intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những tiến bộ và bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về kết hôn - nhìn từ góc độ lịch sử phong tục, tập quán

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định kết hôn. Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành về chế độ kết hôn dưới giác độ lịch sử và phong tục, tập quán. Chỉ ra những điểm mới tiến bộ và những điểm bất cập của chế định về kết hôn từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện chế định kết hôn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những tiến bộ và bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về kết hôn - nhìn từ góc độ lịch sử phong tục, tập quán

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ NGỌC NHỮNG TIẾN BỘ VÀ BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KẾT HÔN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ VÀ PHONG TỤC, TẬP QUÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ NGỌC NHỮNG TIẾN BỘ VÀ BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KẾT HÔN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ VÀ PHONG TỤC, TẬP QUÁN Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Huy Cương HÀ NỘI - 2019
  3. L I CAM ĐOAN tr u r t s u v v tr tr u v t v tru t N t u u v t tr t tr T ả uậ v Đỗ Thị Ngọc
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa L I CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN ..............................................................5 1.1. Khái lược về chế định kết hôn ............................................................................. 5 1.1.1 Khái niệm kết hôn và mục đích, bản chất của kết hôn ..................................... 5 1.1.2 Các yếu tố cơ bản tác động tới pháp luật điều chỉnh việc kết hôn.................. 15 1.1.3. Ý nghĩa của pháp luật về kế hôn ..................................................................... 17 1.2 Kết hôn trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ............................................. 21 1.2.1 Kết hôn trong pháp luật Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 .... 21 1.2.2 Kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 ................................................................................................................... 25 1.2.3 Kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ năm 1976 đến nay ................................ 28 1.3. Quan điểm về kết hôn trên thế thế giới .............................................................. 30 1.4. Phong tục, tập quán về kế hôn và điều kiện áp dụng phong tục, tập quán về kết hôn....................................................................................................................... 32 1.4.1. Khái niệm phong tục, tập quán về kết hôn ...................................................... 32 1.4.2. Đặc điểm của phong tục, tập quán về kết hôn ................................................ 33 1.4.3. Điều kiện đảm bảo hoạt động áp dụng phong tục tập quán trong pháp luật về kết hôn. ...................................................................................................................... 37 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN ........................................................................ 41 2.1. Tổng quan các chế định Pháp luật về kết hôn ở Việt Nam hiện nay ................. 41 2.1.1. Quy định về điều kiện kết hôn ........................................................................ 41 2.1.2. Quy định về đăng ký kết hôn .......................................................................... 55 2.1.3. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn ................................................................ 63 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về kết hôn ở Việt Nam hiện nay ..... 68
  5. 2.2.1 Điều kiện kết hôn ............................................................................................. 68 2.2.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn .......................................................................... 71 2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn ................................................................ 72 2.3. Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về kết hôn từ giác độ lịch sử và phong tục tập quán .................................................................................................... 73 2.3.1. Những điểm mới ............................................................................................. 73 2.3.2. Những điểm bất cập ........................................................................................ 76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 78 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 79 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về kết hôn ........................................................... 79 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật kết hôn phải xuất phát từ thực trạng các quan hệ hôn nhân và gia đình trong thời kỳ mới ........................................................................... 79 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật kết hôn phải xuất phát từ yêu cầu giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam ...................................... 80 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật kết hôn phải có sự liên hệ với phong tục, tập quán kết hôn đã tồn tại từ lâu đời ............................................................................................ 81 3.1.4. Hoàn thiện pháp luật kết hôn phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn .......................................................................... 82 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kết hôn ..................................................... 85 3.2.1. Pháp luật về kết hôn phải thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững ........... 85 3.2.2. Pháp luật về kết hôn phải cụ thể, toàn diện và đồng bộ, có tính thực thi và góp phần đảm bảo để các quyền con người trong lĩnh vực luật tư được tôn trọng và bảo vệ ......... 86 3.2.3. Pháp luật về kết hôn phải đáp ứng được việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa.................................................................... 87 3.3 Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp khác về kết hôn ...... 88 3.3.1. Hoàn thiện các quy định điều chỉnh việc kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình ..................................................................................................................... 88 3.3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về kết hôn .......................................................................... 92
  6. 3.3.3. Các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn ....................................................................................................................... 93 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 97 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 99
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ Luật Dân sự BLHS : Bộ Luật Hình sự Bộ DLBK : Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 Bộ DLGY : Bộ dân luật Giản yếu năm 1883 DLTK : Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936 HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình HVLL : Hoàng Việt Luật lệ UBND : Ủy ban nhân dân QTHL : Quốc triều hình luật
  8. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Phong tục, tập quán chính là những nét văn hóa đặc trưng của một dân tộc, phản ánh đời sống, sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, những phong tục tập quán đã hình thành từ rất lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt trên tất cả các mặt của đời sống tinh thần, văn hóa - xã hội. Trong mối quan hệ với pháp luật, phong tục tập quán được xem là một trong những yếu tố quan trọng để Nhà nước xây dựng và thực thi pháp luật, giữa phong tục tập quán và các quy định pháp luật luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cũng chính vì vậy, chế định đăng ký kết hôn trong pháp luật về Hôn nhân và gia đình nói riêng, các quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình nói chung cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các phong tục, tập quán trong tất cả các mặt xây dựng, hoàn thiện các quy định. Kết hôn là một quyền tự nhiên của con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Với ý nghĩa đó pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của mỗi quốc gia đều chú trọng bảo đảm quyền tự do kết hôn của cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người ngày càng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, nhất là các quyền mang giá trị hết sức nhân văn như quyền kết hôn. Đảm bảo quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân không chỉ là bảo đảm lợi ích cho người kết hôn mà còn đảm bảo để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bởi lẽ, kết hôn là nền tảng quan trọng để tạo dựng gia đình mà gia đình luôn được xác định là “tế bào” của xã hội. Điều này cũng được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác, đặc biệt là trong Luật HN&GĐ. Chế định kết hôn điều chỉnh việc xác lập quan hệ vợ chồng - quan hệ nền tảng của gia đình. Vì vậy, chế định kết hôn không chỉ đảm bảo quyền tự do kết hôn của cá nhân mà còn có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc tạo tiền để tốt để xây dựng một xã hội văn minh, thịnh vượng. Qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tiến bộ của các quy định pháp luật của thời kỳ trước, sự ảnh hưởng của các phong 1
  9. tục, tập quán chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 đã cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại. Các trường hợp vi phạm về điều kiện kết hôn, điều cấm đã được dự liệu, sửa đổi, phù hợp hơn với thực tiễn thi hành. So với các quy định về kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 thì các quy định của pháp luật hiện hành đã mang đến sự đổi mới đảm bảo sự tương thích, phù hợp với các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam và việc vận dụng vào thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó, chế định kết hôn cũng còn một số những vướng mắc, bất cập cần phải loại bỏ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Những tiến bộ và bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về kết hôn - nhìn từ góc độ lịch sử phong tục, tập quán” nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về chế định kết hôn của pháp luật Việt Nam dưới góc độ lịch sử, phong tục tập quán từ đó đưa ra những đánh giá về sự tiến bộ của pháp luật hiện hành, đồng thời chỉ ra những bất cập và phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về kết hôn hiện nay. 2. Tì h hì h hê ứu đề tài Khi luật HN&GĐ năm 2014 ra đời, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến những nội dung thuộc phạm vi của chế định kết hôn về những điểm mới, điểm tiến bộ của chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 so với các quy định của Luật HN&GĐ trước đây. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc phân tích, truyền đạt những quy định của pháp luật hoặc chỉ đề cập đến một vài khía cạnh ở tiến bộ của chế độ kết hôn, chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu về việc đánh giá, phân tích những điểm tiến bộ, những điểm bất cập còn hạn chế của chế độ kết hôn nhìn từ góc độ lịch sử và phong tục tập quán. 3. Mụ đí h, đố tƣợ hê ứu, ớ hạ phạm v hê ứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định kết hôn. Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành về chế độ kết hôn dưới giác độ lịch sử và phong tục, tập quán. Chỉ ra những điểm mới tiến bộ và những điểm bất cập của chế định về kết hôn từ đó đưa ra những 2
  10. đề xuất nhằm hoàn thiện chế định kết hôn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn. Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận về kết hôn; quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 dưới góc độ lịch sử, phong tục, tập quán những điểm tiến bộ và bất cập. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, các ảnh hưởng của phong tục, tập quán đối với chế định kết hôn theo pháp luật hiện hành.. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một phần nội dung trong pháp luật điều chỉnh việc kết hôn. 4. Phƣơ ph p uậ và phƣơ ph p hê ứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin với phép biện chứng duy vật và lịch sử, gắn kết với tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề HN&GĐ nói chung và kết hôn nói riêng. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử dụng để thực hiện đề tài như phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và so sánh, phương pháp điều tra xã hội học Đặc biệt, các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh luật sẽ được sử dụng triệt để nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về kết hôn và thực tiễn thực hiện. 5. Ý hĩa khoa họ và thự t ễ ủa uậ v Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu toàn diện về chế định kết hôn trong pháp luật Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận khoa học pháp lý về chế định kết hôn nói riêng, pháp luật HN&GĐ nói chung và làm phong phú thêm kho tàng tri thức khoa học pháp lý. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập khoa học luật tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật…Luận văn cũng 3
  11. có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan thi hành và áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề có liên quan. 6. Kết ấu ủa uậ v Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận pháp luật về kết hôn nhìn từ góc độ lịch sử và phong tục tập quán; Chương 2: Đánh giá pháp luật về kết hôn từ góc độ lịch sử và phong tục tập quán; Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện chế định kết hôn ở Việt Nam. 4
  12. CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN 1.1. Kh ƣợc về chế định kết hôn 1.1.1 Khái niệm kết hôn và mục đích, bản chất của kết hôn 1.1.1.1 Khái ni m k t hôn Xã hội loài người từ khi “tách biệt” ra khỏi cuộc sống hoang dã của loài động vật thì chưa xuất hiện khái niệm về “hôn nhân”. Khi đó, quan hệ giữa người đàn ông và người đàn bà mới chỉ dừng lại ở mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu và bản năng thuần túy, hay còn gọi là để thỏa mãn phần “con”. Vì thế cho nên ở thời kỳ tiền sử, sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà không có sự phân chia ngôi thứ, không có bất cứ sự ràng buộc, ngăn cách hoặc giới hạn nào với nhau và đó chính là sự liên kết tự nhiên của thế giới loài người. Trên các chặng đường phát triển tiếp theo của loài người, sự phát triển các mối quan hệ xã hội dần dần sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà không đơn giản là sự liên kết tự nhiên như ở thời tiền sử nữa mà thay vào đó là sự liên kết mang tính xã hội, thể hiện những tiến bộ, những giá trị văn minh mà loài người đã đạt đến và mối quan hệ này được gọi là “kết hôn”. Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa về việc kết hôn như sau: “k t hôn là vi c nam, n chính th c l y nhau thành v , chồng [18, 467] Theo truyền thống và phong tục, tập quán của người Việt Nam thì nam, nữ được coi là chính thức lấy nhau trở thành vợ chồng khi hai bên nam, nữ tổ chức lễ cưới theo nghi thức truyền thống có sự chứng kiến của hai bên gia đình, người thân, bạ bè. Kể từ thời điểm đó họ được cộng đồng dân cư thừa nhận là vợ chồng [2, 7-8]. Vì thế, việc tổ chức lễ cưới cho hai bên nam nữ, luôn là một việc hệ trọng của đời người. Nghi thức cưới phản ánh một không khí trang nghiêm, thiêng liêng, mang đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc đánh dấu thời điểm họ chính thức trở thành vợ chồng. Đối với từng vùng miền, từng dân tộc, từng địa phương và tôn giáo khác nhau thì lễ cưới cũng có những đặc điểm khác nhau. Những người theo đạo Thiên chúa 5
  13. thì nghi lễ kết hôn giữa hai người nam, nữ sẽ diễn ra ở Nhà thờ - nơi sinh hoạt cộng đồng của các tín đồ tại địa phương Cha xứ sẽ là người trực tiếp chủ trì lễ kết hôn đó. Đối với những người theo đạo Phật thì lễ kết hôn được gọi với cái tên “lễ hằng thuận” sẽ diễn ra tại Chùa và sư chính tại chùa sẽ là người chủ trì nghi lễ. Sau khi diễn ra nghi lễ tại Nhà thờ, Chùa thì đôi nam, nữ chính thức là vợ chồng, chung sống với nhau cùng một gia đình. Tuy nhiên, những người tham dự lễ cưới của đôi nam, nữ tại Nhà thờ và Chùa chủ yếu là người thân hai bên gia đình của đôi nam, nữ nên để đảm bảo sự thừa nhận của cộng đồng dân cư tại nơi sinh sống về quan hệ hôn nhân của đôi nam nữ thì ngoài nghi lễ kết hôn theo nghi thức tôn giáo thì họ còn tổ chức thêm cả nghi lễ kết hôn truyền thống. Như vậy, nghi lễ kết hôn truyền thống vẫn sẽ diễn ra ở cả những người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo và đóng vai trò là sự kiện đánh dấu chính thức để xác lập quan hệ vợ chồng giữa đôi nam, nữ. Tìm hiểu sâu về nghi thức kết hôn truyền thống tại Việt Nam, theo “Thiên Nam dư hạ tập” - bộ tùng thư mang tính điển chế do Lê Thánh Tông giao cho các văn thần biên soạn năm 1483, quyển “Hồng Đức Hôn giá lễ nghi” có ghi cụ thể về nghi thức kết hôn với các lễ lần lượt được liệt kê như sau: - Lễ Nghị hôn (lễ dạm mặt); - Lễ định thân (lễ đính hôn hay ăn hỏi); - Lễ nạp chưng (đưa đồ sính lễ); - Lễ thân nghinh (đón dâu) [2, 8]. Như vậy, để trở thành vợ chồng và xác lập quan hệ hôn nhân với nhau, gia đình hai bên nam nữ phải tiến hành đầy đủ các bước như trên. Trong các nghi lễ thì Lễ nghị hôn là nghi lễ có ý nghĩa quyết định đến việc xem xét và tiến hành các nghi thức tiếp theo của việc cưới hỏi và nghi lễ định thân thể hiện sự cam kết của hai bên sẽ kết duyên vợ chồng được hai bên xác nhận. Từ đó, sau lễ ăn hỏi về hình thức cô dâu đã được xác định là con dâu của bên nhà trai. Các bước trong nghi lễ cưới đề cao sự chứng kiến của người thân và cộng đồng đối với việc xác lập quan hệ vợ chồng của hai bên nam, nữ. 6
  14. Theo Từ điển Hán - Việt thì “kết” là sự kết hợp với nhau, còn “hôn” là người con trai lấy vợ [19, 212]. Theo nghĩa này, thuật ngữ “kết hôn” muốn nhấn mạnh và khẳng định việc lấy vợ của người con trai. Như vậy, xét trên phương diện ngôn ngữ học, kết hôn chính là một từ Hán việt chỉ việc người con trai lấy vợ. Do ảnh hưởng của hàng nghìn năm Bắc thuộc, thuật ngữ này được người Việt Nam dùng khá phổ biến [2, 9]. Từ đó, “kết hôn” được sử dụng để chỉ việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng. Trong đời sống hàng ngày, người Việt Nam thường sử dụng các từ lấy vợ, lấy chồng hoặc xây dựng gia đình khi nói về việc “kết hôn” của nam hay nữ. Cách sử dụng từ như vậy là cách nói thuần Việt để chỉ việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng. Vì thế trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận Dự thảo Luật HN&GĐ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng từ “Luật lấy vợ, lấy chồng” thay cho “Luật HN&GĐ” [9, 241-242]. Từ những phân tích như trên thì “kết hôn” dưới góc độ xã hội được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn được xem xét như là một sự kiện pháp lý hoặc một chế định pháp lý. Với vai trò là một sự kiện pháp lý: Hôn nhân là một hiện tượng xã hội. Do vậy việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng luôn là vấn đề của mọi thời đại. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng khi chưa xuất hiện Nhà nước thì xã hội được điều chỉnh bằng các quy ước. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” Ăng -ghen đã chứng minh rằng ở thời kỳ tiền sử, để duy trì diện cấm đoán quan hệ tính giao những “quy ước” hết sức tự nhiên đã được hình thành trong xã hội thị tộc. Nhờ đó việc cấm đoán quan hệ tính giao giữa cha mẹ với các con, ông bà với các cháu; giữa anh chị em với nhau được tuân thủ. Khi Nhà nước xuất hiện, ngoài những quy ước của cuộc sống cộng đồng, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bằng pháp luật. Quyền kết hôn với ý nghĩa là một quyền tự nhiên của mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Từ đó cũng hình thành khái niệm kết hôn dưới góc độ pháp lý. Dưới góc độ pháp lý việc nam, nữ lấy nhau thành vợ, chồng phụ thuộc vào việc thừa nhận của Nhà nước thông qua một nghi thức cụ thể được ghi nhận trong 7
  15. pháp luật. Nghi thức kết hôn ghi nhận trong pháp luật cũng được xây dựng, chi phối bởi phong tục, tập quán cũng như truyền thống lập pháp của mỗi quốc gia [2, 10]. Hiện nay trên thế giới tồn tại các quy định về nghi thức kết hôn gồm: các quốc gia chỉ thừa nhận nghi thức dân sự; Các quốc gia chỉ thừa nhận nghi thức tôn giáo; Các quốc gia chấp nhận sự tương đương của cả hai nghi thức kết hôn; Các quốc gia thực hiện cả hai nghi thức tôn giáo và nghi thức dân sự. Tại Việt Nam do ảnh hưởng của văn hóa Pháp khi tiến hành đô hộ nước ta nên nghi thức mà Việt Nam cũng chính là nghi thức mà Pháp lựa chọn đó là nghi thức kết hôn dân sự. Do đó, tại Bộ Dân Luật Bắc Kỳ năm 1931 (BDLBK), Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 (BDLTK) và Bộ Dân luật giản yếu 1983 (BDLGY) quy định việc kết hôn nam nữ phải được khai với Hộ lại. Chính vì vậy mà việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng không chỉ đơn thuần là việc ràng buộc về mặt xã hội mà còn phải có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Quy định này tiếp tục được ghi nhận trong các văn bản luật của Việt Nam kể từ khi cách mạng tháng Tám cho đến nay. Trong từ điển Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã giải thích rõ: “ t hôn là vi c nam n chính th c l y nhau làm v , chồ t e qu ịnh c a pháp lu t. K t c hiểu là s ki n pháp lý làm phát sinh quan h hôn nhân. Vi c k t hôn ph ý tạ ơ qu N ớc có thẩm quyền mớ c công nh n là h p p p”. [17, 150].Với cách giải thích như trên, ở phương diện pháp lý nam nữ chỉ được coi là vợ chồng khi đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật tức là đã đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc nam nữ lấy nhau theo nghi thức truyền thống hay nghi thức tôn giáo đều không được xác định là đã “kết hôn”. Do đó, trong khoa học pháp lý cũng xuất hiện thuật ngữ “nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn” để phân biệt với trường hợp kết hôn. Như vậy, với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý, kết hôn được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng được Nhà nước ta thừa nhận. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. 8
  16. Ở một góc độ khác về cách tiếp cận khái niệm “kết hôn” có quan điểm cho rằng kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý chứ không phải một giao dịch có ý nghĩa vật chất hoặc tôn giáo. Quan điểm này hợp lý ở chỗ thừa nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Theo đó người kết hôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về kết hôn. Tuy nhiên, nếu kết hôn là một “giao dịch” thì việc kết hôn có thể hiểu là một hành vi pháp lý đơn phương hoặc có ý nghĩa như một hợp đồng. Bởi vì “ ịch dân s là h p ồng hoặc v p p ý ơ p ơ ”. Nếu nhìn nhận kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý thì vẫn có nhiều điểm chưa phù hợp. Như kết hôn không phải là hành vi pháp lý đơn phương mà nó được xác lập dựa trên sự tự nguyện của hai cá nhân nam và nữ đồng ý, chấp thuận việc chung sống với nhau và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Kết hôn cũng không phải là một Hợp đồng dân sự bởi: khi kết hôn hai bên nam nữ không thể thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ vợ chồng mà quyền và nghĩa vụ này được pháp luật quy định vì thế họ không thể thỏa thuận trái hoặc hạn chế hoặc giảm bớt đi các quyền và nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, giao dịch dân sự được xác lập phải xác định được đối tượng của Hợp đồng như: tài sản, công việc phải làm, không được làm… nhưng kết hôn lại không thể xác định được. Ngoài ra, theo quy định về chế định Hợp đồng thì khi một trong hai bên vi phạm các quyền và nghĩa vụ thì có thể áp dụng các chế tài như phạt, đền bù thiệt hại cho hai bên tuy nhiên trong kết hôn việc áp dụng các chế tài lại là điều không thể. Vì vậy, hôn nhân không được xem là một hợp đồng. Từ những phân tích như trên có thể thấy, khái niệm kết hôn nếu được tiếp cận là một sự kiện pháp lý thì nên được hiểu như sau: “ t hôn là m t thu t ng p p ý c sử d ng trong pháp lu t hôn nhân và gia ù ể chỉ làm phát sinh quan h pháp lu t gi a v và chồ tr ơ sở ó qu ền và l i ích c ời k t hôn sẽ c Nh ớc b o v ” Dưới một chế định pháp lý thì chế định kết hôn được hiểu là: các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc kết hôn, không chỉ là những quy phạm đơn lẻ mà là tập hợp các quy phạm và dcofn được gọi là những “chế định”. Nội dung của chế định kết hôn bao gồm các quy định về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn và hình thức xử 9
  17. lý các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn. Ngoài ra, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập cũng như xu thế chung của thế giới trong việc bảo vệ và tôn trọng các quyền con người, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng được các quốc gia trên thế giới chú trọng điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận vấn đề này. Các yếu tố cấu thành chế định kết hôn Đ ều t : là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định việc kết hôn có đúng và phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Xét một cách tổng quát nhất, điều kiện kết hôn chỉ rõ, người kết hôn được phép xác lập quan hệ hôn nhân khi có đủ những điều kiện gì; trong trường hợp nào thì họ không được phép kết hôn. Nội dung các điều kiện kết hôn cụ thể phụ thuộc vào quan điểm của nhà làm luật khi xác định vai trò của hôn nhân đối với đời sống gia đình và xã hội. Điều kiện kết hôn được hiểu là những yêu cầu mà pháp luật đặt ra đối với người kết hôn. “K ị u p t ũ ị u p tu t e Lu t t ờ ó t … t ểp tù s tù t ờ t tr ạ s tù t ờ t p p tù t ” [18, 218]. Do đó, người kết hôn buộc phải chấp hành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung khi kết hôn. Việc quy định các điều kiện kết hôn là tất yếu khách quan. Bởi vì, bản chất của hôn nhân chính là nội dung chi phối và mang tính chất quyết định tới nội dung các quy phạm pháp luật về điều kiện kết hôn. Đây là điểm cơ bản để chúng ta có thể lý giải rằng vì sao pháp luật của các kiểu nhà nước khác nhau quy định về điều kiện kết hôn mang những sắc thái khác nhau. Nói một cách khác, hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp cho nên các quy định về điều kiện kết hôn cũng phản ánh rõ tính giai cấp, thể hiện quan điểm của nhà làm luật cũng như những giá trị về hôn nhân mà giai cấp thống trị trong xã hội cần bảo vệ. Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể hiểu điều kiện kết hôn mang ý nghĩa như sau: Đ ều ki n k t hôn là nh ng yêu cầu c a pháp lu t thể hi ới dạng các quy phạm pháp lu t bu ời k t hôn ph i tuân th , nhằm m t tl p 10
  18. nh ng cu c hôn nhân phù h p với l i ích c a ời k t hôn, l i ích c a gia và xã h i. Ở nước ta hiện nay, quy định về điều kiện kết hôn được xây dựng trên cơ sở cụ thể thóa các quy định của Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước về quyền tự do, kết hôn của cá nhân. Điều kiện kết hôn phải thể hiện sự tương thích với các quy định có liên quan đến quyền tự do kết hôn của cá nhân được ghi nhận trong BLDS phù hợp với nguyên tắc bình đẳng, không có sự phân biệt bình đẳng giới. Đ ý t : Xét dưới góc độ quản lý hộ tịch, đăng ký kết hôn là một thủ tục do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm kiểm tra các điều kiện kết hôn và xác nhận việc kết hôn của hai bên nam nữ thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Vì vậy, việc đăng ký kết hôn không chỉ có ý nghĩa đối với người kết hôn mà thông qua thủ tục này Nhà nước cũng kiểm soát được việc kết hôn nhằm xác lập những cuộc hôn nhân lành mạnh, tiến bộ, hạnh phúc. Theo quy định của pháp luật HN&GĐ, việc xác lập quan hệ vợ chồng phải được đăng ký tại cơ nhà nước có thẩm quyền. Theo nghĩa này, đăng ký kết hôn có thể hiểu như một điều kiện hình thức mà qua đó Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ. Do vậy, các bên nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng đều phải tuân thủ ều t và ý t hôn. Xử ý v p ạ p p u t về t : Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là một trong các yếu tố cấu thành chế định kết hôn. Do vậy, việc kết hôn không tuân thủ các quy định của pháp luật về kết thì sẽ bị xử lý. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn là một trong nội dung không thể thiếu đối với pháp luật điều chỉnh việc kết hôn. Bởi vì, xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn là việc áp dụng các biện pháp chế tài cần thiết nhằm “bảo đảm” để điều kiện kết hôn được tuân thủ. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn theo pháp luật Việt Nam đa dạng về các hình thức chế tài và không chỉ áp dụng riêng đối với người kết hôn mà còn áp dụng với những người có liên quan. Chế tài hành chính hoặc hình sự cũng có thể được áp dụng để xử lý đối với hành vi vi phạm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi vi phạm có thế bị xử lý ở từng mức độ khác nhau. 11
  19. Nguyên tắc của chế định kết hôn N u tắ t u t : Người kết hôn có quyền tự nguyện xác lập quan hệ hôn nhân nhưng không thể tự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ phát sinh sau khi kết hôn. Nguyên tắc tự nguyện đòi hỏi người kết hôn phải tôn trọng quyền tự do kết hôn của người khác, không được ép buộc người kia kết hôn trái với ý chí của họ, đồng thời các chủ thể khác cũng phải tôn trọng ý chí của chủ thể kết hôn, nhằm đảm bảo mọi cuộc hôn nhân được xác lập trước hết phải xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn. Nguyên tắc tự nguyện đòi hỏi các chủ thể áp dụng pháp luật trong phạm vi quyền hạn của mình phải đảm bảo thực thi pháp luật một cách chính xác để bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân. N u tắ ẳ p t ử: Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Vì thế, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật trong việc thực hiện quyền mà không bị phân biệt đối xử. Pháp luật HN&GĐ phải ghi nhận và bảo vệ quyền bình đẳng trong việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Đó cũng là cơ sở quan trọng để tạo dựng các cuộc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ phù hợp với xu thế chung của thời đại. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, yêu cầu mọi cá nhân khi kết hôn đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. Theo đó, dù người kết hôn là ai thì khi xác lập quan hệ hôn nhân họ vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện kết hôn. Trong trường hợp vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn thì họ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. N u tắ tv - t ồ : Hôn nhân một vợ một chồng cũng là điều kiện quan trọng để xây dựng những cuộc hôn nhân bình đẳng, bền vững, hạnh phúc làm nền tảng để tạo dựng gia đình, góp phần đảm bảo mục đích của cuộc hôn nhân. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc đặc trưng của chế định kết hôn. Bởi lẽ, kết hôn là căn cứ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, khi kết hôn các bên phải tuân thủ những điều kiện kết hôn luật định. Từ đó, các nhà làm luật 12
  20. Việt Nam quy định việc cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng. Theo đó, những người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng quan hệ hôn nhân trước đã chấm dứt mới được phép kết hôn. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc tôn tr ng phong t c, t p quán t t ẹp: Tôn trọng phong tục, tập quán tốt đẹp về HN&GĐ, đòi hỏi quá trình thực thi pháp luật về kết hôn phải khai thác những lợi thế của phong tục, tập quán tốt đẹp về HN&GĐ để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về kết hôn. Đẩy mạnh việc đấu tranh để loại bỏ khỏi đời sống xã hội những phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng không tốt tới việc điều chỉnh pháp luật về kết hôn. 1.1.1.2 M v n ch t c a k t hôn - Mục đích của kết hôn Theo pháp luật HN&GĐ hiện hành thì hôn nhân được hiểu là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn. Vì vậy, nếu mục đích của kết hôn là xác lập quan hệ vợ chồng thì mục đích của hôn nhân là xác lập quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng là nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Như vậy, mục đích của kết hôn khác với mục đích của hôn nhân nhưng lại có mối liên hệ nhất định với nhau. Mục đích của hôn nhân có cơ sở bảo đảm khi việc “kết hôn” tuân thủ quy định của pháp luật. Mặt khác, nếu kết hôn không nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng thì giữa những người kết hôn cũng không thể tồn tại nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc xác lập quan hệ hôn nhân theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là một cơ sở để đảm bảo cho mục đích của cuộc hôn nhân. Sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa những người kết hôn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ là những hành lang pháp lý an toàn cho mục đích của cuộc hôn nhân. Trong những trường hợp đặc biệt khi mục đích hôn nhân không đạt đến, quyền và lợi ích của người kết hôn sẽ được bảo vệ. Đó chính là sự “bảo hộ” của Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2