Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
lượt xem 8
download
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận, nội dung các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các biện pháp đảm bảo xác định đúng tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Qua đây nhằm đóng góp một vài ý kiến vào việc xây dựng chế định này trong pháp luật tố tụng hình sự hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
- ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn thÞ thóy ngäc ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan trong tè tông h×nh sù - nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2008
- ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn thÞ thóy ngäc ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan trong tè tông h×nh sù - nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn Chuyªn ngµnh : LuËt h×nh sù M· sè : 60 38 40 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn Ngäc ChÝ Hµ néi - 2008
- Môc lôc Trang Trang phô b×a Lêi cam ®oan Môc lôc Danh môc c¸c b¶ng më ®Çu 1 Ch-¬ng 1: mét sè vÊn ®Ò lý luËn vÒ ng-êi cã quyÒn 5 lîi, nghÜa vô liªn quan ®Õn vô ¸n trong tè tông h×nh sù 1.1. Kh¸i niÖm ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan ®Õn vô ¸n 5 1.2. C¬ së cña viÖc quy ®Þnh ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn 16 quan ®Õn vô ¸n trong luËt tè tông h×nh sù 1.3. Ph©n biÖt ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan víi nh÷ng 20 ng-êi tham gia tè tông kh¸c 1.3.1. Ph©n biÖt ng-êi cã quyÒn lîi liªn quan víi ng-êi bÞ h¹i 20 1.3.2. Ph©n biÖt ng-êi cã quyÒn lîi liªn quan víi nguyªn ®¬n d©n sù 24 1.3.3. Ph©n biÖt ng-êi cã nghÜa vô liªn quan víi bÞ ®¬n d©n sù 27 1.3.4. Ph©n biÖt ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan víi ng-êi 29 lµm chøng 1.3.5. Ph©n biÖt ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan víi ng-êi 32 ®¹i diÖn hîp ph¸p cña bÞ can, bÞ c¸o 1.4. LÞch sö c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ ng-êi cã quyÒn lîi, 34 nghÜa vô liªn quan ®Õn vô ¸n 1.5. Quy ®Þnh cña ph¸p luËt mét sè n-íc vÒ ng-êi cã quyÒn lîi, 41 nghÜa vô liªn quan ®Õn vô ¸n
- 1.5.1. Céng hßa nh©n d©n Trung Hoa 41 1.5.2. Liªn bang Nga 42 1.5.3. Céng hßa Liªn bang §øc 43 1.5.4. Canada 44 1.5.5. Céng hßa Ph¸p 47 Ch-¬ng 2: quyÒn vµ nghÜa vô ph¸p lý cña ng-êi cã 50 quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan ®Õn vô ¸n theo ph¸p luËt tè tông h×nh sù ViÖt nam 2.1. N¨ng lùc ph¸p luËt vµ n¨ng lùc hµnh vi tè tông h×nh sù cña 50 ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan 2.2. QuyÒn vµ nghÜa vô cña ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn 53 quan trong tè tông h×nh sù 2.2.1. QuyÒn cña ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan trong tè 53 tông h×nh sù 2.2.1.1. QuyÒn ®-a ra tµi liÖu, ®å vËt, yªu cÇu trong c¸c giai ®o¹n tè tông 53 2.2.1.2. QuyÒn tham gia phiªn tßa, ph¸t biÓu ý kiÕn, tranh luËn t¹i 55 phiªn tßa ®Ó b¶o vÖ quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p cña m×nh 2.2.1.3. QuyÒn ñy quyÒn cho ng-êi kh¸c tham gia tè tông 58 2.2.1.4. QuyÒn nhê ng-êi b¶o vÖ quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p cña m×nh 59 2.2.1.5. QuyÒn kh¸ng c¸o, khiÕu n¹i b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh cña Tßa ¸n 62 vÒ nh÷ng vÊn ®Ò trùc tiÕp liªn quan ®Õn quyÒn lîi, nghÜa vô cña m×nh 2.2.1.6. QuyÒn khiÕu n¹i quyÕt ®Þnh, hµnh vi tè tông cña c¬ quan, 65 ng-êi cã thÈm quyÒn tiÕn hµnh tè tông 2.2.1.7. QuyÒn yªu cÇu thi hµnh ¸n 67 2.2.2. NghÜa vô vµ hËu qu¶ ph¸p lý cña viÖc kh«ng thùc hiÖn ®óng 68 nghÜa vô cña ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan trong tè tông h×nh sù
- 2.2.2.1. NghÜa vô tr×nh bµy trung thùc nh÷ng t×nh tiÕt trùc tiÕp liªn 69 quan ®Õn quyÒn lîi, nghÜa vô cña m×nh 2.2.2.2. NghÜa vô cã mÆt theo giÊy triÖu tËp 72 2.2.2.3. NghÜa vô tu©n thñ néi quy phiªn tßa 75 2.2.2.4. NghÜa vô thùc hiÖn b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh cña Tßa ¸n 77 Ch-¬ng 3: thùc tiÔn ¸p dông vµ mét sè kiÕn nghÞ 79 3.1. Thùc tiÔn ¸p dông 79 3.2. Nguyªn nh©n vµ gi¶i ph¸p kh¾c phôc 96 3.2.1. Nguyªn nh©n 96 3.2.1.1. Nguyªn nh©n kh¸ch quan 96 3.2.1.2. Nguyªn nh©n chñ quan 97 3.2.2. Gi¶i ph¸p kh¾c phôc 98 3.2.2.1. VÒ lËp ph¸p 98 3.2.2.2. VÒ ¸p dông ph¸p luËt 104 3.2.2.3. VÒ c«ng t¸c c¸n bé 105 kÕt luËn 107 danh môc tµi liÖu tham kh¶o 109 phô lôc 113
- danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu Tªn b¶ng Trang b¶ng 3.1. Tæng hîp sè vô ¸n cã ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn 79 quan tõ n¨m 2003 - 2007 t¹i Tßa ¸n nh©n d©n tØnh Hµ T©y 3.2. Tæng hîp sè vô ¸n cã ng-êi cã quyÒn lîi, nghÜa vô liªn 79 quan cã kh¸ng c¸o hoÆc bÞ kh¸ng c¸o, kh¸ng nghÞ tõ n¨m 2003 - 2007 t¹i Tßa ¸n nh©n d©n tØnh Hµ T©y 3.3. Tæng hîp kÕt qu¶ xÐt xö phóc phÈm sè vô ¸n cã ng-êi cã 80 quyÒn lîi, nghÜa vô liªn quan cã kh¸ng c¸o hoÆc bÞ kh¸ng c¸o, kh¸ng nghÞ tõ n¨m 2003 - 2007 t¹i Tßa ¸n nh©n d©n tØnh Hµ T©y
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong giải quyết vụ án hình sự, vấn đề trọng tâm và quan trọng là xác định trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, ở nhiều vụ án còn đặt ra vấn đề trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng. Thực tế, trong tổng số các vụ án hình sự, số lượng án đòi hỏi phải giải quyết phần dân sự và vật chứng chiếm tỷ lệ không ít, nếu không muốn nói là tương đối nhiều. Để giải quyết vụ án triệt để, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đưa những người có liên quan đến các vấn đề đó vào vụ án hình sự để xem xét và quyết định về quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng như các văn bản pháp luật tố tụng hình sự từ trước đến nay quy định chưa cụ thể, rõ ràng về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Nhiều nội dung quan trọng còn bỏ ngỏ như: chưa quy định khái niệm, các quyền và nghĩa vụ tố tụng ghi nhận chưa đầy đủ, chưa có văn bản hướng dẫn để làm cơ sở cho sự phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án với một số người tham gia tố tụng khác… Do đó các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong xác định tư cách tham gia tố tụng, thường xảy ra sự nhầm lẫn giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nói riêng và những người tham gia tố tụng nói chung. Để góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng, tránh những nhầm lẫn không nên có, giúp cho việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự được đúng đắn, thống nhất, việc nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận lẫn thực tiễn về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong tố tụng hình sự là đòi hỏi cần thiết trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài "Người có quyền lợi, 1
- nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn" với mong muốn phần nào đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự cũng như áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong giải quyết các vụ án hình sự nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khoa học luật tố tụng hình sự, có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận cho từng vấn đề của tố tụng hình sự. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết và có hệ thống về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Mặc dù là đề tài hẹp, song do đòi hỏi của tính khách quan, toàn diện trong giải quyết vụ án hình sự, xuất phát từ tình hình thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều trường hợp xác định không chính xác tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà đề tài này cần được quan tâm tìm hiểu. Là một cán bộ ngành Tòa án làm công tác thực tiễn, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có vai trò, ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, một trong những nhiệm vụ của giải quyết án hình sự. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận, nội dung các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các biện pháp đảm bảo xác định đúng tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Qua đây nhằm đóng góp một vài ý kiến vào việc xây dựng chế định này trong pháp luật tố tụng hình sự hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tư 2
- pháp, đặc biệt là Tòa án trong việc xác định, giải quyết quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trên cơ sở mục đích, đối tượng nghiên cứu đã xác định phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Việt Nam. Luận văn cũng có tìm hiểu, so sánh với pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới về vấn đề này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước. Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp đàm thoại… 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Với cơ quan lập pháp: Kết quả nghiên cứu đề tài người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự sẽ giúp xác định được khái niệm, những quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp, đầy đủ, có hệ thống sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. - Với cơ quan thực hiện pháp luật: Trên cơ sở sự nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bằng thực tiễn tiến hành các hoạt động tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định được đầy đủ, chính xác tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; những mối quan hệ pháp luật giữa họ với những người tham gia tố tụng khác cần được giải quyết, áp dụng đúng các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với họ. Từ đó góp phần giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, đảm bảo 3
- quyền lợi hợp pháp cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như các đương sự khác. - Với người tham gia tố tụng: Bản thân người tham gia tố tụng khi có sự hiểu biết về pháp luật nói chung và về chế định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng sẽ giúp họ xác định được mình có vị trí tố tụng như thế nào, có những quyền gì, được làm gì và làm đến đâu; có nghĩa vụ gì, thực hiện nghĩa vụ đó ra sao. Trên cơ sở đó họ sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình tốt hơn. 7. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đi vào làm rõ những vấn đề lý luận về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như: khái niệm, đặc điểm, cơ sở của việc quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong luật tố tụng hình sự, phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với một số người tham gia tố tụng khác…; phân tích nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; tìm hiểu thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, trong luận văn đề xuất hướng hoàn thiện chế định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong pháp luật tố tụng hình sự và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như những người tham gia tố tụng khác. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong tố tụng hình sự. Chương 2: Quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị. 4
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Luật tố tụng hình nhiều nước trên thế giới không có quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, chỉ một số nước, trong đó có Việt Nam quy định về loại người này. Việc quy định hoặc không quy định loại người này trong tố tụng hình sự xuất phát từ đặc điểm của hệ thống pháp luật, đặc điểm kinh tế, xã hội mỗi quốc gia. Chương này của luận văn sẽ làm rõ những nội dung sau: khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; cơ sở của việc quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong luật tố tụng hình sự; phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với một số người tham gia tố tụng khác; lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; quy định của pháp luật nước ngoài về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 1.1. KHÁI NIỆM NGƢỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tuy nhiên điều luật về loại người này không định nghĩa nội hàm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, như các điều luật khác quy định về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng. Trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm về khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật cũng không có sự đồng nhất về khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Cụ thể, giáo trình Luật tố tụng hình sự của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội nêu: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có quyền lợi và nghĩa vụ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của Tòa án [20, tr. 145]; 5
- giáo trình Luật tố tụng hình sự của Học viện Cảnh sát nhân dân và Đại học Luật Hà Nội thì nêu: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng [18, tr. 112], [41, tr. 134]. Chúng ta còn tìm thấy khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các tài liệu tham khảo như Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Nhìn chung, các tài liệu này đều đưa ra định nghĩa về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như định nghĩa trong giáo trình Luật tố tụng hình sự của khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn có tác giả nêu: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự [24]. Như vậy, các giáo trình cũng như các sách báo, tài liệu tham khảo khi định nghĩa về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có sự khác nhau ở việc xác định chủ thể có thẩm quyền ra quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, có khái niệm xác định là Tòa án, có khái niệm xác định là cơ quan tiến hành tố tụng. Trong thực tế, mặc dù tư cách tham gia tố tụng cũng như quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyết định chủ yếu trong giai đoạn xét xử, bằng bản án của Tòa án. Song về nguyên tắc, quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được giải quyết trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Chẳng hạn, ở giai đoạn điều tra hay giai đoạn truy tố, nếu vụ án được đình chỉ thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát sẽ quyết định việc xử lý vật chứng. Theo đó quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ được giải quyết. Điều này cho thấy, ngoài Tòa án, các cơ quan tiến hành tố tụng khác cũng có thẩm quyền ra các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mặt khác, khoản 2 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án" [11]. Quy 6
- định này đã góp phần khẳng định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có trong các giai đoạn tố tụng, từ giai đoạn điều tra, đến truy tố, xét xử và chịu tác động của cả ba cơ quan tiến hành tố tụng gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuy nhiên, đây chưa phải là điều quan trọng, cái quan trọng là phải nêu rõ những nội dung, đặc điểm của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nên chăng xây dựng khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự như sau: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi hoặc nghĩa vụ về vật chất, tinh thần do có liên quan đến tội phạm, được các cơ quan tiến hành tố tụng công nhận và xem xét, quyết định về những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Định nghĩa này đã phần nào khắc phục được hạn chế trong tất cả các định nghĩa mà chúng ta vừa tìm hiểu, đó là chỉ ra được nội hàm của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đồng thời khẳng định quan điểm của tác giả về xác định chủ thể có thẩm quyền ra các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Từ định nghĩa trên thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ xuất hiện khi có hành vi phạm tội. Khi hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với một mức độ đáng kể mà Bộ luật hình sự quy định là "tội phạm", nó không chỉ làm phát sinh trách nhiệm hình sự, một loại trách nhiệm của người phạm tội đối với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng; mà còn làm phát sinh trách nhiệm dân sự, một loại trách nhiệm giữa những người tham gia tố tụng với nhau, thể hiện mối quan hệ mang tính bình đẳng, thỏa thuận. Cụ thể đó là mối quan hệ giữa người bị thiệt hại (người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan) với người có trách nhiệm bồi thường hoặc hoàn trả tài 7
- sản (bị can, bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan). Bên cạnh đó, khi hành vi phạm tội xảy ra, do đòi hỏi của quá trình điều tra thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra có thể đã tiến hành thu giữ những vật chứng và tài sản có liên quan. Khi vụ án hình sự được giải quyết, các cơ quan tiến hành tố tụng phải quyết định xử lý vật chứng, tài sản đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu hợp pháp. Vấn đề trách nhiệm dân sự, vấn đề xử lý vật chứng phát sinh đã làm xuất hiện tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Tất nhiên, không phải hành vi phạm tội nào cũng làm phát sinh hai vấn đề này và làm xuất hiện người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. Song nếu không có hành vi phạm tội xảy ra thì không thể có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Vì, nếu là hành vi vi phạm pháp luật khác (không đủ yếu tố cấu thành tội phạm) thì vấn đề bồi thường, trả lại tài sản sẽ được giải quyết bằng ngành luật quy định về hành vi vi phạm đó và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với hành vi phạm tội sẽ được xác định tư cách tham gia tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự. Thứ hai: Quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất phát từ các quan hệ do hành vi phạm tội gây ra. Trong vụ án hình sự, vì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án, do đó việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của một người nào đó có liên quan đến vụ án hay không rất quan trọng. Xác định đúng quan hệ pháp luật và đúng tư cách chủ thể mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Thực tế có những vấn đề không hề liên quan đến vụ án hình sự nhưng Tòa án lại vẫn giải quyết trong vụ án hình sự và xác định tư cách tố tụng của chủ thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không đúng. Ví dụ A bán cho B một chiếc xe máy nhưng B chưa trả hết tiền, vẫn còn nợ A 6 triệu. B đã dùng chiếc xe đó đi cướp giật tài sản và bị truy tố. Khi xét xử Tòa án xác định A là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Thực chất, việc A bán cho B chiếc xe máy và B vẫn còn nợ A một số tiền là quan hệ pháp luật dân sự về hợp 8
- đồng mua bán tài sản, không có liên quan gì đến vụ án hình sự đang giải quyết. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có những quan hệ pháp luật kinh tế hay dân sự, nếu chỉ xét về hình thức thì không thấy liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo nhưng xét về nghĩa vụ lại có liên quan đến hành vi phạm tội, thì người đã tham gia vào giao dịch dân sự hay kinh tế đó vẫn được xác định là người có quyền lợi liên quan đến vụ án và quyền lợi của họ được giải quyết cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Ví dụ: vợ chồng ông H cho T dùng giấy tờ sở hữu nhà của mình để T thế chấp vay tiền ngân hàng. Đến hạn T không trả được nợ và bỏ trốn, cơ quan điều tra phải ra lệnh truy nã mới bắt được T. Viện kiểm sát truy tố T về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này vợ chồng ông H cần được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đó là quyền lợi về ngôi nhà và nghĩa vụ là nghĩa vụ bảo lãnh cho T vay tiền ngân hàng [23, tr. 116]. Trên cơ sở xem xét tính liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội, chúng ta có thể xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc hai dạng sau: Dạng thứ nhất: Đó là người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ có liên quan đến vụ án. Thực tế thường xảy ra các trường hợp như: - Người giao tài sản, phương tiện cho người khác không nhằm mục đích thực hiện tội phạm. Khi cho mượn, cho thuê tài sản họ đã không biết, không buộc phải biết và không thể biết được người nhận tài sản lại sử dụng vào việc thực hiện tội phạm. Thực tế người phạm tội đã dùng tài sản đó làm công cụ, phương tiện phạm tội nên bị cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ. Ví dụ cho người khác mượn xe để đi công tác nhưng người đó dùng để chở hàng lậu... - Người là chủ sở hữu tài sản nhưng vì lý do nào đó mà tài sản của chủ sở hữu bị lẫn vào trong số tài sản liên quan đến hành vi phạm tội nên bị cơ 9
- quan tiến hành tố tụng tạm giữ. Ví dụ 1: người mang vải đến hiệu may để may quần áo nhưng số vải đó bị thu giữ cùng với số vải của người chủ hiệu may phạm tội. Ví dụ 2: do thấy bị phát hiện, người phạm tội đã giấu chiếc bình gốm vừa trộm được vào cửa hàng bán đồ gốm của người khác, cơ quan tiến hành tố tụng đã thu giữ toàn bộ số đồ gốm tại cửa hàng. - Người được người khác cho tài sản mà không biết đó là tài sản do phạm tội mà có. Ví dụ A cướp được chiếc đồng hồ đeo tay đem về cho anh trai mình, nói là nhặt được. Dạng thứ hai: Người đã tham gia trong chừng mực nhất định vào việc thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nhưng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc trả lại tài sản được hưởng từ việc thực hiện tội phạm. Ví dụ A, B, C rủ nhau đi trộm cắp tài sản, tài sản trộm được là một chiếc xe đạp có giá trị 400.000 đồng (theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản). Cả 3 đã bán chiếc xe đó lấy tiền chia nhau tiêu xài, nhưng chỉ có A bị khởi tố về hình sự, còn B, C không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi vụ án được đưa ra xét xử, Tòa án đã xác định B, C là người có nghĩa vụ liên quan để buộc A, B, C phải liên đới bồi thường cho người bị hại. Thứ ba: về chủ thể, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Chúng ta có thể thấy dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự thì không có một sự khẳng định rõ ràng và chắc chắn rằng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có thể là cá nhân hay bao gồm cả cá nhân và cơ quan, tổ chức? Có quan điểm cho rằng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là con người cụ thể chứ không phải là cơ quan, tổ chức. Bởi lẽ, Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự quy định bằng từ "người" tức là chỉ cá nhân con người, cũng giống như người bị hại được quy định tại Điều 51, chỉ có thể là cá nhân. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ 10
- chức. Để lý giải cho điều này, chúng ta hãy xem xét dưới các khía cạnh sau: Thứ nhất, xét về mặt nội dung thì người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hay tài sản do tội phạm gây ra. Họ là con người cụ thể bị chính hành vi phạm tội trực tiếp xâm phạm. Thể chất, tinh thần, tài sản của họ là đối tượng của sự xâm phạm đó. Còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể là người không liên quan đến hành vi phạm tội nhưng vì lý do nào đó mà tài sản của họ bị các cơ quan tiến hành tố tụng tịch thu, kê biên nên việc giải quyết vụ án ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Những thiệt hại (nếu có) của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng không phải là hậu quả được mang lại do sự xâm phạm trực tiếp của hành vi phạm tội. Thứ hai, xét về mặt hình thức thì người bị hại cũng như bị can, bị cáo là những chủ thể chỉ có trong tố tụng hình sự. Còn các chủ thể khác như: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều là những người tham gia tố tụng có trong cả tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Vì vậy chúng ta có thể vận dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để xác định. Khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự đã khẳng định rõ: "Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" [12]. Vì vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Từ "người" là một danh từ được sử dụng để chỉ một loại chủ thể trong quan hệ tố tụng nói chung. Có thể lấy một vài ví dụ như sau: Ví dụ 1: A là lái xe cho công ty cổ phần Taxi. Vì mục đích tư lợi, A đã sử dụng xe của công ty để chở hàng lậu và bị cơ quan tiến hành tố tụng tịch thu chiếc xe đó. Trong trường hợp này, chiếc xe là tài sản thuộc sở hữu của công ty và đã bị người phạm tội dùng làm phương tiện để thực hiện tội phạm. Rõ ràng công ty cổ phần Taxi đó phải được xác định là người có quyền lợi liên quan, mà cụ thể là quyền đòi trả lại tài sản. 11
- Ví dụ 2: Nhà trường đã mang vải đến hiệu may để may đồng phục cho các em học sinh. Số vải này đã bị cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ cùng với số vải của người chủ hiệu may phạm tội đầu cơ. Trường hợp này nhà trường là người có quyền lợi liên quan chứ không thể là một tư cách chủ thể nào khác khi tham gia tố tụng. Trên thực tế đã có những vụ án hình sự mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức. Xin đơn cử hai vụ án sau: Vụ án thứ nhất: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 269/2002/HSST ngày 30/12/2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây và bản án hình sự phúc thẩm số 823/2003/HSPT ngày 24/6/2003 của Tòa án nhân dân tối cao đều xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung vụ án và kết quả giải quyết như sau: Nguyễn Văn Khải không có giấy phép lái xe môtô phân khối lớn, nhưng đã điều khiển xe môtô loại 70 phân khối chở vợ và con đi trên đường cao tốc 1A mới theo hướng Hà Nam - Hà Nội. Khi đến Km 197 + 50 thuộc địa phận thôn Hướng Dương, Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Tây, Khải đã điều khiển xe chạy sang phần đường giành riêng cho xe ôtô tải thì bị xe ôtô tải của Trần Tuấn Dũng (là lái xe thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc) chạy cùng chiều xe của Khải đâm vào phía sau xe máy do Khải điều khiển. Hậu quả: vợ của Khải chết, con của Khải bị thương, hai xe môtô và ôtô hư hỏng nhẹ. Khi xem xét vấn đề trách nhiệm dân sự, Tòa án sơ thẩm xác định: các bị cáo và đại diện gia đình nạn nhân đã có sự tự thỏa thuận về phần bồi thường, tại phiên tòa các bên không có tranh chấp hay đề nghị gì nên Tòa không giải quyết. Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Khải có đơn kháng cáo yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: phía bị cáo Dũng và Công ty chủ quản là Công ty trách nhiệm hữu hạn 12
- Vĩnh Phúc có hợp đồng mọi vấn đề lái xe phải tự chịu trách nhiệm (bút ký sơ thẩm). Hơn nữa sau khi tai nạn xảy ra phía bị cáo Dũng và gia đình nạn nhân đã có sự thỏa thuận như bị cáo Dũng phải bồi thường toàn bộ là 27.150.000đ (đã bồi thường xong). Do vậy yêu cầu kháng cáo về phần bồi thường của bị cáo Khải đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc là không có căn cứ chấp nhận. Vụ án thứ hai: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 123/2007/HSST ngày 28/9/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây xác định: Khách sạn Anh Quân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Đông, Công ty cổ phần cáp treo Chùa Hương, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây là những người có quyền lợi liên quan. Nội dung vụ án và kết quả giải quyết như sau: Nguyễn Thị Hiền, Ngô Ngọc Lâm, Phạm Thị Thủy, Nguyễn Viết Ngạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Văn Đạo đã thực hiện các hành vi gây rối tại Khách sạn Anh Quân, ủy ban nhân dân thành phố Hà Đông, Công ty cổ phần cáp treo Chù Hương, ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây gây thiệt hại cho các tổ chức này. Tòa án tuyên bố các bị cáo phạm tội Gây rối trật tự công cộng. Khi xem xét vấn đề trách nhiệm dân sự, vì các cơ quan và doanh nghiệp trên không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường thiệt hại nên Tòa không xét. Vụ án không có kháng cáo về phần dân sự. Thứ tư: Họ có quyền lợi hoặc nghĩa vụ về vật chất, tinh thần. Nội dung quyền và nghĩa vụ ở đây được hiểu là quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nội dung, chứ không phải quan hệ tố tụng. Quyền và nghĩa vụ tố tụng chúng ta sẽ xem xét ở phần sau trên cơ sở quy định tại Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự. Thực chất người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm hai loại người là người có quyền lợi liên quan và người có nghĩa vụ liên quan. Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định hai tư cách tham gia tố tụng có quyền, lợi ích hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Trên thực tế xảy ra ba trường 13
- hợp: người chỉ có quyền lợi; người chỉ có nghĩa vụ; người vừa có quyền lợi, vừa có nghĩa vụ. - Người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất hoặc tinh thần có liên quan đến tội phạm do bị can, bị cáo thực hiện và được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Đó thường là các quyền như: quyền đòi trả lại tài sản mà người phạm tội đã sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội; đòi tài sản trong số tài sản của bị can, bị cáo mà cơ quan tiến hành tố tụng đã tịch thu, kê biên; đòi bồi thường giá trị tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị sử dụng; đòi sửa chữa tài sản hư hỏng; đòi bồi thường những thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; quyền được cấp dưỡng, quyền được bồi thường tổn thất về tinh thần… - Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có nghĩa vụ vật chất hoặc tinh thần do có liên quan đến tội phạm mà bị can, bị cáo thực hiện. Người có nghĩa vụ liên quan bao gồm những trường hợp sau: + Đó là người mà hành vi của họ có liên quan đến tội phạm do bị can, bị cáo thực hiện và theo pháp luật họ phải có trách nhiệm về hành vi của mình, trách nhiệm này chủ yếu là trách nhiệm vật chất. Ví dụ A, B, C cùng gây thương tích cho D nhưng chỉ có A và B bị truy tố, còn C được miễn trách nhiệm hình sự, Tòa án xác định C là người có nghĩa vụ liên quan và buộc A, B, C phải liên đới bồi thường cho D. Tuy nhiên trong một số trường hợp người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án chỉ có trách nhiệm về mặt tinh thần. Ví dụ: A và B đều có hành vi vu khống Q, nhưng Q chỉ yêu cầu khởi tố đối với A nên A bị truy tố về tội vu khống còn B do người bị hại không yêu cầu khởi tố nên B không bị truy tố về tội này, Tòa án xác định B là người có nghĩa vụ liên quan và quyết định buộc A, B phải xin lỗi công khai Q [23, tr. 116]. Thông thường người có nghĩa vụ liên quan trong trường hợp này là người có tham gia thực hiện tội phạm trong một chừng mực nhất định nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn