Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn ờ Việt Nam từ lúc thành lạp đến khi chấm dứt sự hoạt động. Từ đó chỉ rõ sự phát triển của Luật doanh nghiệp so với Luật công ty (1990) khi quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như nêu lên một số kiến nghị bước đầu nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn
- Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C K H O A H Ọ C XÃ H Ộ I VÀ NHÂN VẢN a Trần Anh Thư NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60105 L U Ậ N VĂN T H Ạ C s ĩ K H O A H Ọ C L U Ậ T K IN H T Ể < ■ đ m Người h ướng dẫn: T.S TRẦN ĐÌNH HẢO HÀ NỘI - 2000
- MỤC * LỤC • Trang LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. Khái luận chung về công ty trách nhiệm hữu hạn và quá trình Lhành lập công ty trách nhiệm hữu hạn ...................................... 6 1.1 Khái luận chung vé công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn ........................ 6 1.2 Quá trình thành lập mộl công ty trách nhiệm hữu h ạ n ..................................... 10 1.2.1 Những nhân tố kinh tế - xã hội và pháp lý cũng như cơ sở của quá trinh thành lạp công ly trách nhiệm hữu hạn ............................................ 10 1.2.2 Quá trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn ................................ 13 a) Các điều kiện để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn ....................... 13 b) Thú tục thành lập công ty Irách nhiộm hữu hạn ....................................... 28 CHƯƠNG 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu h ạ n ..... 38 2.1 Quyền, nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn và tlíànii viên công ty trách nhiệm liữu hạn ............................................................. 38 2.1.1 Quyền và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu h ạ n ............ ................. 42 2 .1.2 Quyền và nghĩa vụ cùa thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn .......... 48 2.2 Tổ chức và hoại động của bộ máy quản lý trong công ty trách nhiệm hữu h ạ n ....................................................................................... 47 2.3 Vấn đề tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn trong quá trình hoạt động ........................................................................................... 59 CHƯƠNG 3. Tổ chức lại, giải thể, phá sản CTTNHH ..................................... 68 3.1 Tổ chức lại CTTNHH ........................................................................................... 68 3.2 Giải thể và phá sản CTTNHH ............................................................................. 76 3.2.1 Giải thể CTTNHH ......................................................................................... 76 3.2.2 Phá sản CTTNHH ......................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 86 Tài liệu tham khảo
- Mhữug lĩti: điền: I'háp lý cùa c tn g ty T N H H LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính càp thiết của để tài Trong thời kỳ tổn tại cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước la dã chủ trương xây dựng nền kinh tế quốc dân của thời kỳ quá độ đi lên CNXH chỉ gồm thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thổ dựa trên hình thức sở hữu toàn dan và sờ hữu tập thể. Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhăn nhóm kinh doanh đần dần tiến tới bị xoá bỏ. Chính quan niệm sai lẩm này đã dẫn tới việc đất nước ta bị rơi vào tình trạng khủng khoảng kinh tế trầm trọng trong một thời gian khá dài. Sau đó với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 vào năm 1986, nước ta bắt đầu thực hiện dường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phẩn nhằm khai thác mọi nguổn lực Irong và ngoài nước để nhanh chóng tạo ra một tốc độ phát triển cao và bền vững. Trong đó nhà nước đặc biệt quan tâm dốn việc khuyến khích thành phần kinh tế tư bàn tư nhân phát triển, đẩu tư sản xuất và yên tâm làm ăn iâu đài, góp phán xây dựng đất nước. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, ngày 21/12/1990 Quốc hội khóa víu, kỹ họp thứ 8 đã thông qua Luạt cộng ty trong đó điều chỉnh sự hoạt đông của 2 ỉoại hình công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn và cồng ty cổ phần. Đây là một văn bản pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan Irọng đã lạo những tiền để pháp lý vững chắc cho sự phát triển cùa các công ty nói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng. Qua hơn 8 năm Ihi hành Luật công ty, trên cả nước dã có khoảng 10.000 công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và đi vào hoạt dộng. Thực tiễn ở nước ta cho thấy công ty trách nhiệm hữu hạn đã và dang trở thành hình thức doanh nghiệp phổ biến và ngày càng dược ưa chuông trên thương trường, giải quyết công ăn viộc làm cho nhiều người lao dộng. Tuy nhiên trong tinh hình hiện nay khi trình độ phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam đã đạt mức cao hơn so với 8 năm về trước, nhiều vấn đề mới xoay quanh loại hình cổng ty trách nhiệm hữu hạn nảy sinh mà chưa dược Luật công ty diồu chỉnh. Hơn nữa qua một thời gian áp dụng, Luật công ty đà bộc lộ nhiều khiếm khuyết, gây khó khăn cho công lác thi hành. Môi trong những nguyên nhan cùa việc 1
- Những dậc diêm pháp tý cùa công ty TN H H này là do các nhà soạn thảo trong những năm đầu của thời kỳ đỏi mới còn chưa có nhiều kinh nghiệm về kính tế thị trường. Yêu cổu khách quan đó đã Ihúc dẩy sự ra dời của Luật doanh nghiệp vào ngày 12/6/1999 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X trên cơ sở hợp nhất Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân Đây là một mốc lịch SỪ quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của pháp luật về cóng ty nói chung, công ly uách nhiệm hữu hạn nói riêng. Do có sự kế thừa những ưu điểm của Luật công ty đồng thời học tập kinh nghiệm của luật pháp nước ngoài nỗn Luật doanh nghiệp dã có những quy định khá hoàn chỉnh và rất tiến bộ về loại hình công ty trách nhiêm hữu hạn ở nước ta. Tuy nhiên dể tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như để hướng dẫn các nhà đầu tư tiến hành hoạt dộng kinh doanh dưới hình thức cồng ty này thì một vấn đề cần thiết đặt ra là phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống và toàn diện về những đặc điểm pháp ỉý của công ty trách nhiệm hĩru hạn. Với một thực tế đáng chú ý d Việt Nam là trong những năm gần đây, công ty trách nhiệm hữu hạn đang trở thành một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và chiếm ưu thế, cho nên việc làm rõ các đậc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn luôn là một vấn đề bức súc và thu hút sự quan lùm không những của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lâp mà còn đối với cả những người thi hành pháp luật, những nhà lập pháp. Hơn nữa những công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất lẻ tẻ và chưa thực sự có hệ thống, nhất là sau khi LuẠt doanh nghiệp ra đời. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Những đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn” làm để tài Luận vãn cao học của mình để (láp ứng kịp thời với nhu cầu cấp thiết cùa xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài và cái mới của đề tài: Thời gian qua, các nhà luật học, các tổ chức, cá nhân cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công ty và pháp luật công ty như sau: Nguyễn Thị Thu Vân: “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật hiện hành về công ly” (Luận văn Ihạc sĩ năm 1996) Trần Văn Thông: "Thực hiện Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ở Thành phố Hà Nội". (Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Số 3/1993) 2
- Nhứng dặc âiềm phúị' lý rứa c/ing íy T N H H T .s Dương Đăng Huệ: "Pháp luật vể việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh ở Việt Nam, ihực trạng và một vài kiến nghị" (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/1994) Đây là những công trình có vai trò rất lớn trong việc hoạch định chính sách kinh tế và xây dựng pháp luật về công ty. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên do những mục đích yêu cấu nghiên cứu khác nhau, nên chỉ dừng lại ờ những khía cạnh nhất định, mà chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hộ thống về vấn đề những đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiêm hữu hạn qua các quy định của pháp luật công ty, đặc biệt là các quy định trong Luật doanh nghiệp - một văn bàn pháp luật hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Cái mới của để tài này là ở chỗ phân tích và hệ thống hóa một cách khoa học các quy định của pháp luật về những đặc điổm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn kể từ khi thành lập đến khi chấm dứt sự hoạt động, đặc biột là các quy định trong Luật doanh nghiệp - m ột văn bản luật mới được thi hành ở nước la. Đồng thời đề tài cũng đưa ra những cơ sở lý luận và Ihực tiễn để làm sáng tỏ chúng. Đề xuất những kiến nghị bước đầu theo hướng tiếp tục hoàn thiện Luật doanh nghiệp nói riêng cũng như pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của ỉuân vân Khi chọn để tài ” Những đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn”, lác giả có mong muốn xây dựng nó thành một công trình nghiên cứu, đưa ra những dóng góp ban đầu (mặc dù còn hạn chế) và tạo được sự quan tâm đối với các nhà kinh tế học, các nhà luật học trong việc nghiên cứu vể công ty trách nhiệm hữu hạn. Đồng thời tác giả cũng hy vọng các nghiên cứu của mình sẽ phần nào giúp cho những nhà làm luật trong khi soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này cũng góp phần cung cấp những thông tin pháp luật cán thiết về công ty trách nhiệm hữu hạn một cách toàn diện và có hệ thống cho các cá nhân, tổ chức muôn tìm hiểu loại hình công ty này để từ đó ihực hiện và chấp hành đúng các quy định của pháp luật. 3
- NUững dặc điểm ¡'¡láp lý cùa câng ly TN H H 4 . Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu c ủ a đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm pháp lý cùa công ty trách nhiệm hữu hạn ờ Việt Nam từ lúc thành lạp đến khi chấm dứt sự hoạt động. Từ đó chỉ rõ sự phát triển của Luật doanh nghiệp so với Luật công ty (1990) khi quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như nêu lên một sô' kiến nghị bước đầu nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật này. Để đạt được mục tiêu trên, nội dung của Luận văn sẽ đề cập và giải quyết những vốn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của sự ra đời công ty trách nhiộm hữu hạn cũng như những đặc điểm của quá trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn - Phan lích Hình bày những dặc điểm pháp lý cùa công ly trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam trong quá trình hoạt động, trong các thủ tục chấm dứt sự hoạt động tiiông qua những quy định về vấn đề này trong Luâl công ly (1990), Luậl doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp ở Việt Nain kết hợp với những quy định tương ứng cùa luậl pháp mội số nước Irên Ihế giới, đồng thời cũng làm rõ sự phát triển của Luật doanh nghiêp mới ban hành so với Luật công ty 1990. - Tìm liiổu những vấn đề đặt ra, bước đầu đề xuất phương hướng cho việc thực thi và tiếp tục hoàn thiện Luật doanh nghiệp cũng như pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn. 5. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu Đôi lượng nghiên cứu của luận văn này được giới hạn trong việc nghiên cứu các đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước ta mà các thành viên là những tổ chức, cá nhần Việt Nam. Những đặc điểm pháp lý đó thể hiện qua giai doạn thành lập và đãng ký kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, quá trình tổ chức lại, giải thể và phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định của Luật cồng ty, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp, các văn bản hướng đẫn về những vấn đề kể trên và những quy định tương ứng của pháp luật một sô' nước trên thế giới. Từ đó đưa ra những ưu điểm, nhược điểm và một sô' kiến nghị bước đầu «hằm góp phẩn 4
- Những đặc điểm pháp lý cùa công ty TNH H hoàn thiện Luật doanh nghiệp nói riêng, pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung. 6. Phương pháp luận và phưong pháp nghiên cứu Khoa học về Nhà nước và pháp luật là khoa học thuộc phạm Irù khoa học xã hội và nhân văn nên cần phải tiếp cận trước hết theo phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nghiên cứu về những đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn ta phải đặt nó trong một tổng thể bao gổm các mối quan hệ không Ihể tách rời với nó như các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội... Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê để thấy dược số lượng các công ty Irách nhiệm hữu hạn ngày càng nhiều từ khi có Luật doanh nghiệp mới ra đời và phương pháp phân tích, tổng hợp cũng như đánh giá những quy định của pháp luật về công ly Irách nhiệm hữu hạn và sự áp dụng chúng vào Ihực tế đời sống cũng như mối trường pháp luật. Phương pháp so sánh giữa các quy định của pháp luật Việt Nam vổ công ty liách nhiệm hữu hạn với một số nước trên thế giới, so sánh những quy định của Luật công ty 1990 so với Luật doanh nghiệp để dưa ra những đề xuất cho việc hoàn thiện pháp ỉuẠt vé cỏng ty írách nhiệm hữu hạn nói chung, hoàn thiện LuẠl doanh Iighiộp nói riêng. 7. Bô cục của L uận văn: gồm Lời nói đẩu, Phđn nội đung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gổm 3 chương: Chương 1: Khái luận chung về công ty trách nhiệm hữu hạn và quá trình thành lẠp công ty trách nhiệm hữu hạn. Chương 2: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn Chương 3: Tổ chức lại, giải ihể, phá sàn công tỵ trách nhiệm hữu hạn 5
- /V/ííỉiiỹ dặr dicm pháp lý cùa CÔUK ty T N ÌỈH CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN CH UNG VỂ CÔNG TY TR Á CH NHIỆM HỬU HẠN VÀ QUÁ T R ÌN H TH À N H LẬ P CÔNG TY TR Á CH N H ĨỆM HŨU HẠN 1.1. Khái luận chung về công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết cùa hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng mộl sự kiện pháp lý, nhằm liến hành một công việc nào đó để đạt dược mục tiêu chung. Sự kiện pháp lý nói ờ đây có thể là Hợp đồng thành lập công tv, quy chế hoạt động hay điều lệ hoạt đông của công ty và chính nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt loàn bộ quá trình hoạt động của công ty, Nếu cản cứ vào liêu chí mục đích thì có thể phân chia công ty ra làm rất nhiểu loại, trong dó có công ty kinh doanh. Công ty kinh doanh là những công ty dược thành lập theo luật dân sự, có mục đích là kiếm lợi nhuận thông qua hoạt dộng kinh doanh. Trong các công ty kinh doanh cũng có nhiều loại công ly khác nhau phAn biệt bởi tính chất liên kếl, chế độ irách nhiệm cùa các thành viên và ý chí của cơ quan lâp pháp. Nhưng xét về góc độ pháp lý thì có Ihể chia các công ty thành hai nhóm cơ bản là các còng ty đối nhân và các công ty dối vốn. Cồng ly đối nhân là công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ lin cậy vé nhân thân của các thành viên tham gia công ly, hùn vốn là yếu tô' thứ yếu. Thông thường trong công ly đối nhân không có sự tách bạch vé tài sản cá nhân các thành viên với tài sản công ty. Do đó các thành viên hoặc ít nhất một ihành viên cồng ly phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Vì tính chất chịu írách nhiệm vô hạn nên các thành viên cùng nhau diéu hành công ty và dều phải hiểu biết về kinh doanh, ở nhiều nước hầu hết họ là những thương nhân. Sô lượng thành viên của cổng ty đối nhân hạn chế và họ là những người quen biết nhau. Sự kiện ra khỏi công ty hoặc chết của thành viên có thể là lý do để giài Ihể công ty. Công ly đối vốn lại có những dặc điểm khác so với cồng ly đối nhftn Ihể hiỗn là khi liên kết, các Ihành viên không quan tâm đến tư cách cá nhân mà chỉ quan lâm đến các phần vốn góp vào công ty. Công ty dối vốn là pháp Iihân có tài sản riông, có sự tách bạch về tài sản của cống ty và tài sản cùa cá nhân các thành viẻn. Do dó các 6
- A7»mç đặc dié'm pháp lý của công ty T N H ỈỈ công ty đối vốn phải chịu 2 lần thuế: thuế đánh vào lợi nhuận chung của công ty và thuế thu nhập cá nhân đánh vào thành viên công ty. Sự tổn tại của công ty độc lạp với sự tổn lại của các thành viên. Thành viên công ty dễ dàng Ihay đổi và họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong các khoản vốn mà mình đã tham gia vào công ty. Công ty đối vốn Ihường có số lượng thành víẽn khá đông, được nhiều người ưa chuộng vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, tạo cho người kinh doanh sẵn sãng đầu iư vào những lình vực rủi ro lớn và khả năng phân tán vốn đầu tư vào nhiểu cơ sờ kinh doanh khác nhau. Đồng thời tạo điều kiện để những người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thổ Ihain gia vào hoạt động kinh doanh của công ty. Cơ cấu quản lý trong công ty đồi vốn theo hình íhức tập trung, thông qua người đại diện đo các thành viên lựa chọn. Quyền sờ hữu đối với công ty dược chia thành từng phần có thể gọi là các cổ phần hay gọi là phần vốn góp và có thể chuyển nhượng được. Người sờ hữu mội hay nhiều cổ phần hoặc sở hữu phần vốn góp đó tuỳ từng trường hợp được gọi là cổ đông hay ihành viên (hội viên). Tuy nhiên do tính chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ liên công ty đối vốn dễ dàng gây rủi ro cho các chủ nợ. Vì vậy loại công ty này phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nhiều hơn so với công ty đối nhân. Mặl khác do sò lirợng Ihành viên lớn và chỉ quan tâm đến phần vốn tham gia của các thành viên nên có (hể dẫn tới việc phân hóa các nhóm quyền lợi khác nhau, dôi khi chồng dối nhau và những thành viên có dịa vị thấp dẽ bị đè nén, bóc lột. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại điển hlnh của công ty đối vốn. Hiện nay trên thế giới có hai hỗ thống pháp luật cồng ty là hệ thống Luậl công ly Anh-Mỹ và hệ thống luật Cliâu Âu lục địa. ở các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa có sự phân biệt rõ ràng giữa 2 loại hình công ty này, tạo điều kiộn dễ dàng cho công chúng nhạn biết từng loại, tránh được sự nhầm lẫn, nhưng sự thay đổi hình Ihức công ty lại không ihuận tiện. Ví dụ ở Cộng hoà liên bang Đức có công ty công cộng (AG) và công ty hữu hạn (GmbH), ở Pháp có cồng ty vô danh (Sociela Anonyme) và công ty trách nhiệm hữu hạn (Socieía a Responnabilile Limitée) .... Phần lớn ở các nước theo hệ thông luật Châu Âu lục địa thì người góị) vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhận được cái gọi là phần vốn góp, chỉ khi góp vốn vào còng ty cổ phần mới được nhận cái gọi là cổ phấn. Tuy nhiên cũng có 7
- Những diíc diếtn pháp lý cửa công f>' T N iiH những Irường hợp đặc biệt ở một số mrớc không theo quy định này như ờ Đức thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn gọi là cổ đông, quyền sở hữu của công ty được chia lliành các cổ phần. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng cùa hệ thống pháp luật châu Ấu lục địa nên chúng ta cũng quan niệm công ty đối vốn gồm có công ty cổ phẩn và công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo Luật công ly Việt Nain (1990), công ty trách nhiộm hữu hạn được định nghĩa là “doanh nghiệp trong đó các (hành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty.” Định nghĩa này rấl cứng nhắc và không tạo được sự linh hoạt la bản chất vốn có của công ly trách nhiệm hữu liạn. Sau dó, ngày 12/6/1999, Quốc Hội khóa 10 nước CHXHCN Víệl Nam đã thồng qua Luật doanh nghiệp - một văn bản luật kết hợp cùa Luậl công ly và Luật doanh nghiệp tư nhăn nước đây, Irong đó quy định về công ty Irách nhiệm hữu hạn, cổng ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Đây là một bước tiến mới Irong lịch sử lộp pháp Việt Nam thể hiện quan điểm đúng đắn và Ihực sự đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Công ty trách nhiệm hữu hạn được định nghĩa lại Irong Luật doanh nghiệp một cách chính xác hơn, phàn ánh đúng bản chất vốn có của nó: “công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp Irong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn dã cam kếl góp vào doanh nghiệp. Phán vốn góp chỉ được chuyển nhượng m ột phần hay toàn bộ cho người khác theo quy định tại điểu 32 Luât doanh nghiệp. Thành viên có llìể là tổ chúc, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Công ty ưách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu” , “có lư cách pháp nhân kể từ ngày được cflíp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” (diều 26 Luật doanh nghiệp). Ngược lại, ở những nước theo hệ thống pháp luạt Anh - Mỹ (hô thống luât ihông lệ) do dặc điểm về điều kiộn kinh lế xã hội, đặc điểm cùa hệ llióng pháp luật, tập quán dàn tộc... và những yếu lô khác mà người ta không phân biệt một cách rõ ràng 2 loại hình cỡng ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ gọi chung là công ly và sau này có phân biệt Ihành công ty đóng (close Corporation) hay công ty 8
- Nhữnx dặc dié’m pháp lý cùa công ty T N liỉỉ tư (private company) và công ty mở (public Corporation) hay công ty đại chúng (public company). Một sô' nước theo hệ thống luật thông lê không phân biệt công ty đóng, công ty mở nhưng một số nước như Canada hay có những bang ở Mỹ ban hành một phụ ỉục riêng áp dụng cho công ty đóng. Đối với công ty dóng và công ty mở theo luật thông lệ thì quyền sỏ hữu của công ty được chia thành dơn vị (khổng nhấl thiết bằng nhau) và dều được gọi ià cổ phần. Nói cách khác người ta dinh nghĩa cổ phần là đơn vị được sử dụng để chia quyền sở hữu dối với công ly. Người góp vổn tức là mua cổ phẩn, mua quyền sờ hữu đối với công ty. “Công ty mở” iheo luật pháp các nước này quy định là loại hình công ty có số cổ đông khá lớn và có một thị trường mua bán cổ phiếu rất sôi động, rộng lớn. Sự lồn tại của các thị trường năng động đó chứng tỏ rằng các nhà đầu tư từ bẻn ngoài “công ly mờ” luôn có quyền “gia nhập” hoặc “rút khỏi” các công ty này bằng cách hết sức đơn giản là “mua” hoặc “bán” các cổ phần trên thị trường chứng khoán đại chúng. Nhiều “công ty mở” là những Ihực thể kinh tế hùng mạnh có tổng số lượng tài sản lên lới hàng tỉ Đô la Mỹ và có hàng chục hoặc hàng trãm ngàn nhân viên, hàng triệu cổ phiếu mệnh giá lớn. Nhưng nếu như các thị trường chứng khoán không lổn tại thì quyền “gia nhập” hay “rút khỏi” công ty cũng không thể có được. Còn “công ty đóng” là loại hình công ty do một hay một nhóm cổ đông có quan hệ mật thiết thành lập, Phần lớn (nhưng không phải là tất cả) các “công ty đóng” là những doanh nghiệp có quy mô nhò. Tuy nhiên, một vài “công ty đóng” cũng có khối lượng tài sản ỉớn và khá nhiều cổ đông, nhưng “công ty đóng” không có những thị trường công khai mua bán cổ phần để xác lập quyển sở hữu nên nó không có các cổ đông là từ dân chúng. Các cổ đông là những người điểu khiển và quản lý công ty. “Công ty đóng” thường có trách nhiệm pháp lý hữu hạn và bảo đảm được mối quan hộ khăng khít trong nội bộ của các thành viên. Thông thường ở những nước theo hệ thống luật thông lệ, công ty đóng và các loại hình còng ty khác đều thành lập và hoạt động theo các đạo luật công ty chung. Một điểm thuận lợi đối với các công ty đối vốn ở các nước này là việc chuyển đổi hình thức giữa các công ty này được thực hiện rất dể dàng, thích hợp với tính náng động của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, nước ta 9
- Nhfntg (tặc điểm pháp lý cùa công ty TN H H lựa chọn phương Ihức phân biệt rõ ràng giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hoàn loàn hợp lý bởi điều này sẽ vừa íạo điểu kiộn thuận lợi cho công tác quản lý cùa nhà nước đồng thời các nhà đầu tư cũng dễ dàng lựa chọn và thực hiộn hoạt động kinh doanh theo loại hình công ty phù hợp với khả náng của mình. Tóm lại, các công ty đối vốn trên thế giới thường gồm có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. v ề cơ bản, công ty Irách nhiệm hừu hạn quy định ở Châu Âu lục địa giống với công ty đóng ở các nước theo luật thông lệ, còn công ty cổ phần thì tương tự công ty mở. Trong phạm vi hạn hẹp cùa luận văn này, chúng tồi chỉ đề cập tới công ty trách nhiệm hữu hạn với những đặc điểm pháp lý của nó được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu và cơ bản sau: - Quá trình thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn - Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn - Tổ chức lại, giải thể, phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn. Những khía cạnh này sẽ lần lượt được trình bày ở các phán tiếp theo của luận văn. 1.2. Quá trình thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn 1.2.1 Những nhân tô kình tế- xã liội và pháp lý cũng như cơ sở của quá trình thành lập cũng ty trách nhiệm hữu hạn. Dù có những cách gọi khác nhau ờ mỗi nước song mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn khác với các loại hình công ty khác ở chỗ: nó là sản phẩm của hoạt dộng lập pháp và được quy định đầu úẽn ờ Đức vào năm 1892. Sau đó công ty trách nhiệm hữu hạn được hình thànli và phát triển ờ Pháp, Italia... một sô' các nước khác ờ Chău Âu lục địa và các nước Nam Mỹ. Từ đó đến nay, các cồng ty trách nhiệm hữu hạn phát triển nhanh chóng và phổ biến Irên thế giới. Cũng như bấi kỳ một hiện tượng xã hội nào, quá trình thành lạp công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những nhân tô' về kinh tế-xã hội, pháp lý riêng biệt của nó. Nhân lố tlìứ nhát dẫn tới sự ra dời mộl công ty nói chung, công ly trách nhiệm hữu hạn nói riêng là: sự phát triển của lực lượng sản xuất và những tiến bộ cùa khoa học công nghệ đòi hòi phải có một quy mô sản xuất thích ứng, phải có một khối lượng tư bản lớn. Tất nhiên để đáp ứng nhu cầu khách quan thì các nhà tư bản đơn lẻ cũng sừ 10
- Nhãng dặc điểm pháp lý cứa cfinr, ty TN U U dụng biện pháp tích lũy dần. Tuy nhiên điều đó sẽ diễn ra hết sức chậm chạp. Vì vậy, do nhu cầu huy động vốn và đáp ứng tính kịp thời nên các nhà tư bản phải tìm đến nhau, liên kết lại với nhau và theo như c . Mác đã nói là bằng cách chỉ đơn giản thay đổi sự sắp xếp về lượng của các bộ phận cấu thành cửa tư bản xã hội thì lư bản đã có thể ỉớn lên tới những quy mô khổng lồ. Nhân tố thứ hai đó là do trình độ sản xuất của xã hội phát triển làm nảy sính nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có tỷ suất iợi nhuận cao hơn, thu hút các nhằ lư bản đầu tư. Tuy nhiên không phải ngay trong chốc lát mà các nhà tư bản có thể vứt bô hoàn toàn cơ sở sản xuất cũ để đổi sang những ngành nghề mới đã đự định mà phải có một Ihời gian khá ỉâu dài để dịch chuyển từng phần vốn đã đẩu tư vào lĩnh vực cũ sang lĩnh vực mới. Thế nhưng trong kinh doanh yếu tố quan trọng là thời gian và hiệu quả, Nếu cứ kéo đài quá trình dịch chuyển vốn này ihì sẽ làm các nhà tư bản mất rất nhiều thì giờ và thời cơ, khồng còn khả năng cạnh tranh và chiến thẳng. Vì vậy, các nhà tư bản phải tìm đến một hình thức kinh doanh mới đó là liên kết lại với nhau. Thứ ba là như Irên đã trình bày, công ty trách nhiệm hữu hạn là sản phẩm của hoạt dộng lập pháp đo đó những ưu điểm cùa quy chế pháp lý về công ty trách nhiệm hữu liạn chính là một trong những nhân tố thúc đẩy các nhà đầu lư Ịựa chọn và cho ra đời trên thực tế loại hình công ty này. Bởi lẽ một công ty cổ phần không còn thích hợp với quy mô vừa và nhỏ nữa, Mặt khác, công ty trách nhiệm hữu hạn lụi ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật hơn công ty cổ phần và đo sô' lượng các hội viên ít nên quan hệ giữa các thành viên thường bền chặt và phần lớn họ ià những người đã quen biết nhau. Vây là công ty trách nhiệm hữu hạn đã kết hợp được ưu điểm của công ty cổ phần vê chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công tỵ và ưu điểm về sự quen biết nhau trong số các thành viên của công ty đối nhân, đồng thời khắc phục được nhược điểm về sự phức tạp trong thành lập, điều hành của công ty cổ phổn, chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của công ty dối nhân nên các nhà tư bản dẻ nhận thấy đây là một loại hình lý tưởng cho hoạt độiìg kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ. lỉ
- NhửitịỊ dậc (liếm pháp lý của công ty TNH11 Về Cơ SỞ của quá trinh thành lập công ty nói chung, cóng ty Irách nhiệm hữu hạn nói riêng gổm các yếu tố cơ bản sau: tài sản, thiên chí, lợi ích và sự nhất trí cùa các thành viên. Yếu tố tài sản là yếu tố đầu tiên và có tính bao trùm bởi vì công ty trách nhiệm hữu hạn là một công ty kinh doanh cho nên phải có tài sản đổ hoạt động, Tài sàn của công ly khi Ihành lạp là do sự đóng góp của các thành viên và nó sẽ là nguồn sức mạnh tài chính của công ty. Một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập không những phải có yếu tố vé tài sản mà phải còn phải có “thiện chí” hay là nguyện vọng của những người tham gia muốn đưa tài sản của mình vào đầu tu, kinh doanh. Nếu như khồng có yếu tố “thiện chí” này thì không thể thành lập một công ty nói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng. Yếu tố tiếp theo là lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm. Bất kỳ một nhà dầu tư nào khi góp vốn vào một công ty dể kinh doanh thì họ đều cân nhắc về việc liệu họ sẽ nhẠn được khoản lợi nhuân là bao nhiêu, có lớn hơn so với các hình thức đầu tư khác không. Dĩ nhiên là người khởi xướng việc thành lập một công ty trách nhiêm hữu hạn muôn Ihu hút vốn dầu tư của các nhà tư bản thì phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dầy íriổn vọng ngay iừ dầu mà những người cùng Ihain gia có thổ nhạn lliấy được mức lợi nhuận họ sẽ nhăn được đủ sức hấp dản đối với họ. Đồng thời đương nhiên là họ cũng phải cháp nhận những may rủi trong cạnh tranh trên thị trường. Yếu tố cuối cùng là sự nhất trí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ không thành công nếu chỉ có 3 yếu tố: tài sản, thiện chí và lợi ích mà còn phải có sự thỏa thuận giữa những người có tài sản muốn tham gia góp vốn kinh doanh trôn cơ sở tài sản đóng góp của minh và những quy định của pháp luật, Nếu không có sự thống nhất ý chí về mọi vấn đề liên quan dến việc hình thành mộl công ty trách nhiệm hữu hạn của những người tham gia thì công ty trách nhiệm hữu hạn đó không thể ra đời được. Sự nhấi trí này không phải chỉ ờ thời điểm Ihành lập mà còn có ý nghĩa trong suốt quá trình tổn tại và hoạt động của cỏng ty irách nhiệm hữu hạn. 12
- NhCmg đặc điểm pháp lý của công íy T N ĨỈH Tóm lại một công ty nói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng được hình thành trên cơ sờ đủ 4 yếu tố đó, nếu thiếu một trong những yếu tố này thì chưa đủ cơ sở tất yếu khách quan cho việc thành lập nó. 1.2.2. Quá trinh thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn a) Các diều kỉệii để thành ỈẠp một công ty trác!) nhiệm hữu hạn: Đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn được thể hiện dầu tiên ở quá trình thành lập. Muốn thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà pháp luật đặt ra. ở những nước khác nhau, pháp iuật quy dịnh khác nhau về các điều kiện để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Có những nước cho rằng khi thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn thì không thể thiếu một điều kiện nào đó nhưng pháp luật nước khác lại coi điều kiện này là không quan trọng và đưa ra một điều kiện bắt buộc khác thích hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của nước đó. Tuy có sự khác biệt về các điều kiện để hình thành mộl công ty trách nhiệm hữu hạn giữa pháp luật các nước song về cơ bản để thành lập loại hình công ty này, người la cẩn phải đáp ứng những điều kiện chủ yếu sau: ♦t* Điều kiện về các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn: ở hẩu hết các nước, luật pháp chỉ quy định ai không được quyền quản iý công ly trách nhiệm hữu hạn chứ thường không quy định ai được quyền góp vốn và thành lập công ty bởi họ quan niệm : người quản lý công tỵ thực hiện các quyển và nghĩa vụ của công ty cho nên chỉ họ mới có ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của những người khác có liên quan (trên thực tế người quản lý có thể đổng thời là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn). Còn việc thực hiện thù tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là ai thì điều đó không quan trọng miễn là Ihực hiện đúng, đủ [lình tự do luật định. Tuy nhiên ở Việl Nam, khác với các nước Irên thế giới, pháp luật vẫn quy định những đối tượng nào được thằnh ỉập, quản Ịý hay góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn bởi một đặc điểm thực tế ở nước ta ià những người góp vốn vào cống ty irách nhiệm hữu hạn thì thường lại đứng ra thành lập và cũng quản lý luồn công 13
- Những diic diem pháp /v cùa coup ly T N IÏH ty đó. Chính vì vậy mà pháp luật Việt Nam có những quy định ràng buộc không chỉ đối với những người quản lý mà còn đối với cả những người góp vốn hay íhành lập cóng tv trách nhiệm hữu hạn. Điểu đó được thể hiện trong Luật công ty năm 1990 và Luât doanh nghiệp năm 1999, Theo Luật cồng ty năm 1990 loại chủ thể thứ nhất được quyền góp vốn hoặc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết là những công dân Việt Nam đủ ỉ 8 tuổi có nãng lực hành vi, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoăc bị kết án tù mà chưa được xóa án, không phải là viên chức tại chức hay sĩ quan tại ngũ là những công chức theo Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 cùa Hội đổng Bộ trưởng trừ trường hợp được tổ chức nhà nước có thẩm quyền cừ làm đại diện cho phần vốn thuộc sở hữu nhà nước góp vào công ty. Loại chủ thể thứ hai theo Luật công ty nám 1990 có thể tham gia thành lạp hoặc góp vôn dầu tư vào công ty trách nhiộm hữu hạn là: các tổ chức kình tế Việt Nam thuộc mọi Ihành phần kinh tế. Các tổ chức này phải có lư cách pháp nhân lức là phải có đầy dủ các yếu tố cấu thành một pháp nhân độc lập. Điều 6 Luật công ty (1990) quy định “nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc ỉực lượng vũ trang nhân dAn sử dụng lài sản của Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào công ty hoặc llìam gia Ihành lẠp còng ty nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, dơn vị mình.” Loại chủ thổ lliứ ba là các tổ chức xã hội gồm những tổ chức xã hội nằm trong hệ thống chính trị Việt Nam như tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, liội phụ nữ, Mặl trận Tổ quốc.... và các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác nhu hội luạt gia, hội người mù, hội từ thiện.....Luật công ty năm 1990 khởng đòi hỏi các tổ chức xã hội này phải có tư cách pháp nhân. Có nghĩa là tư cách pháp nhân không hể ảnh hưởng đến quyền được góp vốn tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn của các lổ chức xã hội đó. Qua nghiên cứu về những quy định trên, chúng tôi nhận thấy một điểm sơ hở cùa Luậl công ly năm 1990 đó là chưa phân biệt rõ và chính xác về quyển tham gia thành lạp. quyén quàn lý và quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, cụ ihể là Luật công ty chi hạn chế quyền Ihành lập, điều hành công ty của các viên chức tại chức, sĩ quan tại ngũ trong lực lượng vQ trang nhân dân mà không hạn chế quyền 14
- Những (tộc riìểtn pháp lý cùa C(ÍM£ ly T N H ỈÍ góp vốn cùa họ vào công ty trách nhiệm hữu hạn. Điếu đó có nghĩa là họ vần có thể trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua việc góp vốn mà hiển nhiên là những đối tượng này không thể tham gia thành lập, quản lý hay góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn bởi họ là những người đang ăn lương nhà nước, thời gian của họ phải dùng để tiến hành các công vụ theo chức trách của mình. Đổng thời Luật công ty còn chưa quy định người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức nước ngoài có được góp vốn vào công ty trácli nhiệm hữu hạn ở Việt Nam hay không. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó có rất nhiều. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng là do Luật công ly được ban hành trong những năm dàu thời kỳ đỏi mới, khi chúng ta chưa hiểu biết nhiều và chưa có kinh nghiệm thực tế về kinh lế thị trường. Vì vây trong quá trình thực [liên, những hạn chế đó đã bộc lộ ra, tạo những kẽ hờ cùa pháp luật, khiến cho hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bị giảm sút. Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm về các quy định ràng buộc đối với người quàn lý, thành lập và người góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn trong Luật công ty nám 1990, đồng thời khắc phục những nhược điểm đă phân tích ở trên của đạo luật này, Luật doanh nghiệp nãm 1999 đã phân chia một cách rõ ràng, hợp lý vé quyền Ihành lập, quàn lý và góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn của các chủ thế, dã xay dựng hoàn thiện hơn đanh mục những đối tượng bị hạn chế các quyền này, kịp thời điều chỉnh những vấn đề mới của xã hội trong thời đại hiện nay, Điều 9 Luật doanh nghiệp năm 1999 đã quy định rõ về quyền thành lập và quyền quản lý cồng ly trách nhiệm hữu hạn như sau: mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quàn lý công ty trách nhiệm hữu hạn trừ 8 trường hợp bị cấm trong đó có cả các cán bộ, công chức nhà nước. Còn quyền góp vốn của các tổ chức, cá nhân thì được lách riêng và quy định tại điều 10 của Luật doanh nghiệp, đặc biệt là Irong danh mục những trường hợp không được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn đã có các đối lượng theo pháp luật về cán bộ, công chức nhà nước - diổu mà Luật công ty năm 1990 không nhắc tới. Đồng thời Luât doanh nghiệp còn quy dịnh là “lổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn” theo quy 15
- A'/iững (lặc điếm pháp ỉý của cổng ty T N ỈiH định của Luậl khuyên khích đầu tư Irong nước. Qua đó ta có thể nhận thấy Luật doanh nghiệp dã cụ thể hóa Hiến pháp 1992 về "quyền tự do kinh doanh của công dan theo quy định của pháp luật". Về số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn: đại đa số các nước trên thế giới đều quy định số thành viên tối thiểu là 1, nhiều nhất là 50 như ở Anh, Pháp hay Cộng hòa liên bang Đức chẳng hạn. Việc giới hạn số lượng Ihành viên irong công ty trách nhiệm hữu hạn là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy mô kinh doanh vừa và nhỏ của nó. Do đó trên thực tế thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chù yếu là những người thân quen, tin tưởng lản nhau (bố mẹ, anh em, con cháu, họ hàng và bạn thân....). Việc lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hay “công ty đóng” chứng tỏ các thành viên chưa muốn những người khác cùng với họ quản lý và đầu lư vào công ty. Họ không muốn trao quyền quản lý công ty cho người khác. Tuy nhiên ở nước ta, trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, Luật cồng ty năm 1990 không ấn định số lượng thành viên tối đa trong công ty. Điều này dẫn tới việc Irèn Ihực đã có một số công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập với hàng trăm thành viên, cao hơn nhiều so với sô' lượng thành viên của một công ty cổ phần. Sô' công ty có số lượng thành viên quá lớn đó làm ăn không hiệu quả, giữa các thành viên này sinh sự phíần lioá vé lợi ích khiến cho việc điều hành không thổ thống nhát được và dẫn đến đổ bể. • V. Chỉ đến Luật doanh nghiệp năm 1999, hạn chế nêu trên của Luật công ly năm 1990 mới dược khắc phục. Học tập điểm tiến bộ và đúng đắn của luật cồng ty các nước trên thê' giới, Luâl doanh nghiêp nước ta đã quy định con sô' tối đa về số lượng thành viên liong công ty trách nhiêm hữu hạn là 50 và số tối thiểu là I . Đây là một điểm tiến bộ đáng kể của Luật doanh nghiệp thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong nhận thức của những nhà làm luậl và cùa Đảng, Nhà nước ta. Nếu nlur trước day, chúng ta không thừa nhận loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mặc dù chúng vẫn tồn tại trên thực tế thì hiện nay Luật doanh nghiệp đã cho phép các nhà đầu tư có thể kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ. 16
- 1 Những ổãc (liéni pháp lý của cõng ty T M H Ỉi Theo diều 46 Luật doanh nghiệp thì cống ty trách nhiệm hữu hạn mộl chủ được định nghĩa là “doanh nghiệp đo một lổ chức làm chủ sờ hữu (sau đây gọi tắt là chù sở hữu còng ty); chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sô' vốn điều lệ của công ly”. Theo Nghị định sô 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ thì thành viên duy nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn là chủ sở hữu của công ty và phải là mội tổ chức có lư cách pháp nhân, có thể bao gồm: cơ quan nhà »ước, dcm vị thuộc lực lượng vũ trang; cơ quan Đảng cấp Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... (điều 14). Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dược quy định trong Luật doanh nghiẹp là một tổ chức và hơn nữa tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân, còn cá nhàn thì không được thành lập còng ty trách nhiệm hữu hạn một Ihành viên. So sánh với luật còng ty của các nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy phần lớn các nước này đều cho phép cá nhân có thể trở thành thành viên duy nhất của công ty irách nhiêm hữu hạn. Theo chúng tôi Luật doanh nghiêp cũng nên học tập điểm tiến bộ này để khuyến khích các nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù họp dôi với họ và phái triển hoạt động sản xuất kinh doanh cùa mình. Mặc dù pháp luỊU nước ta chưa cho phép cá nhân thành lạp công ty trách nhiộm hữu hạn một thành viên song liên thực tế công ty trách nhiêm lìữu hạn một thành viên là cá nliAn dã từng tổn tụi ờ Việt Nam mà pháp luật chưa kiểm soát được ví dụ như trong trường hợp một người giao vốn cho người khác để người đó góp bằng vốn dó cùng với mình. Hoạc có trường hợp trong một công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có 2 người nhưng một người bị chết đột ngột mà điều lệ công ty lại khỏng cho phép kết nạp Ihành viên mới hay trường hợp tất cả các thành viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn đều chuyển nhượng lại phán vốn của minh cho một cá nhân là thành viên cùa công ty mà các nhà đầu tư lại không muốn chuyển dổi hình thức công ty sang doanh nghiêp tư nhân. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa cho phép cá nhân thành lập còng ly trách nhiệm hữu hạn một chủ. Điều này đã làm hạn chế sự tự do lựa chọn hình thức kinh doanh của các nhà doanh nghiệp. Do đó để phát huy hơn nữa sức mạnh của thành phẩn kinh tế tư nhân đối với nển kinh tế nước nhà, chứng ta 17
- Mhữrig đặc diêm pháp lý củn công ty TN H H Cần phải ghi nhận hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân trong các quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tói, việc cho tồn tại loại hình cồng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân sẽ không làm triệt tiêu hình thức doanh nghiệp tư nhân bởi vì mặc dù 2 loại hình này đểu do một cá nhân làm chủ song chúng lại rất khác nhau ở những điểm chính sau: công ty trách nhiộm hữu hạn có ưu điểm là trong kinh đoanh nếu có bị thua lỗ, thì doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp mà thôi. Nhưng nó lại có hạn chế khi quan hệ làm ân với bạn hàng, các doanh nghiệp khác bao giờ cũng thạn trọng hơn khi giao dịch với công ty trách nhiệm hữu hạn vì tính chịu trách nhiệm hữu hạn của nó. Còn doanh nghiệp tư nhân lại được các doanh nghiệp khác thích cùng quan hộ làm ăn bới tính chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ làm các doanh nghiệp yốn tàm hơn. Vì vậy, nếu luật pháp quy định thêm về hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân sẽ tạo điều kiộn cho các nhà đàu tư iựa chọn hình thức kinh doanh, đổng thời bảo vệ được lợi ích của chủ nợ, cùa người lao dộng và những người khác có liên quan. ❖ Về diều lệ công ty t r á c h nhiệm hữu h ạ n và n h ữ n g v ă n b à n t h ỏ a t h u ậ n g i ữ a các sáng lập viên Lrưức khi thành lập: Theo pháp luật Viẻl Nam, đối với một công ly trách nhiệm hữu hạn thì điều kiện bắt buộc dể thành lập là các thành viẻn phải soạn thảo ra bản điều lệ công ty. Điều lệ là văn bản có giá trị tối cao của công ty trách nhiệm hữu hạn để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong công ty cũng như định hướng cho hoạt động của nó. Đó chính \ầ những thoả thuận cùa các thành viên công ty trên cơ sờ pháp luật. Nhìn chung một bàn diều lệ công ly bao gồm những điều khoản chủ yếu sau: tôn của cồng ty trách nhiệm hữu hạn, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, tổng vS ố vốn dược ghi vào điểu lệ cùa công lỵ, họ lên địa chỉ các Ihành viên, phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên, phương thức góp vốn, người đại diện hợp pháp của công ty, phương thức thông qua một quyết định liên quan đến công ty và nhũng vấn đề quan trọng khác mà các thành viên thấy cần phải thể hiện trong điều lệ. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn