Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục đích của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như khái niệm, đặc điểm của dịch bệnh nguy hiểm và làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm đặc biệt là khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ KIM THANH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
- HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ KIM THANH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ NGỌC QUANG
- HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thị Kim Thanh
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT 1.1. Những khái niệm có liên quan ............................................................. 8 1.1.1. Khái niệm dịch bệnh cho người, cho động vật, thực vật ........................ 8 1.1.2. Khái niệm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật ................. 14 1.1.3. Khái niệm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật .................................. 15 1.2. Khái lược sự phát triển của quy định về các tội làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật ................................................... 17 1.3.Sự cần thiết của việc quy định các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật ................................................... 22 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014……..………………….....25 2.1. Thực trạng pháp luật các tội làm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật ................................................... 25 2.1.1 Các dấu hiệu pháp lý về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật ...................................................................... 25 2.1.2. Hình phạt của các tội làm ây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật ........................................................................................... 35 2.2. Thực tiễn xử lý các tội làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật ................................................................................................. 37
- 2.3. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại vướng mắc trong điều tra, xử lý về hình sự đối với các tội làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật .................................................................... 46 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRA, XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT ................................. 53 3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung .................................................................................................... 53 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật ................................ 56 3.2.1. Bổ sung, sửa đổi quy định của Bộ luật hình sự về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật ............................. 56 3.2.2. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự ............... 66 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, điều tra, xử lý đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động, thực vật .......... 69 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 76
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật Hình sự BVMT : Bảo vệ môi trường TAND : Tòa án nhân dân TNHS : Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tình hình phát hiện và xử phạt hành chính đối với các vụ vi phạm quy định bảo vệ môi trường 39 Bảng 2.2: Tình hình phát hiện và xử phạt hành chính đối với các vụ vi phạm quy định bảo vệ môi trường liên quan đến làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật 42
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của một dân tộc và của cả nhân loại. Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường mang tính chất toàn cầu. Môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đã trở nên vô cùng cấp thiết đươ ̣c các quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự nóng lên của trái đất và sự biến đổi khí hậu. Do vậy, vấn đề BVMT ở nước ta cần được đặc biệt quan tâm và được hành động một cách quyết liệt và cấp thiết hơn. Sau khi Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 ra đời và có hiệu lực pháp luật, các hành vi vi phạm về môi trường như hủy hoại rừng, săn bắn, buôn bán, giết động vật, vận chuyển trái phép động vật hoang dã vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS). Ngoài ra, tòa án có xử lý một số vụ án về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. Đó là hành vi của một số phần tử đã lợi dụng chính sách mở cửa thị trường, vì lợi ích của bản thân mà đã đưa những động, thực vật mang mầm bệnh có thể lây lan sang người, hoặc động thực vật từ nơi này sang nơi khác. Nguồn dịch bệnh nguy hiểm này không những hủy hoại môi trường sống của con người mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của một số ngành nghề khác đặc biệt là về du lịch và thương mại, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Trong thời gian qua, thực tiễn phát hiện, điều tra, xử lý đối với các hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; động thực vật là rất ít, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính. Nguyên 1
- nhân của tình trạng này là do các quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 còn nhiều bất cập, chưa quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng, chưa tạo cơ chế linh hoạt để việc xử lý đối với các hành vi phạm tội này được thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, BLHS, các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS và các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho động vật, thực vật còn chưa tương thích với nhau, còn nhiều điểm chưa điều chỉnh đồng bộ nên việc xử lý rất khó khăn. Thêm vào đó, hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý đối với các hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật còn chưa đáp ứng được yêu cầu, bởi lẽ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, xử lý các loại tội này còn chưa tạo ra sự chặt chẽ. Việc phát hiện, xử lý đối với các loại tội này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra và các cơ quan thú y, kiểm dịch động, thực vật. Ngoài ra, với đặc thù của hai loại tội này thì việc điều tra đòi hỏi cán bộ điều tra phải có những kiến thức nhất định về dịch bệnh truyền nhiễm, động thực vật... Tuy nhiên, đa phần các cán bộ điều tra hiện nay chưa được trang bị các kiến thức này một cách bài bàn. Những nguyên nhân trên làm cho việc phát hiện, điều tra, xử lý đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát dịch bệnh cho người, cho động thực vật trong thời kì mới, đặc biệt là trong giai đoạn bùng phát mạnh mẽ những dịch bệnh nguy hiểm này, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật và nâng cao hiệu quả phát hiện, điều tra, xử lý đối với các tội này là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 2
- Từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn làm Luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, việc nghiên cứu về Tội phạm môi trường nói chung đã có một số bài viết và đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, như: Bài viết "Lực lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác BVMT" của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an (6/2007); Bài viết “Công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (7/2007); Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Những vi phạm pháp luật về BVMT và giải pháp phòng, chống" do Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân (2006) làm chủ nhiệm; Đề tài Khoa học "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định TNHS đối với các tội phạm về môi trường" do TS. Phạm Văn Lơ ̣i , Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003) làm chủ nhiệm. Ngoài ra vấn đề các tội phạm về môi trường còn phần nào được đề cập trong các giáo trình luật hình sự của các trường đại học luật như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội -1997; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập II) của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội - 2009; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Học viện Tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội - 2011; Tác giả Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS, Phần các tội phạm, Tập 2, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002…. Tuy nhiên, có thể do mới được quy định hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau mà những nghiên cứu về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho 3
- người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật chưa được quan tâm, vì vậy cho đến hiện nay vẫn rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này. Qua tìm hiểu của tác giả trên các thư viện chuyên ngành luật ở cả nước thì hiện nay mới chỉ có một công trình nghiên cứu ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp đại học tại Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ về với tên gọi “Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong BLHS Việt Nam hiện hành” của tác giả Trần Minh Muội. Tuy nhiên, công trình trên chỉ dừng lại việc nghiên cứu ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp đại học và chỉ nghiên cứu về một tội là tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Do đó, cho đến hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học. Như vậy, việc tác giả chọn đề tài nghiên cứu trên vừa mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật hình sự Việt Nam ” mục đích của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như khái niệm, đặc điểm của dịch bệnh nguy hiểm và làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm đặc biệt là khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Qua nghiên cứu về thực tiễn áp dụng việc xử lý đối với tội phạm vi phạm quy định về lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện về 4
- các quy định trong BLHS để đảm bảo vấn đề truy cứu TNHS đối với tội phạm này, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này trên toàn quốc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đảm bảo đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Dựa trên những quan điểm, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật, luận văn tổng hợp, phân tích và làm rõ một số khía cạnh về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như: Khái niệm của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; đặc điểm pháp lý loại tội phạm. - Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trong BLHS hiện hành của Việt Nam từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trên địa bàn cả nước để làm cơ sở chỉ ra những tồn tại, hạn chế qua việc áp dụng pháp luật và những nguyên nhân cơ bản của nó; - Tổng hợp lại toàn bộ kết quả quá trình nghiên cứu và đề xuất những nội dung hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam để có cơ sở xử lý TNHS đối với các hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung mà luận văn xác định bao gồm: Khái niệm, cơ sở lý luận; quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho 5
- người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trong luật hình sự Việt Nam; Thực trạng vi phạm quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Những hạn chế, bất cập trong BLHS và đề xuất những nội dung cơ bản hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về loại tội này. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các quy định hiện hành về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trong BLHS Việt Nam năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Về phạm vi lãnh thổ, đề tài nghiên cứu tình hình xử lý hành vi vi phạm làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật trên địa bàn cả nước trong giai đoạn 5 năm từ 2010 – 2014. 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Việc thực hiện đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh, phòng chống tội phạm. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu… nhằm phân tích các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Tính cho tới thời điểm hiện tại, đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở cấp độ của một luận văn thạc sĩ luật học về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật theo quy định của BLHS Việt Nam, đặc biệt đề tài nghiên cứu trên phạm vi cả nước, nên mang tính phổ quát rất rộng. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điểm mới của luận văn gồm: 6
- - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật được quy định trong luật hình sự Việt Nam; - Chỉ ra đươ ̣c những vướng mắc , bất cập của các quy định hiện hành liên quan đến tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trong việc áp dụng trên địa bàn cả nước. - Tổng hợp chi tiết những nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc áp dụng quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trên thực tế của BLHS Việt Nam hiện hành; - Đề xuất những nội dung cơ bản hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về loại tội này. - Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này cũng như các độc giả khác có quan tâm. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật. Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều tra, xử lý đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật. 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT 1.1. Những khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm dịch bệnh cho người, cho động vật, thực vật Trong thời gian gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường xuyên xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm ở người với nhiều chủng khác nhau có thể gây tử vong hàng loạt nếu không có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Ở các loài động vật, thực vật cũng xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, có khả năng tấn công sang con người. Các loại dịch bệnh nêu trên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đến môi trường, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh lương thực, thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân. Trong cuộc sống của mỗi con người thì mong ước sức khỏe luôn là mong ước đầu tiên và lớn nhất. Tuy nhiên, cũng như những sinh vật khác trên trái đất, con người cũng chịu sự tác động của các yếu tố của môi trường tự nhiên, điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà chúng ta hay gọi là bệnh tật. Bệnh tật của con người có nhiều loại, trong đó có thể chia thành bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Nếu như bệnh không truyền nhiễm thì mức độ nguy hiểm của nó thường thấp, vì việc mắc bệnh chỉ ảnh hưởng đến một cá thế mà không lây lan sang cá thể khác. Tuy nhiên, bệnh truyền nhiễm lại khác, mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn, bởi lẽ chỉ cần một cá thể mắc bệnh thì có khả năng lây lan rộng ra cộng đồng làm ảnh hưởng đến nhiều người khác nhau mà tùy thuộc quy mô người ta có thể gọi là dịch hay đại dịch. Nếu như mức độ bệnh truyền nhiễm đã trở nên nghiêm trọng, lây lan 8
- trên diện rộng ảnh hưởng tới nhiều người hoặc một cộng đồng thì chúng ta có khái niệm dịch. Theo luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm thì: “Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định” [45, tr.2]. Dịch cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm, khái niệm này phản ảnh ánh mức độ lây lan của bệnh truyền nhiễm ở người đã ở diện rộng hay còn gọi là vùng dịch. Theo các nhà y học thì bệnh truyền nhiễm bao gồm các thể loại sau: - Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh; - Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A- míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota); - Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây 9
- truyền không nhanh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si- a(Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô- mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác [45, tr.3]. Như vậy, có rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, trong đó có Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Tuy nhiên, trong phạm vi tội danh nghiên cứu trong luận văn này thì điều luật chỉ đề cập đến các loại bệnh truyền nhiễm thông thường. Còn hành vi làm lây truyền HIV thì thuộc phạm vi điều chỉnh của tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117) và Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118) của BLHS. Do đó luận văn không nghiên cứu về loại bệnh truyền nhiễm này. Theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, thẩm quyền công bố vùng dịch được quy định quy định thẩm quyền cho các cơ quan sau: - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C; - Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch; - Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y 10
- tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người. [45, tr.15]. Động vật là sinh vật xuất hiện phổ biến trên trái đất, với nhiều loại khác nhau, trong đó có nhiều loại đã được con người thuần hóa từ rất lâu trong lịch sử, giờ đây trở thành những con vật gần gũi với con người, cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho con người. Khái niệm động vật được hiểu theo Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 04 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, theo đó: “Động vật là các loài thú, cầm, bò sát, ong, tằm và các loài côn trùng khác; động vật lưỡng cư; cá, giáp xác, nhuyễn thể, động vật có vú sống dưới nước và các loài động vật thủy sinh khác” [66, tr.1]. Việc khai thác nguồn lợi từ động vật mang lại gọi là sản phẩm động vật, theo Pháp lệnh Thú y thì “sản phẩm động vật” là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng, các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật [66, tr.1]. Với tính chất là sinh vật trên trái đất, động vật cũng như con người có khả năng mắc bệnh tật trong đó có các bệnh truyền nhiễm rất cao. Thực tế các đại dịch lớn gần đây như cúm gia cầm, bò điên, lợn tai xanh, lở mồm long móng... cho thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh động vật. Dịch bệnh động vật là một bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật làm động vật mắc bệnh, chết nhiều hoặc làm lây lan trong một hoặc nhiều vùng. Theo Quyết định 64/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục các bệnh phải công bố dịch; Các bệnh nguy hiểm của động vật; Các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc thì: Danh mục các bệnh phải công bố dịch (Danh mục A) là danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế hoặc 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 234 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn