặc theo pháp luật dân sự quy định, lúc này bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó cũng không phải bồi thường cho bên kia. Thực tiễn hơn 7 năm áp dụng pháp luật và nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã đặt ra nhiều bất cập và tồn tại đối với chế định hợp đồng nói chung và về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng. Chừng nào các quy định của pháp luật nói chung và các quy định pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì chừng đó Việt Nam vẫn nằm ngoài sự phát triển chung của thế giới. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tính đến thời điểm hiện nay, về vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt theo hợp đồng chưa được nghiên cứu có hệ thống. Có một số luận văn, luận án nghiên cứu những vấn đề tổng thể về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, còn vấn đề miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được đề cập đến như những nội dung cần phải có. Những công trình phải kể đến như: “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự”, sách tham khảo của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, năm 2007; “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”, sách tham khảo của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đại; bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng” của tác giả Trần Việt Anh, 2011; bài viết của PGS.TS. Ngô Huy Cương: “Trách nhiệm dân sự - So sánh và phê phán”, bài đăng Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 5- 142- 2009)...Ngoài ra, còn một số tác giả đề cập đến vấn đề này song những công trình nghiên cứu về vấn đề pháp lý căn bản 3
- nhất của vấn đề này cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng những quy định của pháp luật Việt Nam về việc xác định những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vẫn chỉ dừng lại ở dưới dạng thức bài tiểu luận, bài báo khoa học. Trong khi đó, đề tài này sẽ đi sâu khai thác những vấn đề pháp lý cơ bản trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng cũng như chỉ ra những mặt được, mặt hạn chế và đưa ra hướng hoàn thiện chế định này trong pháp luật Việt Nam. Do đó, đề tài “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” có tính mới, không bị trùng lập so với những công trình nghiên cứu khác. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn hướng đến hai đối tượng nghiên cứu chính. Đối tượng thứ nhất là các quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trong pháp luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Đối tượng thứ hai mà tác giả hướng đến đó là những tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, đánh giá những quy định trong Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 về căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng của Việt Nam trong thời gian qua để chỉ ra những hạn chế, bất cập trong cơ chế xây dựng pháp luật, từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng, góp phần tạo dựng môi trường xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh văn minh, lành mạnh. 4
- 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật. Đồng thời, vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh để đưa ra những quan điểm đánh giá khách quan và giải quyết các vấn đề khoa học. 6. Những điểm mới của đề tài mang lại Đề tài tập trung nghiên cứu sâu, đánh giá mặt tích cực và hạn chế về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam như: + Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. + Miễn trách nhiệm do phải thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Các quy định về miễn trách nhiệm do bên có quyền có lỗi. + Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện những quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong các trường hợp trên đây. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Chương 2: Những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự theo hợp đồng 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ THEO HỢP ĐỒNG 1.1. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là một hình thức chế tài do Nhà nước quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong một hợp đồng dân sự. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và trách nhiệm dân sự này được chi phối bởi các nguyên tắc pháp lý về hợp đồng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng phát sinh từ hành vi phạm nguyên tắc xử sự do pháp luật qui định. Hợp đồng dân sự được coi là căn cứ để xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự. Hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự theo một cơ chế chung là các bên giao kết thống nhất về ý chí và bị ràng buộc trong mối quan hệ nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia. Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì mọi hợp đồng dân sự đều được thực hiện dưới hình thức thoả thuận dù là hợp đồng miệng hoặc bằng văn bản. Thông qua hợp đồng dân sự, các bên thoả thuận các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là việc một hoặc hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều đã cam kết hợp pháp. Như vậy, khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được hiểu như sau: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của chủ thể hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại, chịu khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng 6
- theo thoả thuận và phải chịu những hậu quả bất lợi khác và theo đó bên bị xâm phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng và được bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có các đặc điểm của chế tài dân sự. Tính cưỡng chế trong quan hệ hợp đồng, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng những cam kết thì phải gánh chịu những bất lợi về tài sản. Khác với chế tài hình sự, chế tài dân sự mang tính chất tài sản và được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhiều biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng (buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng; phải bồi thường thiệt hại, bị phạt vi phạm hợp đồng...). Cũng giống như các trách nhiệm dân sự nói chung thì trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng xuất phát trên cơ sở có hành vi vi phạm cam kết, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy vậy, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng còn bao hàm những nội dung riêng, không giống với các trách nhiệm dân sự khác ở các đặc điểm sau đây: Một là, Chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng có trách nhiệm dân sự do có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Theo qui định của pháp luật, thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng, nhưng đã không thực hiện, theo quy định của pháp luật, trước hết bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng, nhưng lại không thực hiện, thì hành vi không thực hiện những cam kết hợp pháp, là hành vi trái pháp luật. Bên có hành vi trái pháp luật phải gánh chịu những hậu quả xấu về tài sản như phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa anh A và anh B, trong đó anh A có nghĩa vụ giao hàng cho anh B vào ngày 5 hàng tháng, còn anh B có nghĩa 7
- vụ nhận hàng và giao tiền.Đến thời điểm giao hàng anh A đã không giao đủ hàng cho anh B. Trong trường hợp này, anh B có quyền yêu cầu anh A phải giao đủ số lượng, đúng chất lượng của hàng hoá như đã thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời, anh B có quyền khởi kiện đến toà án, yêu cầu toà xác định trách nhiệm của anh A phải bồi thường thiệt hại do có hành vi vi phạm hợp đồng. Ngoài trách nhiệm anh A phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, là trách nhiệm của anh A phải bồi thường thiệt hại cho anh B do có hành vi vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại. Ngược lại trong một số trường hợp thì bên có hành vi vi phạm có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng là bên có quyền. Trong trường hợp trên bên A là bên có quyền, nếu đến mùng 5 hàng tháng, bên A đã giao đủ hàng nhưng bên B không đến nhận và cũng không thực hiện nghĩa vụ tương ứng với quyền là nghĩa vụ trả tiền cho bên A thì khi xảy ra tranh chấp, bên B phải có trách nhiệm là tiếp tục thực hiện phần hợp đồng còn lại là nhận hàng và nghĩa vụ trả tiền cho bên A. Hai là, chủ thể vi phạm hợp đồng có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại hoặc chịu các hậu quả xấu về tài sản. Một đặc điểm rất quan trọng của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về tài sản kể cả trong trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng nhưng chưa gây ra thiệt hại. Trong trường hợp các bên thoả thuận về khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng hay trong hợp đồng đặt cọc, mặc dù bên vi phạm các thoả thuận chưa gây ra một thiệt hại nào về tài sản, nhưng đã bị áp dụng các chế tài về tài sản (phạt tiền đặt cọc). Đặc điểm này khác biệt so với trách nhiệm do có hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm cả chủ thể giao kết hợp đồng, nhưng lại không thực hiện đúng các cam kết hợp pháp. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm của chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, các quyền nhân thân khác. Vì vậy, trách nhiệm 8
- dân sự ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra phải xác định điều kiện lỗi. Còn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng yếu tố lỗi là suy đoán. Tuy nhiên, cần phải khẳng định, hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể giao kết hợp đồng, thì chủ thể vi phạm hợp đồng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Từ hai đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trên đây cho thấy trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự có liên quan mật thiết đến hợp đồng dân sự. Các nghĩa vụ dân sự này được phát sinh từ hợp đồng và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Các nghĩa vụ dân sự này mang tính chất tài sản và được xác định bằng tiền. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Chủ thể có nghĩa vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết, điều này gây thiệt hại cho chủ thể có quyền trong hợp đồng thì chủ thể vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong Bộ luật dân sự hiện hành trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được chi phối bởi các nguyên tắc chế độ pháp lý về hợp đồng. Tuy nhiên, để ghi nhận đặc điểm của trách nhiệm dân sự theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh từ sự vi phạm một nguyên tắc xử sự, đó là sự vi phạm nghĩa vụ dân sự. Đồng thời pháp luật Việt Nam cũng quy định trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chịu sự chi phối và dựa trên các nguyên tắc của các quy định chung về điều kiện và trình tự thực hiện nghĩa vụ được các bên xác lập trên cơ sở thỏa thuận. Hợp đồng dân sự được coi là căn cứ để xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng vì hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến tài sản trong một xã hội nhất định. Đồng thời, hợp đồng cũng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự theo một cơ chế chung là: Bên giao kết sẽ thống nhất ý chí và sẽ bị ràng buộc trong một mối quan hệ nhất định nhằm 9
- đáp ứng yêu cầu của bên có quyền trong hợp đồng. Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì mọi hợp đồng dân sự (kể cả hợp đồng miệng và hợp đồng viết) đều được thực hiện dưới hình thức thỏa thuận của các bên. Thông qua hợp đồng dân sự các bên sẽ thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phải thực hiện trong hợp đồng. Khi các bên vi phạm các thỏa thuận này sẽ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng theo đó được hiểu là việc một hoặc cả hai bên trong hợp đồng phải chịu trách nhiệm dân sự bởi những hành vi vi phạm những nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Việc vi phạm hợp đồng dân sự sẽ làm phát sinh trách nhiệm dân sự của một trong hai bên tham gia vào hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng. Căn cứ xác định trách nhiệm dân sự là việc vi phạm nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Mà nghĩa vụ bị vi phạm trong trường hợp này có thể là nghĩa vụ chính hoặc nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong đó, nghĩa vụ chính được hiểu là nghĩa vụ tương ứng với từng chủ thể trong hợp đồng. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra giữa bên bán và bên mua thì nghĩa vụ chính được hiểu là nghĩa vụ giao hàng của bên bán và nghĩa vụ thanh toán tiền của bên mua cho bên bán. Còn nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được hiểu là một nghĩa vụ được phát sinh từ một sự kiện pháp lý cụ thể trong hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh là hệ quả của sự kiện đó. Ví dụ: Trong hợp đồng vận chuyển hành khách được ký giữa công ty vận tải đường sắt và công ty du lịch Văn Minh trong chuyến du lịch từ Hà Nội vào Bến Tre. Trong trường hợp xảy ra sự cố là chậm tàu 2 tiếng (đây được coi là một sự kiện pháp lý) thì nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng trên là nghĩa vụ bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho các hành khách trên tàu trong lúc chờ tàu chạy. 10
- Như vậy, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được xem là một trong những chế tài quan trọng của pháp luật dân sự dùng để điều chỉnh một số đối tượng thông dụng và cần thiết trong giao lưu dân sự hàng ngày, mà cụ thể là hợp đồng dân sự. Cũng giống như các loại trách nhiệm dân sự khác thì trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự có những đặc điểm như sau: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự, nó áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, được thực hiện và bảo đảm thực hiện bởi các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi pháp luật cho phép. Trách nhiệm này sử dụng một số biện pháp, chế tài nhất định do pháp luật đề ra để buộc người vi phạm phải chịu những hậu quả bất lợi nhất định do hành vi vi phạm của mình gây ra, đồng thời trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự cũng mang tính chất tài sản, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng dân sự luôn tương ứng với nhau. 1.2. Khái niệm miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem là một trong những biện pháp chế tài nghiêm khắc của nhà nước dùng để áp dụng cho các chủ thể có hành vi vi phạm quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong hợp đồng dân sự, trên nguyên tắc mọi hành vi gây thiệt hại trái luật đều bị xử lý nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của giao dịch. Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Nếu trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng là theo thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại là một chế tài bắt buộc mà Nhà nước đã áp dụng cho các chủ thể vi phạm. Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Mà trách nhiệm bồi thường trong điều luật này được hiểu là 11
- trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, nó bao gồm những tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Trong hợp đồng dân sự, khi có thiệt hại xuất phát từ hành vi vi phạm thì các thiệt hại đó luôn luôn là các thiệt hại vật chất có liên quan trực tiếp đến vật chuyển giao là đối tượng của hợp đồng, có thể là những thiệt hại do hợp đồng không được thực hiện đúng thời hạn hay những thiệt hại do việc không thực hiện một công việc hoặc cố tình thực hiện một công việc mà đáng lý ra chủ thể đó không được phép thực hiện, do đó đã gây thiệt hại cho bên có quyền. Khác với những vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, trong quan hệ pháp luật dân sự các hành vi trái pháp luật dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì các bên có thể xử lý bằng sự tự dàn xếp giữa các chủ thể liên quan với nhau. Việc tự nguyện dàn xếp giữa các bên cũng phải tuân theo các điều kiện do pháp luật quy định đối với việc xác lập hợp đồng như: Những điều kiện về năng lực chủ thể, sự đồng tình ý chí giữa các bên, tính trung thực trong quá trình giao kết, hiệu lực của hợp đồng giao kết... sở dĩ các bên phải tuân thủ nội dung này là do pháp luật dân sự quy định một sự kiện dàn xếp tự nguyện về việc bồi thường thiệt hại khi được giao kết nếu phù hợp với các quy định của pháp luật chung về hợp đồng sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, đặc biệt là nó có tác dụng trong việc thủ tiêu quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại. Trong một số trường hợp thiệt hại phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thì quyền yêu cầu bồi thường cũng có thể được các bên loại bỏ ngay từ lúc giao kết hợp đồng bằng con đường thỏa thuận về miễn trách nhiệm dân sự. Như vậy, khi xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thì trong một số trường hợp nhất định sẽ dẫn đến việc miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. 12
- Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là việc người có quyền trong hợp đồng dân sự cho phép bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại không bị áp dụng biện pháp khôi phục một phần hoặc toàn bộ tình trạng ban đầu về tài sản cho bên có quyền. Bản chất của miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, do thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự, không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại để trốn tránh trách nhiệm dân sự. Nhưng có một vấn đề đặt ra hiện nay là bên cạnh những quy định đồng nhất thì việc quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng giữa các luật là không thống nhất với nhau, điển hình như Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giống và khác nhau trong việc quy định miễn trách nhiệm dân sự tại hai văn bản luật này. Khoản c Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi “hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” [23], về vấn đề này Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định tương tự tại khoản 3 Điều 302. Ngoài ra thì cả Bộ luật dân sự và Luật Thương mại đều không quy định việc không thực hiện đúng hợp đồng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ 13
- hợp đồng nữa hay không? Mà cả hai luật này chỉ quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do bất khả kháng, cụ thể là quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại và khoản 2 Điều 302 Bộ luật dân sự năm 2005. Xét về mặt thực tế nếu nghĩa vụ không thể thực hiện được khi có sự kiện bất khả kháng thì chúng ta không thể buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện. Ví dụ: khi gió lớn không cho phép sự hoạt động của các tàu chở hàng thì chúng ta không thể buộc bên vận chuyển tiếp tục thực hiện công việc chuyên chở của mình. Tuy nhiên, nếu sự cản trở việc thực hiện nghĩa vụ chỉ là tạm thời thì việc miễn trách nhiệm cũng chỉ tạm thời. Sau khi việc cản trở chấm dứt thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nội dung nghĩa vụ trong hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận. Nếu Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh trong các trường hợp miễn trách nhiệm dân sự thì trong phần chung về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2005 lại không có quy định rõ ràng về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong cả hai lĩnh vực thương mại và dân sự, phần chung quy định về hợp đồng hay phần riêng quy định nghĩa vụ dân sự trong từng trường hợp cụ thể đều không thể hiện rõ mức thiệt hại mà bên có nghĩa vụ được miễn là bao nhiêu? Chỉ trong một số trường hợp nhất định mới quy định rõ mức thiệt hại mà bên có nghĩa vụ được miễn. Ví dụ: Điều 511 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao mà hai bên đã thỏa thuận nhưng Điều 509 quy định nếu tài sản và súc vật bị chết do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán được hưởng một nửa số súc vật sinh ra, đồng thời phải chịu một nửa số súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng gây nên. Như vậy, trong trường hợp trên đây bên có nghĩa vụ chỉ được miễn một nửa thiệt hại. 14
- Bộ luật dân sự 2005 có những điều khoản quy định theo hướng miễn toàn bộ nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: khoản 3 Điều 546 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Các quy định giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt như sau: Một là, Luật Thương mại năm 2005 có quy định về việc miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn Bộ luật dân sự năm 2005 thì chưa có quy định về nội dung này. Trong phần chế tài do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại có dự liệu một yếu tố miễn trách nhiệm là “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồ ng” [18]. Đây cũng là một điểm mới trong Luật Thương mại năm 2005 vì trong Luật Thương mại năm 1997 chưa xuất hiện quy định này. Hai là, trong quá trình đối các chiếu quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì chúng ta thấy Bộ luật dân sự không có quy định về việc miễn trách nhiệm chi tiết như các quy định trong Luật Thương mại và chỉ tồn tại một vài quy định gần như tương tự trong các trường hợp cụ thể với khái niệm “cản trở khách quan”. Tại khoản 1 Điều 287 Bộ luật dân sự 2005 quy định khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thông báo được thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan mà bên có nghĩa vụ không thể thông báo được cho bên có quyền. 15
- Áp dụng quy định của điều luật trên đây vào tình hình thực tiễn tác giả nhận thấy quy định trên chưa có tính khái quát, không thể áp dụng cho các hợp đồng dân sự nói chung. Ba là, trong Bộ luật dân sự năm 2005 quy định khá mờ nhạt về việc miễn trách nhiệm trong trường hợp hai bên trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau (khoản 6 Điều 402), nhưng ngược lại Luật Thương mại 2005 đã quy định khá cụ thể vấn đề này tại điểm a khoản 1 Điều 294 như sau: bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp các bên đã thỏa thuận. 1.3. Điều kiện để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Trên thực tế khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng mong muốn hợp đồng được thực hiện, có những trường hợp dù đã tiến hành mọi nỗ lực cần thiết nhưng vẫn không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với những gì mà các bên đã thỏa thuận. Vậy, lúc này họ có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Về nguyên tắc chung thì các bên vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ khi họ đưa ra được các căn cứ chứng minh thuộc trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Như chúng ta đã biết yếu tố tạo thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bắt nguồn từ việc: Có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tế. Trong đó hành vi vi phạm pháp luật này phải đầy đủ các yếu tố cấu cấu thành như: có thiệt hại xảy ra, có nguyên nhân tạo nên kết quả, có mối quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả, có yếu tố lỗi từ các chủ thể. Hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể này theo quy định của pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứng minh được trách nhiệm bồi thường thiệt hại này lại thuộc vào 4 trường hợp mà pháp luật quy định là điều kiện để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn