intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Chia sẻ: Phạm Thông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

49
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HOÀNG NGUYÊN VŨ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI, 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HOÀNG NGUYÊN VŨ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THANH DƯƠNG HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thống kê, kết quả đề cập trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Hoàng Nguyên Vũ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ................................................................................................8 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .......................................8 1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ..............................................................................12 1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .....................................20 Chương 2: THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ...................................................30 2.1. Khái quát tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận .................................................................30 2.2. Thực trạng các đặc điểm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ..................36 2.3. Thực trạng những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận................................................................................................................45 Chương 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN .......................57 3.1. Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đặc điểm nhân thân của người phạm tội và các yếu tố tác động đến việc hình thành đặc điểm tiêu cực của người phạm tội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận .....57 3.2. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ khía cạnh nhân thân người phạm tội ..........................................................................................................63 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng HSST : Hình sự sơ thẩm TAND : Tòa án nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê so sánh tình hình các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2014 - 2018. Bảng 2.2. Cơ cấu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.3. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ năm 2014 - 2018 được tính toán trên cơ sở số dân của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.4. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ năm 2014 - 2018 được tính toán trên cơ sở diện tích của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.5. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ năm 2014 - 2018 được tính toán trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư và diện tích của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.6. Số liệu xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.7. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo địa điểm phạm tội. Bảng 2.8. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo thời gian gây án. Bảng 2.9. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo thiệt hại do tội phạm gây ra. Bảng 2.10. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo công cụ thực hiện tội phạm của người phạm tội.
  7. Bảng 2.11. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo phương thức thực hiện tội phạm. Bảng 2.12. Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo hình phạt sơ thẩm. Bảng 2.13. Một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm 2014 đến năm 2018. Bảng 2.14. Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.15. Đặc điểm về sở thích, thói quen của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.16. Đặc điểm về động cơ, mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên: 3.355,34 km2, có 07 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 06 huyện. Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 60km, cách thành phố Nha Trang 105km và cách thành phố Đà Lạt 110km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 là: Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai; phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong những năm qua, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vẫn diễn ra với chiều hướng phức tạp, nghiêm trọng về tính chất phạm tội. Nhiều vụ án chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng các đối tượng vẫn sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí, hung khí nguy hiểm để gây thương tích cho người khác. Trong 5 năm qua (từ năm 2014 đến năm 2018), trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) đã khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử 1792 vụ án hình sự với 2931 bị cáo. Trong đó, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có 392 vụ (chiếm tỷ lệ 21,9% trong tổng số tội phạm trên địa bàn 1
  9. toàn tỉnh) với 560 bị cáo (chiếm 19,1%). Trung bình hàng năm, có 78 vụ, 112 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được đưa ra xét xử. Có thể thấy tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các tội phạm hình sự. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: sự thiếu quan tâm, chăm sóc của gia đình; tâm lý coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác; nhu cầu thích hưởng thụ, lười lao động, thích sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống... của một bộ phận Nhân dân; công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý con người của các cơ quan chức năng có lúc, có nơi bị buông lỏng... Để công tác phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đạt hiệu quả cao nhất, thì một trong những vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đó là phải nghiên cứu chuyên sâu về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Vì nghiên cứu kỹ vấn đề này có vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội, lý giải được các nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, các yếu tố tác động hình thành nhân thân người phạm tội, trên cơ sở đó giúp cho việc đề ra các giải pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đạt hiệu quả, khoa học và có tính thực thi cao. Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện có liên quan đến nhân thân người phạm tội đã công bố, tiêu biểu như: - Nguyễn Thị Hợi (2018), Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 2
  10. - Nguyễn Văn Khương (2018), Nhân thân người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. - Đặng Mạnh Đoan Trang (2018), Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. - Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2018), Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. - Trần Thị Liên (2018), Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. - Nguyễn Văn Tùng (2018), Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Ngoài ra còn có các bài viết được đăng trên các tạp chí như Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Công an nhân dân, Tạp chí Tòa án… có nội dung liên quan đến nhân thân người phạm tội trong tội phạm học. Các công trình nghiên cứu nêu trên nhìn chung đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhân thân người phạm tội, vai trò của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt, trong thực tiễn quyết định loại trừ, hoặc miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Do đó, đề tài “Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” mà tác giả đã chọn làm luận văn không trùng với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nhân thân người 3
  11. phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, làm rõ những nguyên nhân tạo ra các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Từ đó đề ra hệ thống các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Thứ hai: Phân tích làm rõ thực trạng nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; các yếu tố tác động đến nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm 2014 đến năm 2018. Thứ ba: Dự báo và đề ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ góc độ nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về lý luận và thực tiễn của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018. 4
  12. Để nghiên cứu về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tác giả dựa trên các số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2014 - 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội phạm học, như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sưu tầm, hệ thống các văn bản pháp lý, các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trên cơ sở đó phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Phương pháp thống kê hình sự: Qua việc thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả xây dựng các bảng theo các tiêu chí và điền, sắp xếp các số liệu một cách khoa học phục vụ việc phân tích, so sánh, tổng hợp rút ra từ các nhận xét, đánh giá, các vấn đề có tính quy luật nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Thông qua nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, số liệu tác giả phân tích, so sánh, tổng hợp tìm các quy luật, các hạn chế, khó khăn... đưa ra các dự báo để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 5
  13. trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả phân tích một số vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác và giải pháp phòng ngừa thiết thực đối với tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, các cán bộ công tác ở cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận để lấy ý kiến, nhận xét về tình hình hoạt động của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng để nghiên cứu tổng kết đánh giá những kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những biện pháp phòng ngừa được đề cập trong đề tài có thể được sử dụng trong thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng trong thời gian tới. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong học tập nghiên cứu tội phạm học và các vấn đề liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung 6
  14. của luận văn có kết cấu gồm ba chương. Cụ thể như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Chương 2. Thực trạng nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chương 3. Dự báo và giải pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ khía cạnh nhân thân. 7
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Thuật ngữ “nhân thân người phạm tội” là tập hợp từ bao gồm nhân thân (của một con người) và người phạm tội. Chính vì vậy, khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội thì trước tiên phải nghiên cứu về nhân thân của con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Con người được tự nhiên sinh ra cho nên trước tiên mang đặc tính của sinh vật. Cái sinh vật trong con người quy định hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý của con người. Bất kỳ ai cũng có nhu cầu như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, văn hóa, tình cảm, hiểu biết… nhưng con người không phải là động vật thuần túy mà là động vật có tính chất xã hội. Mỗi một thời đại khác nhau sản sinh ra những mẫu người không giống nhau, song dù ở thời đại nào thì bản chất của con người luôn luôn là tổng hòa những mối quan hệ xã hội [9, tr.101]. Người phạm tội được hiểu là người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm [22, tr.149]. Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi một con người cụ thể. Đặc trưng của người phạm tội là thực hiện hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội. Do đó, khi đề cập đến nhân thân của người phạm tội là nói đến đặc điểm và dấu hiệu cá nhân của con người thực hiện tội phạm. Nếu như nhân thân của một con người là những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất con người tham gia các mối quan hệ xã hội thì nhân thân người phạm tội cũng chứa đựng những đặc điểm, dấu hiệu chung của một con người. Nhưng nhân thân người phạm tội khác với nhân thân một con người ở chỗ, nhân 8
  16. thân người phạm tội không chỉ mang dấu hiệu chủ thể của một tội phạm mà còn chứa đựng những phẩm chất tiêu cực. Những phẩm chất tiêu cực này được thể hiện trong một hệ thống những đặc điểm và dấu hiệu: đạo đức, tâm lý, quan điểm, sự kích động, mục đích, động cơ, niềm tin, hy vọng, lý trí, xúc cảm… Chính những phẩm chất tiêu cực này là tiền đề cho việc thực hiện tội phạm. Một số quan điểm về nhân thân người phạm tội, cụ thể như sau: - Theo GS. TS Võ Khánh Vinh: “Nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó”. - Theo GS.TS Đỗ Ngọc Quang: “Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm, những dấu hiệu, mối quan hệ xã hội về một con người chứa đựng phẩm chất cá nhân tiêu cực trong nhân cách dẫn đến hành vi phạm tội”. - Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: “Nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ”. Trên cơ sở khái niệm về nhân thân người phạm tội của một số nhà khoa học, có thể đưa ra khái niệm chung như sau: nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội của người phạm tội, các đặc điểm này kết hợp với các điều kiện hoàn cảnh khách quan bên ngoài dẫn con người đó đến việc thực hiện hành vi phạm tội [22, tr.150]. Trên cơ sở khái niệm chung về nhân thân người phạm tội, có thể đưa ra khái niệm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Những đặc điểm này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài 9
  17. dẫn con người đó đến việc thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 chương XIV của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Một là, nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tạo cơ sở cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế - xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của tình hình tội phạm như là hậu quả của mình. Các yếu tố thuộc mặt chủ quan của người phạm tội không phải có sẵn, không phải là bản tính vốn có của bản thân con người ngay từ khi mới sinh ra mà được hình thành chính trong môi trường sống mà con người phải trải qua trong quá trình trưởng thành. Quá trình hình thành những đặc điểm cá nhân tiêu cực ở người phạm tội là do các nhân tố thuộc về môi trường sống (tiêu cực) và chính từ bản thân người phạm tội với đặc điểm sinh học, tâm lý, xã hội… riêng biệt. Tuy nhiên, một người chứa đựng những đặc điểm cá nhân tiêu cực sẽ thực hiện tội phạm nếu họ gặp những tình huống, hoàn cảnh thuận lợi đóng vai trò là “chất xúc tác” cho việc thực hiện tội phạm. Vì thế, khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ giúp ta nhận thấy rõ hơn những điều kiện, hoàn cảnh tiêu cực từ môi trường sống tác động như thế nào đến sự hình thành đạo đức, nhân cách của con người. Hai là, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có ý nghĩa lớn trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt một cách chính xác, thuyết phục. Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định khung hình phạt, là một trong những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các cơ quan 10
  18. điều tra, truy tố, xét xử muốn tìm ra đúng người, xét xử đúng tội thì đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân của người phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn giúp đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Cùng một hành vi nhưng ở người này là biểu hiện ngẫu nhiên đột xuất, ở người khác là hành vi có tính toán, có ý thức sâu sắc biểu hiện bản chất của người pham tội. Hành vi và con người luôn có quan hệ với nhau cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc vào tính chất của con người. Tại Khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã quy định nhân thân người phạm tội là một trong các yếu tố mà Tòa án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt. Mặt khác, Bộ luật hình sự cũng có quy định coi nhiều tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ba là, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có ý nghĩa quan trọng trong công tác dự báo, phòng ngừa tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Dự báo tình hình tội phạm về thực chất là phán đoán khả năng của tình hình tội phạm trong tương lai. Nó chính là cơ sở của việc xây dựng các chương trình và kế hoạch phòng ngừa tội phạm trong phạm vi cả nước hay từng khu vực địa lý nhất định; là cơ sở hình thành nhiệm vụ, phương hướng phòng ngừa tội phạm cụ thể. Khi nghiên cứu vấn đề nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ giúp làm rõ các yếu tố nhân thân đặc trưng, mang tính chất quyết định, ảnh hưởng đến việc phạm tội của các đối tượng; làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các yếu tố nhân thân này, kết hợp với xu hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn, từ đó đưa ra dự báo về tình hình loại tội phạm trong thời gian tới. Trên cơ sở dự báo đó, đề xuất các biện pháp phòng ngừa đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có độ chính xác cao và kịp thời, khắc phục hoặc hạn chế những điều kiện có thể dẫn đến việc 11
  19. phát sinh các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Bốn là, nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội một cách hiệu quả, ngăn ngừa hành vi tái phạm. Tư tưởng nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta thể hiện đường lối xử lý đối với các tội phạm được xác định trên cơ sở coi trọng cả mục đích trừng trị và giáo dục, phòng ngừa tội phạm, trong đó mục đích giáo dục người phạm tội, đề cao tính “hướng thiện” luôn được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo nguyên tắc này thì việc nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội nói chung, nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục, cải tạo, quản lý người phạm tội phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất nhằm giảm bớt hoặc loại trừ các đặc điểm nhân thân xấu, là yếu tố quan trọng làm phát sinh tội phạm. Việc giáo dục cải tạo tốt cũng giúp quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người phạm tội trở nên dễ dàng hơn, trở nên có ích cho xã hội và cho chính bản thân người phạm tội. 1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Trong tội phạm học, các đặc điểm nhân thân người phạm tội nói chung cũng như các đặc điểm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của người khác nói riêng thường được chia thành: các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu; các đặc điểm về đạo đức - tâm lý và đặc điểm pháp lý hình sự. Các nhóm đặc điểm này có mối quan hệ biện chứng với nhau, có sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân của người phạm tội. 1.2.1. Các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu Các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bao gồm: độ tuổi, 12
  20. giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú… của người phạm tội. Việc làm sáng tỏ những đặc điểm đó cho phép chúng ta biết được một số mối liên hệ và sự phụ thuộc của chúng có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa, biết được tình huống và hoàn cảnh ảnh hưởng đến sự hình thành định hướng giá trị không đúng đắn của người phạm tội. 1.2.1.1. Đặc điểm về độ tuổi Nghiên cứu về đặc điểm độ tuổi của người phạm tội cho chúng ta biết về “mức độ tích cực phạm tội” và các đặc điểm về hành vi chống đối xã hội của những người thuộc những lứa tuổi khác nhau, về đặc điểm của thành phần lứa tuổi của những nhóm người tội phạm khác nhau. Điều đó cũng rất cần thiết cho việc kế hoạch hóa và tác động phòng ngừa tình hình tội phạm [30, tr.133]. Độ tuổi trong nhân thân người phạm tội là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành hành vi của người phạm tội vì độ tuổi thể hiện một phần về nhận thức xã hội, kiến thức pháp luật, lí trí, ý chí và sở thích, nhu cầu của con người, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì khả năng nhận thức về thế giới quan, quy định của pháp luật là khác nhau, ý chí và lí trí cũng khác nhau. Việc nghiên cứu đặc điểm lứa tuổi trong nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ giúp chúng ta xác định được lứa tuổi nào phạm tội nhiều nhất, lứa tuổi nào phạm tội ít nhất để từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa cho phù hợp. Mỗi lứa tuổi có ảnh hưởng nhất định đến tính chất, mức độ, loại tội phạm được thực hiện. Trong nghiên cứu tội phạm học, có nhiều cách chia độ tuổi, tuy nhiên cách phổ biến nhất là chia độ tuổi của người phạm tội thành 04 nhóm như sau: nhóm dưới 18 tuổi; nhóm từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi; nhóm từ 30 đến d ư ớ i 45 tuổi và nhóm trên 45 tuổi. 1.2.1.2. Đặc điểm về giới tính Khi nghiên cứu giới tính người phạm tội, tội phạm học tập trung làm rõ tỷ trọng và mối tương quan giữa những người phạm tội thuộc giới tính khác nhau trong tổng số chung. Qua đó sẽ thấy được yếu tố giới tính có ảnh hưởng như thế nào 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2